TRẢ LỜI: LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH

Anh Mạnh - Ba Vì có câu hỏi gửi về cho Vietlawyer: "Tường nhà tôi bị người lạ vẽ bậy lên tường, cho tôi hỏi pháp luật xử phạt hành vi này như thế nào?"  Cảm ơn câu hỏi của bạn - Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau 1. Xử phạt vi phạm hành chính  Việc viết, vẽ bậy hình lên tường nhà người khác mà chưa được sự đồng ý, cho phép là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm, phá hoại tài sản. Theo điểm l khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau: Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng ... 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng; b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ; đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép; e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác; g) Đốt và thả “đèn trời”; h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, nếu vẽ bậy lên tường nhà người khác mà không được sự đồng ý, cho phép có thể bị phạt tiền từ 1 triệu – 2 triệu đồng. 2. Truy cứu trách nhiệm hình sự  Hành vi vẽ bậy lên tường nhà người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tùy thuộc vào giá trị tài sản bị xâm phạm. Tội này được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau: Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Tái phạm nguy hiểm, 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trên đây là tư vấn của công ty Luật Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Lo sợ bị xử phạt vi phạm, không ít tài xế đã quay xe bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe. Bỏ chạy, quay đầu xe khi yêu cầu dừng xe là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và loại phương tiện mà người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức khác nhau. Vậy hành vi bỏ chạy khi CSGT dừng xe bị xử phạt cụ thể như thế nào? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây: 1. Cảnh sát giao thông được dừng xe khi nào? Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, từ 15/9/2023, cảnh sát giao thông tuần tra sẽ được dừng xe kiểm soát trong các trường hợp như sau: 1. Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau: a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;  b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành; c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; d) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. 2. Hành vi bỏ chạy khi Cảnh sát giao thông dừng xe bị xử phạt như thế nào? Hành vi bỏ chạy khi Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe được coi là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Mức xử phạt của hành vi này được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau: Mức phạt vi lỗi vi phạm Phạt tiền Phạt bổ sung Xe ô tô và các loại xe tương tự 04 - 06 triệu đồng (điểm b khoản 5 Điều 5) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5) Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự 800.000 - 01 triệu đồng (điểm g khoản 4 Điều 6) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (điểm b khoản 10 Điều 6) Máy kéo, xe máy chuyên dùng 02 - 03 triệu đồng (điểm d khoản 5 Điều 7) - Điều khiển máy kéo: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng - Điều khiển xe máy chuyên dùng: Tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 - 03 tháng (điểm a khoản 10 Điều 7) Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác 100.000 - 200.000 đồng (điểm b khoản 2 Điều 8) Không quy định Điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo 100.000 - 200.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 10) Không quy định Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Chị Hiền - Bắc Giang có gửi câu hỏi như sau: "Con tôi không có cha có được làm giấy khai sinh không? Tôi xin cảm ơn" Cảm ơn câu hỏi của bạn gửi về - Vietlawyer xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau. 1. Quy định pháp luật về nội dung đăng ký khai sinh như thế nào? Căn cứ theo Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định nội dung đăng ký khai sinh như sau: Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh 1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm: a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Bên cạnh đó, Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định về nội dung khai sinh như sau: Điều 6. Nội dung khai sinh Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây: 1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng. 2. Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ. 2. Con không có cha có được làm giấy khai sinh không? Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh, theo đó: Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh 1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. 2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động. Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định về việc đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ quy định như sau: Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. 2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. 3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này. 4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống. 5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”. Như vậy, nếu không có cha vẫn có thể làm giấy khai sinh cho con được bình thường. Trường hợp này thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ. Phần ghi về cha trong trường hợp này sẽ để trống trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh. Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Chị Minh - Trung Hòa có câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Xin chào Luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc nhờ Luật sư giải đáp: Bố tôi đang cần công chứng một số giấy tờ liên quan đến đất đai. Tuy nhiên bố tôi năm nay đã ngoài 80 tuổi sức khỏe yếu đi lại khó khăn không thể đi đến văn phòng công chứng được. Vậy nên cho tôi hỏi trường hợp bố tôi có được thực hiện công chứng tại nhà không? Chi phí thực hiện công chứng tại nhà là bao nhiêu? Rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn". Cảm ơn câu hỏi của bạn, Công ty Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Trường hợp nào được thực hiện công chứng tại nhà? Địa điểm công chứng được quy định tại Điều 44 Luật Công chứng năm như sau: (i) Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại (ii). (ii) Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Như vậy, các trường hợp có thể được công chứng tại nhà bao gồm: - Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được; - Người yêu cầu công chứng là người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù - Người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.  2. Chi phí thực hiện công chứng tại nhà  Khi tiến hành hoạt động công chứng tại nhà, người yêu cầu công chức có thể phải chi trả các khoản tiền sau đây: * Phí công chứng Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng. Theo đó, người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng. (Khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng năm 2014) Mức phí công chứng năm 2023 được thực hiện quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC. * Thù lao công chứng Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. Mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Khi đó, tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không được vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Ngoài ra, còn phải có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về thù lao công chứng. (Điều 67 Luật Công chứng năm 2014) * Chi phí khác Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó. Mức chi phí do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận. Tổ chức hành nghề công chứng không được thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏa thuận. Tổ chức hành nghề công chứng phải niêm yết rõ nguyên tắc tính chi phí khác và có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về các chi phí cụ thể đó. (Điều 68 Luật Công chứng năm 2014) Do đó, từng vào loại văn bản, giấy tờ được công chứng hoặc yêu cầu thực hiện các công việc liên quan khác, người yêu cầu công chứng phải thực hiện chi trả các khoản chi phí khi tiến hành công chứng tại nhà theo quy định trên. Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Khiếu nại phát sinh khi quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm phạm, người khiếu nại yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm. Tuy nhiên, hiện nay không phải ai cũng nắm rõ khiếu nại là gì? Trình tự thủ tục khiếu như thế nào? Công ty Luật VietLawyer chia sẻ với bạn đọc bài viết dưới đây: 1. Khiếu nại là gì? Theo khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 quy định về khiếu nại như sau: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong đó: - Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. - Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. - Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 2. Ai có quyền khiếu nại? Khoản 2 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 quy định như sau: “2. Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.” Như vậy, người có quyền khiếu nại bao gồm công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức. 3. Có các hình thức khiếu nại nào? Theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011, việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. - Trường hợp khiếu nại bằng đơn: + Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; + Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; + Nội dung, lý do khiếu nại; + Tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại; + Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ. - Trường hợp đến khiếu nại trực tiếp: Người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. 4. Quy trình, thủ tục khiếu nại thực hiện ra sao? Căn cứ theo các quy định tại Luật Khiếu nại, thủ tục khiếu nại được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Người khiếu nại đến trực tiếp khiếu nại hoặc nộp đơn khiếu nại; Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại; Bước 3: Xác minh nội dung trong đơn khiếu nại; Bước 4: Thông báo giải quyết khiếu nại và tổ chức đối thoại; Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại và thi hành quyết định. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về khiếu nại. Nếu còn  vấn đề thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. ==================================================================================
 
hotline 0927625666