TRẢ LỜI: LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH

Ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ bị xử phạt thế nào? - Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết. Hành vi ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ thì sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Theo quy định tại Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì: - Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây: + Bản thân bên mua bảo hiểm; + Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm; + Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm; + Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm; + Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình. - Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm. 2. Ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức Hành vi ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm. Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp đôi theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 80/2019/NĐ-CP). 3. Quy định về đóng phí bảo hiểm nhân thọ Theo Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về quy định đóng phí bảo hiểm như sau: - Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; - Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày. - Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu. - Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về hành vi ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Nhà sư có thể nhận nuôi con nuôi không? Để nhận nuôi con nuôi, nhà sư cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? - Hiện nay, việc nhận con nuôi diễn ra rất phổ biến, và có rất nhiều nhà sư nhận nuôi con nuôi. Vậy nhà sư có thể nhận nuôi con nuôi hay không? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Nhà sư có thể nhận nuôi con nuôi hay không? Theo quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 về điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi như sau: a) Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; - Có tư cách đạo đức tốt. b) Những người sau đây không được nhận con nuôi: - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; - Đang chấp hành hình phạt tù; Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. c) Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này. Như vậy, theo quy định hiện hành, pháp luật không cấm hay hạn chế nhà sư không được phép nhận con nuôi. Nếu muốn nhận nuôi con nuôi thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để nhận con nuôi được quy định cụ thể trên. 2. Nhà sư cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Căn cứ theo Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì nhà sư cần chuẩn bị hồ sơ như sau: - Đơn xin nhận con nuôi; - Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi. 3. Nhà sư cần thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi như thế nào? Tại Điều 22 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về Đăng ký việc nuôi con nuôi như sau: "1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. 2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. 3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi." Đồng thời, tại Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi như sau: "1. Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên. 2. Trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi mà phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh đang lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã còn để trống, thì căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, công chức tư pháp – hộ tịch ghi bổ sung các thông tin của cha mẹ nuôi vào phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; tại cột ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi. 3. Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi." Như vậy, nhà sư cần thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi theo quy định cụ thể trên. Quý khách hàng có thắc mắc, cần tư vấn hãy liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được giải đáp kịp thời.
Uống rượu bia tại địa điểm bị cầm thì bị phạt như thế nào? - Hiện nay, những địa điểm nào không được uống rượu bia? Nếu uống rượu, bia thì bị phạt bao nhiêu tiền? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Những địa điểm không được uống rượu bia: Căn cứ Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 thì các địa điểm không uống rượu bia: - Cơ sở y tế; - Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc; - Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi; - Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác; - Cơ sở bảo trợ xã hội; - Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu bia; - Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ. Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP có quy định địa điểm công cộng không được uống rượu, bia như sau: - Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày 24/2/2020; - Nhà chờ xe buýt; - Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu bia. 2. Uống rượu bia tại địa điểm bị cấm thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về việc vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu bia như sau: - Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia; - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Uống rượu bia tại địa điểm không uống rượu bia theo quy định của pháp luật; + Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia. Tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức là: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. 3. Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu bia? Căn cứ Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu bia như: - Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.  - Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia - Bán, cung cấp, khuyến mại rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi - Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập. - Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. - Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên. - Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe. - Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức. - Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia. - Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động. - Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia. - Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định. Trên đây là các hành vi bị nghiêm cấm uống rượu bia và xử phạt hành chính đối với các vi phạm. Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được giải quyết nhanh nhất.
Xử lý hành vi đăng hình ảnh lên mạng xã hội để bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác? - Hiện nay, các trang mạng xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh những lợi ích mà các trang mạng đem lại thì còn có rất nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người đặc biệt là hành vi đăng hình ảnh lên mạng xã hội để bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về việc xử lý hành vi trên như sau: 1. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau: "Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín 1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình,..." Vì vậy, trường hợp bị người khác đăng hình ảnh lên mạng xã hội bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm bằng lời nói thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm thì người xúc phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Xử lý hành vi đăng ảnh lên mạng xã hội để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cũng theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/N Đ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Kèm theo là phải xin lỗi và cải chính thông tin sai sự thật theo quy định tại khoản 14 điều này. Vì vậy, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, đăng hình ảnh lên mạng xã hội Facebook có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. Đồng thời bị buộc gỡ bỏ các thông tin sai sự thật trên theo quy định tại khoản 3 điều này. Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về việc xử lý hành vi đăng ảnh lên mạng xã hội để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc, câu hỏi hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
 
hotline 0927625666