DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ

Bị can, bị cáo được tại ngoại khi nào? - Chị N.Nga (Bắc Giang) " Em gái tôi hiện đang mang thai vừa bị bắt lúc sáng nay liệu có được tại ngoại không?" Chào chị Nga, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với Công ty Luật VietLawyer. Hiện nay, pháp luật không có thuật ngữ pháp lý về "tại ngoại". Đây là ngôn ngữ nói, để chỉ những trường hợp bị can, bị cáo không bị tạm giam trong quá trình điều tra, xét xử.   Trên quy định pháp luật hiện hành chúng tôi xin trả lời như sau: 1. Trường hợp bị can, bị cáo bị tạm giam Theo điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong các trường hợp sau: - Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. - Bị can bị cáo phạm tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp: + Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; + Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; + Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; + Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; + Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. - Bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã. Như vậy, nếu bị can, bị cáo rơi vào một trong các trường hợp trên thì người có thm quyền có thể ra quyết định tạm giam với họ. 2. Trường hợp bị can, bị cáo được "tại ngoại" Trường hợp 1:  Bị can, bị cáo đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì không bị tạm giam mà sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác: -  Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng -  Bị can, bị cáo có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng. - Không rơi vào các trường hợp: + Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; + Tiếp tục phạm tội; + Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; + Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Trường hợp 2: Bị can, bị cáo còn có thể được "tại ngoại" nếu rơi vào các trường hợp sau: - Bảo lĩnh: Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. - Đặt tiền để bảo đảm: Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm. - Cấm đi khỏi nơi cư trú: Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Như vậy, em gái bạn hiện đang mang thai vừa bị bắt sẽ được tại ngoại nếu không thuộc các trường hợp bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; Tiếp tục phạm tội; Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Quan hệ tự nguyện với người dưới 18 tuổi thì có chịu trách nhiệm hình sự hay không ? -  Theo quy định pháp luật Việt Nam, độ tuổi tối thiểu quan hệ tình dục là 18 tuổi. Trong một số trường hợp người quan hệ tình dục với người dưới 18 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có nhiều yếu tố dẫn đến xảy ra tình huống quan hệ tự nguyện với người dưới 18 tuổi như: người quan hệ chưa có đầy đủ nhận thức về pháp luật, người dưới 18 tuổi tự nguyện, người dưới 18 tuổi che giấu tuổi của bản thân,... Cho nên, khách hàng cần phải chú ý về độ tuổi trước khi thực hiện hành vi nói trên. 1. Các quy định liên quan đến quan hệ tình dục tự nguyện với người dưới 18 tuổi Tùy theo độ tuổi của người dưới 18 tuổi mà người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội khác nhau. Đối với nạn nhân là người dưới 13 tuổi, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Hiếp dâm, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 142  Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: ... b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. Đối với nạn nhân là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, người phạm tội phải trách nhiệm hình sự về tội Giao cấu và thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi  Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người quan hệ tình dục với người có độ tuổi đó khi bị tố giác, tố cáo phải có căn cứ chứng minh sự tự nguyện của người dưới 18 tuổi, thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người quan hệ có thể quay video, ký giấy cam kết tự nguyện để có bằng chứng chứng minh sự tự nguyện Ngoài điều kiện về độ tuổi của người dưới 18 tuổi, còn phải xác định độ tuổi của người quan hệ cùng có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay không, cụ thể: Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này. 2. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi quan hệ tình dục tự nguyện đối với người dưới 18 tuổi theo trường hợp Trách nhiệm hình sự đối với hành vi quan hệ tình dục tự nguyện đối với người dưới 18 tuổi được miêu tả dưới bảng như sau: Khách hàng là người không may xảy ra hành vi quan hệ với người dưới 18 tuổi thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vui lòng liên hệ đến Công ly Luật VietLawyer. Chúng tôi có thể tư vấn, đại diện bào chữa cho thân chủ trong các quá trình tố tụng hình sự. Ngoài lĩnh vực hình sự, chúng tôi có thể tư vấn, đại diện theo ủy quyền liên quan đến lĩnh vực dân sự, tố tụng hành chính, hôn nhân và gia đình, thương mại, yếu tố nước ngoài, v.v.   
Khi nào có thể khởi tố đối với tội vu khống - Việc người khác vu khống bạn là người phạm tội và bịa đặt bạn phạm tội trước cơ quan Nhà nước, đó là một trong những hành vi vu khống. Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu khởi tố người đó với tội vu khống. Dưới đây là những dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm tội vu khống. 1. Định nghĩa  Vu khống là hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi của người khác, hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. 2. Cấu thành phạm tội 2.1 Khách thể Tội phạm này xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người bị vu khống. 2.2 Mặt khách quan Người vu khống có thực hiện một trong các hành vi như sau: + Bịa đặt những điều không có thật. Những điều không có thật rất đa dạng, miễn sao nó không phải là sự thật khách quan; + Loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt. Hành vi này có thể được thực hiện thông qua việc sao chép gửi cho người khác, kể lại cho người khác nghe, đăng tin trên báo chí, internet, gửi tin nhắn qua điện thoại di động; + Bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc bịa đặt là người khác phạm tội bất kể là tội gì được quy định trong Bộ luật hình sự; Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi nói trên nhằm xúc phạm danh dự, hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (không cần biết danh dự, hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có bị xâm phạm hay chưa. 2.3 Mặt chủ quan Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Khi thực hiện hành vi, người phạm tội biết rõ những tin mà mình đặt ra, loan truyền hoặc đi tố cáo là không có thật mà vẫn thực hiện. Nếu khi loan truyền với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là người khác phạm tội mà mình không biết là không có thật thì không cấu thành tội phạm. Về mục đích, đối với hành vi "bịa đặt những điều không có thật" và "loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt" đòi hỏi phải có mục đích là "xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp" của người khác. Đối với hành vi "bịa ra chuyện người bị hại phạm tội và đi tố cáo với cơ quan Nhà nước" không cần mục đích. 2.4 Chủ thể Người có năng lực trách nhiệm hình sự - Người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể chịu trách nhiệm hình sự . Khách hàng là người bị khác vu khống ảnh hưởng tới xâm phạm, danh dự nhân phẩm. Vui lòng liên hệ đến Công ly Luật VietLawyer. Chúng tôi có thể tư vấn, đại diện bảo vệ cho bị hại trong các quá trình tố tụng hình sự. Ngoài lĩnh vực hình sự, chúng tôi có thể tư vấn, đại diện theo ủy quyền liên quan đến lĩnh vực dân sự, hình sự hành chính, hôn nhân và gia đình, thương mại, yếu tố nước ngoài, v.v. 
Các hành vi bị coi là hiếp dâm - Hành vi bị coi là hành vi xâm phạm về quyền bất khả xâm phạm về tình dục của cá nhân. Hành vi này còn gây khủng hoảng tinh thần của nạn nhân và trong một số trường hợp còn ảnh hưởng đến sức khỏe của nạn nhân. Công ty Luật VietLawyer xin phân tích các hành vi cấu thành mặt khách quan của tội hiếp dâm Hành của tội hiếp dâm có cấu thành hình thức, nghĩa là hành vi của tội phạm không phụ thuộc vào hậu quả xảy ra.  1. Hành vi của tội hiếp dâm được thực hiên dưới các hoạt động dưới đây: + Giao cấu: Là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất cứ mức độ xâm nhập nào Đối với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc xâm nhập hay chưa xâm nhập + Hành vi quan hệ tình dục khác: Là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm các hành vi sau đây: a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...) dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác 2. Hành vi của tội hiếp dâm tồn tài dưới các dạng dưới đây: + Dùng vũ lực: dùng sức mạnh vật chất đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân chống lại việc giao cấu như xô ngã, bóp cổ, giữ, vật lộn, bịt miệng, đánh ... nạn nhân. Những hành vi đó nhằm làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân để người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu.  + Đe dọa dùng vũ lực: Người phạm tội chưa thực hiện những hành vi dùng vũ lực, chưa có bất kỳ một sự tác động vật chất nào lên người nạn nhân, mà thực hiện các hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm uy hiếp về mặt tinh thần. Sự uy hiếp này mang tính chất mạnh mẽ khiến cho nạn nhân không dám chống cự, bị tê liệt ý chí và để người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. + Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân: người bị hại lâm vào tình trạng lâm vào một những hoàn cảnh sau đây để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác: a) Người bị hại không thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị tai nạn, bị ngất, bị trói, bị khuyết tật... dẫn đến không thể chống cự được) b) Người bị hại bị hạn  hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc an thần, thuốc kích, các chất kích thích, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác... dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi) + Thủ đoạn khác: Là các thủ đoạn bao gồm đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ; thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan  hệ tình dục khác; hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.  Dấu hiệu giao cấu trái ý muốn của nạn nhân là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Trái với ý muốn của nạn nhân là người bị hại không đồng ý, phó mặc hoặc không có khả năng biểu lộ ý chí của mình đối với hành vi quan hệ tình dục cố ý của người phạm tội. Tội phạm được hoàn thành khi can phạm thực hiện một trong số các hành vi khách quan nói trên. Nếu can phạm mới thực hiện được hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhằm giao cấu với nạn nhân nhưng chưa thực hiện được hành vi giao cấu hoặc các hành vi quan hệ tình dục khác thì được coi là phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, đối với những bị hại dưới 10 tuổi, người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vữ lực hoặc thủ đoạn khác với mục đích phạm tội thì được coi là phạm tội hoàn thành. Các trường hơp còn lại, người phạm tội chỉ cần đưa dương vật hoặc các dụng cụ tình dục , bộ phận cơ thể vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn, bất kể là đã thực hiện bao lâu đều được coi là phạm tội hoàn thành Khách hàng là người không may bị người khác xâm hại tình dục. Vui lòng liên hệ đến Công ly Luật VietLawyer. Chúng tôi có thể tư vấn, đại diện bảo vệ cho bị hại trong các quá trình tố tụng hình sự. Ngoài lĩnh vực hình sự, chúng tôi có thể tư vấn, đại diện theo ủy quyền liên quan đến lĩnh vực dân sự, tố tụng hành chính, hôn nhân và gia đình, thương mại, yếu tố nước ngoài, v.v. 
Thế nào là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản - Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là một trong các tội xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, tội này ít xuất hiện và thường cần nhiều yếu tố để xảy ra. Công ty Luật VietLawyer sẽ phân tích dấu hiệu pháp lý cấu thành phạm tội đối với tội nêu trên. 1. Khách thể: Tội này xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản. Ngoài ra, nó còn tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội.  2. Mặt khách quan: Người phạm tội có hành vi chiếm lấy tài sản của người khác một cách công khai mà không cần chạy thoát khỏi sự đuổi bắt của người quản. Nét cơ bản của tội phạm này là công khai lấy tài sản trước mặt người quản lý (không nhanh chóng tẩu thoát, không dùng thủ đoạn gian dối, vũ lực gì cả). Người phạm tội không cần tẩu thoát vì lợi dụng sự vướng bận của người quản lý, không thể đuổi bắt kịp. Sự vướng mắc của nạn nhân có thể do chủ quan hoặc khách quan, như đang tắm sông, thiên tai, chỗ đông người hoặc những hoàn cảnh khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn,... Tuy nhiên, những sự vướng mắc này phải là do khách quan hoặc do người khác gây ra chứ không phải do người phạm tội gây ra. Ví dụ, A dựng xe gắn máy, chìa khóa vẫn còn trong ổ khóa, leo lên cây xoài cao khoảng 6 mét để bắt chim con trong tổ chim. M đã đến nổ máy xe máy đi trước mặt A nhưng A không thể ngăn lại được vì khi đó A còn đang trên ngọn cây xoài. Trong trường hợp, M phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Một ví dụ khác, N thấy B dựng xe trước cửa nhà mình, vào trong có việc. N đã xuất hiện, đóng cửa và khóa lại khiến B không thể ra được. Ở ngoài, N đã lấy xe của B đi. B nhìn qua cửa sổ thấy N lấy xe mình không thể ngăn cản được. Trường hợp này N phạm tội cướp tài sản chứ không phải công nhiên chiếm đoạt tài sản. Chỉ cấu thành tội phạm này khi tài sản chiếm đoạt có giá trị từ đủ 2.000.000 đồng trở lên. Nếu tài sản chiếm đoạt có giá trị thấp hơn nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm hay đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm thì cũng cấu thành tội phạm. Tội phạm hoàn thành khi kẻ phạm tội lấy được tài sản khỏi nơi cất giữ, không kể sau đó có giữ được hay không? 3. Mặt chủ quan Là lỗi cố ý trực.tiếp. Mục đích vụ lợi (nhằm chiếm đoạt tài) là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích này chỉ có thể xuất hiện trước khi hành vi công nhiên đoạt tài sản diễn . 4. Chủ thể: Bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.  Khách hàng là người không may bị người khác chiếm đoạt tài sản. Vui lòng liên hệ đến Công ly Luật VietLawyer. Chúng tôi có thể tư vấn, đại diện bảo vệ cho bị hại trong các quá trình tố tụng hình sự. Ngoài lĩnh vực hình sự, chúng tôi có thể tư vấn, đại diện theo ủy quyền liên quan đến lĩnh vực dân sự, tố tụng hành chính, hôn nhân và gia đình, thương mại, yếu tố nước ngoài, v.v. 
Tiền giả là gì? Vô ý dùng tiền giả có bị coi là vi phạm pháp luật không? Trong thời buổi hội nhập như hiện nay, tuy nhu cầu dùng tiền mặt không còn được sử dụng nhiều như trước nữa nhưng tiền giả vẫn là vấn đề bị lên án gay gắt và cần cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nhanh chóng ngăn chặn và xử lí nghiêm minh. Tuy nhiên, rất nhiều cá nhân vẫn ngang nhiên sử dụng tiền giả mặc cho pháp luật ngăn cấm, làm cho ngày càng nhiều người bị lừa. Vậy người vô ý dùng tiền giả sẽ bị xử lý như thế nào - VietLawyer sẽ giải thích cho bạn qua bài viết dưới đây. I. Tiền giả là gì? Tiền giả là loại tiền được sản xuất mà không có sự chứng nhận hợp pháp của Nhà nước hoặc Chính phủ, thường là cố ý bắt chước tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành để đánh lừa người nhận tiền. Căn cứ Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định về phát hành tiền như sau: “ 1. Ngân hàng nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  3. Ngân hàng Nhà nước bảo đẩm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.  4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông tài sản “Nợ” đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.   Như vậy, có thể hiểu đơn giản Tiền giả là loại tiền không do Ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành.  Căn cứ Điều 23 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định về các hành vi bị cấm: “ 1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.   2. Hủy hoại đồng tiền trái pháp luật.   3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành   4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định pháp luật. ” Như vậy, sản xuất hoặc sử dụng tiền giả là một hình thức gian lận hoặc giả mạo và là bất hợp pháp. II. Sử dụng tiền giả bị xử lý thế nào? Vì hành vi sử dụng tiền giả thuộc hoạt động lưu hành tiền giả nên có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 207 BLHS 2015 như sau: “1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.  2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.  3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.  4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 đến 03 năm.  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” III. Sử dụng tiền giả mà không biết đó là tiền giả có bị xử lý không? Việc chứng minh một người có hành vi sử dụng tiền giả có lỗi hay không có lỗi thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Tại Điều 10 và Điều 11 BLHS 2015 quy định cố ý phạm tội và vô ý phạm tội như sau: “Điều 10. Cố ý phạm tội Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:  1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;  2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Điều 11. Vô ý phạm tội Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:  1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.  2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.” Ngoài ra, theo Điều 207 BLHS 2015 quy định về hành vi làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Trong đó, hành vi lưu hành tiền giả được thể hiện bằng hành vi đưa tiền giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi. Theo đó, hành vi sử dụng tiền giả là một hành vi bị cấm của pháp luật và bất kỳ ai thực hiện hành vi này đề có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Trường hợp này xảy ra khá thường xuyên, không hiếm khi người không tiếp xúc nhiều với tiền bạc sẽ rất khó để nhận ra tiền giả sẽ có khác biệt thế nào so với tiền thật và tiếp tục sử dụng số tiền đó cho mục đích giao dịch của mình. Một yếu tố cấu thành tội đó chính là lỗi, tùy trường hợp mà cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét rằng người vi phạm cố ý hay vô ý mà truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, theo Khoản 2 Điều 11 BLHS 2015 dù là người vô ý sử dụng tiền giả mà không biết đó là giả thì vẫn phạm tội nhưng với mức phạt nhẹ hơn. Trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là khi người vô ý sử dụng tiền giả chưa đủ tuổi nhận thức hành vi của mình trái quy định của pháp luật hoặc người đó chứng minh được mình hoàn toàn vô tội và không có lỗi khi thực hiện hành vi này.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có thắc mắc, yêu cầu liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
Tiền sự là thuật ngữ không còn xa lạ trong các văn bản pháp luật và trong đời sống hàng ngày. Biện pháp xử phạt vi phạm phổ biến hiện nay là xử phạt vi phạm hành chính. Vậy bị xử phạt vi phạm hành chính có bị coi là có tiền sự hay không? Đây là vấn đề mà nhiều người nhầm lẫn và thắc mắc - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đậy. 1. Tiền sự là gì? Vi phạm hành chính là gì? Tiền sự là thuật ngữ được sử dụng tương đối nhiều trong các văn bản pháp luật cũng như trong đời sống hàng ngày. Pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào quy định cụ thể khái niệm này. Tuy nhiên, trước đây Nghị quyết 01-HĐTP/NQ ngày 18/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao( đã hết hiệu lực) có đề cập vấn đề này như sau: “ Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 1 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là tiền sự nữa.” Theo đó, ta có thể hiểu người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính. Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.” Như vậy, có thể hiểu vi phạm hành chính là hành vi của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật hành chính. Vi phạm hành chính có thể là vi phạm các quy định về giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý đất đai, môi trường, quy định về kinh doanh, thuế và nhiều lĩnh vực khác. Do tiền sự là một tình tiết về nhân thân của người vi phạm nên trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định hình thức và mức độ xử lý vi phạm khi người có tiền sự có hành vi vi phạm pháp luật mới. 2. Người đã bị phạt hành chính có phải là có tiền sự không?  Tiền sự được đặt ra khi phát sinh trách nhiệm hành chính, tuy nhiên một người bị xử phạt hành chính và được coi là có tiền sự khi: - Hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính đó là hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ các trường hợp bị xử phạt hành chính là được coi là tiền sự như: + Hành vi đánh bạc lần đầu ( tổng số tiền thu được dưới 05 triệu đồng); + Trộm cắp tài sản lần đầu có giá trị dưới 02 triệu đồng; + Người bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc... - Đã có quyết định xử phạt hành chính nhưng chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính. Như vậy, người bị xử phạt hành chính mà thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì bị coi là có tiền sự. Nói cách khác, không phải trường hợp bị phạt vi phạm hành chính đều coi là tiền sự, ví dụ trường hợp vi phạm giao thông thông thường nếu có hành vi vi phạm này chỉ bị xử phạt tiền và không có dấu hiệu tội phạm thì không được coi là tiền sự. 3. Khi nào thì không bị coi là có tiền sự nữa? Người không còn tiền sự được hiểu là người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính. Người được xóa tiền sự được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính như sau: “ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.” Như vậy, thời hạn xóa tiền sự được xác định như sau: - 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo mà không tái phạm; - 01 năm kể từ ngày chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm; - Từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm. Bên cạnh đó, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính cụ thể như sau: - Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp quá thời hạn 01 năm thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả... - Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt có tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu 01 năm nêu trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có thắc mắc, yêu cầu liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
   Cố ý gây thương tích là hành vi xảy ra rất phổ biến và thường xuyên. Tội phạm cố ý gây thương tích không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bị hại mà còn gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội. Vậy mức phạt với tội cố ý gây thương tích quy định thế nào? Gây thương tích dưới 11% có bị khởi tố không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Cố ý gây thương tích là gì?    Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác. Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố trực tiếp (người thực hiện mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác) hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác). 2. Gây thương tích dưới 11% có bị khởi tố hình sự không?    Căn cứ Khoản 1 Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau: “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên; b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên; e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình; h) Có tổ chức; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc; l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê; m) Có tính chất côn đồ; n) Tái phạm nguy hiểm; o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.” Đây là mức phạt hình sự thấp nhất với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.    Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho nhiều người, gây cố tật nhẹ cho nạn nhân, phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người thì dù tỷ lệ thương tật dưới 11% vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1, Điều 134 BLHS 2015. 3. Xử phạt hành chính đối với hành vi cố ý gây thương tích    Người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích dưới mức chịu trách nhiệm hình sự như trên (tỷ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt) có thể bị phạt hành chính theo Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trong đó mức phạt được quy định đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. 4. Mức bồi thường đối với hành vi cố ý gây thương tích    Người nào có lỗi dẫn đến gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác thì phải bồi thường theo quy định tại Điều 590 BLDS 2015 như sau: “1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”    Như vậy, ngoài việc phải bồi thường cho nạn nhân dựa theo các yếu tố về sức khỏe như: tỷ lệ thương tật, thời gian điều trị, chi phí thuốc men,... người gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác còn phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần cho người bị hại. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Trên thực tế, có không ít trường hợp nhầm lẫn giữa hai khái niệm này dẫn đến việc hiểu và áp dụng không đúng. Trên quy định của pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết về "Phân biệt tiền án và tiền sự". Dưới đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa tiền án và tiền sự: Tiêu chí Tiền án Tiền sự Mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật  Nghiêm trọng, trở thành Tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự Ít nghiêm trọng hơn, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự Trách nhiệm pháp lý Bị truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự Bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp được xóa bỏ - Đương nhiên được xóa án tích (Điều 70 Bộ luật Hình sự). - Xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điều 71 Bộ luật Hình sự). - Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (Điều 72 Bộ luật Hình sự). - Đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính: + Hết 06 tháng đối với hình thức cảnh cáo; + Hết 01 năm đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt - Hết 02 năm kể từ ngày chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính. (Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính). Hậu quả sau khi được xóa bỏ Coi như chưa bị kết án. Coi như chưa từng bị xử phạt hành chính. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Có được hỏi cung bị can vào ban đêm không? - Hỏi cung bị can là hoạt động tố tụng do Điều tra viên tiến hành khi có quyết định khởi tố bị can. Để lấy lời khai của người này về các tình tiết của các hành vi phạm tội. Vậy, hỏi cung bị can vào ban đêm được không? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Căn cứ pháp lý "Điều 183: Hỏi cung bị can 1. Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can. 2. Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản. Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình. 3. Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. 4. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này. 5. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sư."  2. Tư vấn của Luật sư VietLawyer Theo Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì thời gian hợp lý được hiểu là khoảng thời gian nhằm đảm bảo cho người bào chữa có thể thu xếp, chuẩn bị tham gia hoạt động hỏi cung bị can; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp; trợ giúp pháp lý tốt nhất cho bị can. Khoản 3 Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015  quy định: "3. Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản." Việc cán bộ hỏi cung vào ban đêm pháp luật không cho phép, nhưng trừ trường hợp không thể trì hoãn được (ví dụ như: Cần phải phục vụ yêu cầu truy bắt người đồng phạm; thu giữ ngay vật chứng, công cụ, phương tiện phạm tội; làm rõ và ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội của những người đồng phạm của bị can;..). Mọi trường hợp hỏi cung bị can vào ban đêm, Điều tra viên phải ghi rõ lý do vào biên bản hỏi cung. Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau. Tức là chỉ trong trường hợp không thể trì hoãn được thì mới được hỏi cung bị can vào thời điểm này. Quý khách hàng có nhu cần tư vấn hỗ trợ các vấn đề về hình sự liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được hỗ trợ giải quyết nhanh nhất!
Người bị tâm thần đánh người khác thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? - Người tâm thần (bị mất năng lực hành vi dân sự) đánh người khác thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 về mất năng lực hành vi dân sự thì: Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự 1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. 2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Vì thế, cá nhân bị bệnh tâm thần khiến cho người đó không thể nhận thức, làm chủ hành vi thì bố mẹ hoặc người nhà của cá nhân đó có thể thực hiện giám định sức khỏe cho người đó và sau đó làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự. Tất cả các giao dịch dân sự do người bị tâm thần thực hiện kể từ khi có quyết định của Tòa án đều sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó chịu trách nhiệm. Vì vậy, nếu người tâm thần có hành vi đánh người khác thì người đó không bị bắt giữ hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được giải quyết kịp thời.
Đặc xá là gì? Luật sư cho tôi hỏi đặc xá là gì và điều kiện để người bị kết án được hưởng đặc xá? - Anh N.An (Kiên Giang); Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi xin trả lời như sau: 1. Đặc xá là gì? Theo khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018, “đặc xá” được giải thích là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. 2. Điều kiện để người bị kết án được hưởng đặc xá Theo khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018, người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây: 2.1 Điều kiện đối với người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn - Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự; - Đã chấp hành án phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần ba thời gian đối với trường hợp bị phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; Đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 14 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù. Người bị kết án về các tội sau: + Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội; + Tội phá hoại chính sách đoàn kết; tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; + Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; + Người bị kết án từ 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của Bộ luật Hình sự do cố ý hoặc người bị kết án từ 07 năm tù trở lên về tội cướp tài sản; + Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; + Tội sản xuất trái phép chất ma túy; + Tội mua bán trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy của Bộ luật Hình sự đã chấp hành án phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần hai thời gian đối với trường hợp bị kết án phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; Đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 17 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; - Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, đã nộp án phí; - Đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm tham nhũng hoặc tội phạm khác do Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá; - Đã thi hành xong hoặc thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với người bị kết án phạt tù không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018. Trường hợp phải thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với tài sản không thuộc sở hữu của Nhà nước thì phải được người được thi hành án đồng ý hoãn thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án đối với tài sản này; - Khi được đặc xá không làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự; - Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật Đặc xá 2018. 2.2 Điều kiện đặc xá đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đề nghị đặc xá Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây: - Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự trong thời gian chấp hành án phạt tù trước khi có quyết định tạm đình chỉ; - Đã có thời gian chấp hành án phạt tù quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018. - Các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018. - Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. 2.3  Điều kiện để người bị kết án được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành án phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định Người bị kết án có đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 1, các điểm a, c và d khoản 2 Điều 11 Luật Đặc xá 2018, được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành án phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018 trong các trường hợp sau đây: - Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù, có xác nhận của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; - Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người được tặng thưởng danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người được tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động”; người được tặng thưởng một trong các loại Huân chương, Huy chương Kháng chiến; cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cha, mẹ, vợ, chồng, con của người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”; - Người đang mắc bệnh hiểm nghèo, người đang ốm đau thường xuyên mà không tự phục vụ bản thân; - Khi phạm tội là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Đặc xá 2018; - Người từ đủ 70 tuổi trở lên; - Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân là lao động duy nhất trong gia đình; - Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi đang ở với mẹ trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; - Người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật về dân sự; - Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định. 3. Điều kiện đặc xá với người dưới 18 tuổi bị kết án phạt tù Theo khoản 4 Điều 11 Luật Đặc xá 2018 quy định, người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018 hoặc người dưới 18 tuổi đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện quy định tại điểm g khoản 1, điểm a và điểm d khoản 2 Điều 11 Luật Đặc xá 2018 được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành án phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Vietlawyer, khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc. Trân trọng.
 
hotline 0927625666