TRẢ LỜI: LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH

Xử phạt hành chính trang trại chăn nuôi quy mô lớn gây ô nhiễm môi trường 1.Quy định về xử lý chất thải chăn nuôi Căn cứ Điều 52 Luật Chăn nuôi 2018 về quy mô chăn nuôi: “1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây: a) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ; b) Chăn nuôi nông hộ. 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” Theo đó, quy mô chăn nuôi cơ bản được chia thành 02 loại: – Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ; – Chăn nuôi nông hộ. Căn cứ Điều 59 Luật Chăn nuôi 2018 về xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại: “1. Chất thải chăn nuôi bao gồm chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn nuôi, khí thải và chất thải khác. 2. Việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được quy định như sau: a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản; b) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng; c) Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường. 3. Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau: a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôiđáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; b) Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sửdụng cho cây trồng; c) Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sửdụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng. 4. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi. 5. Việc xử lý chất thải khác phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.” 2.Hành vi xả chất thải chăn nuôi ra môi trường xử phạt thế nào? Căn cứ Điều 30 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại: “1. Hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn. 2. Hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn. 3. Hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi bị xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.” Theo đó, hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại hoàn toàn có thể bị xử phạt với mức tiền lên đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra có thể bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục như một biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài ra, Tại Khoản 3, Khoản 8, Khoản 9 Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP có quy định như sau: Đối với các hành vi gây ra ô nhiễm đất, nước (như nước ngầm, nước mặt bên trong và bên ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc là không khí vượt qua quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh thì sẽ bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với các trường hợp hàm lượng của chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) ở trong đất, ở trong nước hoặc ở trong không khí vượt qua quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với các thông số môi trường nguy hại hoặc là dưới 05 lần đối với các thông số môi trường thông thường; - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các trường hợp hàm lượng của chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) ở trong đất, ở trong nước hoặc ở trong không khí vượt qua quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần cho đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc là từ 05 lần cho đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường; - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với các trường hợp hàm lượng của chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) ở trong đất, trong nước hoặc trong không khí vượt qua quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên đối với các thông số môi trường nguy hại hoặc là từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường. 3.Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với lĩnh vực chăn nuôi Căn cứ Nghị định 14/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi và Nghị định 07/2022 sửa đổi một số Điều của Nghị định 14, quy định những người sau đây có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp Trưởng công an các cấp; Chánh Thanh tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục mà có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Chăn nuôi; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục mà có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  hoặc theo hotline số: 0927.625.666
Hàng xóm chăn nuôi lợn gây mùi hôi thối thì có thể bị xử lý như thế nào?  1.Chăn nuôi lợn nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu nào? Căn cứ khoản 3 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 định nghĩa về chăn nuôi nông hộ như sau: "Điều 2. Giải thích từ ngữ 3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình." Căn cứ Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về chăn nuôi nông hộ: "Điều 56. Chăn nuôi nông hộ Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: 1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người; 2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; 3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường." 2.Hàng xóm chăn nuôi lợn gây mùi hôi thối thì nên làm gì? Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi: "Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi 1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường. 12. Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường Căn cứ Điều 161 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về xử lý vi phạm về ô nhiễm môi trường: "Điều 161. Xử lý vi phạm 1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Do bạn không nói rõ nơi bạn đang sống có phải khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; nên không thể cấm hàng xóm của bạn chăn nuôi lợn, nếu như khu vực của bạn ở là khu vực không được chăn nuôi thì việc hàng xóm của bạn chăn nuôi lợn là vi phạm quy định của pháp luật, bạn có thể báo chính quyền đến giải quyết. Trong trường hợp khu vực bạn ở có cho phép nuôi thì hàng xóm bạn chỉ phải chịu trách nhiệm không để gây ra ô nhiễm môi trường. Nếu có ô nhiễm môi trường thì hàng xóm của bạn sẽ xử lý theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. 3.Chăn nuôi lợn trong khu vực không được phép chăn nuôi của khu dân cư thì bị xử lý thế nào? Căn cứ Điều 24 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ: "Điều 24. Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; b) Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này." Theo đó, người nào có hành vi chăn nuôi lợn tại khu vực không được phép chăn nuôi sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. 4.Chăn nuôi lợn không có biện pháp xử lý nước thải, gây ô nhiễm môi trường thì bị xử lý thế nào? Căn cứ Điều 31 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ: Điều 31. Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Theo đó, người nào có hành vi chăn nuôi lợn mà không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mọi người xung quanh thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  hoặc theo hotline số: 0927.625.666
 
hotline 0927625666