TRẢ LỜI: LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH

Đua xe trái phép bị xử lý như thế nào? Đua xe trái phép có bị truy tố hình sự? Hành vi lạng lách, đánh võng, đua xe là hành vi tiềm ẩn gây ra tai nạn giao thông, giới trẻ hiện nay có nhiều cá nhân “ưa thích mạo hiểm”, coi việc lạng lách, đánh võng, bốc đầu, đua xe là thú vui hợp thời và coi đó là “trend”, vậy hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Đua xe là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm Hành vi đua xe trái phép là hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong Khoản 6 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008: “6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng. ...” 2. Xử phạt hành vi đua xe trái phép Tùy hành vi vi phạm mà tội đua xe trái phép bị xử lý theo các khung hình phạt khác nhau, Tội đua xe trái phép chỉ áp dụng đối với các phương tiện giao thông có động cơ, không áp dụng với đua xe đạp, xích lô, súc vật kéo cụ thể: - Xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi đua xe trái phép. “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép; b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông. 2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép. 3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép. 4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi); b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.” Không chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính, hành vi đua xe trái phép còn có thể xử lý hình sự. - Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) “ 1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%; c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; e) Tham gia cá cược; g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép; h) Đua xe nơi tập trung đông dân cư; i) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”      Như vậy, người có hành vi đua xe trái phép có thể bị mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù đồng thời còn có thể bị phát tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Hành vi ném đất đá, chất thải, tự ý xông vào nhà hàng xóm bị xử phạt như thế nào? Nhà tôi và nhà hàng xóm có mẫu thuẫn liên quan về việc hát karaoke ồn ào từ tuần trước. Hôm qua, khi đang quét sân tôi  có thấy hai thanh niên lạ mặt chạy xe máy qua và ném đất đá vào nhà hàng xóm rồi chạy xe đi mất. Nhà hàng xóm thấy có tiếng động liền chạy ra cổng, người này nói do tôi ném nên đã vào trong cổng nhà trong sân trước cửa nhà tôi to tiếng, muốn đánh tôi. Với những hành vi trên, trong trường hợp người kia chứng minh được tôi có ném đá vào nhà họ và không chứng minh được thì những người vào nhà tôi có phạm luật gì không? Nếu có thì sẽ bị phạt ra sao? Câu hỏi của anh Tường đến từ Việt Trì - Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của anh qua bài viết dưới đây. 1. Hành vi ném đất đá, chất thải vào nhà hàng xóm theo quy định bị phạt bao nhiêu tiền? Trước tiên, về hành vi ném đất đá vào nhà người hàng xóm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. "4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác; c) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; d) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức; đ) Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm; e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; g) Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép; h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn, phát loa tuyên truyền ngoài quy định của phép bay; i) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử." Như vậy, mức phạt tiền đối với người vi phạm hành vi ném đất đá vào nhà hàng xóm là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn có các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm a, d khoản 13 và điểm a khoản 14 Điều này như sau: "..... 13. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này; .... d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này. 14. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;" Hình ảnh minh họa Lưu ý rằng: Hành vi trên áp dụng cho cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, cụ thể mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Do đó, nếu anh là người ném đất đá vào nhà hàng xóm, người hàng xóm này tố cáo hành vi của anh đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi cơ quan điều tra, xác minh sự việc đúng như tố cáo của người này thì anh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như đã nêu ở trên. 2.Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi ném đất đá vào nhà hàng xóm là bao lâu? Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đói với hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá, cụ thể như sau: Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm. 2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm; c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá là 01 năm. 3. Hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá thì có áp dụng xử lý hình sự hay không? Về hành vi tự ý xông vào chỗ ở của nhà hàng xóm ném đất đá, anh vui lòng tham khảo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 cụ thể như sau: 31. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 158 như sau: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.”. Theo đó, việc xác định hành vi vi phạm đã cấu thành tội phạm hay chưa sẽ do cơ quan điều tra xác định dựa trên lời khai của các bên, chứng cứ, thiệt hại trên thực tế. Như vậy, với hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá thì cần phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như lời khai của các bên, chứng cứ, thiệt hại trên thực tế để có thể đứa đến hình phạt cụ thể cho đối tượng đó. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666