TRẢ LỜI: LUẬT DÂN SỰ

Việc giao kết hợp đồng dựa trên ý chí và thoả thuận của các bên. Khi chấm dứt hợp đồng, hai bên sẽ thoả thuận với nhau tuy nhiên trong một số trường hợp không tìm được "tiếng nói chung" thì một bên sẽ thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Như vậy, đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào? Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng? Trên cơ sở quy định pháp luật, Công ty VietLawyer gửi tới Quý bạn đọc bài viết "Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật mới nhất" Tại Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: "Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng 1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. 2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. 4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường. 5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng." Như vậy, một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận. Đồng thời phải báo cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
Giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam - Đây là vấn đề mà được nhiều khách hàng thắc mắc và liên hệ qua số hotline của Vietlawyer để được tư vấn. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực dân sự của mình, trên cơ sở của Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Vietlawyer xin được giải đáp với quý khách hàng như sau:  1. Thế nào là tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài?  Theo quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 464 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì những tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài là những tranh chấp dân sự phát sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Những tranh chấp này thường liên quan đến một bên chủ thể là người nước ngoài, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoặc tài sản ở nước ngoài. Như vậy, trong các tranh chấp thừa kế tài sản, các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm: Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài; căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế là theo pháp luật nước ngoài và tài sản thừa kế ở nước ngoài. 2. Giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam Theo quy định tại Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2015:  - Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. - Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. Có 2 hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam.  2.1 Thừa kế theo di chúc Để việc thừa kế theo di chúc được thực hiện thì di chúc phải có hiệu lực. Căn cứ theo Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 quy định về năng lực và hình thức di chúc để di chúc có hiệu lực trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế. Về năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc. Về hình thức: xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản. 2.2 Thừa kế theo pháp luật Theo pháp luật Việt Nam người để lại di sản thừa kế không có di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực thì thừa kế sẽ được chia theo pháp luật cụ thể chia theo hàng thừa kế tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015, cụ thể: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Trên đây là chia sẻ của VIETLAWYER. Công ty chúng tôi luôn đồng hành và mang lại những giải pháp pháp lý hiệu quả nhất đến với khách hàng. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH VIETLAWYER để được hỗ trợ kịp thời.  Trân trọng./.
 
hotline 0927625666