LUẬT SƯ TRẢ LỜI

Anh Mạnh - Ba Vì có câu hỏi gửi về cho Vietlawyer: "Tường nhà tôi bị người lạ vẽ bậy lên tường, cho tôi hỏi pháp luật xử phạt hành vi này như thế nào?"  Cảm ơn câu hỏi của bạn - Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau 1. Xử phạt vi phạm hành chính  Việc viết, vẽ bậy hình lên tường nhà người khác mà chưa được sự đồng ý, cho phép là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm, phá hoại tài sản. Theo điểm l khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau: Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng ... 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng; b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ; đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép; e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác; g) Đốt và thả “đèn trời”; h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, nếu vẽ bậy lên tường nhà người khác mà không được sự đồng ý, cho phép có thể bị phạt tiền từ 1 triệu – 2 triệu đồng. 2. Truy cứu trách nhiệm hình sự  Hành vi vẽ bậy lên tường nhà người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tùy thuộc vào giá trị tài sản bị xâm phạm. Tội này được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau: Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Tái phạm nguy hiểm, 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trên đây là tư vấn của công ty Luật Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
     Hiện nay, không ít trường hợp cho vay nóng bằng hình thức thế chấp hình ảnh nhạy cảm đến khi người vay không có khả năng trả thì tung những đoạn video, hình ảnh đó để bôi nhọ người vay. Mặt khác, do công nghệ phát triển không ít người bị tống tiền bằng các hình ảnh quay lén trong nhà vệ sinh, phòng ngủ,... bằng những thủ đoạn tinh vi. Vậy hành vi tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm bị xử phạt như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm bị xử phạt như thế nào? Hành vi tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm được coi là hành vi cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể như sau: 1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.     Theo đó, người tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều này và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tống tiền người khác bằng hình ảnh nhạy có bị tăng nặng trách nhiệm hình sự?     Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể như sau: 1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Phạm tội có tính chất côn đồ; đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn; e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; g) Phạm tội 02 lần trở lên; h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên; k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội; n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội; o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội; p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm. ...      Theo đó, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tống tiền người khác bằng hình ảnh nhạy có thể xem là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về hành vi tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm bị xử phạt như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Trẻ em luôn là một trong những đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ hàng đầu ở bất cứ quốc gia nào, bao gồm cả Việt Nam, thế nhưng những hành vi bạo hành trẻ em hiện nay vẫn đang xảy ra hằng ngày. Bạo lực, ngược đãi, đánh đập trẻ em không phải là chuyện hiếm thấy, không ít vụ việc đã được đưa ra xét xử hình sự theo quy định pháp luật. Một số người thắc mắc rằng trong trường hợp chỉ gây thương tích cho trẻ dưới 11% thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Đánh đập trẻ em gây thương tích dưới 11% thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?      Căn cứ theo Điều 1 Luật trẻ em 2016 giải thích định nghĩa về trẻ em: Trẻ em là người dưới 16 tuổi.      Căn cứ theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên; b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên; e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình; h) Có tổ chức; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc; l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê; m) Có tính chất côn đồ; n) Tái phạm nguy hiểm; o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. ...      Theo quy định trên, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (cố ý xâm phạm thân thể, gây hại đến sức khỏe người khác) mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.      Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác nêu trên thì không cần thỏa điều kiện về tỷ lệ tổn thương, thương tật của cơ thể nạn nhân, tức chỉ cần có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong đó có trường hợp đối với những người dưới 16 tuổi.      Cũng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trẻ em được xác định là những người dưới 16 tuổi. Cho nên người có hành vi đánh đập, ngược đãi trẻ em dù gây thương tích dưới 11% thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Người đánh đập trẻ em gây thương tích dưới 11% có mặc nhiên bị khởi tố khi vụ việc bị phát hiện không? Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) có quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, theo đó: 1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. 2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. 3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.      Như vậy, nếu như người có hành vi đánh đập trẻ em gây thương tích dưới 11% thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)thì vụ việc này chỉ bị khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người đại diện của bị hại. Nếu rơi vào các khoản khác của Điều 134 thì khi vụ việc bị phát hiện, cơ quan có thẩm quyền xác định có đủ cơ sở thì sẽ khởi tố vụ án hình sự mà không cần có sự yêu cầu của bị hại hay người đại diện của bị hại.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề trường hợp chỉ gây thương tích cho trẻ dưới 11% thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Anh Hà - Thanh Hóa có câu hỏi gửi về VietLawyer như sau: "Em trai tôi bị mất tích trong một vụ tai nạn máy bay cách đây 03 năm, dù cơ quan chức năng cùng với đội hỗ trợ đã nỗ lực tìm kiếm từ hôm xảy ra tai nạn nhưng đến nay vẫn không có tin tức của em trai tôi là còn sống hay đã chết. Chúng tôi cũng không còn hy vọng nên muốn yêu cầu tuyên bố chết đối với trường hợp em trai tôi có được hay không? Đến đâu để gửi yêu cầu tuyên bố chết?" Cảm ơn anh Hà đã gửi câu hỏi về VietLawyer, chúng tôi xin tư vấn như sau:   Căn cứ Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp mà người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết như sau: “Điều 71. Tuyên bố chết 1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này. 2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. 3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.” Theo đó, trường hợp em trai bạn đã mất tích trong một vụ tai nạn đã 03 năm từ ngày xảy ra tai nạn thì thuộc trường hợp tại điểm c khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015, bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố chết đối với trường hợp này. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp kịp thời,
Bạn Tuấn ở Hải Dương có câu hỏi gửi về VietLawyer như sau: "Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng thuộc về ai?" - Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: 1. Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Theo quy định tại Điều 29 Luật An ninh mạng 2018 thì chế độ bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được quy định cụ thể như sau: - Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng. - Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật An ninh mạng 2018 và pháp luật về trẻ em. - Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em. - Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em. 2. Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được quy định cụ thể tại Điều 54 Luật Trẻ em 2016 như sau: - Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
Anh J.K. có câu hỏi: Tôi là người Hàn Quốc đến Việt Nam, sau đó tôi làm mất hộ chiếu phổ thông mà không thông báo thì tôi bị phạt bao nhiêu? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Theo khoản 2 và khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mất hộ chiếu phổ thông nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như sau: "Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC; b) Khai không đúng sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục giá trị sử dụng hoặc trình báo mất hộ chiếu, giấy thông hành; khai không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC; ..." Chiếu theo quy định này, trường hợp người nước ngoài không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất hộ chiếu phổ thông thì bị xử lý hành chính mới mức phạt tương tự như người Việt Nam, cụ thể là từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Chị H. đến từ Thái Bình có câu hỏi: "Tôi là người Việt Nam hiện đang du học bên Nhật Bản, do không may tôi làm mất hộ chiếu tôi muốn xin cấp lại thì phải xin ở đâu?" Cảm ơn câu hỏi của chị H. đã gửi về cho Công ty Luật VietLawyer, chúng tôi xin trả lời như sau: Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, có quy định về cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài như sau: "Cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài 1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung, giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này và xuất trình hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam, giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ làm căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch. 2. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người đó cư trú. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi. 3. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả. 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu và 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần thứ hai trở đi, nếu đủ căn cứ để cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tại nơi tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu trả kết quả cho người đề nghị và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Trường hợp chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu hoặc cần kéo dài thời gian để xác định căn cứ cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị, nêu lý do. …" Như vậy, theo quy định trên thì công dân Việt Nam khi đi du học làm mất hộ chiếu ở nước ngoài muốn được cấp lại hộ chiếu thì đến cơ quan đại Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó cư trú để đề nghị cấp lại hộ chiếu. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ giải quyết kịp thời.
Người lao động chưa đủ 15 tuổi không được làm việc quá bao nhiêu tiếng trong 1 ngày theo quy định? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019, quy định như sau: Thời giờ làm việc của người chưa thành niên 1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. 2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Như vây, căn cứ theo quy định nêu trên thì người lao động chưa đủ 15 tuổi không được làm việc quá 04 tiếng trong 01 ngày. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, giải quyết kịp thời.
Nếu không tự nguyện thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế nào? - M.Mạnh (Hà Giang) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời như sau:   1. Khi nào áp dụng cưỡng chế thi hành án dân sự Theo Điều 9 Luật Thi hành án dân sự 2008, Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008. 2. Căn cứ cưỡng chế thi hành án Điều 70 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định căn cứ để cưỡng chế thi hành án bao gồm: - Bản án, quyết định; - Quyết định thi hành án; - Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án. 3. 06 biện pháp cưỡng chế thi hành án Biện pháp cưỡng chế thi hành án quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008, bao gồm: - Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án. - Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. - Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. - Khai thác tài sản của người phải thi hành án. - Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ. - Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định. Như vậy, nếu không tự nguyện thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án sẽ áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế đã nêu.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
     Trong cuộc sống không ít trường hợp do vô ý mà gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của người khác. Vậy người không có hành vi cố ý gây thương tích mà do vô ý làm tổn hại sức khỏe của người khác bị xử phạt thế nào? Trường hợp nào thì người vô ý gây thương tích cho người khác sẽ không bị truy tố trách nhiệm hình sự - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc qua bài viết dưới đây. 1. Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bị xử phạt như thế nào?      Căn cứ theo Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: 1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.      Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về phân loại tội phạm như sau: 1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;      Như vậy, người nào vô ý gây thường tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là 03 năm thuộc trường hợp tội ít nghiêm trọng. 2. Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khi nào không bị khởi tố vụ án hình sự?      Căn cứ theo Khoản 8 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2021) quy định không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau: 1. Không có sự việc phạm tội; 2. Hành vi không cấu thành tội phạm; 3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; 4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; 5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; 6. Tội phạm đã được đại xá; 7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; 8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.      Như vậy, trường hợp phạm tội vô ý gây thương tích với tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60% mà bị hại không có yêu cầu khởi tố thì không khởi tố vụ án hình sự. 3. Nếu quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì biện pháp ngăn chặn đang áp dụng có được hủy bỏ không?      Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2021) quy định về việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn như sau: 1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp: a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ. 2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.      Như vậy, nếu quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về trường hợp vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Vợ chồng tôi thất nghiệp muốn mở quán bún bò Huế những không biết cần phải có giấy phép đăng ký kinh doanh không? - Chị N.Thoa (Nghệ An)  Cảm ơn chị Thoa đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời chị như sau:  Trong bài viết Trường hợp nào hộ kinh doanh không cần đăng ký kinh doanh??? chúng tôi đã liệt kê thì việc mở quán bún bò Huế kinh doanh tại một địa điểm cố định và không phải kinh doanh thời vụ thì phải đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng.  Nếu vợ chồng bạn kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít thì có thể lựa chọn hình thức thành lập hộ kinh doanh. Cá nhân, hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ thì quán bún bò Huế của vợ chồng bạn không cần xin Giấy phép chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tuy nhiên phải tuân thủ các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo khoản 1 Điều 22 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 ( khoản 10, Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ/CP) Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021 của Chính phủ, nộp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện, thị xã, nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh hoặc nộp online đến Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp. Nếu vợ chồng bạn muốn đầu tư nhiều vốn, kinh doanh chuỗi cửa hàng dưới hình thức mở công ty, thì xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã ngành dịch vụ ăn uống. Các loại hình doanh nghiệp có vốn tư nhân có thể thành lập gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được nộp online đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Như vậy, để kinh doanh quán bún bò Huế, vợ chồng bạn chỉ cần xin Giấy phép đăng ký kinh doanh.   Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Bố mẹ tôi tặng cho tôi một căn nhà trong thời kỳ hôn nhân. Vậy có cần sự đồng ý của con rể không? - Chị T.Vân (Thanh Hoá)  Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời câu hỏi của chị như sau:  Theo khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng  như sau: “1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”. Như vậy, theo quy định này thì tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân sẽ được coi là tài sản riêng của người đó. Vì vậy mà khi bố, mẹ tặng cho riêng con gái tài sản là nhà đất thì chồng của con gái không phải ra tổ chức hành hành nghề công chứng để cam kết tài sản riêng. Sau khi sang tên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, trên Giấy chứng nhận đó sẽ ghi rõ nguồn gốc là được tặng cho, nên các giao dịch tiếp theo liên quan đến tài sản đó sẽ không cần phải có ý kiến của chồng. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666