TRẢ LỜI: LUẬT DÂN SỰ

Làm giấy khai sinh cho con mang họ mẹ có được không? Chào Qúy công ty! Vợ tôi mới sinh em bé, vợ chồng tôi đều đồng ý đăng ký khai sinh cho con sẽ mang theo họ mẹ, vậy pháp luật có cho phép khai sinh cho con mang họ mẹ không? Nếu được thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Mong nhận được tư vấn, xin cảm ơn! 1.Con có được đặt tên theo họ mẹ không? Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn đăng ký khai sinh cũng quy định: "1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán; Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên như sau: "... 2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ." Như vậy, theo quy định có thể làm giấy khai sinh cho con theo họ của mẹ, tùy thuộc vào sự thảo thuận của cha mẹ, phong tục, tập quán và các yếu tố khác. 2. Các trường hợp con được đặt tên theo họ mẹ Theo quy định của pháp luật thì có 3 trường hợp con được đặt tên theo họ mẹ. Cụ thể Trường hợp 1: Do cha mẹ thỏa thuận Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử 1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;Theo quy định trên, trường hợp hai cha, mẹ thỏa thuận đứa con mang họ mẹ khi đi khai sinh thì họ của đứa con này sẽ theo họ mẹ.Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A và chị Trần Thị B sinh ra cháu X. Trước ngày đi đăng ký khai sinh, hai vợ chồng có thỏa thuận với nhau cháu X sẽ mang họ của mẹ là họ Trần. Trường hợp này chính là sự thỏa thuận của cha mẹ. Trường hợp 2: Cha mẹ không có thỏa thuận Trong trường hợp hai cha mẹ không thỏa thuận; hoặc không thỏa thuận được thì trường hợp này sẽ áp dụng tập quán nơi đứa trẻ sinh ra. Nếu tập quán đó quy định con phải mang họ theo họ cha thì đứa bé mang họ cha, còn quy định theo họ mẹ thì đưa trẻ mang theo họ mẹ.Hiện nay, hầu hết tập quán ở các vùng miền đều xác định họ cho con là theo họ cha, ít theo họ mẹ. Chính vì vậy, trường hợp này rất ít khi xảy ra. Trường hợp 3: Không xác định được cha đẻ Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ 2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.Theo quy định trên, những trường hợp vì lý do khác nhau mà chưa xác định được cha cho đứa trẻ là ai hoặc những người phụ nữ độc thân sinh con thì họ, tên của đứa trẻ đó sẽ được khai sinh theo họ, tên mẹ. 3.Đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ thì thực hiện ở đâu? Căn cứ Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau: "Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh." Như vậy, trong trường hợp này bạn có thể tới Ủy ban nơi bạn hoặc vợ bạn cư trú để thực hiện việc đăng ký khai sinh, tùy thuộc vào sự thuận tiện trong công việc của bạn. 4.Đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Tại Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh như sau: "1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện). 2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này. Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn." Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau: "1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật." Và khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: "1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú. 2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Hộ tịch và tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này. 3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật. 4. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới với Việt Nam (sau đây gọi là nước láng giềng) lập, cấp, xác nhận sử dụng để đăng ký hộ tịch theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 của Luật Hộ tịch được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung. 5. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ tịch là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu nộp bản sao không được chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu." Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  hoặc theo hotline số: 0927.625.666
Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng? 1.Hợp đồng ủy quyền là gì? Tại Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa hợp đồng ủy quyền như sau: Hợp động ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân dân bên được ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lí, liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền. Vì vậy, đối tượng của ủy quyền là những hành vi pháp lí, những hành vi này không bị pháp luật cấm và không ttái với đạo đức xã hội. Hành vi đó được thực hiện thông qua việc xác lập, thực hiện các giao dịch và các hành vi khác với mục đích đạt được những hậu quả pháp lí nhất định 2.Hợp đồng ủy quyền có cần công chứng không? Căn cứ Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền như sau: Công chứng hợp đồng ủy quyền 1.Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia. Như vậy, Luật Công chứng năm 2014 chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhưng không có quy định về việc bắt buộc phải công chứng hợp đồng này. Việc công chứng hợp đồng ủy quyền mới chỉ được quy định rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau. Bởi vậy, các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc. 3.Trường hợp nào ủy quyền bắt buộc phải công chứng? Các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc như sau: Thứ nhất, ủy quyền đăng ký hộ tịch căn cứ theo Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định: “Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch 1.Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. 2.Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.” Theo đó khi thực hiện yêu cầu đăng ký khai sinh, xác định lại dân tộc…cá nhân có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền. Nếu ủy quyền thì phải lập thành văn bản và có công chứng. Tuy nhiên, nếu người ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ chồng… thì không cần công chứng nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền. Riêng việc đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, đăng ký nhận cha mẹ con thì không được ủy quyền mà bắt buộc các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Thứ hai, ủy quyền khi mang thai hộ. Căn cứ Khoản 2, Điều 96 Luật Hôn nhân gia đình 2014 Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.” Vậy chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ thì việc ủy quyền này phải lập thành văn bản có công chứng. Thứ ba, ủy quyền kháng cáo trong tố tụng hành chính. Việc ủy quyền kháng cáo trong tố tụng hành chính phải lập thành văn bản có công chứng trừ trường hợp việc ủy quyền được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Như vậy theo các quy định trên các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc như sau: ủy quyền đăng ký hộ tịch; ủy quyền khi mang thai hộ; ủy quyền kháng cáo trong tố tụng hành chính. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Khi đi công chứng di chúc có bắt buộc người lập di chúc phải mang theo giấy khám sức khỏe không? - Công chứng di chúc là việc tổ chức xác nhận tính hợp pháp của di chúc do di sản để lại, công chứng viên xác nhận hình thức của di chúc là đúng và bản thân người lập di chúc có đủ năng lực hành vi dân sự vào thời điểm đó. Vậy khi đi công chứng di chúc có bắt buộc người lập di chúc phải mang theo giấy khám sức khỏe không? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định về việc công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn sẵn: "Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn: 1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây: a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ; b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch; c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng; d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. 2. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực. 3. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng. 4. Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch. 5. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng. 6. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng. 7. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. 8. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch." Theo quy định trên thì hồ sơ yêu cầu công chứng không bắt buộc phải có giấy khám sức khỏe. Căn cứ khoản 2 Điều 56 Luật Công chứng 2014 quy định về việc công chứng di chúc như sau: "Điều 56. Công chứng di chúc ... 2. Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó. Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng. ..." Theo đó, trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ. Như vậy, việc công chứng di chúc không bắt buộc người yêu cầu công chứng phải mang theo giấy khám sức khoẻ. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết nhanh nhất.
03 trường hợp được hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại - Hủy bỏ hợp đồng là hình thức chấm dứt hiệu lực của hợp đồng đã được giao kết hợp pháp trước đó theo thỏa thuận của các bên ở hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Hiện nay, có 03 trường hợp được hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại.  Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về 03 trường hợp như sau: 1. 03 trường hợp được hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại Theo Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: - Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận - Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng - Trường hợp khác do luật quy định Lưu ý: Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng khác 2.1. Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 424 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể: - Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng. - Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định nêu trên. 2.2. Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện Theo Điều 425 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2.3. Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hỏng Điều 426 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng. Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351 và Điều 363 Bộ luật Dân sự 2015. 3. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng Căn cứ Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015, việc hủy bỏ hợp đồng có thể gặp phải các hậu quả pháp lý sau đây: - Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. - Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. - Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. - Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự 2015 và luật khác có liên quan quy định. - Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích? - Một người mất tích hay không phải căn cứ vào các điều kiện nêu tại Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về tuyên bố một người mất tích như sau: 1. Xác định trường hợp người bị mất tích Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015: "Điều 68. Tuyên bố mất tích 1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. 2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. 3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch." Như vậy, bắt buộc phải được Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích thì người đó mới được coi là mất tích. Sau khi có quyết định, Tòa án sẽ gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú về hộ tịch. 2. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích được pháp luật quy định như thế nào? 2.1. Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích  1) Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự. 2) Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó. 2.2. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích 1) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. 2) Nội dung thông báo và việc công bố thông báo được thực hiện theo quy định tại Điều 384 và Điều 385 của Bộ luật này. Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên. 3) Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích. 4) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo quy định tại khoản 2 Điều này thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu. 2.3. Quyết định tuyên bố một người mất tích Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự. 2.4. Khi nào được hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích? Theo Điều 390 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích khi: - Người bị Tòa án tuyên bố mất tích trở về hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự. - Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, trong đó phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về thủ tục tuyên bố một người mất tích. Quý khách hàng có thắc mắc liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết.
Những trường hợp không được hưởng thừa kế theo pháp luật? Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dân sự, Công ty Vietlawyer cung cấp cho quý bạn đọc quy định về vấn đề trên như sau:  Theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015  có 04 trường hợp không được quyền hưởng thừa kế theo pháp luật: - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; - Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; - Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Tuy nhiên, Những người thuộc 04 trường hợp này có thể được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.  Và lời khuyên của chúng tôi là hãy luôn hiếu thuận với những người đã sinh ra mình, nuôi dưỡng và yêu thương mình, còn việc được hưởng di sản sẽ đến như là điều tự nhiên từ đạo đức của bạn. Khi cần tư vấn về thừa kế, hưởng di sản, hãy liên hệ ngay với VietLawyer để được giải đáp những thắc mắc cần thiết. Trân trọng./.
Thừa Kế thế Vị Là Như Thế Nào? Trong những ngày qua, Công ty Luật Vietlawyer nhận được rất nhiều thắc mắc của Quý khách hàng liên quan đến thừa kế đặc biệt là thừa kế thế vị. Trên cơ sở pháp luật dân sự hiện hành, Vietlawyer xin trả lời Quý khách hàng như sau Theo nguyên tắc chung, người thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Nhưng bên cạnh đó pháp luật còn quy định trường hợp thừa kế thế vị.  Cụ thể theo Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015, thừa kế thế vị được quy định như sau: - Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;  - Trường hợp nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Như vậy, thừa kế thế vị được hiểu là việc người để lại di sản và con hoặc cháu (người được nhận di sản sau khi người để lại di sản chết) của người đó chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì quyền thừa kế phần di sản đó sẽ được chuyển cho cháu hoặc chắt của người để lại di sản. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực pháp luật, Công ty Luật  VIETLAWYER chúng tôi luôn đồng hành và mang lại những giải pháp pháp lý hiệu quả nhất đến với khách hàng. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.  Trân trọng./. =====================================================================================
Thủ Tục Khởi Kiện Tranh Chấp Thừa Kế tại Việt Nam - Đây là vấn đề nhiều Quý bạn đọc quan tâm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp luật Dân sự, trên cơ sở pháp luật dân sự và những quy định liên quan, VIETLAWYER hướng dẫn quý bạn đọc như sau:  1. Hồ sơ khởi kiện Để khởi kiện cần chuẩn bị một số giấy tờ sau Đơn khởi kiện (theo mẫu số 23-DS Nghị quyết Số: 01/2017/NQ-HĐTP) thỏa mãn về nội dung và hình thức theo Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 Di chúc (nếu có), các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế; Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế; Bản kê khai các di sản; Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản; Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có). 2. Thẩm quyền tòa án Căn cứ theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đây là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền Tòa án. Tòa án cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết theo Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 vì: Có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài; Vụ việc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Theo Điều 39 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ, người khởi kiện có thể gửi hồ sơ khởi kiện đến: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức. Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Ngoài ra theo Điều 40 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 người khởi kiện còn có thể lựa chọn Tòa án trong trường hợp: Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết; Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế hoặc nhờ luật sư tham gia bảo vệ mình hoặc người thân trong vụ án vui lòng liên hệ với chúng tôi. VietLawyer luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn!
Giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam - Đây là vấn đề mà được nhiều khách hàng thắc mắc và liên hệ qua số hotline của Vietlawyer để được tư vấn. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực dân sự của mình, trên cơ sở của Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Vietlawyer xin được giải đáp với quý khách hàng như sau:  1. Thế nào là tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài?  Theo quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 464 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì những tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài là những tranh chấp dân sự phát sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Những tranh chấp này thường liên quan đến một bên chủ thể là người nước ngoài, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoặc tài sản ở nước ngoài. Như vậy, trong các tranh chấp thừa kế tài sản, các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm: Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài; căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế là theo pháp luật nước ngoài và tài sản thừa kế ở nước ngoài. 2. Giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam Theo quy định tại Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2015:  - Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. - Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. Có 2 hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam.  2.1 Thừa kế theo di chúc Để việc thừa kế theo di chúc được thực hiện thì di chúc phải có hiệu lực. Căn cứ theo Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 quy định về năng lực và hình thức di chúc để di chúc có hiệu lực trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế. Về năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc. Về hình thức: xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản. 2.2 Thừa kế theo pháp luật Theo pháp luật Việt Nam người để lại di sản thừa kế không có di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực thì thừa kế sẽ được chia theo pháp luật cụ thể chia theo hàng thừa kế tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015, cụ thể: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Trên đây là chia sẻ của VIETLAWYER. Công ty chúng tôi luôn đồng hành và mang lại những giải pháp pháp lý hiệu quả nhất đến với khách hàng. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH VIETLAWYER để được hỗ trợ kịp thời.  Trân trọng./.
Người thừa kế mang quốc tịch nước ngoài thì có được nhận thừa kế ở Việt Nam? Trên cơ sở pháp luật dân sự và những quy định liên quan, VIETLAWYER xin giải đáp như sau: Người thừa kế mang quốc tịch nước ngoài có thể được nhận thừa kế ở Việt Nam. Cụ thể:  Theo quy định tại Điều 624, Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có những quyền sau đây:  - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.  Từ những căn cứ trên có thể hiểu, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do vậy, ý nguyện cuối cùng của người để lại di chúc được tôn trọng và thực hiện. Hơn nữa, theo quy định pháp luật thì người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa hưởng di sản của mình. Tuy nhiên, theo Luật Đất đai 2013 tại Điều 5 và Điều 169 thì người mang quốc tịch nước ngoài không thuộc trường hợp người được sử dụng đất và người được nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam.  Người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của tài sản thông qua việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất cho người khác đủ điều kiện theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013.  Như vậy, người thừa kế là người mang quốc tịch nước ngoài vẫn được nhận di sản thừa kế nếu di chúc hợp pháp trừ trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất ở Việt Nam.  Trên đây là chia sẻ về vấn đề "Người thừa kế là người mang quốc tịch nước ngoài có được nhận di sản thừa kế theo di chúc tại Việt Nam hay không?". Công ty chúng tôi luôn đồng hành và mang lại những giải pháp pháp lý hiệu quả nhất đến với khách hàng. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ kịp thời.  Trân trọng./.
Người mất năng lực hành vi dân sự có được làm chứng hay không? là vấn đề nhiều quý khách hàng băn khoăn. Trên cơ sở pháp luật dân sự và những quy định liên quan, VIETLAWYER xin giải đáp với quý khách hàng như sau:  "Người mất năng lực hành vi dân sự không thể thể làm người làm chứng" Cụ thể: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 tại Điều 77 thì người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.  Như vậy, người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng. Trên đây là chia sẻ của VIETLAWYER. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật dân sự, Công ty chúng tôi luôn đồng hành và mang lại những giải pháp pháp lý hiệu quả nhất đến với khách hàng. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH VIETLAWYER để được hỗ trợ kịp thời.  Trân trọng./.
Thai nhi có được hưởng thừa kế không? - Đây là câu hỏi được nhiều khách hàng liên hệ qua số hotline của Vietlawyer để tìm kiếm câu trả lời. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực dân sự của mình, trên cơ sở của Bộ luật Dân sự 2015 Vietlawyer, xin được giải đáp với quý khách hàng như sau:  1. Di sản thừa kế là gì? Di sản bao gồm tài sản riêng của người đã mất, phần tài sản của người đã mất trong tài sản chung với người khác. Di sản thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống.  Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. 2. Thai nhi đã thành thai có được quyền thừa kế tài sản?  Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Như vậy theo quy định của pháp luật thì thai nhi đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết thì vẫn được hưởng di sản thừa kế như những người thừa kế cùng hàng thừa kế khác. Khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật thì thai nhi đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì sẽ được để lại một phần di sản bằng với phần di sản mà những người thừa kế khác được nhận.  Trường hợp thai nhi đã thành thai đó còn sống sau khi được sinh ra thì sẽ có quyền được hưởng phần di sản thừa kế đó. Trường hợp thai nhi đã thành thai đó chết trước khi được sinh ra thì phần di sản đó sẽ được chia cho những người thừa kế khác. 3. Thai nhi đã thành thai được hưởng thừa kế trong trường hợp nào? Trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật: Thai nhi đã thành thai trước khi người để lại di sản mất thì sẽ được hưởng di sản thừa kế giống với những người thừa kế khác theo như quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp người chết có di chúc và di chúc đó hợp pháp: Trong trường hợp di chúc có đề cập về việc hưởng thừa kế của thai nhi thì phải thực hiện chia theo ý chí của người chết để lại. Trường hợp người chết có di chúc và di chúc đó không hợp pháp: - Nếu di chúc không hợp pháp toàn phần thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật: Thai nhi đã thành thai trước khi người để lại di sản mất thì sẽ được hưởng di sản thừa kế giống với những người thừa kế khác theo như quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. - Nếu di chúc hợp pháp một phần thì phần đó được chia theo ý chí của người chết: Thai nhi đã thành thai trước khi người để lại di sản mất thì sẽ được hưởng di sản thừa kế theo ý chí của người chết để lại. Phần di chúc không hợp pháp được chia theo pháp luật: Thai nhi đã thành thai trước khi người để lại di sản mất thì sẽ được hưởng di sản thừa kế giống với những người thừa kế khác theo như quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Trên đây là chia sẻ của VIETLAWYER. Công ty chúng tôi luôn đồng hành và mang lại những giải pháp pháp lý hiệu quả nhất đến với khách hàng. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH VIETLAWYER để được hỗ trợ kịp thời.  Trân trọng./. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 
hotline 0927625666