LUẬT SƯ TRẢ LỜI

Với chủ trương khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 01 – 02 con để nuôi và dạy cho tốt. Các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này. Vì thế, hiện nay, theo quy định của Bộ Chính trị tại Quy định 69 - QĐ/TW 2022 , Đảng viên sinh con thứ 3 được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các mức khác nhau.  Vậy, Đảng viên sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý như thế nào theo pháp luật hiện hành? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Đảng viên có được sinh con thứ 3 không? Điều 10 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Pháp lệnh dân số năm 2008 nêu rõ, các cặp vợ chồng được quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Đồng thời, tại Nghị quyết 21 năm 2017, Ban Bí thư cũng vận động các cặp vợ chồng nên có 02 con để đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho việc sinh cũng như nuôi dạy con thật tốt. Và ở nơi có mức sinh thấp thì nên sinh đủ 02 con. Do đó, với chủ trương khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 01 - 02 con để nuôi và dạy cho tốt, các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này. Vì thế, hiện nay, theo quy định của Bộ Chính trị, Đảng viên sinh con thứ 3 được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các mức khác nhau. 2. Đảng viên sinh con thứ 3 bị xử lý như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW 2022 quy định như sau: 1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định. b) Vi phạm chính sách dân số. 2. Trường hợp vi phạm đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): a) Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. b) Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định. 3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ. Theo đó, nếu Đảng viên sinh con thứ ba thì xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách nếu gây ra hậu quả ít nghiêm trọng. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật nhưng lại tiếp tục vi phạm chính sách dân số và có hành vi gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). Trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng thì Đảng viên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ. Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 8 Mục III Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022 quy định như sau: - Vi phạm do nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai sản (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật. - Vi phạm do cố ý hoặc cưỡng ép không thực hiện kế hoạch hóa gia đình thì xem xét tăng nặng mức kỷ luật. 3. Thời điểm xử lý kỷ luật sinh con thứ 3 là khi nào? Khoản 10 Điều 2 Quy định 69 - QĐ/TW năm 2022 nêu rõ: 10. Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử phạt của pháp luật. Đảng viên bị kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý Đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước, đoàn thể. Theo quy định này, Đảng viên sẽ bị kỷ luật theo hình thức kỷ luật tương ứng với mức độ vi phạm của mình trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định kỷ luật về Đảng được công bố. Tuy nhiên, với nữ Đảng viên sinh con thứ ba, theo khoản 14 Điều này mà đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc nam Đảng viên có vợ chết hoặc lý do khách quan, bất khả kháng khác đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ chưa bị xem xét kỷ luật. Đồng nghĩa, khi không còn thuộc các trường hợp nêu trên, Đảng viên vi phạm sẽ bị xem xét kỷ luật theo đúng quy định. 4. Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sinh con thứ 3 Căn cứ theo Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 có quy định về thời hiệu kỷ luâr đối với đảng viên sinh con thứ 3: 1. Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật. 2. Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới. ... b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau: - 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách. - 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức. - Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp. Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng đối với Đảng viên khi sinh con thứ 3 là khoảng thời gian từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm của Đảng viên đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền. Do đó, tùy vào trường hợp vi phạm thì thời hiệu xử lý kỷ luật là khác nhau: - 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách. - 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức. - Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ. 5. Đảng viên sinh con thứ 3 trong những trường hợp nào thì sẽ không bị xử lý kỷ luật? Căn cứ Điều 27 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018 thì các trường hợp Đảng viên sinh con thứ 3 nhưng không bị xử lý kỷ luật gồm: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. - Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. - Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "Đảng viên sinh con thứ 3 bị xử lý kỷ luật như thế nào?". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
     Trường hợp nào thì người bị tạm giam bị cách ly tại buồng kỷ luật? Có lẽ thuật ngữ bị tạm giam khá gần gũi với chúng ta nhưng không phải ai cũng biết buồng kỷ luật là gì? Buồng kỷ luật dùng để cách ly những trường hợp nào? Sau đây VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về Buồng kỷ luật và trường hợp nào người bị tạm giam bị cách ly tại buồng kỷ luật. 1. Trại tạm giam có bắt buộc xây dựng buồng kỷ luật không?       Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về cơ cấu, tổ chức của nhà tạm giữ, trại tạm giam như sau: ... 2. Trại tạm giam được tổ chức như sau: a) Trại tạm giam có phân trại tạm giam, khu giam giữ, buồng tạm giam, buồng tạm giữ, buồng giam người đang chờ chấp hành án phạt tù, buồng giam người bị kết án tử hình, buồng kỷ luật, phân trại quản lý phạm nhân; các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng, thi hành án, sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại trại tạm giam; b) Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Công an nhân dân gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, trưởng cơ sở y tế; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức và được tổ chức thành các đội, phân trại tạm giam, phân trại quản lý phạm nhân để làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ; c) Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Quân đội nhân dân gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Chính trị viên, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, trưởng cơ sở y tế; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng có thể được tổ chức thành các đội để làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ; ... Như vậy, theo quy định này thì trại tạm giam bắt buộc phải có buồng kỷ luật. 2. Trường hợp nào thì người bị tạm giam bị cách ly tại buồng kỷ luật?      Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 23 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về kỷ luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ như sau: 1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây: a) Cảnh cáo; b) Cách ly ở buồng kỷ luật từ 01 ngày đến 02 ngày và có thể bị gia hạn đến 02 ngày đối với người bị tạm giữ; cách ly ở buồng kỷ luật từ 03 ngày đến 07 ngày và có thể bị gia hạn đến 10 ngày đối với người bị tạm giam. Thời hạn cách ly không quá thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại. 2. Việc kỷ luật bằng hình thức cách ly được thực hiện nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hai lần trở lên hoặc có các hành vi quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều 8 của Luật này. ...      Căn cứ theo quy định trên thì người bị tạm giam sẽ bị cách ly tại buồng kỷ luật nếu vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hai lần trở lên hoặc có các hành vi sau: - Phá hủy cơ sở giam giữ, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải; đánh tháo người bị tạm giữ, người bị tạm giam. - Thực hiện hoặc tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, che giấu, ép buộc người khác vi phạm pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác trong thi hành tạm giữ, tạm giam. 3. Nếu người bị tạm giam khi cách ly tại buồng kỷ luật có hành vi chống phá thì bị xử lý ra sao?     Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 23 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau: ... 3. Người bị cách ly ở buồng kỷ luật nếu có hành vi chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì bị cùm một chân. Thời gian bị cùm chân do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định. Không áp dụng cùm chân đối với người bị kỷ luật là người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người khuyết tật nặng trở lên, người đủ 70 tuổi trở lên. Trong thời gian bị cách ly ở buồng kỷ luật, người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế việc thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà. 4. Việc kỷ luật và việc hạn chế thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản. Biên bản về việc vi phạm và quyết định kỷ luật được đưa vào hồ sơ quản lý giam giữ. Nếu người bị kỷ luật có tiến bộ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản việc giảm thời hạn kỷ luật, bãi bỏ việc hạn chế thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà đối với người đó.      Như vậy, nếu người bị tạm giam khi cách ly tại buồng kỷ luật có hành vi chống phá thì bị cùm một chân. Thời gian bị cùm chân do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định. Không áp dụng cùm chân đối với người bị kỷ luật là người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người khuyết tật nặng trở lên, người đủ 70 tuổi trở lên. Trong thời gian bị cách ly ở buồng kỷ luật, người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế việc thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề cưỡng dâm người đồng tính có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Có các hình thức kỷ luật nào đối với phạm nhân? - Anh H.Hoàng (Bình Phước) Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời anh như sau: "1.Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày. 2. Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được gặp thân nhân và có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là người già yếu. 3. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản và lưu hồ sơ phạm nhân. 4. Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Giám thị trại giam thì Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì phải kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật. Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân đang giam giữ tại trại tạm giam, nhà tạm giữ Công an cấp huyện có dấu hiệu của tội phạm thì Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật." Như vậy, phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây: - Khiển trách; - Cảnh cáo; - Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666