LUẬT SƯ TRẢ LỜI

Xử phạt hành vi điều khiển xe ô tô chạy vào làn dừng khẩn cấp của đường cao tốc – Thời gian qua, trên các tuyến đường cao tốc thường xuyên xảy ra tình trạng các lái xe cố tình đi vào làn khẩn cấp gây mất an toàn giao thông, đặc biệt là vào các giờ cao điểm. Sau đây Công ty Luật VietLawyer xin được gửi tới quý vị và bạn đọc thông tin xử phạt hành điều khiển xe ô tô chạy vào làn dừng khẩn cấp của đường cao tốc trong bài viết sau đây: Tại điểm g khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm a khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: “5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: … g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;” Ngoài ra, tại điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau: “11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: … b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;” Căn cứ những quy định trên, với hành vi điều khiển xe ô tô chạy vào làn dừng khẩn cấp trên đường cao tốc thì người điều khiển có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đồng thời còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về xử phạt hành vi điều khiển ô tô chạy vào làn dừng khẩn cấp của đường cao tốc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
03 trường hợp áp dụng lệnh bắt khẩn cấp 1. Khái niệm về bắt khẩn cấp Bắt khẩn cấp là Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do người có thẩm quyền áp dụng trong các trường hợp khẩn cấp để bảo đảm cho hoạt động phát hiện, điều tra tội phạm mà không cần có lệnh phê chuẩn trước của Viện kiếm sát. Đó là việc bắt không cần có lệnh phê chuẩn trước của viện kiểm sát để ngăn chặn ngay, đề phòng việc trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ khi có căn cứ người đó đang chuẩn bị phạm tội, khi người bị hại hoặc người có mặt ở nơi xảy ra phạm tội xác nhận đúng người đã phạm tội, khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc chỗ ở của người bị nghi là phạm tội. 2. 03 trường hợp áp dụng lệnh bắt khẩn cấp 3. Ai được quyền ra lệnh bắt giữ khẩn cấp a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. - Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80 của Bộ luật này. - Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn. Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại Điều này. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer quy định của pháp luật về trường hợp bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666