DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ

Thực tế hiện nay, nhiều người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý chứng từ kế toán như giám đốc, kế toán, thủ quỹ,… lại có hành vi lập khống chứng từ để thực hiện mục đích cá nhân. Hành vi này sẽ bị xử phát như thế nào? Vietlawyer xin được giải đáp thắc mắc: Thế nào là lập khống chứng từ kế toán Tại Khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015: “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán”, ví dụ: Phiếu chi, Phiếu thu, Phiếu xuất - nhập kho, Biên lai thu tiền,… Lập khống chứng từ kế toán thường nhằm mục đích để bù cho những khoản chi không có chứng từ hoặc không lấy được chứng từ và các khoản chi không hợp pháp khác, số tiền từ việc lập khống này sẽ được các đối tượng chiếm đoạt và sử dụng vào mục đích cá nhân. Đây là hành vi lập nên những chứng từ không có thật trên thực tế hoặc chỉ có một phần thông tin đúng sự thật, những chứng từ này được coi là không hợp pháp. Và căn cứ Khoản 5 Điều 18 Luật Kế toán 2015: “Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán”. Hành vi lập khống chứng từ kế toán thường là hành vi của những người có chức trách, nhiệm vụ như kế toán, thủ quỹ của cơ quan, doanh nghiệp. Do đó, hành vi lập khống chứng từ kế toán có thể bị xử phát hành chính theo điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Xử phạt hành chính  Căn cứ điểm a Khoản 3, điểm a Khoản 4 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán như sau: “3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; ... 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;” Căn cứ Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau: “1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. … 3. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.” Theo đó, hành vi lập khống chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm. Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo. Truy cứu trách nhiệm hình sự  Căn cứ Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội tham ô tài sản như sau: “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;” Theo quy định của pháp luật hình sự, nếu cấu thành tội phạm, hành vi lập chứng từ, khai khống trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm chiếm đoạt tài sản làm của riêng của cơ quan, tổ chức là hành vi tham ô. Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội và số tiền đã chiếm đoạt mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt khác nhau được quy định tại Điều 353 nêu trên. Căn cứ Khoản 1 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau: “Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây: 1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;” Ngoài ra, hành vi khai khống chứng từ kế toán của người lao động nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người sử dụng lao động thì người vi phạm còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về lao động bằng hình thức kỷ luật sa thải. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về Lập khống chứng từ kế toán bị xử phạt như thế nào? Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
    Buôn bán hàng cấm là hành vi vi phạm pháp luật nhưng trên thực tế hoạt động này vẫn được nhiều người vì mục đích chuộc lợi mà cố tình vi phạm và thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm qua mắt cơ quan chức năng. Một trong số đó là buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội. Vậy, trường hợp  - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Thế nào là hàng cấm?      Căn cứ theo Khoản 5 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: "Hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam. Khi đó, cá nhân, tổ chức có hành vi buôn bán các loại hàng trên dưới bất kì hình thức nào cũng được xem là đang buôn bán hàng cấm. 2. Mức phạt tù của tội buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội 2.1. Mức phạt tù đối với cá nhân buôn bán hàng cấm      Căn cứ theo Điều 190 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định Mức phạt tội sản xuất, buôn bán hàng cấm đối cá nhân vi phạm như sau: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít; b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao; c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; d) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít; e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao; g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam; h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng; k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu; l) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên; b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên; c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên; d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên;      Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 4 Điều 190 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cá nhân sản xuất, buôn bán hàng cấm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau: 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 2.2. Mức phạt tù đối với pháp nhân thương mại buôn bán hàng cấm      Căn cứ theo Khoản 5 Điều 190 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định Mức phạt tội sản xuất, buôn bán hàng cấm đối với pháp nhân thương mại như sau: 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
    Cụm từ cải tạo không giam giữ có thể đã được nghe đến nhiều trong lĩnh vực hình sự, tội phạm nhưng để hiểu đúng thì cải tạo không giam giữ là gì và những trường hợp nào được miễn cải tạo? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây: 1. Cải tạo không giam giữ là gì?      Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 32 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) ta có thể hiểu cải tạo không giam giữ là một hình phạt chính áp dụng cho cá nhân phạm tội.      Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 1 Điều 36 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về cải tạo không giam giữ: 1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.      Mặt khác, theo quy định tại Điều 100 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về cải tạo không giam giữ đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: 1. Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng. 2. Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định. 2. Các trường hợp được miễn cải tạo không giam giữ      Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 62 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì có các trường hợp được miễn cải tạo không giam giữ như sau: 1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá. 2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Sau khi bị kết án đã lập công; b) Mắc bệnh hiểm nghèo; c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. 3. Giảm mức hình phạt cải tạo không giam giữ đã tuyên      Căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 63 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về giảm mức hình phạt đã tuyên thì: 1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân. 2. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. ...      Như vậy, cải tạo không giam giữ là hình phạt không buộc người phạm tội phải cách ly khỏi xã hội, đây là hình phạt cho phép người phạm tội vẫn tiếp tục được lao động, sản xuất, sinh hoạt với cộng đồng nhưng đặt dưới sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền và quần chúng nhân dân.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề cải tạo không giam giữ và các quy định của pháp luật liên quan đến cải tạo không giam giữ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Thế nào là Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng? Người chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng bị xử phạt như thế nào? Thực tế hiện nay một vài cá nhân cho phép mình tự chế tạo, mua bán súng, vũ quân dụng nhằm mục đích phòng vệ hoặc nhiều mục đích khác nhau. Do đó,, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm mà người thực hiện hành vi phạm tội có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Thế nào là vũ khí?      Căn cứ Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) - Luật quản lí vũ khí quy định: 1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. 2. Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm: a) Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu; b) Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân; c) Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa; d) Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này. 3. Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này. 4. Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu. 5. Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm: a) Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này; b) Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao. 6. Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao. ...      Như vậy, mọi hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ là hành vi bị nghiêm cấm. 2. Các yếu tố cấu thành tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng      Theo khoa học hình sự, để cấu thành tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng cần có đủ các dấu hiệu pháp lý sau: - Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm chế độ quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm này là vũ khí quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự. - Chủ thể: Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. - Mặt khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, làm mới hoàn toàn hoặc lắp ráp từ những bộ phận của vũ khí, phương tiện và có giá trị sử dụng theo tính năng tác dụng của chúng. - Mặt chủ quan: Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý. 3. Mức phạt cho người chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng      Tùy vào mức độ gây nguy hiểm cho xã hội mà người chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng sẽ bị phạt theo các khung hình phạt khác nhau cụ thể người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng truy tố hình sự theo quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Có tổ chức; b) Vật phạm pháp có số lượng: từ 03 đến 10 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 01 đến 05 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 05 đến 15 quả mìn, lựu đạn; từ 03 đến 10 quả đạn cối, đạn pháo; từ 300 đến 1.000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 200 đến 600 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly; từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam thuốc nổ các loại hoặc từ 1.000 đến 3.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ; từ 3.000 mét đến dưới 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ. c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. đ) Vật phạm pháp có số lượng: từ 11 đến 30 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 6 đến 20 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 16 đến 45 quả mìn, lựu đạn; từ 11 đến 30 quả đạn cối, đạn pháo; từ 1.001 đến 3000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 601 đến 2.000 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly; từ trên 31 kilôgam đến 100 kilôgam thuốc nổ các loại; từ 3.001 đến 10.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ hoặc từ 10.000 mét đến dưới 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Vật phạm pháp có số lượng: từ 31 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên trở lên; từ 21 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41 trở lên; từ 46 quả mìn, lựu đạn trở lên; từ 31 quả đạn cối, đạn pháo trở lên; từ 3001 viên đạn trở lên (đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống); từ 2.001 viên đạn súng máy cao xạ trở lên (đạn cỡ 12,7 ly đến 25 ly); từ 101 kilôgam trở lên thuốc nổ các loại; từ 10.001 nụ xuỳ hoặc ống nổ trở lên hoặc từ 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ trở lên. b) Làm chết 03 người trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”      Như vậy, đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 đến 07 năm, đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng và bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 - 05 năm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tội bức tử và tội hành hạ người khác đều là các tội danh có hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, thân thể, danh dự của người khác. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa tội bức tử và tội hành hạ người khác - VietLawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. 1. Quy định pháp luật hiện hành Hành vi bức tử và hành vi hành hạ người khác đều là hành vi đối xử tàn ác, ức hiếp như thường xuyên đánh đập người lệ thuộc vào mình và lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Cả hai tội danh này đều được thực hiện bằng hình thức lỗi cố ý, vì vậy có nhiều điểm giống nhau nên khi hành vi được xác lập đôi khi sẽ khiến ta nhầm lẫn giữa hai tội danh này. “Điều 130. Tội bức tử 1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.” ... “Điều 140. Tội hành hạ người khác 1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên; c) Đối với 02 người trở lên.” 2. Phân biệt tội bức tử và tội hành hạ người khác - Tội bức tử: + Nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân tự sát là do hành vi của người phạm tội đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người đó. + Hành vi khách quan của tội bức tử phải dẫn đến hậu quả là người bị hại tự sát, tức là nạn nhân có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau, đã tự mình thực hiện việc tước đoạt tính mạng của chính mình như: thắt cổ, uống thuốc độc, nhảy cầu, tự đâm vào bụng hay bắn vào đầu,... + Hành vi tự sát phải do chính nạn nhân thực hiện, trường hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp đỡ thì không cấu thành tội phạm này. + Hành vi tự sát không nhất thiết phải có hậu quả chết người. + Nạn nhân của tội bức tử là những người lệ thuộc vào người phạm tội. - Tội hành hạ người khác: + Không dẫn đến hậu quả nạn nhân tự sát + Nạn nhân của tội làm nhục người khác là người lệ thuộc vào người phạm tội nhưng ngoài ông bà cha mẹ con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng người phạm tội. Như vậy, dựa vào hành vi phạm tội và căn cứ vào hậu quả xảy ra có thể phân biệt hai tội danh này. Nếu hậu quả dẫn đến việc người lệ thuộc tự sát thì cấu thành tội bức tử. Ngoài ra, trường hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp thì không cấu thành tội bức tử. Trường hợp có hành vi đổi xử người lệ thuộc vào mình là ông bà cha mẹ vợ chồng con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mà nạn nhân không tự sát thì cấu thành tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Xâm nhập gia cư bất hợp pháp là gì? Người có hành vi xâm nhập gia cư bất hợp phát sẽ bị xử phạt thế nào? Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, được ghi nhận trong Hiến pháp. Chỗ ở hợp pháp của người khác thuộc quyền quản lý, đảm bảo an toàn của người đó cho nên các hành vi xâm phạm gia cư bất hợp pháp là hành vi xâm phạm quyền con người được pháp luật bảo vệ. Tùy vào tính chất, mức độ hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc khởi tố hình sự - VietLawyer sẽ giải đáp về vấn đề này qua bài viết dưới đây. 1. Xâm phạm gia cư bất hợp pháp là gì? Hành vi xâm nhập gia cư bất hợp pháp là hành vi tự ý xâm phạm chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của họ, hành vi tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác. Hành vi xâm nhập gia cư bất hợp pháp là hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền công dân được quy định theo Điều 22 Hiến pháp 2013, cụ thể: “1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.  2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.  3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.” Như vậy, Hành vi xâm phạm chỗ ở người khác là hành vi xâm phạm đến quyền công dân của con người được pháp luật bảo hộ. 2. Dấu hiệu của tội phạm xâm nhập gia cư bất hợp pháp - Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này được thực hiện thông qua một hoặc các hành vi sau: + Có hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác. Không có sự đồng ý của người đó hay không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền. + Có hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi nơi ở của họ hoặc mọi thủ đoạn khác nhằm chiếm, giữu chỗ ở, cản trở trái phép không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ. Có thể thực hiện bằng việc đe dọa, dùng vũ lực, gây sức ép về mặt tinh thần,... - Khách thể: Hành vi này xâm phạm quyền bất khả xâm phạm của người khác, cụ thể là chỗ ở, nơi sinh sống hoặc bất cứ nơi nào mà người bị hại sử dụng để ở ( như nhà kho, thùng xe, ghe tàu,...) - Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này có lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi nhận thức được hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác là trái pháp luật những vẫn thực hiện. - Chủ thể: là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. 3. Người có hành vi xâm phạm gia cư bất hợp pháp bị xử phạt như thế nào? Hiện nay, có rất nhiều trường hợp tự ý vào nhà của người khác nhưng chưa được sự đồng ý của họ như: nghi bị trộm tài sản tự ý vào khám xét nhà người khác, vào nhà người khác nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng chưa thành,... Những hành vi trên tùy vào mức độ hành vi, tính chất sự việc mà người có hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy tố hình sự. - Xử phạt hành chính đối với hành vi đuổi người thân ra khỏi chỗ ở của họ theo quy định tại Điều 59 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: “ 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.” - Truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đối với các trường hợp sau đây: “ 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ; c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ; d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.  3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Đưa hối lộ và nhận hối lộ là hành vi phổ biến từ trước đến nay và vô cùng khó để triệt tiêu hành vi này. Nhiều người còn cho rằng hành vi đó là điều đương nhiên và rất bình thường vì có cung thì có cầu, người ta cảm ơn vì công sức mình bỏ ra nên việc mình nhận quà là điều đương nhiên. Vậy những hành vi này có bị coi là đưa hối lộ và nhận hối lộ - VietLawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Đưa hối lộ là gì? Đưa hối lộ là hành vi, đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (của hối lộ) dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn để họ làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Hành vi đưa hối lộ có thể diễn ra trước hoặc sau khi người có chức vụ, quyền hạn làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Theo đó, người đưa hối lộ có thể yêu cầu người nhận hối lộ làm một công việc cụ thể hoặc không làm để mang lại lợi ích cho mình. Hành vi đưa hối lộ có thể được thựuc hiện trực tiếp hoặc qua trung gian; tài sản, lợi ích hối lộ có thể được thụ hưởng bởi chính người có chức vụ quyền hạn hoặc người khác, tổ chức khác theo ý chí của người có chức vụ, quyền hạn. 2. Mức hình phạt tội đưa hối lộ Khung hình phạt cho Tội đưa hối lộ được quy định trong Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: “1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; b) Lợi ích phi vật chất. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. 4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này. 7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.” Như vậy, các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm này có thể sẽ bị khép vào tội đưa hối lộ và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định pháp luật. 3. Nhận hối lộ là gì? Người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kì lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc yêu cầu của người hối lộ. 4. Mức hình phạt tội nhận hối lộ - Truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì hành vi nhận hối lộ bị xử phạt như sau: “ 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Lợi ích phi vật chất. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn; c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.” - Xử phạt hành chính: Trong một số trường hợp mà người nhận hối lộ có thể bị xử lý hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 như sau: + Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký và quản lí cư trú: + Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc đưa tiền, tài sản, lợi ích cho người thi hành công vụ: - Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng chống tham nhũng nhưng chữ đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng hình thứ kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo theo quy định tại Khoản 4 Điều 8, Khoản 5 Điều 16, Khoản 2 Điều 30, Khoản 2 Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/09/2020 như sau: + Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức. + Đối với trường hợp công chức, viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Lừa dối khách hàng được hiểu là bất kì hành vi gian dối trong việc mua bán hàng hóa vậy Tội lừa dối khách hàng là gì? Tội lừa dối khách hàng và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có điểm gì giống và khác nhau? Làm thế nào để phân biệt hai tội danh trên? - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Tội lừa dối khách hàng là gì? Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật quy định về định nghĩa của tội lừa dối khách hàng. Tuy nhiên, căn cứ vào yếu tố cấu thành tội phạm theo Khoản 1 Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):  Tội lừa dối khách hàng có thể được hiểu là hành vi phạm tội trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác. 2. Phân biệt tội lừa dối khách hàng và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điểm giống nhau: - Chủ thể: Là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Điểm khác nhau: - Mô tả: + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Là tội mà người phạm tội có hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó. + Tội lừa dối khách hàng: Là việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác trong việc mua bán để thu lợi bất chính. - Khách thể: + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Là quyền sở hữu tài sản của con người và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu của con người. + Tội lừa dối khách hàng: Là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự trong việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. - Mặt chủ quan: + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Mục đích: là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Lỗi: tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. + Tội lừa dối khách hàng: Động cơ, mục đích của người phạm tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, động cơ của người phạm tội lừa dối khách hàng bao giờ cũng vì động cơ tư lợi. Lỗi: tội phạm thực hiện với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). - Mặt khách quan: + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin tưởng vào sự gian dối mà trao tài sản cho người phạm tội. + Tội lừa dối khách hàng: Gian dối trong các lĩnh vực mua, bán bằng thủ đoạn cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo mặt hàng để lấy tiền của khách hàng. - Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: +Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. + Tội lừa dối khách hàng: Không quy định định lượng giá trị tài sản chiếm đoạt được bằng thủ đoạn gian dối trong mua, bán. - Hình phạt cao nhất: + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Hình phạt cao nhất là tù chung thân + Tội lừa dối khách hàng: Hình phạt cao nhất là 7 năm tù 3. Tội lừa dối khách hàng bị xử lý như thế nào? - Truy cứu trách nhiệm Hình sự đối với hành vi lừa dối khách hàng Các khung hình phạt của tội lừa dối khách hàng được quy định cụ thể tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: 1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm - Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lừa dối khách hàng Trong trường hợp hành vi lừa dối khách hàng chưa đủ các yếu tố cấu thành tội lừa dối khách hàng theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính các hành vi vi phạm lừa dối khách hàng theo quy định tại Điều 61 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định các mức xử phạt. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Việc người bị phạm tội thuê luật sư để bào chữa cho mình trên tòa không phải chuyện hiếm gặp tuy nhiên có những bị cáo chỉ thuê một luật sư để bào chữa cho mình, lại có những bị cáo thuê rất nhiều luật sư bào chữa cho mình để mong được giảm án, có được sự khoan hồng của pháp luật. Vậy một bị cáo được thuê tối đa bao nhiêu luật sư? Luật sư có quyền được tự mình đi thu thập chứng cứ, tài liệu để bào chữa cho thân chủ của mình không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Một bị cáo được thuê tối đa bao nhiêu luật sư bào chữa cho mình? Căn cứ theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) quy định về người bào chữa như sau: 1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. 2. Người bào chữa có thể là: a) Luật sư; b) Người đại diện của người bị buộc tội; c) Bào chữa viên nhân dân; d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. 3. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình. 4. Những người sau đây không được bào chữa: a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó; b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. 5. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.      Theo quy định trên, nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội. Do đó, một bị cáo có thể thuê nhiều luật sư cùng bào chữa cho mình mà không bị giới hạn về số lượng. 2. Luật sư bào chữa có quyền thu thập chứng cứ không? Căn cứ Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) quy định về quyền của người bào chữa như sau: 1. Người bào chữa có quyền: a) Gặp, hỏi người bị buộc tội; b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can; c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản; l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra; m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này. Theo đó, luật sư bào chữa cho bị cáo có quyền tự mình thu thập chứng cứ để bào chữa cho bị cáo. 3. Nghĩa vụ của luật sư bào chữa cho bị cáo Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) về nghĩa vụ của người bào chữa như sau: 2. Người bào chữa có nghĩa vụ: a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; b) Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan; d) Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề một bị cáo được thuê tối đa bao nhiêu luật sư bào chữa cho mình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại … Vậy thời gian tạm giam có được tính vào thời gian thi hành án không? - Vietlawyer sẽ giải đáp cho bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Thời gian tạm giam có được tính vào thời gian thi hành án không? Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: 1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. 2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng. Theo như quy định trên, thời gian tạm giam được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. 2. Thời hạn tạm giam để điều tra vụ án hình sự là bao lâu? Căn cứ theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau: 1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam. Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau: a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng; b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng; c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng; d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng. 3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát: a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 4. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương. ....      Theo như quy định trên, thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.      Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề thời gian tạm giam có được tính vào thời gian thi hành án không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Người được xác định là phạm tội lần đầu được sẽ được Tòa án xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi là lần đầu vi phạm. Tình tiết trên là dữ kiện quý giá cho việc tuyên mức án của người phạm tội. Vậy trường hợp nào được xem là phạm tội lần đầu? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Phạm tội lần đầu là gì? Cụ thể tại Mục 4 Phần I Hình sự Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC có giải thích tình tiết “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự 1999 được hiểu như sau: Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu. Phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng là phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Phạm tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; - Phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án có đồng phạm.      Hiện nay, chưa có quy định chính thức về thuật ngữ phạm tội lần đầu nhưng từ dữ kiện trên có thể hiểu người phạm tội lần đầu là người chưa phạm tội hoặc đã phạm tội nhưng không xem xét truy cứu trách nhiệm hoặc đã được xóa án tích. 2. Trường hợp được xác định là phạm tội lần đầu?      Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP quy định phạm tội được coi là phạm tội lần đầu và có thể xem xét nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 2. Phạm tội lần đầu. Được coi là phạm tội lần đầu và có thể xem xét nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Trước đó chưa phạm tội lần nào; b) Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự; c) Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; d) Trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích. 3. Người phạm tội lần đầu có phải đi tù?      Tù có thời hạn hiện nay được quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) được Tòa án áp dụng thực hiện như sau: 1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. 2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.      Do đó, nếu người phạm tội lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng thì được xem xét không áp dụng hình phạt tù. Trường hợp thiếu các điều kiện trên thì có thể áp dụng hình phạt tù.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề phạm tội lần đầu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu của ngành nông nghiệp lúa nước, vào mỗi vụ mùa, sau khi thu hoạch lúa, người dân thường tiến hành phơi rơm rạ. Việc phơi rơm rạ, thóc lúa trên đường đã trở thành thói quen trong nếp sinh hoạt, sản xuất của người dân. Tuy nhiên, việc phơi thóc, lúa, rơm rạ đem đến những ảnh hưởng tiêu cực cho trật tự giao thông thậm chí là những tai nạn thương tâm. Vậy trường hợp phơi thóc lúa ngoài đường gây cản trở giao thông dẫn đến tai nạn xử phạt như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1.Trường hợp phơi thóc lúa ngoài đường gây cản trở giao thông nhưng chưa gây thiệt hại cho người cho người khác      Hành vi phơi thóc lúa ngoài đường gây cản trở giao thông được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: ... b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ. ...      Theo đó, người phơi thóc lúa trên đường có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức vi phạm. 2. Phơi thóc lúa ngoài đường gây cản trở giao thông dẫn đến tai nạn có bị phạt tù hay không?      Hành vi đặt các chướng ngại vật gây cản trở giao thông được quy định tại Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ 1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm; b) Làm chết 02 người; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.      Theo đó, hành vi phơi thóc lúa ngoài đường có thể coi là đặt chướng ngại vật gây cản trở giao thông, trong trường hợp dẫn đến tai nạn giao thông thì người phơi thóc lúa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt như trên.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề phơi thóc lúa ngoài đường gây cản trở giao thông dẫn đến tai nạn xử phạt như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666