DỊCH VỤ LUẬT SƯ DÂN SỰ

Các loại bảo hiểm ô tô - Các loại bảo hiểm ô tô nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ cho chủ xe trong trường hợp xảy ra tai nạn dẫn đến thiệt hại về người và tài sản. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật VietLawyer tìm hiểu cũng như phân biệt các loại hình bảo hiểm ô tô hiện nay. Hiên nay có hai loại hình bảo hiểm ô tô phổ biết là: bắt buộc và tự nguyện. Điểm khác nhau cơ bản giữa 2 hình thức bảo hiểm này nằm ở chính cái tên của chúng. Cụ thể, bảo hiểm ô tô bắt buộc là loại bảo hiểm mà các chủ phương tiện buộc phải tham gia để xe ô tô có đủ điều kiện hợp pháp lăn bánh trên đường, còn bảo hiểm tự nguyện là các gói mở rộng mà chủ xe có thể mua hoặc không mua, chúng không bị pháp luật quy định bắt buộc tham gia. 1. Bảo hiểm ô tô bắt buộc là gì ? Theo quy định của pháp luật thì chỉ có một loại bảo hiểm bắt buộc dành cho xe ô tô đó là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự. Mọi chủ xe ô tô khi tham gia giao thông thuộc lãnh thổ Việt Nam đều phải tham gia gói bảo hiểm này. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được thi hành nhằm chi trả thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản của bên thứ 3 và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại. Còn lại những bảo hiểm khác là bảo hiểm tự nguyện. 1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự Theo điều 2 Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, các đổi tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm nói trên bào gồm Chủ xe cơ giới tham gia giao thông và hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cần lưu ý, đối với mỗi xe cơ giới trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất. Nghĩa là, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chỉ áp dụng 01 hợp đồng/01 xe. Mức bồi thường được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định của pháp luật. 1.2. Phạm vi bồi thường của bảo hiểm dân sự bắt buộc 1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại. 2. Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe Cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. 3. Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe) hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe. 4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại. 5. Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật. 6. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn. 7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt. 8. Chiến tranh, khủng bố, động đất. 1.3. Phạm vi bồi thường của bảo hiểm dân sự bắt buộc Căn cứ theo Thông tư 04/2021/TT-BTC, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là một trăm năm mươi (150) triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản: a) Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là năm mươi (50) triệu đồng trong một vụ tai nạn. b) Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là một trăm (100) triệu đồng trong một vụ tai nạn. 2. Bảo hiểm tự nguyện là gì ? Ngoài việc bắt buộc phải tham gia gói bảo hiểm trách nhiệm dân sự, các chủ xe cũng có thể cân nhắc lựa chọn tham gia các loại bảo hiểm tự nguyện. Bảo hiểm tự nguyện là hình thức bảo hiểm không bị pháp luật bắt buộc, các chủ xe có thể tham gia hoặc không tham gia tùy thuộc vào nhu cầu cũng như tài chính của bản thân. Các loại bảo hiểm tự nguyện phổ biến có thể kể đến như sau:  Bảo hiểm vật chất xe ô tô Loại hình bảo hiểm tự nguyện này có vai trò bảo vệ thân vỏ, máy móc và thiết bị của xe. Đơn vị bảo hiểm sẽ chi trả khắc phục thiệt hại cho các trường hợp trầy xước, cháy nổ, mất cắp, ngập nước,.. Tùy theo gói bảo hiểm đã mua, các khoản thỏa thuận trong hợp đồng mà bên phía bảo hiểm sẽ đưa ra mức bồi thường. Chính vì vậy, trước khi mua bảo hiểm vật chất chủ xe cần cân nhắc nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân Bảo hiểm cho người lái, phụ xe và hành khách  Gói bảo hiểm tự nguyện này dành cho tài xế và những người cùng ngồi trên xe khi xảy ra tai nạn có thiệt hại về thân thể, tính mạng. Cũng tùy theo chính sách của công ty và gói bảo hiểm chủ xe đã mua mà phía công ty bảo hiểm sẽ thực hiện đền bù tổn thất. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện hay còn gọi là bảo hiểm tự nguyện tăng thêm. Ngay sau khi tham gia bảo hiểm dân sự bắt buộc, chủ xe có thể tham gia phần bảo hiểm tự nguyện tăng thêm Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa trên xe Đây là gói bảo hiểm nhằm ngăn ngừa, giảm nhẹ tổn thất cho hàng hóa khi bị hư tổn khi có tai nạn. Phạm vi của gói bảo hiểm này là phần trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với việc mất mát, tổn thất hàng hóa trên xe, dựa theo hợp đồng vận chuyển giữa chủ xe và chủ hàng. Mức trách nhiệm tùy thuộc vào hợp đồng thỏa thuận với chủ xe, nhưng không vượt quá 40 triệu VNĐ/ tấn và trọng lượng của hàng hóa không được vượt quá trọng tải của xe. Thời hạn tham gia bảo hiểm thường là 1 năm và với mức phí 0,545% tổng mức trách nhiệm. Bảo hiểm ô tô 2 chiều Thực chất bảo hiểm ô tô 2 chiều là gói bảo hiểm kép gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm vật chất ô tô. Nếu xảy ra tai nạn, bảo hiểm sẽ bồi thường cho cả người mua bảo hiểm lẫn nạn nhân trong vụ tai nạn. Mức phí tham gia và phí bồi thường thiệt hại sẽ gồm các mức phí như tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự vào bảo hiểm vật chất ô tô. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các loại bảo hiểm ô tô. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Cho mượn xe, người mượn xe gây tai nạn, chủ xe có phải chịu trách nhiệm liên đới không? Trong cuộc sống hàng ngày, thực tế việc cho bạn bè, người thân mượn xe để đi chơi, đi làm,... là chuyện xảy ra khá thường xuyên và phổ biến vậy trong trường hợp người mượn điều khiển xe gây tai nạn thì chủ xe có phải chịu trách nhiệm gì không - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Trường hợp tai nạn do lỗi kỹ thuật của phương tiện Căn cứ theo Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, phương tiện giao thông vận tải cơ giới được xếp vào nhóm nguồn nguy hiểm cao độ. Theo đó, chủ sở hữu phương tiện giao thông phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định. Nếu phương tiện đang đi trên đường mà xảy ra sự cố như mất phanh, nổ lốp,… mà gây tai nạn thì thiệt hại xảy ra được xác định là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo đó, chủ xe sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định cụ thể như sau: 1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. 2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Như vậy, nếu người mượn xe gây tai nạn thì người này phải có trách nhiệm bồi thường. Chủ xe chỉ phải bồi thường nếu các bên có thỏa thuận về việc chủ xe sẽ chịu trách nhiệm ngay cả khi đã giao xe cho người khác sử dụng mà gây tai nạn. 2. Trường hợp tai nạn do lỗi của người điều khiển phương tiện Trường hợp xảy ra tai nạn do hành vi vi phạm luật giao thông của người lái xe thì người này sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015: 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này. Theo đó, nếu tai nạn xảy ra do lỗi của người điều khiển phương tiện thì người này có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Chủ xe cho mượn phương tiện không phải bồi thường. Như vậy, thông thường, nếu cho bạn bè, người thân mượn xe gây tai nạn, chủ xe sẽ không phải bồi thường. 3. Cho mượn xe gây tai nạn nghiêm trọng, chủ xe có thể bị đi tù? Nếu cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện mượn xe mà gây tai nạn, chủ xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định cụ thể như sau: 1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Như vậy, trước khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần cân nhắc kỹ về giấy phép lái xe, tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích khác của người mượn xe để tránh được các rủi ro nêu trên. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666