DỊCH VỤ LUẬT SƯ DÂN SỰ

Quy trình, thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự?  Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự là thủ tục được dùng để buộc đương sự chấp hành, thực hiện quyết định của bản án dân sự. Vậy thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự được thực hiện như thế nào - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Ai có quyền yêu cầu thi hành án dân sự Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự: 1.Đương sự có quyền yêu cầu thi hành án trong thời hiệu yêu cầu thi hành án quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự. Như vậy, có thể hiểu, người được yêu cầu thủ tục yêu cầu thi hành án là người được hưởng quyền, lợi ích theo quyết định hoặc bản án đã có hiệu lực của pháp luật mà hiện tại sau khi yêu cầu thì bản án hoặc quyết định đó sẽ được thi hành trong một khoảng thời hạn nhất định. 2. Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 ( sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành án như sau: 1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn. 2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. 3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án. 3. Thủ tục thi hành án dân sự 3.1. Hồ sơ yêu cầu thi hành án dân sự Hồ sơ yêu cầu thi hành án dân sự gồm những giấy tờ, tài liệu sau đây: - Đơn yêu cầu thi hành án dân sự. - Giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu và người được thi hành án, người thi hành án (nếu có) gồm Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân (bản sao) - Thông tin về việc thi hành án: Tài liệu, giấy tờ về tài sản của người thi hành án (nếu có) Căn cứ theo Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008 ( sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về thủ tục tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án như sau: 1. Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan. Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. 2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây: a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu; b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; d) Nội dung yêu cầu thi hành án; đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có; e) Ngày, tháng, năm làm đơn; g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có. 3. Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu. 4. Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu. 5. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây: a) Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của Luật này; b) Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án; c) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án. Như vậy, khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ yêu cầu thi hành án dân sự người yêu cầu thi hành án có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. 3.2. Cơ quan nhận yêu cầu thi hành án dân sự Căn cứ theo Điều 35 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định thẩm quyền thi hành án dân sự như sau: 1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây: a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở; b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở; c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở; d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác. 2. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây: a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn; b) Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao; c) Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; d) Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; đ) Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại; e) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; g) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác; h) Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành; i) Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án. 3. Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây: a) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn; b) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự khu vực trên địa bàn; c) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu; d) Quyết định dân sự của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu; đ) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp quân khu khác ủy thác. 3.3. Yêu cầu thi hành án dân sự có mất phí không? Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) về thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án: 1. Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này thì được thanh toán theo thứ tự sau đây: a) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần; b) Án phí, lệ phí Tòa án; c) Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về quy trình, thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự . Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Quy định về dữ liệu cá nhân - Dữ liệu cá nhân là dữ liệu quan trọng của một cá nhân. Trước kia, dữ liệu cá nhân chỉ được coi là thông tin thông thường và chỉ có quy định chung trong Bộ luật dân sự 2015, tuy nhiên chưa có các quy định về định nghĩa, thành phần dữ liệu cá nhân và nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ngày 17/04/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực ngày 01/07/2023.  1. Khái niệm về dữ liệu cá nhân  Dữ liệu cá nhân được quy định tại Nghị định nêu trên quy định rằng: "Dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể. Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm. 2. Các loại dữ liệu cá nhân  Có hai dạng dữ liệu cá nhân bao gồm: Dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm. 2.1. Dữ liệu cá nhân cơ bản Dữ liệu cá nhân cơ bản bao gồm: a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có); b) Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích; c) Giới tính; d) Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ; đ) Quốc tịch; e) Hình ảnh của cá nhân; g) Số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số định danh cá nhân, số hộ chiếu, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội, số thẻ bảo hiểm y tế; h) Tình trạng hôn nhân; i) Thông tin về mối quan hệ gia đình (cha mẹ, con cái); k) Thông tin về tài khoản số của cá nhân; dữ liệu cá nhân phản ánh hoạt động, lịch sử hoạt động trên không gian mạng; l) Các thông tin khác gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể không thuộc quy định tại khoản 4 Điều này. Các thông tin nêu trên là các thông tin là các thông tin cần thiết khi thực hiện thủ tục hành chính hoặc giao dịch dân sự. Cho nên các dữ liệu này được bảo vệ dưới các biện pháp cơ bản như: Biện pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. 2.2. Dữ liệu cá nhân nhạy cảm Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm: Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng  
Cán bộ, công chức, viên chức khác nhau như thế nào ? - Cán bộ, công chức, viên chức đều là các công dân Việt Nam, nằm trong biên chế và hưởng lương của Nhà nước. Họ giữ một công vụ thường xuyên, làm việc trong công sở; được phân biệt theo cấp hành chính. Để có thể phân biệt các chức danh này, hãy cùng Công ty Luật Vietlawyer tìm hiểu ở nội dung dưới đây. 1/ Cán bộ  Căn cứ quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì có thể hiểu: (1) Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cán bộ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau: - Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Chương II và các quy định khác có liên quan của Luật Cán bộ, công chức 2008. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên. - Chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. (2) Cán bộ xã, phường, thị trấn (cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 2/ Công chức Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019) thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây: - Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; - Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; - Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; - Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên; - Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 theo quy định của Chính phủ. Công chức có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây: - Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Chương II và các quy định khác có liên quan của Luật Cán bộ, công chức 2008. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. - Chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 3/ Viên chức Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 thì có thể hiểu viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Trong đó, vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ xác định vị trí việc làm bao gồm: - Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập; - Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 4/ Sự khác nhau giữa cán bộ và công chức  Cán bộ Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. Hình thức xử lý kỷ luật: Khiển trách; cảnh cáo; cách chức; bãi nhiệm Công chức Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên.  Hình thức xử lý kỷ luật - Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc - Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc 5/ Sự khác nhau giữa công chức và viên chức Công chức Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý. Hình thức tuyển dụng: thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thuộc biên chế. Lương: hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo ngạch bậc. Nơi làm việc: cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH. Viên chức Thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện nghiệp vụ. Hình thức tuyển dụng: xét tuyển, ký hợp đồng làm việc. Lương: một phần từ ngân sách, còn lại là nguồn thu sự nghiệp. Nơi làm việc: đơn vị sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp của các tổ chức xã hội. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu vè pháp luật liên quan tới cán bộ, công chức, viên chức, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
     Ly thân chưa ly hôn có được hưởng thừa kế không? Ly thân là một khái niệm mô tả những cặp vợ chồng đã hết tình cảm và không còn chung sống với nhau nữa. Tuy nhiên, vì một số lý do như con cái, tạo điều kiện khắc phục lỗi lầm,…nên họ sẽ tự thỏa thuận với nhau để sống ly thân. Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về ly thân. Vậy trong trường hợp đã ly thân nhưng chưa ly hôn mà vợ hoặc chồng chết người còn lại có được hưởng thừa kế không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Ly thân là gì?      Hiện nay, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể thế nào là ly thân, điều kiện ly thân hay thủ tục ly thân. Đây chỉ là cách nói thông thường khi một số cặp vợ chồng xảy ra mâu thuẫn và không thể tiếp tục sống chung với nhau nhưng chưa ly hôn.      Căn cứ theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 giải thích định nghĩa ly hôn: 14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.      Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn như sau: 1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.      Về quan hệ hôn nhân chấm dứt được quy định tại Điều 65 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 cụ thể như sau: Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.      Như vậy, có thể hiểu ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng, vợ chồng vấn phải đảm bảo các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành và các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan. 2. Ly thân có được hưởng thừa kế của chồng (vợ)?      Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác được quy định cụ thể theo Điều 655 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: 1. Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. 2. Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. 3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.      Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về những trường hợp không được quyền hưởng di sản như sau: 1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. 2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.      Theo đó, các đối tượng thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 sẽ không được hưởng di sản, trừ những trường hợp người để lại di sản thừa kế biết hành vi của người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản thừa kế .      Từ các quy định nêu trên cho thấy, ly thân không thuộc vào đối tượng không được hưởng quyền di sản. Trường hợp ly thân mà vẫn chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì nếu vợ (chồng) chết trong thời điểm này thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản của vợ (chồng).      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề trường hợp đã ly thân nhưng chưa ly hôn mà vợ hoặc chồng chết người còn lại có được hưởng thừa kế không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bố mẹ vợ bán nhà cho con rể có được miễn lệ phí trước bạ hay không? Thủ tục đóng lệ phí trước bạ thế nào? - X.Mạnh (Ninh Bình)  Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đế Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau:  Về lệ phí trước bạ: Theo khoản 10 Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về việc miễn lệ phí trước bạ như sau: "10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất." Theo quy định trên, trường hợp nhận thừa kế hoặc quà tặng giữa bố mẹ vợ và con rể thì được miễn lệ phí trước bạ. Trường hợp của bạn là chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bố mẹ vợ với con rể thì khi làm thủ tục đăng kí quyền sử dụng đất sẽ không được miễn lệ phí trước bạ. Như vậy, trong trường hợp này khi bạn tiến hành thủ tục đăng kí quyền sử dụng đất sẽ phải đóng lệ phí trước bạ  Thủ tục nộp lệ phí trước bạ: Theo Điều 11 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định như sau: "1. Tổ chức, cá nhân khai, nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật về quản lý thuế khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Dữ liệu điện tử nộp lệ phí trước bạ qua Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Tổng cục Thuế ký số và cung cấp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, có giá trị như chứng từ bản giấy để cơ quan cảnh sát giao thông, cơ quan tài nguyên môi trường và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền đã kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia truy cập, khai thác dữ liệu phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản." Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
Việc giao kết hợp đồng dựa trên ý chí và thoả thuận của các bên. Khi chấm dứt hợp đồng, hai bên sẽ thoả thuận với nhau tuy nhiên trong một số trường hợp không tìm được "tiếng nói chung" thì một bên sẽ thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Như vậy, đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào? Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng? Trên cơ sở quy định pháp luật, Công ty VietLawyer gửi tới Quý bạn đọc bài viết "Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật mới nhất" Tại Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: "Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng 1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. 2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. 4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường. 5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng." Như vậy, một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận. Đồng thời phải báo cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
Nếu không tự nguyện thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế nào? - M.Mạnh (Hà Giang) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời như sau:   1. Khi nào áp dụng cưỡng chế thi hành án dân sự Theo Điều 9 Luật Thi hành án dân sự 2008, Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008. 2. Căn cứ cưỡng chế thi hành án Điều 70 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định căn cứ để cưỡng chế thi hành án bao gồm: - Bản án, quyết định; - Quyết định thi hành án; - Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án. 3. 06 biện pháp cưỡng chế thi hành án Biện pháp cưỡng chế thi hành án quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008, bao gồm: - Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án. - Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. - Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. - Khai thác tài sản của người phải thi hành án. - Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ. - Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định. Như vậy, nếu không tự nguyện thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án sẽ áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế đã nêu.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
05 điều cần lưu ý khi mua bán xe từ ngày 15/8/2023 - Thủ tục sang tên khi mua bán xe từ ngày 15/8/2023 sẽ áp dụng theo các quy định mới tại Thông tư 24/2023/TT-BCA, trong đó có 05 điều người dân cần đặc biệt lưu ý: 1. Bán xe được giữ lại biển số xe 2. Phải thu hồi biển số trong 30 ngày nếu không sẽ bị phạt 3. Nộp hồ sơ thu hồi biển số, sang tên trên cổng dịch vụ công 4. Được dùng tài khoản định danh thay cho CCCD khi sang tên xe 5. Các bước sang tên xe ☆☆☆ 1. Bán xe được giữ lại biển số xe Khi bán xe cho người khác, chủ cũ vẫn được giữ lại biển số để cấp lại khi đăng ký xe khác thuộc quyền sở hữu của mình. Cụ thể, khoản 7 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định, trường hợp chuyển quyền sở hữu xe thì biển số định danh của chủ xe được cơ quan đăng ký xe thu hồi và sẽ cấp lại khi chủ xe đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình. Biển số định danh được giữ lại cho chủ xe trong 05 năm kể từ ngày thu hồi. Nếu quá thời hạn trên mà chủ biển số chưa đăng ký xe mới thì biển số định danh đó được chuyển vào kho biển số để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định. 2. Phải thu hồi biển số trong 30 ngày nếu không sẽ bị phạt Theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 24, khi bán xe, chủ xe phải giữ lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (không giao cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe) và nộp cho cơ quan đăng ký xe chứng nhận đăng ký xe, biển số xe để làm thủ tục thu hồi. Chủ xe phải làm thủ tục thu hồi trong 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe. Nếu quá thời hạn trên mà chủ xe không làm thủ tục thu hồi hoặc giao chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe làm thủ tục thu hồi thì cơ quan đăng ký xe sẽ ra quyết định xử phạt đối với chủ xe về hành vi không làm thủ tục thu hồi. Đồng thời, chủ xe không làm thủ tục thu hồi sau khi chuyển quyền sở hữu xe phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm liên quan đến xe đó. 3. Nộp hồ sơ thu hồi biển số, sang tên trên cổng dịch vụ công Trước đây, chủ xe hoặc cá nhân, tổ chức dịch vụ được ủy quyền phải trực tiếp nộp giấy đăng ký, biển số xe cho cơ quan đăng ký xe để thu hồi đăng ký xe và biển số theo Điều 16 Thông tư 58/2020/TT-BCA. Tuy nhiên theo quy định mới tại Điều 15 Thông tư 24, chủ xe sẽ kê khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an (sau đây gọi chung là cổng dịch vụ công). Tương tự, tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe cũng sẽ kê khai đăng ký xe trên cổng dịch vụ công. 4. Được dùng tài khoản định danh thay cho CCCD khi sang tên xe Điều 14 Thông tư 24 quy định về hồ sơ đăng ký sang tên, di chuyển xe như sau: - Hồ sơ thu hồi bao gồm: Giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe; Giấy tờ của chủ xe là cá nhân: Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công hoặc xuất trình căn cước công dân, hộ chiếu. Giấy tờ của chủ xe là tổ chức: Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công; trường hợp tổ chức chưa được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thì xuất trình thông báo mã số thuế hoặc quyết định thành lập. 02 bản chà số máy, số khung xe. Chứng nhận đăng ký xe. Biển số xe. Trường hợp di chuyển nguyên chủ, chủ xe không phải nộp lại biển số xe trừ trường hợp xe đã đăng ký là biển 3 hoặc 4 số thì phải nộp lại biển 3 hoặc 4 số đó; Trường hợp mất chứng nhận đăng ký xe hoặc mất biển số xe thì phải ghi rõ lý do trong giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe. Bản sao chứng từ chuyển quyền sở hữu xe. - Hồ sơ đăng ký sang tên, di chuyển xe bao gồm: Giấy khai đăng ký xe. Giấy tờ của chủ xe là cá nhân: Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công hoặc xuất trình căn cước công dân, hộ chiếu. Giấy tờ của chủ xe là tổ chức: Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công; trường hợp tổ chức chưa được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thì xuất trình thông báo mã số thuế hoặc quyết định thành lập. Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe. Chứng từ lệ phí trước bạ. Chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe. Theo quy định trên, cá nhân, tổ chức có thể sử dụng tài khoản định danh thay cho Căn cước công dân khi thực hiện thủ tục sang tên xe. 5. Các bước sang tên xe Trình tự sang tên xe thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư 24 như sau: Bước 1: Bên bán xe thu hồi đăng ký, biển số xe Chủ xe kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công; cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến; nộp hồ sơ thu hồi và nhận giấy hẹn trả kết quả đăng ký xe theo quy định. Sau khi kiểm tra hồ sơ xe hợp lệ, cơ quan đăng ký xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe theo quy định (có dán bản chà số máy, số khung và đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe trên bản chà số máy, số khung xe): 01 bản trả cho chủ xe; 01 bản lưu hồ sơ xe; Trường hợp mất chứng nhận đăng ký xe thì thực hiện xác minh theo quy định. Bước 2: Bên mua xe thực hiện đăng ký sang tên, di chuyển xe Tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe kê khai giấy khai đăng ký xe; đưa xe đến để kiểm tra, cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến. Sau khi kiểm tra hồ sơ xe, thực tế xe đảm bảo hợp lệ thì được cơ quan đăng ký xe cấp biển số theo quy định. Cuối cùng là nhận giấy hẹn trả kết quả, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số xe. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Xác định lãi vay trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng từ 01/01/2017 - Việc phải trả nợ là nghĩa vụ bắt buộc khi đi vay người khác. Tuy nhiên, một số người đến thời hạn trả nợ nhưng trốn tránh không trả. Tuy nhiên người cho vay không xác định được lãi và lãi suất mình cần phải đòi là bao nhiêu. Công ty luật Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc cho các khách hàng có các hợp đồng vay tài sản được xác lập từ 01/01/2017 liên quan đến cách tính lãi của khoản vay chưa trả. I/ Điều kiện áp dụng 1. Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng 2. Hợp đồng được xác lập từ 01/01/2017 3. Hợp đồng được xác lập trước ngày 01/01/2017 nhưng chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ trả nợ, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự 2015  II/ Cách xác định lãi suất của hợp đồng vay tài sản. 1. Nếu lãi suất vay ghi trong hợp đồng vay tài sản hoặc thỏa thuận ngoài hợp đồng vay tài sản nhưng dưới 20%/năm thì lãi suất được xác định theo lãi suất được ghi trong hợp đồng hoặc theo thỏa thuận ngoài hợp đồng vay. 2. Nếu lãi suất vay ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận ngoài hợp đồng trên 20%/năm thì lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Do vậy lãi suất được xác định là 20%/năm. 3. Nếu lãi suất vay được thỏa thuận ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, không xác định rõ được lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác đinh là 10%/năm III/ Cách xác định lãi vay của hợp đồng vay tài sản. Trường hợp 1: Hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ  Tòa án xác định bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 trên số tiền chậm trả tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả nợ gốc). Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng có viết giấy vay ngày 05/02/2017, trong đó không có thỏa thuận về lãi suất, hẹn đến 05/04/2017 trả. Đến ngày 05/4/2017, B không trả tiền vay của A nên ngày 05/6/2017 A khởi kiện đến Tòa án yêu cầu buộc B phải trả số tiền vay là 100.000.000 đồng và lãi suất theo quy định của pháp luật từ ngày 05/4/2017 đến ngày xét xử sơ thẩm. Ngày 05/9/2017, Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án thì B phải trả cho A số tiền gốc là 100.000.000 đồng và lãi suất là: (100.000.000 đồng x 10%/năm) x  5 tháng  = 4.166.666 đồng. Trường hợp 2: Hợp đồng vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi Bên vay phải trả lãi gồm có: Lãi trên nợ gốc, lãi trên nợ lãi và lãi trên nợ gốc quá hạn. Cụ thể: - Lãi trên nợ gốc (lãi trong hạn đối với hợp đồng vay có lãi, có kỳ hạn; lãi trong thời hạn từ thời điểm vay đến thời điểm yêu cầu trả nợ đối với hợp đồng vay có lãi, không kỳ hạn) = (nợ gốc chưa trả) x (lãi suất theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm hoặc 50% mức lãi suất giới hạn của 20%/năm nếu không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất tại thời điểm trả nợ) x thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc.  - Lãi trên nợ lãi chưa trả = (nợ lãi chưa trả) x (50% mức lãi suất giới hạn của 20%/năm) x thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc. - Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa thuận) x thời gian chậm trả nợ gốc. Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng có viết giấy vay ngày 02/2/2018 hẹn đến 02/02/2019 sẽ trả. Trong giấy vay, các bên có thỏa thuận B phải trả A lãi suất hàng tháng là 12%/năm, quá hạn B không trả thì phải chịu lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả là 150% của 12% và chịu lãi trên nợ lãi chưa trả. Đến ngày 02/02/2019, B không trả A 100.000.000 gốc nên đến ngày 02/3/2019 A khởi kiện B đến Tòa án yêu cầu B phải trả A gồm: Tiền gốc là 100.000.000 đồng, tiền lãi trên nợ gốc, lãi trên nợ lãi và lãi trên nợ gốc quá hạn. Quá trình vay B chưa lần nào trả tiền lãi cho A. B phải trả A các khoản lãi theo thỏa thuận gồm: Tiền lãi trên nợ gốc = (100.000.000 đồng x 12%/năm) x 12 tháng = 12.000.000 đồng. Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả = (12.000.000 đồng x 10%/năm) x 12 tháng = 1.200.000 đồng. Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn = (100.000.000 đồng x 150% x 12%) x 1 tháng =  18.000.000 đồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thủ tục xin cấp thị thực điện tử - Ngày 24/06/2023, Quốc hội nước Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Với việc thông qua Luật này, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh, nâng thời hạn tạm trú cho công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực. Trong số những thay đổi đó, phải kể đến việc nâng thời hạn của thị thực điện tử cho người nước ngoài. Việc tăng thời hạn thị thực điện tử được xem như là quy định nhằm thu hút người nước ngoài đến Việt Nam. Trong bài viết này. Công ty luật Vietlawyer sẽ cung cấp cho người đọc về thủ tục cấp thị thực điện tử tại Việt Nam. I/ Thị thực điện tử là gì ? Thị thực điện tử (E-visa) là một loại thị thực do Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài thông qua hệ thống giao dịch, điện tử. Theo đó, loại thị thực này có giá trị 01 lần hoặc nhiều lần, nghĩa là cho phép người nước ngoài được phép nhập cảnh và xuất cảnh Việt Nam, trong thời hạn hiệu lực của thị thực và không dược thay đổi mực đích thị thực Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật số 23/2023/QH15, các thị thực có ký hiệu HN, DL, EV có thời hạn không quá 90 ngày. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 2 Luật số 23/2023/QH15 sửa đổi, bổ sung khoản 3 ĐIều 7 Luật nhập cảnh  xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài ại Việt Nam, thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần, riêng đối với thị thực cấp cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật trên chỉ có giá trị một lần. Như vậy, với việc Luật số 23/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 08 năm 2023 sẽ đồng nghĩa với việc: kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2023, E-visa Việt Nam được cấp cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được nâng lên với thời hạn không quá 90 ngày. Nghĩa là E-visa sẽ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn 90 ngày. Do đó, người nước ngoài không phải làm thủ tục cấp thị thực mới.  II/ Chủ thể có thể đề nghị cấp thị thực điện tử Tùy theo từng đối tượng mà thủ tục cấp E-visa cho người nước ngoài sẽ khác nhau. Hiện nay, Cục quản lý xuất nhập cảnh đã có quy định, hướng dẫn về thủ tục đề nghị cấp E-visa đối với các đối tượng sau đây: - Người nước ngoài đang sống tại nước ngoài - Cơ quan, tổ chức mời bảo lãnh nước ngoài vào Việt Nam. Trong trường hợp làm việc tại Việt Nam, hoặc người nước ngoài là chủ sở hữu, nhà đầu tư tại Việt Nam. người nước ngoài có thể thông qua Cơ quan, Tổ chức bảo lãnh để thực hiện xin cấp Thị thực điện tử. III/ Điều kiện để xin cấp thị thực điện tử đối với người nước ngoài - Người nước ngoài đang ở nước ngoài - Có hộ chiếu hợp lệ (hồ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng trước khi làm thủ tục xin thị thực Việt Nam) - Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo quy định tại Điều 21 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam IV/ Thủ tục đề nghị cấp thị thực điện tử Như đã nêu ở trên. Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam đã quy định và hướng dẫn đối với hai đối tương đề nghị cấp E-visa là cá nhân người nước ngoài và cơ quan, tổ chức bảo lãnh người nước ngoài. Nhìn chung, thời gian giải quyết hồ sơ và trình tự sẽ không quá khó so với xin visa theo các thông thường.\ Về thủ tục đối với từng đối tượng, quý khách có thể tham khảo thêm bài viết về thị thực điện tử của LawPlus tại đây V/ Một số lưu ý - Đối với các giấy tờ xuất nhập cảnh đã cấp cho công dân trước ngày Luật số 23/2023/QH15 có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong giấy tờ đó; - Trường hợp công dân đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh nhưng chưa được cấp khi Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 để giải quyết - Trường hợp người nước ngài đã được cấp E-visa hoặc nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực hoặc đề nghị cấp thị thực điện tử nhưng chưa được cấp khi Luật này có hiệu lực thi hành, thì tiếp tục áp dụng quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 51/2019/QH14 Việc nâng thời hạn E-visa lên tối đa 90 ngày sẽ tạo cơ hội cho người nước ngoài muốn ở Việt Nam trong thời gian dài với nhiều mục đích như du lịch hay thăm bạn bè, người thân. Bên cạnh đó, thủ tục đề nghị cấp E-visa cũng tương đối dễ hơn, không mất quá nhiều thời gian như xin visa theo cách thông thường. Điều này sẽ góp phần thu hút ngày càng nhiều người nước ngoài đến với Việt Nam. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Một số quy định của pháp luật về quyền xác định lại giới tính. Xác định lại giới tính là một quyền của cá nhân được ghi nhận tại Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên có phải mọi trường hợp cá nhân đều có quyền yêu cầu xác định lại giới tính? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  I. Quyền xác định lại giới tính của cá nhân Căn cứ theo Điều 36 Bộ luật dân sự 2015; khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định 88/2008/NĐ-CP, việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong các trường hợp sau:   Giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh: Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật. Chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính: Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính Bộ luật dân sự hiện hành không có quy định về việc độ tuổi xác định lại giới tính của cá nhân, tức không có bất kì hạn chế gì về vấn đề này.  Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan. II. Nguyên tắc xác định lại giới tính Việc xác định lại giới tính phải tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Nghị định 88/2008/NĐ-CP: - Bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình. - Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự  nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính. - Giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính. III. Hồ sơ, thủ tục xác định lại giới tính  * Hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính bao gồm: - Đơn đề nghị xác định lại giới tính theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường hợp xác định lại giới tính cho người chưa đủ 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị; trường hợp xác định lại giới tính cho người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề nghị phải có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó; - Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu. * Thủ tục thực hiện: + Bước 1: Đề nghị xác định lại giới tính - Người đề nghị xác định lại giới tính chuẩn bị hồ sơ và gửi hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính; - Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho người đề nghị xác định lại giới tính trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn. Nếu không chấp nhận thì phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản. + Bước 2: Khám lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị để xác định lại giới tính: Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức việc khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định lại giới tính: - Khám lâm sàng: Ngoại hình; Bộ phận sinh dục ngoài và trong; Các trắc nghiệm về tâm lý giới tính. - Khám cận lâm sàng:Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các cán bộ chuyên môn có thể chỉ định các phương pháp khám cận lâm sàng sau: Siêu âm, nội soi, chụp X quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ; Xét nghiệm nội tiết tố; Xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính; Sinh thiết xác định tuyến sinh dục là tinh hoàn hay buồng trứng. Sau khi có kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức hội chẩn với sự tham gia của các cán bộ chuyên môn để có chỉ định phù hợp trong việc điều trị xác định lại giới tính. Điều trị xác định lại giới tính: - Trên cơ sở đề nghị của người xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ lựa chọn giới tính để có phương pháp điều trị thích hợp, bảo đảm nguyên tắc khi ở giới tính đó, người được xác định lại giới tính có thể hòa nhập cuộc sống về tâm, sinh lý và xã hội một cách tốt nhất; - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tuổi của người đề nghị xác định lại giới tính để phẫu thuật, bảo đảm ở lứa tuổi sớm nhất; - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phẫu thuật và điều trị nội tiết sau phẫu thuật. + Bước 3: Cấp giấy chứng nhận y tế: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính cấp giấy chứng nhận y tế sau khi đã xác định lại giới tính cho người đã được can thiệp y tế. + Bước 4: Đăng ký hộ tịch sau khi xác định lại giới tính. IV. Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến xác định lại giới tính Đối với việc xác định lại giới tính, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm: 1. Thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính. 2. Thực hiện việc xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định về điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính. 3. Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác. 4. Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính.  V. Xử phạt vi phạm hành chính về xác định lại giới tính Các mức phạt hành chính về xác định lại giới tính được quy định tại Điều 45 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cụ thể: - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác; + Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính (Ngoài ra người có hành vi vi phạm còn phải xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử). - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "Một số quy định của pháp luật về quyền xác định lại giới tính". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Thời gian gần đây, tại Khánh Hoà có xảy ra vụ việc khiếu nại quyết  định bồi thường, hỗ trợ tái định cư giữa ông T và UBND huyện Khánh Vĩnh với căn cứ đưa ra là "Bán đất nhưng không bán nhà". Hôm nay VietLawyer sẽ có bài viết đánh giá về vụ việc và các quy định Pháp luật liên quan.   Theo ông T trình bày, năm 2020 ông T có bán thửa đất gia đình ông được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà LTH và bà LTH đã được chính quyền cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đó. Ngoài hợp đồng mua bán đã được công chứng, ông T và bà H đã thực hiện giao kết thêm "Giấy cho ở tạm" có nội dung: bà H cho ông T ở trên mảnh đất mà ông T đã bán từ 26-11-2020 đến 26-5-2022. Khi có dự án đi qua khu vực thửa đất nêu trên, UBND huyện đã có quyết định thu hồi, hỗ trợ tái định cư cho bà H tổng là 1,7 tỉ đồng trong đó đền bù căn nhà số tiền là 770 triệu đồng. Không đồng ý với quyết định trên ông T đã có đơn khiếu nại gửi đến UBND huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hoà với lý do hai bên trong khi giao kết hợp đồng đã đồng ý bà H chỉ mua thửa đất chứ không mua căn nhà.   Xét trên góc độ pháp lý, khiếu nại của ông T bản chất là tranh chấp tài sản giữa ông T và bà H đối với tài sản trên thửa đất ông T đã bán cho bà H cụ thể là căn nhà đã được UBND huyện Khánh Vĩnh thu hồi, đền bù, hỗ trợ tái định cư 770 triệu đồng. Ông T cần thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để được Toà án giải quyết theo đúng quy định.  Theo ông T trình bày, ông và bà H đã giao kết chỉ bán thửa đất chứ không bán căn nhà và ông được bà H cho ở lại trên thửa đất đến tháng 05-2022 theo "Giấy cho ở tạm" hai ông bà đã giao kết. Nhưng theo hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên, hai bên chưa làm thủ tục xác nhận tài sản trên đất vào giấy chứng nhận trước và sau khi chuyển nhượng vì vậy mục "nhà ở" đã để trống, không ghi nội dung, không đủ cơ sở chứng minh hai bên đã thoả thuận không mua căn nhà.   Theo khoản 1 điều 104 Luật Đất đai 2013 quy định về tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm: "Nhà ở, Công trình xây dựng khác, Rừng sản xuất là rừng trồng, Cây lâu năm đã tồn tại có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất." Như vậy, nếu căn nhà của ông T được xây dựng hoàn thành trước hoặc tại thời điểm ông T được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (năm 2013) và có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Pháp luật thì nghiễm nhiên căn nhà sẽ được coi là tài sản gắn liền với đất của ông T.  Toà án thường nhận định, căn nhà và thửa đất là hai thể thống nhất vì căn nhà là một tài sản lớn, cố định được xây dựng bền vững không thể di chuyển như các tái sản thông thường khác. Không những vậy căn nhà còn chịu sự kiểm soát tại mảnh đất mà căn nhà xây dựng trên đó nên việc định đoạt, chuyển nhượng căn nhà trên mảnh đất thuộc sở hữu của người khác là không thể thực hiện được. Từ căn cứ nêu trên nếu có tranh chấp về tài sản đối với căn nhà ông T theo lý do "Bán nhà không bán đất" thì hoàn toàn có thể đánh giá đó là trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử đất của ông T và bà H là vô hiệu theo Luật dân sự 2015.  Điều 408 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về "Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được":    "1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu. 2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được. 3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực." Trên đây là nhận định của Công ty Luật VietLawyer về vụ việc khiếu nại quyết định bồi thường, đền bù hỗ trợ tái định cư và tranh chấp tài sản trên đất, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ giải quyết kịp thời.
 
hotline 0927625666