LUẬT SƯ TRẢ LỜI

Anh Hà - Thanh Hóa có câu hỏi gửi về VietLawyer như sau: "Em trai tôi bị mất tích trong một vụ tai nạn máy bay cách đây 03 năm, dù cơ quan chức năng cùng với đội hỗ trợ đã nỗ lực tìm kiếm từ hôm xảy ra tai nạn nhưng đến nay vẫn không có tin tức của em trai tôi là còn sống hay đã chết. Chúng tôi cũng không còn hy vọng nên muốn yêu cầu tuyên bố chết đối với trường hợp em trai tôi có được hay không? Đến đâu để gửi yêu cầu tuyên bố chết?" Cảm ơn anh Hà đã gửi câu hỏi về VietLawyer, chúng tôi xin tư vấn như sau:   Căn cứ Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp mà người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết như sau: “Điều 71. Tuyên bố chết 1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này. 2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. 3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.” Theo đó, trường hợp em trai bạn đã mất tích trong một vụ tai nạn đã 03 năm từ ngày xảy ra tai nạn thì thuộc trường hợp tại điểm c khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015, bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố chết đối với trường hợp này. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp kịp thời,
"Bị cáo xét xử vắng mặt có được nhận bản án?"  - Anh N.Phong (Nam Định) Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời bạn như sau:  Tại Điều 262 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:  - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi bản án cho bị cáo bị xét xử vắng mặt nếu bị cáo vắng mặt do bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận. - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, bản án phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo nếu trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo do: + Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả; + Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa; Như vậy, khi bị cáo vắng mặt do bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận; Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả; Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa; sẽ được nhận bản án hoặc được niêm yết bản án.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn
Tôi có thắc mắc muốn gửi đến nhờ Luật sư tư vấn giúp: "Người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú không và nếu được thì phải đáp ứng những điều kiện gì?" V.Sỹ (Tiền Giang). Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin cung cấp đến bạn một số thông tin như sau:  Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định tại Điều 92 về giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo như sau:  Điều 92. Giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo 1. Người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép theo quy định tại khoản 2 Điều này, phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó. 2. Người được hưởng án treo khi vắng mặt tại nơi cư trú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục; trường hợp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người được hưởng án treo khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú. Trường hợp người được hưởng án treo vi phạm pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến tạm trú, lưu trú phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục kèm theo tài liệu có liên quan. 3. Việc giải quyết trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này. 4. Người được hưởng án treo không được xuất cảnh trong thời gian thử thách. Theo đó, người được hưởng án treo nếu muốn vắng mặt tại nơi cư trú phải có lí do chính đáng, có đơn xin phép và được sự đồng ý của cơ quan, đơn vị được giao giám sát, giáo dục. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng thời gian các lần vắng mặt tại nơi cư trí không được vượt quá 1/3 thời gian thử thách, trừ trường hợp điều trị bệnh tật tại các cơ sở y tế theo y lệnh. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer để giải đáp thắc mắc của bạn V.Sỹ đến từ Tiền Giang. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/   
Tôi làm mất giấy chứng sinh của con thì làm giấy khai sinh như thế nào? N.Hoa (Bình Thuận) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau: Tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã như sau: "1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. 3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ." Như vậy, theo quy định nêu trên, khi đăng ký khai sinh không bắt buộc phải có giấy chứng sinh. Tuy nhiên, nếu không có thì phải nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh, trường hợp không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
     Người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự như mắc bệnh tâm thần có được hưởng thừa kế không? Thừa kế là hoạt động pháp lý, có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thừa kế được xem là hoạt động dân sự, vậy người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự như người mắc bệnh tâm thần có được thừa kế không? Trên cơ sở Bộ luật dân sự 2015 - VietLawyer xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau: 1. Di sản thừa kế là gì?     Căn cứ theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế của mỗi công dân: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.     Như vậy theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người mắc bệnh tâm thần được hưởng thừa kế di sản không?     Căn cứ theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp không được quyền hưởng di sản: 1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. 2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.     Trên cơ sở Bộ luật dân sự 2015, nếu không thuộc một trong các trường hợp cụ thể nêu trên, các cá nhân vẫn đảm bảo quyền lợi trong việc nhận thừa kế. Như vậy, người bị bệnh tâm thần không thuộc đối tượng trong các trường hợp nêu trên thí họ vẫn sẽ được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.      Quy định việc người bị bệnh tâm thần vẫn có quyền được hưởng thừa kế có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các chủ thể bị bệnh tâm thần, cũng như công tác quản lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền, tính nhân đạo, công bằng của Nhà nước Việt Nam.     Như vậy, người mắc bệnh tâm thần hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế. Chủ thể giám hộ cho người mắc bệnh tâm thần sẽ giúp người mắc bệnh tâm thần quản lý phần tài sản này. Đặc biệt, tài sản được sử dụng vào mục đích phục vụ nhu cầu sống của người mắc bệnh tâm thần. Đồng thời, với những hành vi tước quyền được hưởng thừa kế của người bị bệnh tâm thần, chiếm đoạt tài sản thừa kế của người được hưởng thừa kế, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đây chính là tính công bằng mà Nhà nước ta hướng đến, và duy trì thực hiện.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự như mắc bệnh tâm thần có được hưởng thừa kế không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Trên quy định của pháp luật hiện hành Công ty Luật VietLawyer chúng tôi chia sẻ đến quý bạn đọc "04 trường hợp xét xử vắng mặt theo quy định mới nhất" Tại Điều 290 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên toà như sau: - Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa. Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo. - Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong 04 trường hợp: + Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả; + Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa; + Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận; + Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666