LUẬT SƯ TRẢ LỜI

"Xe máy tham gia giao thông mà quên mang bảo hiểm xe máy thì bị phạt bao nhiêu?" - Không phải ai cũng am hiểu, rõ ràng từng quy định liên quan đến xử phạt vi phạm an toàn giao thông. Dưới đây, VietLawyer xin chia sẻ quy định về xử phạt đối với hành vi tham gia giao thông không mang bảo hiểm xe máy. 1. Khi điều khiển phương tiện cần mang theo các giấy tờ: Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: - Đăng ký xe. - Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55  Luật Giao thông đường bộ 2008. - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Như vậy, khi tham gia giao thông thì người lái xe phải mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 2. Xử phạt hành vi không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Điều 23. Phạt tiền – Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020) 1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội. 2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này: a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa; b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính. 3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương có quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này. 4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Chính phủ quy định chi tiết khoản này. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị M (Hà Nội) có gửi câu hỏi về cho Vietlawyer như sau: "Xin chào Luật sư. Tôi và chồng tôi kết hôn năm 2021 nhưng dạo gần đây chúng tôi liên tục xảy ra mâu thuẫn và đã không còn ở chung với nhau nữa. Tôi muốn ly hôn nhưng tôi có phát hiện Giấy đăng ký kết hôn của tôi bị mất và Toà nói nếu không có Giấy đăng ký kết hôn thì không giải quyết cho tôi. Trong trường hợp này thì thủ tục cấp lại Giấy đăng ký kết hôn thực hiện như thế nào vậy? Tôi xin cảm ơn Luật sư." Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Công ty Vietlawyer. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: “Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1/1/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại”. Như vậy, để giải quyết việc ly hôn trước tiên bạn cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã, (có thể là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây hoặc nơi bạn đang cư trú hiện nay) để nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Thủ tục này được quy định tại Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau: Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau: - Tờ khai theo mẫu quy định; - Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn. Trong năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại khoản 2 điều 18 của Luật Hộ tịch. Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương. Trong năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch. - Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại khoản 2 điều này. - Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 1/1 của năm đăng ký kết hôn trước đây. Sau khi được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, bạn có quyền nộp đơn xin ly hôn gửi lên Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết việc ly hôn với chồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Luật Đất đai 2024 vừa được thông qua vào ngày 18/1 đã trở thành luật quan trọng, bởi đây là nền tảng pháp lý để tạo dựng một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường bất động sản trong thời gian tới. Đầu tiên, Luật Đất đai 2024 cho phép mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất và các quy định về tập trung đất nông nghiệp, tích tụ đất nông nghiệp. Thứ hai, Luật Đất đai 2024 quy định 31 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và quy định riêng trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án, công trình vì lợi ích quốc gia, công cộng không thuộc các trường hợp quy định tại điều trước đó thì Quốc hội sẽ sửa đổi, bổ sung thêm các trường hợp thu hồi đất. Thứ ba, Luật Đất đai 2024 đã bỏ khung giá đất và quy định bảng giá đất, theo đó bảng giá đất được xây dựng hằng năm và bảng giá đất lần đầu được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026 và được điều chỉnh từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc này sẽ giúp cho bảng giá đất tiệm cận giá đất thị trường, nhưng quy định này cũng sẽ làm gia tăng áp lực công việc cho các địa phương. Thứ tư, Luật Đất đai 2024 bổ sung thêm Chương VIII về phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất, trước đó nội dung này không có trong Luật Đất đai 2013. Thứ năm, để đồng bộ với quy định phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất, Luật Đất đai 2024 cũng quy định cụ thể việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất sạch do Nhà nước tạo lập hoặc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, cũng như đất chưa giải phóng mặt bằng mà nhà đầu tư trúng đấu thầu có trách nhiệm ứng vốn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thứ sáu, Luật Đất đai 2024 quy định khá thoáng về việc sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với hầu hết dự án phát triển kinh tế - xã hội, gồm cả dự án nhà ở xã hội, chỉ trừ một số hạn chế đối với dự án nhà ở thương mại. Theo đó, dự án nhà ở thương mại chỉ được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở và người có đất ở đề xuất làm dự án nhà ở thương mại thì phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Thứ bảy, Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất có quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất, gồm trả tiền thuê đất hằng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Thứ tám, Luật Đất đai 2024 được cho phép áp dụng ngay một số quy định mà không cần chờ đến ngày có hiệu lực 1/1/2025. Có thể kể đến như quy định về định giá đất hoặc các quy định về sử dụng đất để thực hiện dự án lấn biển nhằm tháo gỡ các vướng mắc từ thực tiễn, nhất là việc cho phép áp dụng ngay các quy định về định giá đất sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ xây dựng và ban hành Nghị định quy định về giá đất. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Làm giấy khai sinh cho con mang họ mẹ có được không? Chào Qúy công ty! Vợ tôi mới sinh em bé, vợ chồng tôi đều đồng ý đăng ký khai sinh cho con sẽ mang theo họ mẹ, vậy pháp luật có cho phép khai sinh cho con mang họ mẹ không? Nếu được thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Mong nhận được tư vấn, xin cảm ơn! 1.Con có được đặt tên theo họ mẹ không? Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn đăng ký khai sinh cũng quy định: "1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán; Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên như sau: "... 2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ." Như vậy, theo quy định có thể làm giấy khai sinh cho con theo họ của mẹ, tùy thuộc vào sự thảo thuận của cha mẹ, phong tục, tập quán và các yếu tố khác. 2. Các trường hợp con được đặt tên theo họ mẹ Theo quy định của pháp luật thì có 3 trường hợp con được đặt tên theo họ mẹ. Cụ thể Trường hợp 1: Do cha mẹ thỏa thuận Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử 1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;Theo quy định trên, trường hợp hai cha, mẹ thỏa thuận đứa con mang họ mẹ khi đi khai sinh thì họ của đứa con này sẽ theo họ mẹ.Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A và chị Trần Thị B sinh ra cháu X. Trước ngày đi đăng ký khai sinh, hai vợ chồng có thỏa thuận với nhau cháu X sẽ mang họ của mẹ là họ Trần. Trường hợp này chính là sự thỏa thuận của cha mẹ. Trường hợp 2: Cha mẹ không có thỏa thuận Trong trường hợp hai cha mẹ không thỏa thuận; hoặc không thỏa thuận được thì trường hợp này sẽ áp dụng tập quán nơi đứa trẻ sinh ra. Nếu tập quán đó quy định con phải mang họ theo họ cha thì đứa bé mang họ cha, còn quy định theo họ mẹ thì đưa trẻ mang theo họ mẹ.Hiện nay, hầu hết tập quán ở các vùng miền đều xác định họ cho con là theo họ cha, ít theo họ mẹ. Chính vì vậy, trường hợp này rất ít khi xảy ra. Trường hợp 3: Không xác định được cha đẻ Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ 2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.Theo quy định trên, những trường hợp vì lý do khác nhau mà chưa xác định được cha cho đứa trẻ là ai hoặc những người phụ nữ độc thân sinh con thì họ, tên của đứa trẻ đó sẽ được khai sinh theo họ, tên mẹ. 3.Đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ thì thực hiện ở đâu? Căn cứ Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau: "Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh." Như vậy, trong trường hợp này bạn có thể tới Ủy ban nơi bạn hoặc vợ bạn cư trú để thực hiện việc đăng ký khai sinh, tùy thuộc vào sự thuận tiện trong công việc của bạn. 4.Đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Tại Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh như sau: "1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện). 2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này. Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn." Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau: "1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật." Và khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: "1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú. 2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Hộ tịch và tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này. 3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật. 4. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới với Việt Nam (sau đây gọi là nước láng giềng) lập, cấp, xác nhận sử dụng để đăng ký hộ tịch theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 của Luật Hộ tịch được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung. 5. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ tịch là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu nộp bản sao không được chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu." Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  hoặc theo hotline số: 0927.625.666
Khoản thu lợi bất chính từ việc cho vay nặng lãi là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được hay số tiền lãi thu được của từng người vay? 1. Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án cho vay nặng lãi được xác định như thế nào? Căn cứ Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay như sau: Lãi suất 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Theo quy định thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận với nhau. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Do đó, khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án cho nay nặng lãi là số tiền lãi thu được sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo quy định. 2. Khoản thu lợi bất chính từ việc cho vay nặng lãi từ bao nhiêu trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Căn cứ Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định về tội cho vay nặng lãi như sau: Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự 1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự và khoản thu lợi bất chính từ việc cho vay nặng lãi từ 30.000.000 đồng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự 3. Khoản thu lợi bất chính từ việc cho vay nặng lãi là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được hay số tiền lãi thu được của từng người vay? Theo khoản 1 Mục I Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 thì khoản thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án cho vay nặng lãi được quy định như sau: Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay, nếu hành vi cho vay lãi nặng được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần phạm tội từ 100 triệu đồng trở lên, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với trị giá tài sản chiếm đoạt, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015. 4. Xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự hành vi cho vay nặng lãi như thế nào? Đối với quy định về xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự cho hành vi cho vay nặng lãi thì tại Điều 6 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định cụ thể như sau: - Trường hợp cho vay lãi nặng đã hết thời hạn vay theo thỏa thuận thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự trong cả kỳ hạn vay. - Trường hợp cho vay lãi nặng chưa hết thời hạn vay theo thỏa thuận mà bị phát hiện thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự tính đến thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện và ngăn chặn. - Trường hợp bên vay đã trả tiền lãi trước hạn và các khoản thu trái pháp luật khác thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay thực tế đã trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự. 5. Xử lý đối với khoản tiền gốc và khoản thu lợi bất chính trong tội cho vay nặng lãi Đối với tiền gốc và lãi trong mức  20%/năm: Tiền gốc là phương tiện phạm tội của người cho vay nặng lãi vì vậy khoản tiền này sẽ bị tịch thu theo quy định của điểm a, khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015. Đối với trường hợp người vay chưa trả tiền gốc thì buộc người vay phải nộp để bổ sung vào ngân sách nhà nước. Đối với khoản tiền lãi tương ứng mức 20%/năm sẽ được xác định đây là khoản tiền do phạm tội mà có nên khoản tiền ấy sẽ bị tịch thu nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Đối với khoản thu lợi bất chính: Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự thì: “Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”. Do đó, khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm là khoản tiền mà người phạm tội thu lợi bất chính của người vay nên được trả lại cho người vay tiền. Trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung công quỹ nhà nước. Trường hợp người vay chưa trả khoản lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm cho người cho vay, tức là chưa phát sinh khoản thu lợi bất chính thì hành vi cho vay nêu trên chưa thỏa mãn đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều 201 Bộ luật Hình sự hiện hành về Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Do đó, trong trường hợp này sẽ không xem xét đến việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với người cho vay. Đây là hướng dẫn rất quan trọng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao để xác định tội phạm cho vay nặng lãi tại Công văn 4688/VKSTC-V14. Đối với trường hợp tính lãi suất khác nhau trong từng giai đoạn cho vay: Trường hợp khoản tiền vay lúc đầu được tính lãi suất vượt quá 20%/năm và khoản tiền thu lợi bất chính thỏa mãn điều kiện tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (giai đoạn 1), người vay chưa trả lãi cho giai đoạn này mà cộng dồn khoản lãi đó vào tiền gốc để tiếp tục vay với lãi suất cho phép của pháp luật (giai đoạn 2), đến lúc bị xử lý người vay vẫn chưa trả được tiền gốc và lãi của giai đoạn 1 mà chỉ trả lãi trên tổng nợ. Trường hợp này cần phải xem xét trách nhiệm hình sự đối với người cho vay về hành vi phạm tội cho vay nặng lãi, kể từ thời điểm cho vay với lãi suất vượt quá 20%/năm ở giai đoạn 1. Vì bản chất của hợp đồng vay ở giai đoạn 2 là thỏa thuận chốt nợ của hai bên bằng hợp đồng vay nợ nhằm che giấu khoản tiền thu lợi bất chính của bên cho vay đối với hành động cho vay này. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Những đối tượng nào được trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật? - Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Vậy ai là người được trợ giúp pháp lý? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. 15 đối tượng được trợ giúp pháp lý gồm những ai? Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về người được trợ giúp pháp lý như sau: 1. Người có công với cách mạng. 2. Người thuộc hộ nghèo. 3. Trẻ em. 4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. 6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo. 7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính: a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; b) Người nhiễm chất độc da cam; c) Người cao tuổi; d) Người khuyết tật; đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; h) Người nhiễm HIV. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội." Như vậy, theo quy định hiện nay, người được trợ giúp pháp lý bao gồm 15 đối tượng nêu trên. Trong đó, điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý là người thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật. 2. Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý? Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau: Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý 1. Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây: a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý; b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý; c) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác; d) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng; đ) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội; e) Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật. 2. Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây: a) Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý; c) Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý." Như vậy, những hành vi nêu trên được xác định là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng? 1.Hợp đồng ủy quyền là gì? Tại Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa hợp đồng ủy quyền như sau: Hợp động ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân dân bên được ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lí, liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền. Vì vậy, đối tượng của ủy quyền là những hành vi pháp lí, những hành vi này không bị pháp luật cấm và không ttái với đạo đức xã hội. Hành vi đó được thực hiện thông qua việc xác lập, thực hiện các giao dịch và các hành vi khác với mục đích đạt được những hậu quả pháp lí nhất định 2.Hợp đồng ủy quyền có cần công chứng không? Căn cứ Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền như sau: Công chứng hợp đồng ủy quyền 1.Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia. Như vậy, Luật Công chứng năm 2014 chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhưng không có quy định về việc bắt buộc phải công chứng hợp đồng này. Việc công chứng hợp đồng ủy quyền mới chỉ được quy định rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau. Bởi vậy, các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc. 3.Trường hợp nào ủy quyền bắt buộc phải công chứng? Các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc như sau: Thứ nhất, ủy quyền đăng ký hộ tịch căn cứ theo Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định: “Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch 1.Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. 2.Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.” Theo đó khi thực hiện yêu cầu đăng ký khai sinh, xác định lại dân tộc…cá nhân có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền. Nếu ủy quyền thì phải lập thành văn bản và có công chứng. Tuy nhiên, nếu người ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ chồng… thì không cần công chứng nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền. Riêng việc đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, đăng ký nhận cha mẹ con thì không được ủy quyền mà bắt buộc các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Thứ hai, ủy quyền khi mang thai hộ. Căn cứ Khoản 2, Điều 96 Luật Hôn nhân gia đình 2014 Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.” Vậy chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ thì việc ủy quyền này phải lập thành văn bản có công chứng. Thứ ba, ủy quyền kháng cáo trong tố tụng hành chính. Việc ủy quyền kháng cáo trong tố tụng hành chính phải lập thành văn bản có công chứng trừ trường hợp việc ủy quyền được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Như vậy theo các quy định trên các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc như sau: ủy quyền đăng ký hộ tịch; ủy quyền khi mang thai hộ; ủy quyền kháng cáo trong tố tụng hành chính. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Công ty đấu giá hợp danh không có thành viên hợp danh nào là đấu giá viên thì có bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động không? - Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản thì doanh nghiệp đấu giá tư nhân chủ doanh nghiệp, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp phải là đấu giá viên và công ty hợp danh cần có ít nhất 01 thành viên là đấu giá viên. Để trả lời câu hỏi trên, Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau:  1. Công ty đấu giá hợp danh không có thành viên hợp danh nào là đấu giá viên thì có bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động không? Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau: 1. Doanh nghiệp đấu giá tài sản bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động trong các trường hợp sau đây: a) Không đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này; b) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động là giả mạo; c) Ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo với Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động; d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không gửi báo cáo theo quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 24 của Luật này mà tái phạm; đ) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án." Đồng thời, tại Điều 23 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về doanh nghiệp đấu giá như sau: "1. Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2.Tên của doanh nghiệp đấu giá tư nhân do chủ doanh nghiệp lựa chọn, tên của công ty đấu giá hợp danh do các thành viên thỏa thuận lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ "doanh nghiệp đấu giá tư nhân" hoặc "công ty đấu giá hợp danh" 3. Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản: a) Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên hợp danh là đấu giá viên; b) Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản. 4. Những nội dung liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản không quy định tại Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Theo đó, trường hợp công ty đấu giá hợp danh đã được cấp Giấy đăng ký hoạt động nhưng sau đó không đảm bảo điều kiện về số lượng đấu giá viên. Cụ thể là có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên trong đó Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên thì công ty này sẽ bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Như vậy, công ty đấu giá hợp danh không có thành viên hợp danh nào là đấu giá viên thì sẽ bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. 2. Việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của công ty đấu giá hợp danh được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào? Tại khoản 2 Điều 32 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau: 2. Việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản yêu cầu doanh nghiệp đấu giá tài sản đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có văn bản yêu cầu; hết thời hạn nêu trên mà doanh nghiệp đấu giá tài sản vẫn không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này thì Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp; b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp; c) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp gửi thông báo bằng văn bản và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Sở Tư pháp để giải trình; sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trong thông báo mà người được yêu cầu không đến thì Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp; d) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp. Chiếu theo quy định này thì việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của công ty đấu giá hợp danh được thực hiện theo trình tự, thủ tục nêu trên. 3. Thông tin về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của công ty đấu giá hợp danh có được công khai? Tại khoản 3 Điều 32 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau: 3. Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đấu giá tài sản đăng ký hoạt động công bố thông tin về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp; thông báo bằng văn bản đến cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động và báo cáo Bộ Tư pháp. Như vậy, sau khi công ty đấu giá hợp danh bị thu hồi Giấy phép hoạt động thì Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đấu giá tài sản đăng ký hoạt động công bố thông tin về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Trong thời gian gần đây, Công ty Luật VietLawyer ghi nhận nhiều trường hợp khách hàng tìm đến để được tư vấn vì bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng công nghệ tinh vi: Deepfake. Vậy Deepfake là gì? Cách thức hoạt động của công nghệ này như thế nào? Các đối tượng có thể giả làm người thân, con em học tập xa nhà để vay tiền, dàn dựng những đoạn video chập chờn, mờ ảo như ở nơi sóng yếu để qua mặt người dùng mạng xã hội. Tới nay, chiêu trò lừa đảo này đã ở mức đáng báo động.  1. Deepfake là gì? Deepfake là cụm từ được kết hợp từ “deep learning” và “fake”, là phương thức tạo ra các sản phẩm công nghệ giả (fake) dưới dạng âm thanh, hình ảnh hoặc thậm chí là cả video, bởi trí tuệ nhân tạo (AI) tinh vi. Công nghệ Deepfake đang phát triển nhanh chóng và trở nên ngày càng tinh vi. Hiện tại, kẻ xấu chủ yếu lợi dụng công nghệ này tạo ra những nội dung giả mạo nhằm chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự,... 2. Cách thức hoạt động của Deepfake Cách thức hoạt động của Deepfake có liên quan đến quá trình “học hỏi” của trí tuệ nhân tạo. Từ đó, hình ảnh khuôn mặt của chủ thể nào đó (tạm gọi là chủ thể A) với chất lượng cao được thay thế hoàn toàn bằng khuôn mặt của một người khác (chủ thể B). Hình ảnh nén của A được đưa đến bộ giải mã của B. Sau đó, bộ giải mã sẽ tái tạo khuôn mặt của người B với biểu cảm và hướng khuôn mặt của người A. Quá trình này được thực hiện liên tục, chi tiết cho đến khi tạo ra sản phẩm “thật” nhất. 3. Tại sao Deepfake có thể giả giọng, mặt người thân để lừa đảo? Nắm bắt được tâm lý người dùng mạng xã hội hiện đã cảnh giác với chiêu trò lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền, các đối tượng đã sử dụng chiêu lừa đảo tinh vi hơn để vay tiền thông qua hình thức giả cuộc gọi video. Những giọng nói tạo lập bởi AI càng tăng tính chuyên nghiệp và nguy hiểm của chiêu trò này. Đây chính là mặt tối của các AI tạo sinh khi chúng có thể tạo văn bản, hình ảnh hay âm thanh dựa trên bộ dữ liệu được cung cấp trước. Các phần mềm tạo giọng nói hoạt động bằng cách phân tích những đặc trưng trong giọng nói của một người như độ tuổi, giới tính, ngữ điệu, sau đó tìm kiếm trong kho dữ liệu khổng lồ một giọng nói tương tự và dự đoán các mẫu hội thoại cần tạo ra. Do đó, chúng có thể tái tạo cao độ, âm sắc của một người và tạo ra một giọng nói hoàn chỉnh y hệt bản gốc. Kho dữ liệu này thường là những đoạn âm thanh từ YouTube, TikTok, Instagram, Facebook hay các podcast, video quảng cáo… Theo các chuyên gia về công nghệ, phương thức của các đối tượng này thường là tìm kiếm thu thập thông tin cá nhân được đăng tải công khai trên các tài khoản mạng xã hội… để tạo ra một kịch bản lừa đảo. Khi nạn nhân cẩn thận sẽ gọi điện thoại hoặc video để kiểm tra thì chúng sử dụng phần mềm cắt ghép hình ảnh để đánh lừa. 4. Bị lừa đảo qua mạng, làm sao lấy lại tiền? Việc tự mình lấy lại số tiền bị lừa đảo qua mạng thường rất khó thực hiện bởi người bị hại không biết kẻ lừa đảo mình là ai, ở đâu để đòi. Vì vậy, để xử lý được kẻ lừa đảo cũng như lấy lại số tiền bị lừa, người bị hại nên thông tin, trình báo ngay sự việc lừa đảo với cơ quan có thẩm quyền được giải quyết kịp thời. Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện mình bị lừa đảo qua mạng là thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… để làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng. Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết. Nếu làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm: - Đơn trình báo công an; - Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng); - Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…). Trường hợp tới tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin. Ngoài ra, người bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an: - Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ: + Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo; + Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053; + Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về thủ đoạn lừa đảo mới bằng công nghệ tinh vi DEEPFAKE. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tố giác tội phạm nhưng muốn giấu mặt và giữ kín thông tin để đảm bảo an toàn cho bản thân thì có được không? Câu hỏi của anh Phan Huy - Bình Thuận Ở xóm tôi sinh sống, có người đàn ông thường xuyên dẫn bạn bè về nhà để đánh bài ăn tiền. Tôi muốn tố giác người này nhưng muốn giấu mặt và giữ kín thông tin có được không ạ? Trong thời hạn bao lâu kể từ ngày nhận được tin tố giác tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự? 1.Tố giác tội phạm nhưng muốn giấu mặt và giữ kín thông tin có được không? Theo Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau: - Cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền: + Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa; + Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; + Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. - Cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc. Như vậy, căn cứ quy định trên, khi làm đơn tố giác tội phạm thì có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật về việc tố giác, ngoài ra còn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của anh và người thân thích khi bị đe dọa. 2.Muốn tố giác tội phạm nhưng giấu mặt để đảm bảo an toàn tính mạng thì có thể gửi đơn tố giác được hay không? Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau: - Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. .... - Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản. Như vậy, hoàn toàn có thể gửi đơn tố giác tội phạm để đảm bảo an toàn cho bản thân. 3.Trong thời hạn bao lâu kể từ ngày nhận được tin tố giác tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự? Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau: - Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: + Quyết định khởi tố vụ án hình sự; + Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; + Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. - Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng. Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh. - Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động: + Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; + Khám nghiệm hiện trường; + Khám nghiệm tử thi; + Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản. - Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc người tố giác muốn giấu mặt và giữ kín thông tin. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
03 trường hợp được hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại - Hủy bỏ hợp đồng là hình thức chấm dứt hiệu lực của hợp đồng đã được giao kết hợp pháp trước đó theo thỏa thuận của các bên ở hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Hiện nay, có 03 trường hợp được hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại.  Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về 03 trường hợp như sau: 1. 03 trường hợp được hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại Theo Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: - Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận - Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng - Trường hợp khác do luật quy định Lưu ý: Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng khác 2.1. Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 424 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể: - Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng. - Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định nêu trên. 2.2. Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện Theo Điều 425 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2.3. Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hỏng Điều 426 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng. Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351 và Điều 363 Bộ luật Dân sự 2015. 3. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng Căn cứ Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015, việc hủy bỏ hợp đồng có thể gặp phải các hậu quả pháp lý sau đây: - Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. - Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. - Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. - Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự 2015 và luật khác có liên quan quy định. - Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Người bị tạm giữ hình sự có được gửi và nhận thư không? - Câu hỏi của chị Văn Linh (Nghệ An) Công ty Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau: 1. Người bị tạm giữ hình sự có được gửi và nhận thư không? Căn cứ vào Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ như sau: Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam 1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây: ….. c) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu; ….. Như vậy, người bị tạm giữ có quyền được gửi thư và nhận thư. Tuy nhiên, người bị tạm giữ có nghĩa vụ phải chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ và chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ trong việc nhận và gửi thư. 2. Người bị tạm giữ chỉ được nhận và gửi thư khi nào? Căn cứ vào Điều 10 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định về việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau: Việc gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu của người bị tạm giữ, người bị tạm giam 1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép và chịu sự kiểm duyệt của cơ quan đang thụ lý vụ án và sự kiểm tra của cơ sở giam giữ. 2. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân và thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam về việc gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu, khi được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nhận. Như vậy, người bị tạm giữ chỉ được nhận và gửi thư khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép và chịu sự kiểm duyệt của cơ quan đang thụ lý vụ án và sự kiểm tra của cơ sở giam giữ. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân và thân nhân của người bị tạm giữ về việc gửi và nhận thư, khi được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cho người bị tạm giữ nhận. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc người đang bị tạm giữ có được gửi thư, nhận thư với người thân không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666