DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ

Vai trò của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự trong vụ án hình sự là điều mà khách hàng luôn băn khoăn khi mà thuê luật sư, với những câu hỏi kiểu: Bỏ tiền ra không biết luật sư làm được gì? Không biết luật sư sẽ làm những gì? Không biết có lãng phí hay không? Thực tế thì Luật sư bảo vệ bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự là nhân tố vô cùng quan trọng trong hoạt động tố tụng và tranh tụng; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Để bạn đọc có thể hiểu hơn về vai trò của luật sư trong các vụ án hình sự, Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề này ngay trong nội dung bài viết dưới đây. 1. Căn cứ pháp lý Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì bị hại được hiểu là cá nhân bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra. Khi tham gia tố tụng trong vụ án hình sự thì bị hại được quyền tự mình bảo vệ cho mình hoặc nhờ người bảo vệ cho mình. Ngoài bị hại ra thì người đại diện của bị hại cũng có quyền nhờ người bảo vệ cho bị hại trong trường hợp bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc người có nhược điểm về tâm thần, người bảo vệ bao gồm: luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện của bị cáo, trợ giúp viên pháp lý. Điều 84 BLTTHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự” 1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. 2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là: a) Luật sư; b) Người đại diện; c) Bào chữa viên nhân dân; d) Trợ giúp viên pháp lý. Khoản 1 Điều 22 Luật luật sư năm 2006 cũng quy định: Điều 22. Phạm vi hành nghề luật sư 1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. 2. Vai trò của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự 2.1. Vai trò của Luật sư bảo vệ cho bị hại, đương sự trong giai đoạn điều tra Luật sư tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc (bao gồm các giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc như tường trình, các quyết định của cơ quan tố tụng, giấy tờ có liên quan…) từ người bị hại. Luật sư tư vấn các quy định pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật liên quan, hướng dẫn cách khai báo, cách trình bày rõ hành vi phạm tội của bị can, bị cáo bảo vệ quyền lợi cho người bị hại; Luật sư hướng dẫn viết bản tường trình, đơn từ, cung cấp chứng cứ cho các cơ quan tố tụng có thẩm quyền; Luật sư thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định của pháp luật để thông báo với cơ quan có thẩm quyền nhằm chuẩn bị cho việc tham gia thủ tục tố tụng bảo vệ quyền lợi cho bị hại, người liên quan; 2.2. Vai trò của luật sư bảo vệ bị hại, đương sự trong giai đoạn truy tố Luật sư đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án, tự mình thu thập chứng cứ, đề nghị trưng cầu giám định để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Bước sang giai đoạn truy tố: vai trò của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự là xem xét; đánh giá các tài liệu, chứng cứ, phân tích những tài liệu, chứng cứ nhằm đưa ra những nhận định; xây dựng các hướng giải quyết; xây dựng luận cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ khi phiên tòa xét xử được diễn ra. 2.3. Vai trò của Luật sư bảo vệ cho bị hại, đương sự trong giai đoạn xét xử Thứ nhất, khi bắt đầu phiên tòa. Để đảm bảo quyền lợi ích cho thân chủ của mình thì Luật sư VietLawyer trong giai đoạn này sẽ có quyền đề nghị thay đổi thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên… khi có căn cứ xác định trong số họ có thể có người không trung thực, không khách quan trong quá trình giải quyết vụ án ảnh hưởng đến quyền lợi của thân chủ. Ngoài ra, Luật sư có thể đề nghị triệu tập thêm người làm chứng, người tham gia tố tụng khác. Thứ hai, Luật sư VietLawyer tranh tụng tại phiên tòa. Trong giai đoạn này, Luật sư có quyền tham gia hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Việc Luật sư được quyền hỏi bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác sẽ giúp vụ án được giải quyết nhanh hơn, tìm ra sự thật, đảm bảo sự khách quan và đặc biệt là đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ được bảo vệ tốt nhất. Luật sư được đưa ra những lập luận, quan điểm, những chứng cứ của mình nhằm bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại; yêu cầu mức bồi thường thiệt hại đúng mức dành cho người bị hại. Hạn chế tối đa những phán quyết bất lợi cho thân chủ và giúp cho thân chủ, tránh tối đa lãng phí không cần thiết, đạt được hiệu quả trong khi giải quyết công việc. Luật sư sẽ là chỗ dựa về mặt tinh thần cho các bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự. Đồng thời đưa ra những lời khuyên có lợi nhất cho bị hại, đương sự. Thứ ba, sau khi Tòa tuyên án, Luật sư sẽ xem xét bản án có phản ánh khách quan, đầy đủ các nội dung thực tế xảy ra tại phiên tòa cũng như trong toàn bộ các giai đoạn tố tụng giải quyết vụ án; có dấu hiệu, hành vi vi phạm tố tụng hình sự và quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại hay không. Nếu nhận thấy có sự ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bị hại thì luật sư có thể tư vấn cho người bị hại các biện pháp thích hợp chẳng hạn như thực hiện việc kháng cáo. Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn cho người dân để bảo vệ lợi ích của mình khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Vì vậy, nếu chẳng may bạn hoặc người thân thích của bạn đọc rơi vào trường hợp là các bị hại, người có liên quan trong các vụ án hình sự thì hãy chủ động liên hệ với Luật sư VietLawyer ngay để đảm bảo một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Công ty Luật Vietlawyer với đội ngũ Luật sư có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh lực hình sự sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
 
hotline 0927625666