LUẬT SƯ TRẢ LỜI

Luật sư cho tôi hỏi những trường hợp nào không được uỷ quyền trong lĩnh vực hình sự? - N.Bảo (Hoà Bình) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời bạn như sau: Các trường hợp không được ủy quyền trong tố tụng hình sự - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 36 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015). - Cấp trưởng, cấp phó cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (điểm đ khoản 1 và khoản 5 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015). - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 41 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015). - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 44 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015). Như vậy, có 4 trường hợp không được uỷ quyền trong tố tụng hình sự.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
Luật sư cho tôi hỏi, những trường hợp không được ủy quyền trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình? - M.Tiến (Bắc Ninh) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời bạn như sau:  Những trường hợp không được ủy quyền trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình:  1. Đăng ký kết hôn Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ bắt buộc phải có mặt. (Theo quy định tại Quyết định 3814/QĐ-BTP ) 2. Ly hôn Đối với yêu cầu xin ly hôn đương sự có thể nhờ luật sư hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình để làm một số thủ tục khi nộp đơn ly hôn. Tuy nhiên, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng trong việc ly hôn. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện. (khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) 3. Đăng ký nhận cha, mẹ, con Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt (khoản 1 điều 25 Luật Hộ tịch 2014). 4. Công chứng di chúc của mình Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc và không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc (Theo Điều 56 Luật công chứng 2014) 5. Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc Nếu người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền. (Theo Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) 6. Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một người khác (người đã ủy quyền) mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (người sắp ủy quyền). (Theo Điểm b Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) Như vậy, có 6 trường hợp không được ủy quyền trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
 
hotline 0927625666