LUẬT SƯ TRẢ LỜI

Giả danh công an, quân đội bị xử lý như thế nào? Hiện nay tình trạng giả danh công an, quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều và ngày càng tinh vi hơn trước. Ngoài để chiếm đoạt tài sản, gười thực hiện hành vi giả danh công an, quân đội còn để thực hiện hành vi tư lợi khác như ra oai với hàng xóm láng giềng, tán tỉnh dụ dỗ, lừa tình người khác,... Như vậy, làm thế nào để phát hiện công an, quân đội giả? Hành vi giả danh công an, quân đội bị xử lý ra sao? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Thủ đoạn, hành vi của người giả danh lực lượng công an, quân đội. - Các đối tượng có thể sử dụng phần mềm hoặc thiết bị chuyển số để giả mạo các số điện thoại của lực lượng Công an và tự xưng là cán bộ điều tra của Công an đang điều tra các vụ án có liên quan đến nạn nhân và thực hiện hành vi lừa đảo. Khi người dân kiểm tra số điện thoại, thấy đúng nên bị nhầm lẫn, ngoài ra quá trình gọi các đối tượng còn giả âm thanh, giọng nói, tiếng bộ đàm, tiếng còi hú để nạn nhân nhầm lẫn. - Các đối tượng cũng có thể sử dụng tài khoản zalo giả mạo, có tên liên quan đến lực lượng Công an như “ Vì dân phục vụ” nhắn tin thông báo cho nạn nhân các thông báo liên quan đến những vụ án đang điều tra và gửi kèm đường link giả mạo tới tài khoản zalo của nạn nhân, Do chủ quan nên các nạn nhân truy cập vào link giả, đăng nhập, nhập số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, sau đó sẽ hiển thị hình ảnh lệnh bắt tạm giam giả có tên nạn nhân. Các đối tượng sẽ dựa vào đó mà đe dọa rồi yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để phục vụ điều tra. - Các đối tượng giả danh còn yêu cầu nạn nhân không được kể cho người khác nếu không sẽ bị lộ bí mật điều tra, có thể bị bắt ngay. Sau khi đánh vào tâm lý nạn nhân, các đối tượng sẽ yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra. - Các đối tượng thường đóng giả công an giao thông hoặc công an khu vực vào nhà dân, chặn đầu phương tiện giao thông yêu cầu kiểm tra giấy tờ và lập biên bản một cách vô lý nhằm chiếm đoạt tài sản. Có thể thấy các thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng rất tinh vi, có tổ chức, có sự chuẩn bị. Các nạn nhân khi bị gọi dồn dập sẽ mang tâm lý lo sợ nên không tránh khỏi việc chuyển tiền để “xử lý” cho các cán bộ công an giả này. 2. Giả danh công an, quân đội phạm tội gì? Đối tượng giả danh công an sẽ có hành vi như giả mạo cấp bậc hoặc giả mạo chức vụ và việc này được thực hiện dưới mọi hình thưc như mặc trang phục của công an, đeo phù hiệu hay những lời nói, viết tự xưng là công an,...Người có hành vi giả danh công an có thể bị truy tố theo các tội danh sau: Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định nghiêm cấm cá nhân tổ chức sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân.  “Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.” Ngoài ra, Người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội không nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác được quy định tại Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: “Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” 3. Hành vi giả danh công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bị xử lí như thế nào? Tùy thuộc vào số tiền chiếm đoạt mà người thực hiện hành vi giả danh công an, quân đội để chiếm đoạt tài sản có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy tố hình sự như sau: - Xử phạt hành chính: Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 20; Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì tùy thuộc mức độ vi phạm mà người giả danh lực lượng công an, quân đội có thể bị xử phạt với các mức phạt sau đây: + Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân. + Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. + Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn khác hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản. - Truy tố hình sự: + Người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội không nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác được quy định tại Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể như sau: “ Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” + Người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể như sau: “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”    Như vậy, Người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Các quán Karaoke, vũ trang ngày nay đang trở thành điểm vui chơi, giải trí ưa thích của giới trẻ và là hiện này đang ngành giải trí, kinh doanh có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường luôn đi kèm bất cập và rủi do tiềm ẩn từ nguy cơ cháy nổ, gây mất trật tự an ninh trật tự. Vậy làm sao có thể hiểu rõ được những quy định để có thể kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường an toàn và hiệu quả - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. 1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường Cơ sở pháp lý: + Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ Karaoke, dịch vụ vũ trường. + Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. + Thông tư 01/2021/TT-BTC Ngoài ra, để có thể kinh doanh dịch vụ Karaoke, chủ cơ sở kinh doanh cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật như: - Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh thành lập theo quy định của pháp luật. - Đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và phòng tránh cháy nổ. - Diện tích sử dụng phòng Karaoke phải từ 20m2 trở lên, phòng vũ trường phải từ 80m2 trở lên không kể công trình phụ, bảo đảm điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ. Từng phòng phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng. - Không được đặt khóa, chố cửa trong hoặc thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Cửa phòng Karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài đảm bảo nhìn thấy toàn bộ phòng. Trường hợp nếu như cửa có khung thì không được quá ba khung ngang và hai khung dọc, diện tích khung không quá 15% diện tích cửa. - Chỉ sử dụng các bài hát phổ biến, băng đĩa hợp pháp không bị cấm. Chỉ được sử dụng nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên, nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Không được hoạt động sau 12h đêm và trước 8h sáng, trừ phòng Karaoke trong các cở sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4 sao trở lên hoặc hạng cao cấp được hoạt động sau 12h đêm nhưng không quá 2h sáng. - Nghiêm cấm đối với các hành vi môi giới, mua bán dâm, khiêu dâm, mua bán, sử dụng các chất cấm, chất kích thích. - Địa điểm hoạt động kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên. Khoảng cách từ 200m trở lên được đo theo đường giao thông từ cửa cơ sở kinh doanh Karaoke đến cổng trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước và khoảng cách đó chỉ áp dụng trong trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ cơ sở kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau. - Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng Karaoke. - Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi, trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật phải thực hiện theo quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật. 2. Hướng dẫn Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường  2.1. Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường Đối với hộ kinh doanh cá thể: - Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu); - Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh; - Bản sao giấy chứng nhận quyển sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc Hợp đồng thuê mướn mặt bằng ( có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước) - Bản sao hợp lệ CCCD/CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn mang hồ sơ lên Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện, nơi đặt địa chỉ kinh doanh. Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Đối với doanh nghiệp: - Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu); - Dự thảo điều lệ công ty (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh); - Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần góp vốn (tùy loại hình doanh nghiệp lựa chọn); - Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau: + CCCD/CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền; + Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; - Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có); - Văn bản xác nhận vốn pháp định. Doanh nghiệp nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư trực thuộc nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ công ty. Sau đó trong thời hạn 03-05 ngày, Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ trả kết quả, trong trường hợp hồ sơ có thiếu xót hay không hợp lệ, Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản. 2.2. Một số loại Giấy phép cần thiết khi kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường - Giấy phép đăng ký kinh doanh doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh; - Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; - Giấy chứng nhận đáp ứng tốt điều kiện an ninh trật tự; - Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy; - Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ (vũ trường); Nếu khách hàng có nhu cầu kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường, cần hỗ trợ các thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh hay sử dụng dịch vụ pháp lý vui lòng liên hệ với Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666