DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ

Điều kiện tha tù trước thời hạn có điều kiện - Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp được Tòa án áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự, xét thấy không cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ. Tha tù trước thời hạn có điều kiện được chia làm ba đối tượng để yêu cầu điều kiện. Bao gồm: (1) Người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; (2) Người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng; (3) Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù. (1) Điều kiện tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Các điều kiện về tội phạm người chấp hành án phạt tù đã thực hiện - Không bị kết án thuộc một trong các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, Điều 299 của Bộ luật hình sự; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương XIV của Bộ luật hình sự do cố ý hoặc người bị kết án 07 năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 248, 251 và 252 của Bộ luật hình sự; - Không thuộc trường hợp Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật hình sự. Các điều kiện tiêu chuẩn 1. Đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù  2. Phạm tội lần đầu 3. Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt thể hiện ở việc chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự 4. Có nơi cư trú rõ ràng 5. Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại 6. Đã chấp hành được ít nhất một phần hai mức phạt tù có thời hạn; ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn 7. Khi xét tha tù trước thời hạn có điều kiện phải xem xét thận trọng, chặt chẽ để bảo đảm việc tha tù trước thời hạn có điều kiện không ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là đối với các trường hợp phạm tội về ma túy, tham nhũng, phạm tội có tổ chức, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố, chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm. (2) Điều kiện tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng Các điều kiện về tội phạm người chấp hành án phạt tù đã thực hiện - Không bị kết án thuộc một trong các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, Điều 299 của Bộ luật hình sự; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương XIV của Bộ luật hình sự do cố ý hoặc người bị kết án 07 năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 248, 251 và 252 của Bộ luật hình sự; - Không thuộc trường hợp Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật hình sự. Các điều kiện tiêu chuẩn 1. Phạm tội lần đầu 2. Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt thể hiện ở việc chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự 3. Có nơi cư trú rõ ràng 4. Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại 5. Đã chấp hành được ít nhất một phần hai mức phạt tù có thời hạn; ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn (3) Điều kiện tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù. Các điều kiện về tội phạm người chấp hành án phạt tù đã thực hiện - Không bị kết án thuộc một trong các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, Điều 299 của Bộ luật hình sự; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương XIV của Bộ luật hình sự do cố ý hoặc người bị kết án 07 năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 248, 251 và 252 của Bộ luật hình sự; - Không thuộc trường hợp Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật hình sự. Các điều kiện tiêu chuẩn 1. Phạm tội lần đầu 2. Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt thể hiện ở việc chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự 3. Có nơi cư trú rõ ràng Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu tha tù trước thời hạn cho người thân, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
Luật sư cho tôi hỏi những trường hợp nào không được uỷ quyền trong lĩnh vực hình sự? - N.Bảo (Hoà Bình) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời bạn như sau: Các trường hợp không được ủy quyền trong tố tụng hình sự - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 36 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015). - Cấp trưởng, cấp phó cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (điểm đ khoản 1 và khoản 5 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015). - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 41 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015). - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 44 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015). Như vậy, có 4 trường hợp không được uỷ quyền trong tố tụng hình sự.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
Thế nào được coi là cướp tài sản - Cướp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu chế tài hình sự. Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 BLHS 2015. Trong thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có tính chất chiếm đoạt tài sản, tội phạm cùng xâm hại đến quyền nhân thân và quyền sở hữu tài sản, cơ quan tiến hành tố tụng có thể xảy ra nhầm lẫn trong việc xác định tội danh do dấu hiệu pháp lý đặc trưng của những tội phạm này có điểm tương đồng. Bài viết này công ty Vietlawyer xin trao đổi những điểm đặc trưng của tội cướp tài sản. 1. Cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản 1.1. Khách thể của tội phạm  Hành vi xâm phạm quyền sở hữu và xâm phạm đến quan hệ nhân thân - quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe con người  1.2. Mặt khách quan Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau:  - Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản; Là dùng sức manh vật chất để tấn công người bị hại, có thể gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người bị hại, làm tê liệt sự phản kháng của họ. (ví dụ: đánh, đấm, đâm, chém, bắn người bị hại). Việc dùng vũ lực có thể công khai, cũng có thể là bí mật, lén lút (Ví dụ: đánh công khi trước mặt người bị hại, đánh sau lưng người bị hại để họ không biết ai đánh) - Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản  Là đe dọa dùng ngay tức khắc sức mạnh thể chất. Việc đe dọa ngày nhằm làm cho người bị tấn công hoặc người thân của họ tin và sợ sẽ bị nguy hại ngay đến sức khỏe, tính mạng nếu không chịu khuất phục, nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của họ. Thực tế, việc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc thường được kết hợp với thái độ, cử chỉ, lời nói, công cụ phương tiện có trên tay hoặc tương quan lực lượng như đông người đe dọa một người, lợi dụng hoàn cảnh khách quan, thời gian, tình hình xã hội nơi và lúc xảy ra hành vi để tạo nên cảm giác lo sợ của người bị tấn công. - Hành vi khác làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Bao gồm hành vi bắt giữ người trái phép và đe dọa những người thân thích của người bị bắt giữ. Hành vi này có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo, lừa dối,... Thường với tội danh này thì người bị bắt giữ là người có quan hệ tình cảm thân thiết với người bị đe dọa. Hành vi đe dọa những người thân thích của người bị bắt giữ là đe dọa dùng vũ lực nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người bị bắt giữ trong trường hợp người bị đe dọa không thỏa mãn yêu cầu của người phạm tội. Người phạm tội thực hiện các cách thức đe dọa khác nhau như qua thư, qua điện thoại hoặc trao đổi trực tiếp,.. Với sự đe dọa này, người phạm tội có thể tạo ra tâm lý lo sợ cho người bị đe dọa, buộc họ phải thỏa mãn yêu cầu giao nộp tài sản nếu muốn con tin được an toàn.  1.3. Chủ thể của tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự 1.4. Mặt chủ quan  Đều thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp  2. Các tình tiết định khung hình phạt của tội danh 2.1. Có tổ chức Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm Đây là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển của người đứng đầu. Tuy nhiên, không có sự lượng hóa cụ thể đối với sự câu kết, bàn bạc của những người phạm tội có tổ chức, sự phân công nhiệm vụ, vai trò của những người đồng phạm. Trong đó, mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào vai trò của từng người tham gia vào tội phạm và quy mô của vụ án. Vì vậy, khi quyết định hình phạt thì mức hình phạt của người tổ chức sẽ khác với những đồng phạm khác nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau.  2.2. Có tính chất chuyên nghiệp  Chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: - Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích  - Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính Ví dụ: A là người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu nhập từ việc phạm tội. Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện các vụ cướp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ hai triệu đồng trở lên). Trong trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt phạm tội có tính chất chuyên nghiệp  Khi áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, cần phân biệt: - Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là "phạm tội nhiều lần", "tái phạm" (hoặc "tái phạm nguy hiểm") và "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp". Ví dụ: B đã bị kết án về tội "cướp tài sản", nhưng chưa chấp hành hình phạt hoặc sau khi chấp hành xong hình phạt, trong một thời gian. B lại liên tiếp thực hiện 02 vụ cướp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên). Trong trường hợp này, B phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng ba tình tiết tăng nặng là "phạm tội nhiều lần", "tái phạm" (hoặc "tái phạm nguy hiểm") và "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp". - Đối với tội phạm mà trong điều luật có quy định tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" là tình tiết định khung hình phạt thì không được áp dụng tình tiết đó là tình tiết tăng nặng tương ứng. Trường hợp điều luật không có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt thì phải áp dụng là tình tiết tăng nặng tương ứng 2.3. Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác - Vũ khí: Là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. - Phương tiện nguy hiểm: Là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công: + Về công cụ, dụng cụ: Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn  + Về vật mà người phạm tội chế tạo ra: Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn đồ + Về vật có sẵn trong tự nhiên. Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt - Thủ đoạn nguy hiểm: Là ngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiên nguy hiểm để thực hiện việc cướp tài sản, người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tấn công hoặc những người khác như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe; dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân đi ô tô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản... 2.4. Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ - Phụ nữ mà biết là có thai: được xác định bằng các chứng cứ chứng minh là phụ nữ đó đang mang thai, như: bị cáo và mọi người đều nhìn thấy được hoặc bị cáo nghe được, biết được từ các nguồn thông tin khác nhau về người phụ nữ đó đang mang thai. Ý thức chủ quan của bị cáo nhận thức được nạn nhân là người có thai - Người già yếu: người già được xác định là người từ đủ 70 tuổi trở lên - Người không có khả năng tự vệ: Là người trong tình trạng không có hoặc bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do bẩm sinh hoặc do những điều kiện khách quan đem lại như bị như người bị tâm thần, bị bại liệt, bị mù, bị điếc, bị câm, bị tàn tật, đang bị bệnh nặng, bị trói, bị ngất, bị khuyết tật, đang ở trong tình thế khó khăn không thể tự vệ được... 2.5. Tái phạm nguy hiểm Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: - Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; - Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. 2.6. Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh  - Thiên tai: Là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hạn, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác - Dịch bệnh: Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật san người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm  2.7. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp - Tình trạng chiến tranh: Là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố từ khi Tổ quốc bị xâm lược cho đến khi hành vi xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế. - Tình trạng khẩn cấp: Là khi trong cả nước hoặc nhiều địa phương có thảm họa lớn do thiên nhiên hoặc con người gây ra, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân hoặc có tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội thì Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp để áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm kịp thời ngăn chặn, hạn chế và khắc phục hậu quả xảy ra, nhanh chóng ổn định tình hình. 3. Khả năng chuyển hóa tội phạm liên quan đến tội cướp tài sản - Nếu là trường hợp do chưa chiếm đoạt được tài sản mà kẻ phạm tội dùng vũ lực hay đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được thì cần định tội là cướp tài sản - Nếu là trường hợp kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản rồi, nhưng chủ tài sản hoặc người khác đã lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật tài sản còn ở trong tay kẻ phạm tội, mà kẻ phạm tội dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được, thì cần định tội là cướp tài sản. - Đối với các trường hợp trên đây chỉ cần kết án kẻ phạm tội về một tội là cướp tài sản..., và coi việc chiếm đoạt (chưa thành hoặc đã thành) trước khi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực là tình tiết diễn biến của tội phạm Khách hàng là cá nhân, tổ chức có thắc mắc về tội cướp tài sản, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Luật sư cho tôi hỏi có bao nhiêu hình thức cai nghiện ma túy dành cho người nghiện ma túy? - Anh M.Quân (Bắc Ninh) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời câu hỏi của anh như sau:  1. Cai nghiện ma túy là gì? Theo khoản 13 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021, cai nghiện ma túy là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này. Trong đó, người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. (Theo khoản 12 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021) 2. Các hình thức cai nghiện ma túy Hiện nay, có 02 hình thức cai nghiện ma túy là cai nghiện ma túy tự nguyện và cai nghiện ma túy bắt buộc, cụ thể: 2.1. Hình thức cai nghiện ma túy tự nguyện Trong trường hợp người nghiện ma túy chọn hình thức cai nghiện ma túy tình nguyện, khi đó người nghiện ma túy sẽ được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại các cơ sở cai nghiện ma túy. * Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng - Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là việc người nghiện ma túy thực hiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã. - Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.  (Điều 30 Luật Phòng, chống ma túy 2021) * Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy được hiểu là việc người nghiện ma túy tự nguyện đăng ký cai nghiện tại các cơ sở được nhà nước cho phép hoạt động cai nghiện ma túy và có chương trình cai nghiện theo quy định. Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.  (Điều 31 Luật Phòng, chống ma túy 2021) 2.2. Hình thức cai nghiện ma túy bắt buộc * Đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên Theo Điều 32 Luật Phòng, chống ma túy 2021, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện; - Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy; - Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện; - Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện. * Đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy 2021, cụ thể như sau: - Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện; - Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy; - Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện. Trong đó, việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không phải là biện pháp xử lý hành chính. Thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng. (Theo khoản 3, 4 Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy 2021) Như vậy, có 02 hình thức cai nghiện ma túy là cai nghiện ma túy tự nguyện và cai nghiện ma túy bắt buộc. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Hành vi đánh nhau có sử dụng hung khí bị xử lý như thế nào? – Nhiều trường hợp xảy ra xích mích, các cá nhân đã sử dụng hung khí để giải quyết mâu thuẫn. Vậy hành này xử lí như thế nào? Sau đây Công ty Luật VietLawyer xin được giải đáp thắc mắc của quý vị và bạn đọc qua bài viết. 1. Hành vi đánh nhau có sử dụng hung khí là hành vi gây mất trật tự công cộng Theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi đánh nhau, lôi kéo đánh nhau gây rối trật tự công cộng, tùy tình tiết vụ việc sẽ áp dụng các mức phạt như sau: "2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: … b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; … 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: … b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; … 4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;” Căn cứ quy định trên, hành vi đánh nhau hiện nay được xem là một trong những hành vi gây mất trật tự công cộng. 2. Hành vi đánh nhau có sử dụng hung khí gây thương tích cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp đánh nhau gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt thì người vi phạm sẽ bị bị phạt hành chính theo các mức phạt về hành vi gây mất trật tự công cộng đã nêu trên. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng có các tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) thì sẽ bị truy cứu TNHS về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015: “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;”. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về hành vi đánh nhau sử dụng hung khí xử lý như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Thẩm quyền xét xử trường hợp phạm tội của Tòa án quân sự - Theo điểm a khoản 1 Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015: “Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử: Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân”. Đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự Đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự là đối tượng có nhân thân liên quan đến Quân đội (các đối tượng do Quân đội quản lý), do đó, khi phạm vào bất kỳ tội gì được quy định trong Bộ luật Hình sự và phạm tội ở bất kỳ nơi đâu thì đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Các đối tượng bao gồm: quân nhân tại ngũ; công chức quốc phòng; công nhân quốc phòng; viên chức quốc phòng; quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân. Trong đó, Quân nhân tại ngũ bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ và quân nhân chuyên nghiệp đ­ược quy định trong Luật nghĩa vụ quân sự, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam Công chức quốc phòng bao gồm những công dân được tuyển dụng vào phục vụ trong Quân đội hoặc từ sĩ quan chuyển sang và do các đơn vị doanh nghiệp Quân đội trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam Công nhân quốc phòng bao gồm những công nhân được tuyển dụng thuộc biên chế của các đơn vị, doanh nghiệp quân đội; những công dân có hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các đơn vị, doanh nghiệp quân đội, nếu họ phạm tội khi đang thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo hợp đồng. Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu theo quy định của pháp luật về lực lượng dự bị động viên Dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu theo quy định của pháp luật về dân quân, tự vệ  Công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý bao gồm những công dân do nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc do nhiệm vụ quân sự khác được các đơn vị quân đội trưng tập và trực tiếp quản lý họ để đáp ứng các nhu cầu đó. Ngoài ra, các đối tượng không thuộc các trường hợp nêu trên, tuy nhiên, các đối tượng liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại Quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.  Trong trường hợp thiết quân luật, khoản 2 Điều 272 BLTTHS năm 2015 quy định: “Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật”. Đây là quy định mới, thể hiện sự tiến bộ của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật của Tòa án quân sự, có tính chất dự báo và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Đối với những người không còn phục vụ trong Quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trong thời gian phục vụ trong Quân đội hoặc những người đang phục vụ trong Quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trước khi vào Quân đội thì Tòa án quân sự xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội; những tội phạm khác do Tòa án nhân dân xét xử. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Thế nào là vũ khí, phương tiện nguy hiểm hoặc thủ đoạn nguy hiểm? - Vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác một trong các công cụ, dụng cụ được người phạm tội sử dụng, dùng để thực hiện hành vi phạm tội. Việc sử dụng, dùng công cụ, dụng cụ nêu trên thường là tình tiết định khung của các tội "cướp tài sản", tội "bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản", tội "chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy". Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây: 1. Vũ khí “Vũ khí” là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12- 8-1996 của Chính phủ); Vũ khí bao gồm 3 loại chính: Vũ khí quân dụng; Vũ khí thể thao; Vũ khí thô sơ. Vũ khí quân dụng gồm: các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thành; các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hóa chất độc và nguồn phóng xạ các loại đạn; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; vật liệu nổ quân dụng, hỏa cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng - an ninh. Vũ khí thể thao gồm: các loại súng trường, súng ngắn thể thao chuyên dùng các cỡ; các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong luyện tập, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại đạn dùng trong luyện tập, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao nói trên. Súng săn gồm: Các loại súng săn một nòng, nhiều nòng các cỡ, tự động hoặc không tự động, súng hơi các cỡ, súng kíp, sung hoả mai, súng tự chế và các loại đạn, vỏ đạn, hạt nổ, thuốc đạn dùng cho các loại súng kể trên. 2. Phương tiện nguy hiểm “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công; + Về công cụ, dụng cụ Ví dụ: dao phay, các loại dao sắc, nhọn….. + Về vật mà người phạm tội chế tạo ra Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ….. + Về vật có sẵn trong tự nhiên Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng và chắc, thanh sắt,... 3. Thủ đoạn nguy hiểm “Thủ đoạn nguy hiểm” là ngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để thực hiện việc cướp tài sản, người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tấn công hoặc những người khác như dùng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ; dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân đi môtô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản… Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0927.625.666 hoặc qua website https://vietlawyer.vn/ 
1.Luật sư hình sự là gì? Luật sư hình sự là người tư vấn pháp luật liên quan đến hình sự, cung cấp dịch vụ bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc cung cấp dịch vụ bảo vệ cho bị hại, bị đơn dân sự, nguyên đơn dân sự hoặc người liên quan trong vụ án hình sự nhằm bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước cơ quan tổ tụng. Hiện nay, dịch vụ luật sư hình sự tại VietLawyer luôn được khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Với đội ngũ luật sư hình sự đông đảo, nhiều năm kinh nghiệm, Vietlawyer chắc chắn luôn sẵn sàng hỗ trợ các Qúy khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hình sự. 2.Vai trò của luật sư hình sự trong các vụ án Một luật sư hình sự giỏi không chỉ là người có kiến thức chuyên môn mà còn phải hiểu biết sâu sắc về pháp lý, có kinh nghiệm giải quyết những tranh chấp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là người đại diện cho thân chủ khi tham gia các hoạt động tố tụng hình sự. Có thể xem xét vai trò của luật sư hình sự qua các giai đoạn như sau: 2.1. Vai trò của luật sư hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố Giai đoạn điều tra: thực hiện quyền bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng trên, giúp họ tránh các hoạt động xâm phạm bởi các hoạt động sai trái, tiêu cực của cơ ban điều tra như tham gia hỏi cung bị can cùng cơ quan điều tra để tranh việc ép cung, mớm cung gây bất lợi cho bị can, bị cáo. Bên cạnh đó, luật sư còn có thể tự mình thu thập chứng cứ, tiến hành xem xét và đánh giá chứng cứ  do cơ quan điều tra thu thập để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Giai đoạn truy tố: Luật sư tiến hành nghiên cứu hồ sơ, xem xét và đánh giá chứng cứ nhằm đưa ra các nhận định, xây dựng các lập luận hướng giải quyết vụ án để chuẩn bị cho phiên tòa nhằm bảo vệ thân chủ. 2.2. Vai trò của luật sư trong phiên tòa Phiên tòa sơ thẩm: Luật sư đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa, tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm soát, với đại diện bị hại nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan. Trong giai đoạn này, tiếng nói và những lập luận sắc bén của luật sư là một trong những căn cứ để HĐXX căn nhắc khi định tội danh và quyết định hình phạt cho bị cáo. Phiên tòa phúc thẩm: Luật sư đại diện cho thân chủ đưa ra các quan điểm và yêu cầu Tòa xem xét lại một phần hay toàn bộ bản án. Luật sư cũng có thể bổ sung thêm chứng cứ nhằm chứng minh các yêu cầu của bị cáo là có cơ sở và đề nghị HĐXX phúc thẩm chấp nhận. 3.Các dịch vụ luật sư hình sự mà VietLawyer cung cấp bao gồm Luật sư tư vấn về pháp luật hình sự, phân tích, đánh giá tình huống, đánh giá tài liệu chứng cứ và đưa ra những đề xuất, phương án giải quyết phù hợp; Dịch vụ soạn thảo các đơn từ, văn bản pháp lý liên quan đến vụ án hình sự cho khách hàng; Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo, người bị kiến nghị khởi tố, người bị hại trong giai đoạn xác minh, điều tra; Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự; Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong vụ án hình sự; Luật sư tư vấn về chính sách pháp luật về trả tự do trước thời hạn cho phạm nhân … 4.Quy trình làm việc của Luật sư hình sự tại VietLawyer 4.1. Tiếp nhận thông tin và tư vấn miễn phí qua điện thoại Quý khách hàng gọi điện trao đổi sơ bộ về vụ việc của mình với luật sư và đặt lịch hẹn tư vấn trực tiếp. 4.2. Được luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty Luật VietLawyer Tại buổi gặp mặt trực tiếp với các luật sư tại trụ sở VietLawyer, Quý khách trình bày cụ thể vụ việc, cung cấp những hồ sơ, giấy tờ có liên quan để luật sư xem xét, đánh giá và tư vấn.  4.3. Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý Sau khi đồng ý về phương án giải quyết, Quý khách nếu có nhu cầu có thể ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với VietLawyer để chính thức nhờ luật sư tham gia giải quyết vụ việc cho mình. 4.4. Tham gia giải quyết vụ việc cho khách hàng Sau khi ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý, chúng tôi sẽ phân công một hoặc nhiều luật sư trực tiếp tham gia giải quyết vụ việc cho Quý khách. 5.Báo giá dịch vụ luật sư hình sự tại VietLawyer – Tư vấn sơ bộ vụ việc qua điện thoại: miễn phí. – Tư vấn vụ việc trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật VietLawyer: 600,000 đồng/ một giờ tư vấn. Hoàn phí tư vấn nếu ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với VietLawyer. – Chi phí đảm nhận bào chữa vụ án hình sự: trao đổi trực tiếp với luật sư tư vấn. Với phương châm “Nỗ lực, tận tâm và chất lượng” chính là lời khẳng định, lời cam kết về chất lượng dịch vụ cũng như sự tận tâm của VietLawyer trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. Khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Vietlawyer để được tư vấn và chia sẻ những băn khoăn thắc mắc của bạn. Trân trọng.
Sử dụng axit tấn công người khác xử phạt như thế nào? – Nhiều vụ án do mâu thuẫn, tranh cãi cá nhân mà dẫn đến sử dụng axit tạt vào người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, tính mạng người dân. Sau đấy Công ty VietLawyer xin được gửi tới quý vị bạn đọc thông tin xử phạt hành vi này qua bài viết. 1. Sử dụng axit tấn công người khác có phải tội phạm hay không? Việc sử dụng axit để hãm hại người khác là một hành vi tàn độc, dã man và gây nguy hiểm cho xã hội. Tuy pháp luật Việt Nam chưa có điều, khoản nào quy định riêng về loại tội phạm này nhưng hành động này được coi là tội phạm căn cứ vào Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015: “1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự." Và trong trường này việc sử dụng axit tấn công người khác là cố ý phạm tội theo Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015: “Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;" 2. Sử dụng axit tấn công người khác xử phạt như thế nào? Hành vi này sẽ bị xử lý về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015: “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: ... b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; .... 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. 3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm. 4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. 5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. 6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề sử dụng axit tấn công người khác xử lý như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam bị xử lý như thế nào? Vấn đề này đang được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Hiện nay một số cá nhân nước ngoài lợi dụng sự tự do và hiếu khách của nước ta để thực hiện hành vi phạm tội. Vậy trong trường hợp nào người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật nước ta hay không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam bị xử lý như thế nào?      Căn cứ Điều 5 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. 2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao. Như vậy, người nước ngoài khi phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam sẽ bị xử lý theo 1 trong 2 trường hợp: - Trường hợp 1: Người phạm tội thuộc các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế - Trường hợp 2: Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam không thuộc các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế thì hành vi phạm tội của họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp này, vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế có liên quan. Nếu điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của người phạm tội được giải quyết bằng con đường ngoại giao. 2. Trục xuất - Hình phạt đặc thù dành riêng cho người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam      Hình phạt được áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hậu quả của hành vi phạm tội. Trong đó, trục xuất là hình phạt đặc thù nhất dành riêng cho người phạm tội là người nước ngoài.      Cụ thể, theo Điều 37 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) việc trục xuất người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam được quy định như sau: Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. 3. Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam có thể bị dẫn độ về nước xử lý      Căn cứ Điều 33 Luật tương trợ tư pháp 2007 người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam bị dẫn độ về nước trong các trường hợp sau: 1. Người có thể bị dẫn độ theo quy định của Luật này là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng. 2. Hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu. 3. Trường hợp hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.      Nếu quốc gia của công dân phạm tội có văn bản yêu cầu dẫn độ người nước ngoài về nước để xử lý thì tùy từng tình huống cụ thể, cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam có thể đồng ý hoặc không đồng ý dẫn độ. 4. Quyền từ chối dẫn độ tội phạm       Căn cứ Điều 35 Luật tương trợ tư pháp 2007 quy định về quyền từ chối dẫn độ tội phạm của Việt Nam cho nước ngoài, cụ thể: 1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam; b) Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác; c) Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam; d) Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị; đ) Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này. 2. Ngoài những trường hợp từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam; b) Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ. 3. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước yêu cầu dẫn độ.      Trong công tác xử lý người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam, việc phát hiện tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của cơ quan tố tụng đối gặp phải rất nhiều vấn đề vướng mắc. Việc xử lý người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam liên quan mật thiết đến vấn đề ngoại giao giữa các nước. Tuy nhiên, với một số quốc gia, Việt Nam hiện vẫn chưa ký kết hiệp định hợp tác, dẫn độ tội phạm, hoặc hiệp định tương trợ tư pháp.     Vì vậy, khi phát hiện công dân của nước họ phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, việc xử lý tội phạm thường sẽ khó xử lý và có thể không nhận được sự hỗ trợ cũng như thiện chí từ các quốc gia này.     Bên cạnh đó, việc bất đồng về ngôn ngữ cũng là một trong những trở ngại lớn trong quá trình điều tra, thẩm vấn, tranh tụng tại phiên tòa… đòi hỏi phải có người dịch thuật lại cho người phạm tội bằng tiếng mẹ đẻ của họ.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tại Việt Nam, hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi là một hiện tượng xã hội tiêu cực. Hiện tượng này đã và đang làm xói mòn đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hoá và trật tự công cộng. Nghiêm trọng hơn nữa, hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi còn trực tiếp xâm hại tinh thần, sức khoẻ sinh sản của người dưới 18 tuổi, chứa đựng nguy cơ làm lây lan căn bệnh HIV/AIDS, gây dư luận tiêu cực trong đời sống xã hội. Vậy, hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi sẽ bị xử lý như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi là gì? Hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi, được hiểu là hành vi của người phạm tội dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm là người chưa thành niên để được giao cấu. Hành vi này có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức: +)  Dùng tiền bạc hoặc các lợi ích vật chất khác để dụ dỗ, thuyết phục, mua chuộc người chưa thành niên để họ đồng ý bán dâm cho mình: Đây là trường hợp người phạm tội sử dụng tiền (có thể là VNĐ hoặc ngoại tệ) hay các lợi ích vật chất (các loại kim đá quý, vật, giấy tờ có giá trị…) để dụ dỗ, thuyết phục, mua chuộc người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi đồng ý thực hiện hành vi giao cấu với mình. +) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn về vật chất cũng như tinh thần của người chưa thành niên để đặt điều kiện, yêu sách mua dâm và thực hiện hành vi giao cấu. Trong trường hợp này, người phạm tội lợi dụng người chưa thành niên vì những nguyên nhân khác nhau, đang rơi vào tình trạng khó khăn, quẫn bách về kinh tế (gia đình gặp nạn, bản thân không có nghề nghiệp…), hoặc có tổn thương tình cảm (bị đánh đập, chửi mắng…) để mua dâm (người phạm tội thỏa thuận trả tiền hoặc lợi ích vật chất nào đó để thực hiện hành vi giao cấu với người chưa thành niên). +) Thỏa thuận việc mua bán dâm với người chưa thành niên. Thỏa thuận được việc mua bán dâm với người chưa thành niên có thể là trường hợp thỏa thuận trực tiếp giữa người phạm tội với người chưa thành niên về việc mua bán dâm hoặc thông qua người thứ ba – người môi giới. Việc thỏa thuận này có thể do người mua dâm hoặc người bán dâm là người chưa thành niên chủ động. Đối tượng môi giới rất đa dạng, có thể là chủ hoặc nhân viên nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, lái xe ôm, xe tắc xi… Căn cứ Điều 329 Bộ luật hình sự 2015 quy định về trường hợp phạm tội mua dâm người dưới 18 tuổi như sau: Người đủ 18 tuổi trở nên mua dâm để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi; Người đủ 18 tuổi trở lên mua dâm 2 lần trở lên; Người đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; Người đủ 18 tuổi trở lên mua dâm mà gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên. Do đó, chỉ cần vi phạm 1 trong các trường hợp nêu trên thì đều phạm tội mua dâm người dưới 18 tuổi. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi mua dâm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi Pháp luật Việt Nam luôn bảo vệ quyền lợi của người dưới 18 tuổi, đặc biệt là trẻ em. Do đó, các giao dịch dân sự do người dưới 18 tuổi thực hiện phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Người mua dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền. Theo quy định của BLHS, thì người nào mua dâm người dưới 18 tuổi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội mua dâm người dưới 18 tuổi. Theo quy định tại Điều 329 Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về xử phạt Tội mua dâm người dưới 18 tuổi như sau: 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Mua dâm 02 lần trở lên; b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề hành vi mua bán dâm người dưới 18 tuổi sẽ bị xử lý như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Hiện này, tội phạm sử dụng công nghệ cao, mạng internet để quảng cáo, tổ chức đánh bạc và đánh bạc ngày càng tinh vi, phức tạp. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy đánh bạc qua mạng bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Đánh bạc qua mạng là gì? Tổ chức đánh bạc qua mạng được hiểu là hành vi sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc trực tuyến (theo Công văn 196/TANDTC-PC năm 2018). Một số hành vi tổ chức đánh bạc qua mạng phổ biến hiện nay: Tổ chức đánh bạc trên mạng Internet qua các trò tôm cua cá, xóc đĩa, tá lả, tài xỉu, …; tổ chức đại lý chạy quảng cáo để hướng dẫn những người đánh bạc tải các ứng dụng tham gia đánh bạc trực tiếp trên máy tính hoặc điện thoại cá nhân... 2. Đánh bạc qua mạng bị xử lý như thế nào? Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017) quy định xử lý hình sự đối với hành vi đánh bạc như sau: "1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng." Ngoài ra, nếu tổ chức đánh bạc qua mạng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi bởi khoản 121 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017) như sau: "1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên; d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc; đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản." Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về hành vi đánh bạc qua mạng bị xử lý hình sự như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc theo hotline số: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
 
hotline 0927625666