DỊCH VỤ LUẬT SƯ DÂN SỰ

 Hợp đồng hợp tác - Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.  1. Nội dung của Hợp đồng hợp tác Hợp đồng hợp tác có nội dung như sau: 1. Mục đích, thời hạn hợp tác; 2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; 3. Tài sản đóng góp, nếu có; 4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có; 5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; 6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác; 7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có; 8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có; 9. Điều kiện chấm dứt hợp tác. 2. Các mục đích hợp tác phổ biến và mẫu hợp đồng Hai hoặc nhiều bên có thể hợp tác với các mục đích sau: + Hợp tác đầu tư nâng cấp, kinh doanh khách sạn, nhà hàng (Mẫu hợp đồng) + Hợp tác đầu tư theo dự án (Mẫu hợp đồng) + Hợp tác đầu tư khai thác địa điểm kinh doanh (Mẫu hợp đồng) + Hợp tác đầu tư kinh doanh bất động sản (Mẫu hợp đồng) + Hợp tác xây dựng cao ốc, văn phòng (Mẫu hợp đồng) 3. Các hợp đồng hợp tác dựa trên tài sản góp và mẫu hợp đồng Ngoài việc các nhà đầu tư góp vốn bằng tiền, các bên có thể góp vốn bằng tài sản có thể là: + Hợp tác đầu tư góp vốn bằng máy móc đất đai (Mẫu hợp đồng) + Hợp tác đầu tư góp vốn bằng sản phẩm, nhà xưởng (Mẫu hợp đồng) Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Hợp đồng giả cách là gì ? - Sự phát triển của Việt Nam tác động đến nhu cầu về vay vốn cho hoạt động sản xuất và các nhu cầu về tiêu dùng tăng lên làm cho hoạt động vay tài sản phát triển rất sôi động. Tuy nhiên, cùng với đó phát sinh nhiều biến tướng của hợp đồng cho vay của các cá nhân, tổ chức, bên đi vay có thể dẫn đến tình trạng mất đất, mất nhà, ô tô, xe máy hoặc các tài sản có giá trị khác khi bên vay chỉ vi phạm thỏa thuận về thời gian trả lãi, trả nợ gốc các khoản vay này do đã ký vào "Hợp đồng giả cách" 1. Khái niệm về hợp đồng giả cách  Hợp đồng giả cách theo pháp luật Việt Nam không có khái niệm. Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn xuất hiện nhiều trên các diễn đàn, trang thông tin về pháp luật. Hợp đồng giả cách là một loại Hợp đồng được xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che dấu đi một giao dịch dân sự khác, thường xuất hiện trong các giao dịch dân sự về mua bán, chuyển nhượng hay vay tài sản. Khi các chủ thể tham gia vào một giao dịch dân sự thì giữa các nội dung, mục đích mong muốn của các bên sẽ được thể hiện trên một hình thức giao dịch dân sự đó, có thể bằng văn bản, lời nói hoặc một hành vi nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp nội dung, mục đích, mong muốn của các bên khi tham gia vào giao dịch dân sự lại không được thể hiện bằng chính hình thức của giao dịch đó mà lại được che giấu, ngụy tạo bằng một giao dịch dân sự khác. Theo đó, sẽ tồn tại ít nhất hai giao dịch dân sự về một đối tượng mà các bên nhắm tới, đó là (1) giao dịch dân sự giả tạo; (2) giao dịch dân sự có thật. Mục đích giao kết thực sự của các bên chỉ được thể hiện tại một giao dịch dân sự, còn một giao dịch dân sự kia nhằm che giấu giao dịch dân sự có thật. Nếu nhìn ở góc độ riêng biệt thì đó là hai giao dịch dân sự độc lập có nội dung khác nhau, tuy nhiên phải xét về mối quan hệ giao dịch, ý chí thực sự của các bên và việc các bên thực hiện nội dung giao dịch dân sự trên thực tế thì mới xác định được đâu là giao dịch dân sự "thật" và đâu là giao dịch dân sự "giả". 2. Trách nhiệm pháp lý đối với hợp đồng giả cách  Sở dĩ các đối tượng dùng một giao dịch dân sự giả tạo để che giấu đi một giao dịch dân sự thật sự xuất phát từ nhiều nguyên nhân, động cơ và lý do ẩn sau mỗi giao dịch dân sự đó, chẳng hạn nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế phí đối với Nhà nước, nhằm che giấu đi mực đích thực sự của giao dịch dân sự để không cho các chủ thể khác biết, hoặc đạt được điều khoản ràng buộc bất lợi/ hoặc có lợi hơn so với giao dịch dân sự thực sự.  Ví dụ: Trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, theo quy định pháp luật hiện hành thì bên bán phải nộp khoản thuế thu nhập cá nhân bằng 2% giá trị chuyển nhượng ghi trong Hợp đồng chuyển nhượng nên để giảm/hoặc tránh nghĩa nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản, các bên làm hai Hợp đồng chuyển nhượng, một Hợp đồng viết tay ghi giá trị thật trong giao dịch, Hợp đồng còn lại thì ghi giá trị Hợp đồng nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị thật, được công chứng và làm thủ tục biến động đất đai (sang tên), kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật. Mục tiêu hướng đến của các bên là nhằm giảm các chi phí phát sinh trong giao dịch mua bán này. Tuy nhiên, hậu quả của nó lại rất lớn. Thứ nhất, Luật Quản lý thuế quy định rõ việc người nộp thuế có nghĩa vụ khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế,... Điều đó có nghĩa, khi người bán và người mua cố tình kê khai "ảo" trong hợp đồng chuyển nhượng để né thuế thì hành vi đó là vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm mà khi bị cơ quan chức năng phát hiện có thể sẽ tiến hành truy thu, xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự về tội trốn thuế theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể như sau: Phạt tiền từ 100 triệu đồng – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm nếu trốn thuế từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; Phạt tiền từ 500 triệu động – 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm nếu trốn thuế từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; Phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu trốn thuế từ 1 tỷ đồng trở lên. Thứ hai, bên bán còn có thể rủi ro rất lớn nếu gặp phải trường hợp khi bên mua không hoàn trả đúng số tiền thực tế đã thỏa thuận cho bên bán. Dẫn đến tình trạng kiện tung, mất thời gian và công sức của các bên. Ngoài những trường hợp các bên thực hiện giao dịch giả tạo để nhằm/ tránh những nghĩa vụ thuế, phí đối với Nhà nước, làm thất thu cho ngân sách Nhà nước kể trên, trên thực tế hiện nay, đang phổ biến một loại giao dịch giả tạo gây rất nhiều hệ lụy khi tham gia giao kết Hợp đồng, gây ra nhiều tranh chấp, kiện tụng và quyền lợi của các bên không được giả quyết thỏa đáng. Đó là loại giao dịch cho vay "tín dụng đen". Những đối tượng cho vay sẽ lập hợp đồng chuyển nhượng, mua bán tài sản có chữ ký và công chứng với giá trị lớn hơn so với tài sản cho vay để đảm bảo cho khoản vay, sau đó dùng thủ đoạn tinh vi để hợp thức hóa tài sản của người vay thành của mình. Nguyên nhân do người dân còn thiếu hiểu biết pháp luật về các giao dịch dân sự. Bản thân người đi vay cần tiền gấp và nghĩ vay trong thời gian ngắn, nên chấp nhận trả một khoản lãi cao hơn, thậm chí gấp nhiều lần mức lãi suất tại các Ngân hàng khi thực hiện giao dịch vay tiền bằng hình thức thế chấp tài sản do trình tự, thủ tục thực hiện hình thức này còn phức tạp, mất nhiều thời gian. Pháp luật quy định các ngân hàng, tổ chức tín dụng có quy định nội bộ về hoạt động cho vay vốn riêng, nhưng thoong thường để được vay vốn tại các Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng phải trải qua các bước (1) Tiếp nhận hồ sơ vay vốn; (2) Thẩm định điều kiện vay tiêu dùng cá nhân; (3) Phân tích tín dung; (4) Xét duyện cho vay tiêu dùng cá nhân; (4) Ký kết hợp đồng và giải ngân. Do đó, đay có lẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các đối tượng tín dụng đen lợi dụng, dùng các thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt tài sản của người khác. Tài sản có thể là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, ô tô, xe máy, hoặc những tài sản có giá trị khác. Mục tiêu ban đầu của người đi vay là để vay một khoản tiền nhất định. Tuy nhiên, để có tài sản đảm bảo cho việc vay, các đối tượng cho vay thường yêu cầu người vay phải ký vào bản Hợp đồng chuyển nhượng hoặc Hợp đồng mua bán tài sản đảm bảo rồi đem đi công chứng, chứng thực. Về bản chất, ý chí của người đi vay hiểu hai bản hơp đồng này với một mục tiêu là vay tài sản, Hợp đồng chuyển nhượng/mua bán tài sản chỉ là để đảm bảo cho việc đi vay chứ không có mục đích chuyển nhượng hay mua bán tài sản đó. Nhưng về mặt pháp lý, sẽ tồn tại song song hai bản Hợp đồng cho vay và Hợp đồng chuyển nhượng/mua bán tài sản.  Theo Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định Theo đó chủ thể tham gia giao dịch vay tài sản là các cá nhân hoặc tổ chức, hình thức hợp đồng vay có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng, lãi suất của hợp đồng vay theo sự thỏa thuận giữa các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay theo quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015. Còn với giao dịch mua bán nhà ở, bất động sản được xác lập giữa bên cho vay và bên vay, theo Điều 430 BLDS 2015 quy định “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán”. Ngoài ra, theo Điều 500 BLDS 2015 quy định: Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất. Như vậy, cả hai giao dịch này đều phải dựa trên ý chí đồng nhất của các bên. Do đó, với ý chí của người vay tài sản chỉ muốn dùng tài sản để đảm bảo cho giao dịch vay, chứ không phải là chuyển nhượng hay bán tài sản. Nên, trong những tình huống nói trên, Hợp đồng chuyển nhượng/ mua bán tài sản là Hợp đồng giả tạo nhằm che giấu đi Hợp đồng vay tài sản. Theo khoản 1 Điều 124 BLDS 2015 quy định: Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn còn hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của BLDS hoặc luật khác có liên quan Do đó, khi có dấu hiệu giả tạo hay cưỡng ép ký kết Hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất thì Hợp đồng này có thể bị tuyên vô hiệu. Theo Điều 131 BLDS 2015 quy định: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả lại cho nhau những gì đã nhận, trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả; Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó; Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường Như vậy, khi những Hợp đồng giả cách bị tuyên vô hiệu, đồng nghĩa việc tài sản của những người vay vẫn là của họ. Tuy nhiên, đó là quy định về mặt pháp lý. Trên thực tế, để chứng minh có sự giả tạo hay không là rất khó khăn. Đầu tiên, người vay cần có chứng cứ của việc vay tài sản như Hợp đồng vay tài sản, giấy vay nợ hay bản ghi âm, ghi hình có nội dung của việc các bên thỏa thuận vay tài sản. Tuy nhiên, không phải người vay nào cũng có thể chuẩn bị được chứng cứ này, bởi những đối tượng cho vay thường sẽ nắm chắc các quy định pháp luật về giao dịch dân sự, đã “lách luật” một cách tinh vi. Lợi dụng kẽ hở pháp luật quy định không bắt buộc Hợp đồng vay phải bằng văn bản hoặc văn bản có công chứng mà chỉ cần thỏa thuận miệng, nên những đối tượng cho vay này thông thường chỉ ghi một tờ giấy ghi nợ đối với người vay và yêu cầu người đi vay ký vào Hợp đồng chuyển nhượng hoặc Hợp đồng bán tài sản nhằm đảm bảo cho khoản vay đó và sau đó chỉ đưa bản Hợp đồng chuyển nhượng hay Hợp đồng bán tài sản đó cho người vay, chứ không để người vay cầm giấy tờ vay. Như vậy, với trường hợp như trên, thì người vay tài sản rất khó có chứng cứ để làm bằng chứng cho việc vay tài sản này. Để giải quyết vụ việc khi có tranh chấp xảy ra, người đi vay cần phải chứng minh việc ký kết hợp đồng giả tạo này không đồng nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của người đi vay, tức là cần chứng minh bản thân người đi vay khi ký Hợp đồng chuyển nhượng hay Hợp đồng mua bán tài sản là để đảm bảo cho khoản vay của mình chứ không phải mục đích chuyển nhượng/ bán tài sản cho người cho vay. Tuy nhiên, việc Tòa án đánh giá Hợp đồng nào là giả tạo, hợp đồng nào là có thực, các bên có hoàn toàn tự nguyện hay có sự cưỡng ép khi ký kết hợp đồng cũng là yếu tố khó khăn. Bởi Hợp đồng vay tài sản có hiệu lực khi thỏa thuận bằng miệng, trong khi Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản cần phải công chứng, chứng thực. Các văn phòng công chứng cũng làm việc đúng pháp luật khi các bên có đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật, nên việc đánh giá chứng cứ, chứng minh trong những vụ tranh chấp này cũng rất khó khăn. Dẫn đến quá trình kiện tụng kéo dài, gây tốn kém, số tiền vay thì càng ngày càng lớn. Đặc biệt nếu thua kiện còn có thể vừa mất luôn tài sản đó, vừa mất tiền, thời gian và công sức của mình. Trên thực tế, có nhiều người dân đã mất trắng tài sản do “dính phải” Hợp đồng giả cách. Ví dụ thực tế: Báo Sài Gòn Giải Phóng Online có bài viết đăng tải ngày 01/9/2018 với nội dung “Dính bẫy hợp đồng giả cách: nhiều gia đình trắng tay”. Theo nội dung báo, Gia đình bà Đào Thị Sậu (ngụ xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) có 2 thửa đất với tổng diện tích hơn 5.800m2 (đất trồng lúa và nhà ở). Cuối năm 2012, vì gia đình có người thân bị tai nạn giao thông, bà Sậu quyết định lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ – người dân quen gọi là sổ đỏ) 2 thửa đất trên để vay tiền chạy chữa. Thông qua người quen, bà Sậu biết được một người tên H. chấp nhận cho vay số tiền 30.000.000 đồng (lãi suất 600.000 đồng/tháng). Để được vay tiền, H. yêu cầu gia đình bà Sậu đưa 2 sổ đỏ để làm tin. Tháng 11/2012, giữa gia đình bà Sậu và H. đã làm một giấy viết tay thỏa thuận với nội dung: Nếu như gia đình bà Sậu không đóng lãi theo thỏa thuận thì H sẽ mang sổ đỏ vào thế chấp Ngân hàng để trả tiền vay. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của gia đình bà Sậu, cộng với “con mồi” đang cần tiền gấp, H yêu cầu gia đình ký vào Hợp đồng chuyển nhượng 2 thửa đất trên và sang tên mình tại Văn phòng Công chứng C.L. (TP Cần Thơ). Cũng từ đó, gia đình bà Sậu trở thành người trắng tay, không đất không nhà. Tương tự là trường hợp của ông Vương Thanh Xuân (thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang). Ông Xuân mất gần 13.000m2 đất và nhà cũng từ thủ đoạn tương tự của các đối tượng cho vay. Trước đó năm 2010, do làm ăn thua lỗ ông Vương Thanh Hiền mượn sổ đỏ (13.000m2 đất trồng cây lâu năm) của em mình là ông Xuân đi vay số tiền 220 triệu đồng từ ông T. Để vay được tiền, tháng 2/2010 ông T yêu cầu ông Xuân phải ký Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ diện tích gần 13.000m2 đất để làm tin. Không trả được tiền theo thỏa thuận, năm 2012 ông T khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Châu Thành yêu cầu thực hiện hợp đồng giao đất. Như vậy, đồng nghĩa với việc ông Xuân chỉ bán chưa đầy 17 triệu đồng/1m2 đất, cộng với căn nhà gắn với đất mà ông đang ở cũng không còn. Ngoài ra, trên thực tế còn có nhiều sự việc tương tự khác xảy ra tại nhiều tỉnh thành trong cả nước mà Tòa án đã và đang giải quyết. Như chúng ta đã biết, vấn đề vay vốn, vay tài sản để phục vụ cho các nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh là vấn đề thiết yếu, đặc biệt trong nền kinh tế đang phát triển hiện nay tại Việt Nam. Để tránh/giảm bớt các rủi ro cho người đi vay cần có một số giải pháp để phòng tránh giao dịch giả tạo từ hợp đồng vay tín dụng đen và hoàn thiện pháp luật. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về hơp đồng giả cách. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Xác định lãi vay trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng từ 01/01/2017 - Việc phải trả nợ là nghĩa vụ bắt buộc khi đi vay người khác. Tuy nhiên, một số người đến thời hạn trả nợ nhưng trốn tránh không trả. Tuy nhiên người cho vay không xác định được lãi và lãi suất mình cần phải đòi là bao nhiêu. Công ty luật Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc cho các khách hàng có các hợp đồng vay tài sản được xác lập từ 01/01/2017 liên quan đến cách tính lãi của khoản vay chưa trả. I/ Điều kiện áp dụng 1. Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng 2. Hợp đồng được xác lập từ 01/01/2017 3. Hợp đồng được xác lập trước ngày 01/01/2017 nhưng chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ trả nợ, lãi suất phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự 2015  II/ Cách xác định lãi suất của hợp đồng vay tài sản. 1. Nếu lãi suất vay ghi trong hợp đồng vay tài sản hoặc thỏa thuận ngoài hợp đồng vay tài sản nhưng dưới 20%/năm thì lãi suất được xác định theo lãi suất được ghi trong hợp đồng hoặc theo thỏa thuận ngoài hợp đồng vay. 2. Nếu lãi suất vay ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận ngoài hợp đồng trên 20%/năm thì lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Do vậy lãi suất được xác định là 20%/năm. 3. Nếu lãi suất vay được thỏa thuận ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, không xác định rõ được lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác đinh là 10%/năm III/ Cách xác định lãi vay của hợp đồng vay tài sản. Trường hợp 1: Hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ  Tòa án xác định bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 trên số tiền chậm trả tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả nợ gốc). Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng có viết giấy vay ngày 05/02/2017, trong đó không có thỏa thuận về lãi suất, hẹn đến 05/04/2017 trả. Đến ngày 05/4/2017, B không trả tiền vay của A nên ngày 05/6/2017 A khởi kiện đến Tòa án yêu cầu buộc B phải trả số tiền vay là 100.000.000 đồng và lãi suất theo quy định của pháp luật từ ngày 05/4/2017 đến ngày xét xử sơ thẩm. Ngày 05/9/2017, Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án thì B phải trả cho A số tiền gốc là 100.000.000 đồng và lãi suất là: (100.000.000 đồng x 10%/năm) x  5 tháng  = 4.166.666 đồng. Trường hợp 2: Hợp đồng vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi Bên vay phải trả lãi gồm có: Lãi trên nợ gốc, lãi trên nợ lãi và lãi trên nợ gốc quá hạn. Cụ thể: - Lãi trên nợ gốc (lãi trong hạn đối với hợp đồng vay có lãi, có kỳ hạn; lãi trong thời hạn từ thời điểm vay đến thời điểm yêu cầu trả nợ đối với hợp đồng vay có lãi, không kỳ hạn) = (nợ gốc chưa trả) x (lãi suất theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm hoặc 50% mức lãi suất giới hạn của 20%/năm nếu không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất tại thời điểm trả nợ) x thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc.  - Lãi trên nợ lãi chưa trả = (nợ lãi chưa trả) x (50% mức lãi suất giới hạn của 20%/năm) x thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc. - Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa thuận) x thời gian chậm trả nợ gốc. Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng có viết giấy vay ngày 02/2/2018 hẹn đến 02/02/2019 sẽ trả. Trong giấy vay, các bên có thỏa thuận B phải trả A lãi suất hàng tháng là 12%/năm, quá hạn B không trả thì phải chịu lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả là 150% của 12% và chịu lãi trên nợ lãi chưa trả. Đến ngày 02/02/2019, B không trả A 100.000.000 gốc nên đến ngày 02/3/2019 A khởi kiện B đến Tòa án yêu cầu B phải trả A gồm: Tiền gốc là 100.000.000 đồng, tiền lãi trên nợ gốc, lãi trên nợ lãi và lãi trên nợ gốc quá hạn. Quá trình vay B chưa lần nào trả tiền lãi cho A. B phải trả A các khoản lãi theo thỏa thuận gồm: Tiền lãi trên nợ gốc = (100.000.000 đồng x 12%/năm) x 12 tháng = 12.000.000 đồng. Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả = (12.000.000 đồng x 10%/năm) x 12 tháng = 1.200.000 đồng. Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn = (100.000.000 đồng x 150% x 12%) x 1 tháng =  18.000.000 đồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Giao dịch dân sự là phương tiện pháp lý quan trọng để mọi người thỏa mãn mọi nhu cầu trong cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều giao dịch xuất phát từ hành vi lừa dối của một bên chủ thể. Bộ luật Dân sự quy định giao dịch này sẽ bị vô hiệu. Bản chất của giao dịch dân sự là hợp đồng có sự thống nhất ý chí giữa các bên hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 1. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Căn cứ theo Điều 117 BLDS thì để một giao dịch dân sự có hiệu lực phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: +) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; +) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; +) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Như vậy từ quy định trên, chúng ta có thể thấy chỉ cần thiếu một trong các điều kiện này thì giao dịch dân sự sẽ bị coi là vô hiệu. 2. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối Theo quy định tại Điều 127 BLDS, khi một giao dịch dân sự bị coi là lừa dối khi trong giao dịch dân sự đó là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Một ví dụ điển hình: Anh Nguyễn Văn A là chủ một shop quần áo lớn tại Hà Nội. Khi anh A đang tìm kiếm nguồn hàng để nhập về bán trên các sàn thương mại điện tử thì anh Trần Văn B có nhắn tin làm quen và hứa sẽ cung cấp lô hàng chất lượng cao cho anh A và hứa sẽ lấy giá sỉ đối với lô hàng trên. Cả hai anh đều đồng ý, anh B có hẹn anh A ra để ký kết hợp đồng mua bán. Sau khi hoàn thành xong hết thủ tục anh A mang quần áo về cửa hàng để bán thì phát hiện ra đây là lô quần áo chất lượng kém do nước ngoài sản xuất nhưng nhãn mác lại gắn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Vậy đây là hành vi lừa dối của anh B đối với anh A. Trong trường hợp này anh A là bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. 3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu Điều 131 BLDS quy định về những hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu: - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.  - Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. -  Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định. Như vậy, đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý cụ thể như sau: Giao dịch dân sự sẽ không phát sinh hiệu lực, các bên khôi phục lại trạng thái trước khi xác lập giao dịch, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi, cụ thể ở đây là bên có hành vi lừa dối sẽ phải bồi thường cho bên bị lừa dối. Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để đ
Luật sư tranh chấp hợp đồng dân sự là luật sư tư vấn pháp lý, hướng dẫn, soạn thảo hợp đồng, đưa ra các ý kiến, giải pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với một bên trong hợp đồng dân sự. Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng dân sự có nhiệm vụ giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp và xung đột phát sinh liên quan đến hợp đồng dân sự đã ký kết, giảm thiểu rủi ro phát sinh khi ký kết hợp đồng một cách chính xác và hiệu quả. Các nhiệm vụ của luật sư tranh chấp hợp đồng dân sự bao gồm tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng loại hợp đồng dân sự phù hợp; nghiên cứu và đưa ra các giải pháp pháp lý để giảm thiểu rủi ro phát sinh sau này khi xác lập hợp đồng dân sự; tham gia đàm phán và đưa ra các giải pháp khác nhau để giúp khách hàng lựa chọn để giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự một cách nhanh chóng và hiệu quả; đại diện theo ủy quyền cho khách hàng trong các phiên tòa và xử lý các thủ tục pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng dân sự. 1. Nội dung/Lĩnh vực tư vấn của Luật sư Tranh chấp hợp đồng dân sự   1.1 Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự phổ biến - Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ của một bên trong giao dịch dân sự; - Tranh chấp về số lượng, chất lượng tài sản trong hợp đồng không đạt cam kết; - Tranh chấp về giá trị của hợp đồng; - Tranh chấp về thời hiệu hợp đồng, gia hạn hợp đồng mới, chấm dứt hợp đồng; - Tranh chấp về tính pháp lý của hợp đồng; - Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; - Các tranh chấp khác về tài sản theo quy định của pháp luật. 1.2 Các yêu cầu liên quan đến hợp đồng dân sự  - Yêu cầu về soạn nội dung của hợp đồng; - Yêu cầu tư vấn các phương án để xác lập hợp đồng; - Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; - Các yêu cầu khác về tài sản theo quy định của pháp luật. 1.3 Luật sư tư vấn cho cá nhân, pháp nhân đối với hợp đồng dân sự  Luật sư tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân đối với hợp đồng dân sự bao gồm: - Hiệu lực của hợp đồng dân sự  - Thời hạn, thời hiệu trong hợp đồng dân sự  - Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại liên quan đến hợp đồng dân sự;  - Quyền và nghĩa vụ của khách hàng trong hợp đồng; 1.4 Các hình thức tư vấn áp dụng tại Vietlawyer - Tư vấn qua khung chat trên web Vietlawyer.vn: áp dụng cho những khách hàng có thắc mắc về những vụ việc nhỏ, không phức tạp hoặc khi khách hàng chưa sắp xếp được lịch hoặc chưa có nhu cầu đến văn phòng.  - Tư vấn qua điện thoại: áp dụng cho những vụ việc gấp, cần giải quyết ngay, những vụ việc mang tính phức tạp cần gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn tới văn phòng. - Dịch vụ luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng trực tiếp tại văn phòng: khách hàng được quyền yêu cầu Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng giỏi, tư vấn tại văn phòng áp dụng với những trường hợp phức tạp, những vụ án tranh chấp dân sự cần giải quyết nhanh hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
Những điểm mới trong dự thảo Luật căn cước công dân - Dưới đây là những điểm mới trong dự thảo Luật căn cước công dân sẽ thay thế Luật căn cước công dân 2014 liên quan đến mở rộng đối tượng được cấp căn cước, thay đổi trong hình thức Căn cước công dân, vấn đề bảo mật và tích hợp thông tin đối với Căn cước công dân 1. Mở rộng đối tượng được cấp Căn cước công dân Theo Luật căn cước công dân hiện hành, công dân Việt Nam được cấp Căn cước công dân. Theo dự thảo luật, đối tượng được cấp Căn cước công dân mở rộng thêm người gốc Việt Nam và người không có quốc đang sinh sống tại Việt Nam. 2. Thay đổi nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân  Theo điểm b khoản 1 Điều 18 Luật căn cước công dân hiện hành: Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ. Theo dự thảo luật, vân tay sẽ được lược bỏ. Các thông tin số thẻ căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ tại Luật Căn cước công dân hiện hành thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú và dòng chữ "Nơi cấp: Bộ Công an". 3. Bổ sung quy định về việc cấp thẻ Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi  Theo dự thảo Luật Căn cước công dân, công dân dưới 14 tuổi có nhu cầu cấp thẻ Căn cước công dân có thể yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân. 4. Tích hợp một số thông tin vào Căn cước công dân Các thông tin được tích hợp vào thẻ Căn cước công dân bao gồm: Thẻ bảo hiểm y tế, Số bảo hiểm xã hội, Giấy phép lái xe, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy tờ khác theo quy định. 5. Nghiêm cấm mua, bán, trao đổi, chia sẻ, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Có chỉnh lý, bổ sung nội dung nghiêm cấm mua, bán, trao đổi, chia sẻ, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước. 6. Đề xuất Chứng minh nhân dân sử dụng đến hết ngày 31/12/2024 Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày dự thảo Luật có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng chứng minh nhân dân vẫn có hiệu lực. Các cơ quan quản lý nhà nước không được yêu cầu đính, thay đổi thông tin liên quan đến Chứng minh nhân dân nêu trên. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VIETLAWYER về các điểm mới trong dự thảo Luật căn cước công dân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/.
Người khuyết tật được quyền nhận nuôi con nuôi, vậy thủ tục nhận nuôi con nuôi của người khuyết tật gồm những gì? Trên cơ sở hiện hành, Công ty Luật VietLawyer chia sẻ với khách hàng như sau:  Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi được thực hiện như thế nào? Theo Điều 22 Luật Nuôi con nuôi 2010 (được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP và Điều 29 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP), thủ tục đăng ký việc nhận nuôi con nuôi như sau:  "1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. 2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. 3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi." Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi được thực hiện như sau: - Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên. - Căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi và sự đồng ý của con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên, cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi họ, chữ đệm và tên của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về hộ tịch. - Việc bổ sung, thay đổi thông tin về cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Ngày nay nhu cầu ra nước ngoài định cư ngày càng tăng, vậy công dân ra nước ngoài định cư có cần làm thủ tục xóa đăng ký thường trú không? Trên quy định của pháp luật hiện hành Công ty Luật VietLawyer chia sẻ đến quý khách hàng như sau:  Theo điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 quy định về các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như sau: "1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú: a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; b) Ra nước ngoài để định cư; c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này; d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này; g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này; h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật." Theo quy định nêu trên thì công dân ra nước ngoài định cư thì thuộc một trong các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú. Như vậy, công dân ra nước ngoài định cư không cần làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi công dân ra nước ngoài định cư có cần làm thủ tục xóa đăng ký thường trú không? Quý khách hàng có thắc mắc cần được giải đáp hãy gửi câu hỏi hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. Trân trọng./.
Các loại thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân - Thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012. Quy định một số loại thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân.  Căn cứ tại ĐIều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 (khoản 10 Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, một số quy định được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi các luật về thuế 2014) , các loại được miễn thuế thu nhập cá nhân bao gồm: - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ và chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. - Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. - Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất - Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể, ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau - Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường - Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất - Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - Thu nhập từ kiều hối - Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật  - Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả - Thu nhập từ học bổng, bao gồm: a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó - Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật  - Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được có quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đâọ, không nhằm mục đích lợi nhuận - Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích tự thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt  - Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế. - Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các loại thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Nhà sư có thể nhận nuôi con nuôi không? Để nhận nuôi con nuôi, nhà sư cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? - Hiện nay, việc nhận con nuôi diễn ra rất phổ biến, và có rất nhiều nhà sư nhận nuôi con nuôi. Vậy nhà sư có thể nhận nuôi con nuôi hay không? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Nhà sư có thể nhận nuôi con nuôi hay không? Theo quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 về điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi như sau: a) Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; - Có tư cách đạo đức tốt. b) Những người sau đây không được nhận con nuôi: - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; - Đang chấp hành hình phạt tù; Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. c) Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này. Như vậy, theo quy định hiện hành, pháp luật không cấm hay hạn chế nhà sư không được phép nhận con nuôi. Nếu muốn nhận nuôi con nuôi thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để nhận con nuôi được quy định cụ thể trên. 2. Nhà sư cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Căn cứ theo Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì nhà sư cần chuẩn bị hồ sơ như sau: - Đơn xin nhận con nuôi; - Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi. 3. Nhà sư cần thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi như thế nào? Tại Điều 22 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về Đăng ký việc nuôi con nuôi như sau: "1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. 2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. 3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi." Đồng thời, tại Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi như sau: "1. Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên. 2. Trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi mà phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh đang lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã còn để trống, thì căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, công chức tư pháp – hộ tịch ghi bổ sung các thông tin của cha mẹ nuôi vào phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; tại cột ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi. 3. Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi." Như vậy, nhà sư cần thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi theo quy định cụ thể trên. Quý khách hàng có thắc mắc, cần tư vấn hãy liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được giải đáp kịp thời.
Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích? - Một người mất tích hay không phải căn cứ vào các điều kiện nêu tại Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về tuyên bố một người mất tích như sau: 1. Xác định trường hợp người bị mất tích Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015: "Điều 68. Tuyên bố mất tích 1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. 2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. 3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch." Như vậy, bắt buộc phải được Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích thì người đó mới được coi là mất tích. Sau khi có quyết định, Tòa án sẽ gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú về hộ tịch. 2. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích được pháp luật quy định như thế nào? 2.1. Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích  1) Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự. 2) Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó. 2.2. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích 1) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. 2) Nội dung thông báo và việc công bố thông báo được thực hiện theo quy định tại Điều 384 và Điều 385 của Bộ luật này. Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên. 3) Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích. 4) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo quy định tại khoản 2 Điều này thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu. 2.3. Quyết định tuyên bố một người mất tích Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự. 2.4. Khi nào được hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích? Theo Điều 390 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích khi: - Người bị Tòa án tuyên bố mất tích trở về hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự. - Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, trong đó phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về thủ tục tuyên bố một người mất tích. Quý khách hàng có thắc mắc liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết.
Các trường hợp không thể yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm - Luật kinh doanh bảo hiểm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 có quy định về một số trường hợp người được bảo hiểm không thể yêu cầu công ty, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm. Các trường hợp nêu trên bao gồm: - Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực; - Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hơp tại khoản 2 Điều này; - Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng; - Người được bảo hiểm chết do thi hành án tử hình; - Thỏa thuận khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm  Do vậy người mua bảo hiểm nên cẩn trọng các quy định trong hợp đồng liên quan đến các thỏa thuận miễn trừ bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các trường hợp không thể yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666