TRẢ LỜI: LUẬT DÂN SỰ

Con Gây Thiệt Hại - Cha Mẹ Có Phải Bồi Thường? Nhờ Luật Sư Tư Vấn? là một trong những vấn đề nhức nhối trong thời gian gần đây. Khi các đứa trẻ làm đổ vỡ hư hỏng tài sản người khác nhưng đứa trẻ đó chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm về hành vi của mình và cũng không có tài sản để bồi thường. Vậy,  cha mẹ có phải bồi thường thiệt hại, do con cái gây ra không? Dưới đây, Công ty luật TNHH Vietlawyer sẽ phân tích các quy định pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với người gây thiệt hại là của người chưa thành niên.  1. Các quy định pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với người gây thiệt hại là của người chưa thành niên 1.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định:  "Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác." Do vậy để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần phải có 2 yếu tố sau: Có thiệt hại xảy ra Người bị thiệt hại hoàn toàn không có lỗi 1.2 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 quy định:  "Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân 1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. 2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình." Do vậy, có thể đưa ra kết luận: Trong trường hợp đứa trẻ từ đủ 18 (mười tám) tuổi gây thiệt hại thì đứa trẻ đó phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp đứa trẻ từ đủ 15 (mười lăm) tuổi đến chưa đủ 18 (mười tám) tuổi gây thiệt hại thì đứa trẻ đó phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Trong trường hợp không có đủ tài sản để đền bù, cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu. Trong trường hợp đứa trẻ chưa đủ 15 (mười lăm) tuổi gây thiệt hại thì cha mẹ của đứa trẻ đó phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. 1.3 Các thiệt hại về tài sản có thể yêu cầu cha mẹ đứa trẻ bồi thường Căn cứ theo Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 quy định:  "Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: 1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. 2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. 3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. 4. Thiệt hại khác do luật quy định." Do vậy, người bị thiệt hại có thể  yêu cầu đứa trẻ bồi thường giá trị dựa trên các tiêu chí sau: Tài sản do đứa trẻ làm mất, hủy hoại, làm hư hỏng; Lợi ích gắn liền đối với tài sản bị mất, giảm sút; Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục các thiệt hại sắp xảy ra. 1.4 Thời hiệu yêu cầu bồi thường Căn cứ theo Điều 588 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại "Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm."  Do vậy, thời hiệu để người bị thiệt hại yêu cầu cha mẹ của đứa trẻ bồi thường thiệt hại là 3 (ba) năm kể từ ngày người bị thiệt hại biết mình bị thiệt hại. Người bị thiệt hại cần để ý thời hiệu khởi kiện để tránh trường hợp không thể yêu cầu bồi thường do quá thời hiệu quy định. 1.5. Trường hợp cha mẹ đứa trẻ không phải bồi thường thiệt hại Căn cứ theo khoản 1 Điều Bộ luật dân sự 2015 quy định:  "Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý 1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra." Có thể thấy, trong trường hợp đứa trẻ đang trong thời gian và không gian trường học đã tiếp nhận và có trách nhiệm quản lý mà đứa trẻ đó gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường. Ví dụ, đứa trẻ đang trong giờ học và gây thiệt hại đến tài sản cho bạn học bên cạnh thì trường học có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn học đó. Người bị thiệt hại cần chú ý để yêu cầu bồi thường thiệt hại đúng đối tượng. Khi bạn gặp trường hợp những đứa trẻ không may làm tổn hại tài sản của bạn nhưng bố mẹ không chịu bồi thường thiệt hại. Hãy liên hệ ngày với Luật sư của Vietlawyer.vn, các luật sư dân sự có thể tư vấn các xử lý và yêu cầu bồi thường thiệt hại bố mẹ theo đúng quy định của pháp luật. ========================================================================================
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu là một trong những vấn đề được quan tâm bởi các bên muốn tham gia ký kết một hợp đồng nào đó. Đôi khi các điều khoản và nội dung trong hợp đồng có thể khiến giao dịch bị vô hiệu và gây bất lợi cho cả hai bên. Cho nên nắm bắt các kiến thức pháp lý liên quan đến các quy định làm cho giao dịch dân sự bị vô hiệu là vô cùng quan trọng. Giao dịch dân sự là một hoạt động thường xuyên trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, không phải giao dịch nào cũng có giá trị pháp lý và được xem là có hiệu lực. Dưới đây là định nghĩa và hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu, một số lý do chính khiến giao dịch dân sự bị vô hiệu. 1. Định nghĩa và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu  1.1 Định nghĩa Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự thiếu một trong các điều kiện sau: 1. Chủ thể giao dịch có năng lực pháp luật và năng lực hành vi phù hợp với giao dịch dân sự 2. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện 3. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 4. Hình thức của giao dịch dân sự phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật  1.2 Hậu quả pháp lý  Giao dịch dân sự bị vô hiệu sẽ có những hậu quả pháp lý khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, một số hậu quả pháp lý phổ biến của giao dịch dân sự vô hiệu bao gồm: - Các quyền và nghĩa vụ trong giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không được xác lập  - Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và khôi phục tình trạng ban đầu - Nếu không thể khôi phục tình trạng ban đầu thì có thể bồi hoản bằng tài sản 2. Một số lý do chính khiến giao dịch dân sự vô hiệu  Các lý do chính khiến giao dịch dân sự vô hiệu bao gồm: 2.1 Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội Một số giao dịch dân sự có thể bị cấm hoặc giới hạn vì chúng vi phạm quy định về an toàn, đạo đức, tôn giáo, trật tự xã hội, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của đất nước. Ví dụ, một hợp đồng mua bán ma túy hoặc mại dâm sẽ bị vô hiệu vì chúng vi phạm các quy định pháp luật. 2.2 Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo  Trong một số trường hợp, người tham gia giao dịch có thể giả mạo danh tính hoặc giả mạo giấy tờ để lừa đảo hoặc gây ra hiểm lầm trong quá trình giao dịch. Nếu sự giả tạo này được phát hiện, giao dịch sẽ bị vô hiệu. 2.3 Giao dịch dân sự vô hiệu do người giao dịch chưa đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi Một số trường hợp người tham gia giao dịch không đủ năng lực pháp lý để thực hiện hợp đồng, ví dụ như người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi. Trong những trường hợp này, giao dịch có thể bị vô hiệu. 2.4 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn  Đôi khi, các bên tham gia giao dịch có thể nhầm lẫn về các điều kiện và điều khoản của hợp đồng. Nếu nhầm lẫn này dẫn đến sự thiếu hiểu biết hoặc sự thiếu ý chí của các bên tham gia, giao dịch có thể bị vô hiệu. 2.5 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép Trong một số trường hợp, một bên tham gia giao dịch dân sự có thể bị lừa dối, đe dọa hoặc bị cưỡng ép để ký kết giao dịch. Những hành động này khiến cho giao dịch không được thực hiện theo nguyện vọng của bên đó và có thể được coi là vô hiệu. Để xác định liệu giao dịch có bị lừa dối, đe dọa hoặc bị cưỡng ép hay không, cần phải xem xét các tình huống cụ thể trong từng trường hợp. 2.6 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức Theo quy định của pháp luật, một số loại giao dịch dân sự phải được thực hiện theo hình thức bằng văn bản hoặc phải có sự chứng thực từ các cơ quan có thẩm quyền. Nếu giao dịch không tuân thủ đúng quy định về hình thức, nó có thể bị coi là vô hiệu. Các trường hợp này thường xảy ra trong các giao dịch liên quan đến bất động sản hoặc trong các hợp đồng cần được chứng thực bởi cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, để xác định liệu một giao dịch dân sự có bị vô hiệu hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tính chất của giao dịch, nội dung của hợp đồng, đối tượng của giao dịch, v.v... Do đó, cần phải thực hiện một số phân tích và xác định cụ thể từng trường hợp để có kết luận chính xác về tính hiệu lực của giao dịch dân sự. Tại Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể tư vấn đến khách hàng các vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự mà khách hàng muốn xác lập, soạn thảo hợp đồng cho khách hàng để giảm thiểu tối đa các rủi ro xảy ra. ===================================================================================
 
hotline 0927625666