LUẬT SƯ TRẢ LỜI

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là một tội danh thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự đặc biệt trong thời gian dịch Covid bùng phát hành vi lừa đảo qua mạng để chiếm đoạt tài sản ngày càng tăng lên. Vậy lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian dịch bệnh bùng phát bị xử lý như thế nào? Có bị coi là tăng nặng trách nhiệm hình sự? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau. 1. Quy định của Luật Hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Căn cứ theo Điểm c Khoản 3 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Theo quy định nêu trên thì người nào lợi dụng dịch bệnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 2. Lợi dụng dịch bệnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không? Căn cứ theo Điểm l Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau: 1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Phạm tội có tính chất côn đồ; đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn; e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; g) Phạm tội 02 lần trở lên; h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên; k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội; n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội; o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội; p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm. 2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Theo quy định nêu trên thì việc lợi dụng dịch bệnh là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu tình tiết lợi dụng dịch bệnh được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Như vậy, lợi dụng dịch bệnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì không được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. 3. Thời hiệu thi hành bản án đối với người bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bao nhiêu năm? Theo Khoản 2 Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về thời hiệu thi hành bản án như sau: 1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên. 2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau: a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống; b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm; c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm; d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình. 3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm. 4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. 5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ. Như vậy, thời hiệu thi hành bản án đối với người bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 10 năm. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của bạn đọc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Lừa dối khách hàng được hiểu là bất kì hành vi gian dối trong việc mua bán hàng hóa vậy Tội lừa dối khách hàng là gì? Tội lừa dối khách hàng và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có điểm gì giống và khác nhau? Làm thế nào để phân biệt hai tội danh trên? - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Tội lừa dối khách hàng là gì? Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật quy định về định nghĩa của tội lừa dối khách hàng. Tuy nhiên, căn cứ vào yếu tố cấu thành tội phạm theo Khoản 1 Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):  Tội lừa dối khách hàng có thể được hiểu là hành vi phạm tội trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác. 2. Phân biệt tội lừa dối khách hàng và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điểm giống nhau: - Chủ thể: Là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Điểm khác nhau: - Mô tả: + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Là tội mà người phạm tội có hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó. + Tội lừa dối khách hàng: Là việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác trong việc mua bán để thu lợi bất chính. - Khách thể: + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Là quyền sở hữu tài sản của con người và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu của con người. + Tội lừa dối khách hàng: Là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự trong việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. - Mặt chủ quan: + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Mục đích: là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Lỗi: tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. + Tội lừa dối khách hàng: Động cơ, mục đích của người phạm tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, động cơ của người phạm tội lừa dối khách hàng bao giờ cũng vì động cơ tư lợi. Lỗi: tội phạm thực hiện với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). - Mặt khách quan: + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin tưởng vào sự gian dối mà trao tài sản cho người phạm tội. + Tội lừa dối khách hàng: Gian dối trong các lĩnh vực mua, bán bằng thủ đoạn cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo mặt hàng để lấy tiền của khách hàng. - Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: +Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. + Tội lừa dối khách hàng: Không quy định định lượng giá trị tài sản chiếm đoạt được bằng thủ đoạn gian dối trong mua, bán. - Hình phạt cao nhất: + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Hình phạt cao nhất là tù chung thân + Tội lừa dối khách hàng: Hình phạt cao nhất là 7 năm tù 3. Tội lừa dối khách hàng bị xử lý như thế nào? - Truy cứu trách nhiệm Hình sự đối với hành vi lừa dối khách hàng Các khung hình phạt của tội lừa dối khách hàng được quy định cụ thể tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: 1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm - Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lừa dối khách hàng Trong trường hợp hành vi lừa dối khách hàng chưa đủ các yếu tố cấu thành tội lừa dối khách hàng theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính các hành vi vi phạm lừa dối khách hàng theo quy định tại Điều 61 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định các mức xử phạt. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 02 tội danh xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt hai tội danh trên - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đóhoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện do cố ý, với mục đích muốn chiếm đoạt được tài sản. Trong trường hợp người vi phạm bỏ trốn, tránh mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản vì nguyên nhân khác thì không coi là bỏ trốn để lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 2. Phân biệt lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản Về cơ sở pháp lý: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Về đối tượng: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản lý, có thể là tài sản của Nhà nước. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lý. Về tính chất: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt phải diễn ra từ trước. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Sau khi được giao tài sản (hợp pháp) mới phát sinh hành vi chiếm đoạt. Về hành vi: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: + Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng: + Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; + Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Về giá trị tài sản để định tội: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: - Trên 02 triệu đồng - Dưới 02 triệu đồng, thuộc các trường hợp: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: - Trên 04 triệu đồng - Dưới 04 triệu đồng, thuộc các trường hợp: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. Về khung hình phạt: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: - Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Mức phạt tối đa: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: - Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm - Mức phạt tối đa: thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 3. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử phạt thế nào? - Truy cứu trách nhiệm hình sự: Mức phạt cho Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cụ thể: 1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. - Xử phạt hành chính: Căn cứ theo Điểm c, d khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) Nếu chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì người có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị xử phạt hành chính như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác tuy nhiên có thể hiểu xúc phạm danh dự nhân phẩm là dùng lời lẽ thô bỉ, tục tĩu để nhục mạ nhằm hạ thấp uy tín gây thiệt hại về danh dự , nhân phẩm cho người khác. Vậy việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác bị xử lý như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Quy định của Pháp luật về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm Danh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn liền với nhân thân của con người được pháp luật tôn trọng và bảo vệ được quy định trong Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Bên cạnh đó nước ta cũng quy định về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín theo Khoản 1 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Như vậy, danh dự, nhân phẩm, uy tín là bất khả xâm phạm của công dân được nhà nước tôn trọng và bảo vệ, quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm là quyền gắn liên với thân nhân. Bất kì cá nhân nào có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Yêu cầu bồi thường dân sự Người có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Mặt khác, nguyên tắc bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định theo Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015: 1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; c) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. 3. Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021, người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt vi phạm hành chính với các mức phạt như sau: - Đối với người thi hành công vụ căn cứ theo Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ - Đối với thành viên trong gia đình theo căn cứ theo Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: + Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. + Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình; Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân. - Đối với các trường hợp khác theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. 4. Truy cứu trách nhiệm hình sự Người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội danh sau đây: - Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đ) Đối với người đang thi hành công vụ; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Vì động cơ đê hèn; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; c) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Xúc phạm người khác trong một số trường hợp đặc biệt + Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia phiên tòa quy định trong Điều 391 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. Mức phạt tối đa là phạt tù từ 01 năm đến 03 năm đối với tội danh này. - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm đồng đội trong quá trình công tác quy định theo Điều 397 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Mức phạt cao nhất là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học thậm chí có nhiều trường hợp bạo lực học đường dẫn đến người bị hại quẫn trí tự tử. Hiện nay tình trạng bạo lực học đường đang dấy lên mối lo ngại với nhiều bậc phụ huynh vì những kẻ gây ra bạo lực học đường đa số là trẻ nhỏ vậy trường hợp bạo lực học đường thì kẻ gây ra bạo lực học đường bị xử lý như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh qua bài viết dưới đây. 1. Biện pháp xử phạt hành chính Căn cứ Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020): 1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. ... Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài. Với hình thức Cảnh cáo được quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) như sau: Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. 2. Bồi thường trách nhiệm dân sự Bên cạnh đó, hành vi này cũng xâm phạm tới sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm sức khoẻ quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm: 1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Như vậy, ngoài bồi thường sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu theo quy định tại Khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015. Việc đánh đập này nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của trẻ khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại được xác định như sau: 1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; c) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Trong trường hợp người gây ra bạo lực học đường chưa có tài sản để bồi thường thì xử lý theo quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự 2015: 1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. 2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. 3. Truy cứu trách nhiệm Hình sự Theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì: 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép); đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản); e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự). Theo đó những học sinh đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội sau: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên; b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên; e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình; h) Có tổ chức; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc; l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê; m) Có tính chất côn đồ; n) Tái phạm nguy hiểm; o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. 3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm. 4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. 5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. 6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, cũng có thể phạm Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Sử dụng giấy tờ tài liệu giả ngày càng tràn lan gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý an ninh và trật tự xã hội. Nhiều người lạm dụng việc tiện lợi của một số loại giấy tờ giả như: Giấy phép lái xe giả, giấy khám sức khỏe giả, chứng chỉ giả,... mà không biết đó là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy, việc sử dụng giấy tờ giả bị xử lý thế nào - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Giấy tờ giả là gì?    Trước hết về khái niệm giấy tờ giả, hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về định nghĩa “giấy tờ giả” tuy nhiên có thể hiểu giấy tờ giả là các giấy tờ không được làm ra theo đúng trình tự, thủ tục , tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; không do cơ quan có thẩm quyền cấp hợp pháp. Giấy tờ giả có hình thức và nội dung giống giấy tờ thật khiến người khác bị lầm tưởng hoặc bị đánh lừa là giấy tờ thật. Việc làm giấy tờ giả được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu nhằm phục vụ cho các hành vi lừa đảo hoặc nhằm che mắt cơ quan chức năng khi yêu cầu xuất trình giấy tờ. Giấy tờ giả thường được thể hiện dưới các loại sau: - Giấy tờ giả về mặt hình thức thể hiện (hình thức bên ngoài giống hệt với giấy tờ thật) như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng minh nhân dân,... - Giấy tờ giả về quá trình cấp, thẩm quyền và nơi cấp; - Giấy tờ có chữ ký, con dấu và mẫu giấy thật nhưng tên và thông tin trong giấy tờ là giả hoặc được cấp cho người không đủ điều kiện, không thực hiện đúng quy trình, quy định, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định,... Việc sử dụng giấy tờ giả không chỉ gây thiệt hại cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp nhận loại giấy tờ này mà còn gây hại trực tiếp đến người có thông tin trong giấy tờ. Ngoài ra, hành vi sử dụng giấy tờ giả còn ảnh hưởng đến trật tự quản lí xã hội. 2. Yếu tố cấu thành tộ sử dụng con dấu, tài liệu giả - Mặt khách quan: Người phạm tội có hành vi sử dụng giấy tờ, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Việc sử dụng giấy tờ, tài liệu gia trong trường hợp này là để nhằm mục đích lừa dối cơ quan, tổ chức và sử dụng nó như là công cụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Do vậy, nếu một người mặc dù có giấy tờ giả nhưng không sử dụng nó để thực hiện hành vi trái pháp luật thì cũng chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự. - Mặt chủ quan: Đối với tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, nghĩa là bản thân họ biết và nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, dù mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn hậu quả đó xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra. Hành vi của họ là lỗi cố ý nhằm mục đích để lừa dối cơ quản, tổ chức, có thẩm quyền để thực hiện hành vi vi phạm nhằm trục lợi cho bản thân. - Khách thể: Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được xác định là xâm phạm trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế - xã hội, xâm phạm đến quy trình cũng như tính đúng đắn trong hồ sơ, thủ tục khi tham gia các quan hệ xã hội. - Chủ thể: Mọi cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. 3. Trách nhiệm hình sự, xử phạt khi sử dụng giấy tờ, tài liệu giả.     Nếu một người có hành vi sử dụng giấy tờ giả mà đáp ứng được các yếu tố cấu thành Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả thì họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) “ 1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm; đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.” Trường hợp, người có hành vi sử dụng giấy tờ giả nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ có thể bị xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực cụ thể, tùy thuộc vào loại giấy tờ giả mà họ sử dụng. Hiện nay, trong quy định pháp luật hiện hành không quy định một mức xử phạt hành chính chung cho việc sử dụng các giấy tờ giả mà quy định việc xử phạt hành vi này trong từng lĩnh vực cụ thể. - Đối với hành vi sử dụng chứng minh nhân dân giả thì căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt với mức tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đồng thời bị tịch thu Văn bằng, chứng chỉ giả... - Đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP, người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt với mức tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đồng thời bị tịch thu Văn bằng, chứng chỉ giả,.. Ngoài việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính thì tùy thuộc vào đối tượng thực hiện hành vi mà trong một số trường hợp người thực hiện hành vi sử dụng giấy tờ giả còn có thể bị xử lý kỉ luật với mức độ khác nhau. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Xâm nhập gia cư bất hợp pháp là gì? Người có hành vi xâm nhập gia cư bất hợp phát sẽ bị xử phạt thế nào? Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, được ghi nhận trong Hiến pháp. Chỗ ở hợp pháp của người khác thuộc quyền quản lý, đảm bảo an toàn của người đó cho nên các hành vi xâm phạm gia cư bất hợp pháp là hành vi xâm phạm quyền con người được pháp luật bảo vệ. Tùy vào tính chất, mức độ hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc khởi tố hình sự - VietLawyer sẽ giải đáp về vấn đề này qua bài viết dưới đây. 1. Xâm phạm gia cư bất hợp pháp là gì? Hành vi xâm nhập gia cư bất hợp pháp là hành vi tự ý xâm phạm chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của họ, hành vi tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác. Hành vi xâm nhập gia cư bất hợp pháp là hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền công dân được quy định theo Điều 22 Hiến pháp 2013, cụ thể: “1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.  2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.  3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.” Như vậy, Hành vi xâm phạm chỗ ở người khác là hành vi xâm phạm đến quyền công dân của con người được pháp luật bảo hộ. 2. Dấu hiệu của tội phạm xâm nhập gia cư bất hợp pháp - Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này được thực hiện thông qua một hoặc các hành vi sau: + Có hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác. Không có sự đồng ý của người đó hay không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền. + Có hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi nơi ở của họ hoặc mọi thủ đoạn khác nhằm chiếm, giữu chỗ ở, cản trở trái phép không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ. Có thể thực hiện bằng việc đe dọa, dùng vũ lực, gây sức ép về mặt tinh thần,... - Khách thể: Hành vi này xâm phạm quyền bất khả xâm phạm của người khác, cụ thể là chỗ ở, nơi sinh sống hoặc bất cứ nơi nào mà người bị hại sử dụng để ở ( như nhà kho, thùng xe, ghe tàu,...) - Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này có lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi nhận thức được hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác là trái pháp luật những vẫn thực hiện. - Chủ thể: là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. 3. Người có hành vi xâm phạm gia cư bất hợp pháp bị xử phạt như thế nào? Hiện nay, có rất nhiều trường hợp tự ý vào nhà của người khác nhưng chưa được sự đồng ý của họ như: nghi bị trộm tài sản tự ý vào khám xét nhà người khác, vào nhà người khác nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng chưa thành,... Những hành vi trên tùy vào mức độ hành vi, tính chất sự việc mà người có hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy tố hình sự. - Xử phạt hành chính đối với hành vi đuổi người thân ra khỏi chỗ ở của họ theo quy định tại Điều 59 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: “ 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.” - Truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đối với các trường hợp sau đây: “ 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ; c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ; d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.  3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tội làm nhục người khác bị xử lý như thế nào? Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều người đã sử dụng mạng xã hội để làm công cụ thực hiện hành vi làm nhục người khác như phát trực tiếp các vụ đánh ghen, bắt nạt,... Những cá nhân có hành vi trên có thể sẽ bị truy cứu về tội làm nhục người khác. Khi nào bị coi là làm nhục người khác? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Khi nào bị coi là làm nhục người khác? Hành vi làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới nhiều hình thức khác nhau: - Qua lời nói: Bằng những lời nói sỉ nhục, chửi rủa, lăng mạ người khác với mục đích hạ thấp nhân cách, danh dự của họ, khiến mọi người cảm thấy xấu hổ và nhục nhã, danh dự bị xác phạm. - Qua hành động: Bằng những hành vi (có hoặc không kèm lời nói) như lột đồ, cạo đầu, cắt tóc,.. giữa đám đông, ở nơi công cộng với mục đích nhằm bêu rếu, làm nhục nạn nhân hoặc sử dụng mạng xã hội để đăng bài viết, đăng ảnh bôi nhọ, vu khống người khác.  Theo đó, ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn nạn nhân phải chịu nhục với nhiều động cơ khác nhau như để trả thù, để đánh ghen,... Nạn nhân trong trường hợp này phải là người bị xâm phạm nghiêm trong đến nhân phẩm, danh dự, uy tín. 2. Cấu thành tội làm nhục người khác - Mặt khách quan: Tội làm nhục người khác được thể hiện thông qua hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Các hành vi có thể thể hiện bằng lời nói hoặc hành động nhằm hạ thấp nhân cách, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.  Chẳng hạn thể hiện bằng lời nói như: sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu,...  Thể hiện qua hành động như: lột truồng nạn nhân, nhổ nước bọt vào mặt, ném phân, mắm tôm, trứng thối vào người khác,... Lưu ý: Người phạm tội làm nhục người khác chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi bị hại có yêu cầu khởi tố hình sự. - Khách thể: Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là một trong những quyền cơ bản của công dân. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân nhân về được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Khách thể của tội làm nhục người khác chính là danh dự, nhân phẩm của người khác. - Mặt chủ quan: Yếu tố lỗi của tội này là lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội để hạ thấp danh dự, nhân phẩm người khác. Động cơ, mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội làm nhục người khác. - Chủ thể: Chủ thể của tội làm nhục người khác là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này. Đối với tội làm nhục người khác, người có năng lực trách nhiệm hình sự là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi làm nhục người khác và có khả năng điều khiển hành vi này. 3. Quy định về tội làm nhục người khác Khi đáp ứng được đầy đủ các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác, người bị hại có yêu cầu khởi tố hình sự. Người có hành vi làm nhục người khác sẽ bị truy tố theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.” Như vậy, hành vi làm nhục người khác dù ở ngoài thực tế hay trên mạng xã hội thì tùy theo mức độ và tính chất của hành vi sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy tố trách nhiệm hình sự. Mức phạt hành chính đối với hành vi làm nhục người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 như sau: “Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: a. Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; ...” Trường hợp bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố hình sự thì vụ án sẽ được đình chỉ giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Hành hạ người khác là hành vi của một người đối xử tàn ác, ức hiếp như thường xuyên đánh đập người lệ thuộc vào mình và lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định gây đau đớn, khổ sở về thể xác và tinh thần cho người bị hành hạ. Hành vi này là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến quyền được bảo hộ sức khỏe, thân thể, danh dự của người khác. Thực tế hiện nay không ít trường hợp một người dùng vũ lực đánh đập hoặc dùng lời nói gây bất ổn về tinh thần của người khác nhưng chưa đến mức để lại thương tích đáng kể cho nạn nhân. Vậy tội hành hạ người khác được quy định như thế nào? Mức phạt cho tội hành hạ người khác? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn quay bài viết sau đây. 1. Các yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác - Khách thể: Hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về mặt thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần người lệ thuộc. Khách thể bị tội này xâm phạm là quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người lệ thuộc. Như vậy, khách thể của tội phạm này là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và quyền được Nhà nước bảo hộ về thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. - Mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi đối xử tàn ác và hành vi làm nhục người lệ thuộc mình. Về người bị phạm tội: Người phạm tội có những hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình như đánh đập và những hành động bạo lực khác một cách có hệ thống được lặp đi lặp lại nhiều lần. Hành vi này không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn gây đau khổ về tinh thần cho người bị hành hạ, nếu hành vi này có gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hành hạ thì cũng chỉ là thương tích nhẹ chưa tới mức bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích. Về hành vi khách quan, tội hành hạ người khác cũng tương tự hành vi khách quan của tội bức tử. Về phía người bị hại: Người bị hại phải là người có quan hệ lệ thuộc với người phạm tội, nếu người bị hành hạ không có mối quan hệ lệ thuộc với người có hành vi hành hạ thì người có hành vi hành hạ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác mà tùy vào hành vi cụ thể mà người phạm tội sẽ bị truy cứu tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Thông thường người bị hại trong tội phạm này, bị hành hạ, ngược đãi nhưng không dám kêu hoặc phản ứng mà cam tâm chịu đựng, họ chỉ tố cáo khi mối quan hệ lệ thuộc không còn nữa hoặc bị người khác tố cáo. - Chủ thể: thực hiện tội phạm này có thể là bất kì người nào giữ vai trò là người được lệ thuộc, đủ 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự. - Mặt chủ quan: Tội hành hạ người khác được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội biết rõ độ nguy hiểm của hành vi mà mình gây ra, nhận thức rõ hành vi đó có thể gây tổn hại đến thể chất và tinh thần người lệ thuộc. Tuy nhiên người phạm tội không mong muốn hậu quả người lệ thuộc bị tổn hại về sức khỏe hay tinh thần xảy ra nhưng vẫn ý thức để mặc hậu quả đó xảy ra. 2. Hình phạt đối với người hành hạ người khác Hình phạt cho người nào có hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định 02 khung hình phạt đối với người phạm tội này như sau: “1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên; c) Đối với 02 người trở lên.” Như vậy, đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ. Việc quy định này xuất phát từ chính sách bảo vệ nhóm người yếu thế trong xã hội của nhà nước cũng như truyền thống đạo đức “ kính già yêu trẻ”, “là lành đùm lá rách” của dân tộc. Phụ nữ mà biết có thai tức là khi thực hiện tội phạm, người phạm tội biết chắc nạn nhân là phụ nữ mang thai ( dù nạn nhân mang thai thật hay do người phạm tội hiểu nhầm) mà vẫn thực hiện hành vi của mình. Người ốm đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc tại nhà riêng của họ. Người ở trong tình trạng không thể tự vệ được là người do bản thân họ bị hạn chế và khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do bẩm sinh hoặc do những điều kiện khách quan đem lại, như người bị tâm thần, bị bại liệt, bị mù, bị điếc, bị câm, bị tàn tật,.... Trường hợp người phạm tội này gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể là 31% trở lên. Gây rối loạn tâm thần và hành vi biểu hiện trạng thái thần kinh không bình thường, lo âu, trầm cảm, mất ngủ,... Đó là biểu hiện của Stress. Cần phân biệt rối loạn tâm thần và hành vi do bị hành hạ, ngược đãi. Rối loạn tâm thần là một loại bệnh lý có từ trước khi bị hành hạ, căn cứ để đánh giá mức rối loạn tâm thần và hành vi là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tội bức tử và tội hành hạ người khác đều là các tội danh có hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, thân thể, danh dự của người khác. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa tội bức tử và tội hành hạ người khác - VietLawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. 1. Quy định pháp luật hiện hành Hành vi bức tử và hành vi hành hạ người khác đều là hành vi đối xử tàn ác, ức hiếp như thường xuyên đánh đập người lệ thuộc vào mình và lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Cả hai tội danh này đều được thực hiện bằng hình thức lỗi cố ý, vì vậy có nhiều điểm giống nhau nên khi hành vi được xác lập đôi khi sẽ khiến ta nhầm lẫn giữa hai tội danh này. “Điều 130. Tội bức tử 1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.” ... “Điều 140. Tội hành hạ người khác 1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên; c) Đối với 02 người trở lên.” 2. Phân biệt tội bức tử và tội hành hạ người khác - Tội bức tử: + Nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân tự sát là do hành vi của người phạm tội đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người đó. + Hành vi khách quan của tội bức tử phải dẫn đến hậu quả là người bị hại tự sát, tức là nạn nhân có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau, đã tự mình thực hiện việc tước đoạt tính mạng của chính mình như: thắt cổ, uống thuốc độc, nhảy cầu, tự đâm vào bụng hay bắn vào đầu,... + Hành vi tự sát phải do chính nạn nhân thực hiện, trường hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp đỡ thì không cấu thành tội phạm này. + Hành vi tự sát không nhất thiết phải có hậu quả chết người. + Nạn nhân của tội bức tử là những người lệ thuộc vào người phạm tội. - Tội hành hạ người khác: + Không dẫn đến hậu quả nạn nhân tự sát + Nạn nhân của tội làm nhục người khác là người lệ thuộc vào người phạm tội nhưng ngoài ông bà cha mẹ con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng người phạm tội. Như vậy, dựa vào hành vi phạm tội và căn cứ vào hậu quả xảy ra có thể phân biệt hai tội danh này. Nếu hậu quả dẫn đến việc người lệ thuộc tự sát thì cấu thành tội bức tử. Ngoài ra, trường hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp thì không cấu thành tội bức tử. Trường hợp có hành vi đổi xử người lệ thuộc vào mình là ông bà cha mẹ vợ chồng con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mà nạn nhân không tự sát thì cấu thành tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tiền giả là gì? Vô ý dùng tiền giả có bị coi là vi phạm pháp luật không? Trong thời buổi hội nhập như hiện nay, tuy nhu cầu dùng tiền mặt không còn được sử dụng nhiều như trước nữa nhưng tiền giả vẫn là vấn đề bị lên án gay gắt và cần cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nhanh chóng ngăn chặn và xử lí nghiêm minh. Tuy nhiên, rất nhiều cá nhân vẫn ngang nhiên sử dụng tiền giả mặc cho pháp luật ngăn cấm, làm cho ngày càng nhiều người bị lừa. Vậy người vô ý dùng tiền giả sẽ bị xử lý như thế nào - VietLawyer sẽ giải thích cho bạn qua bài viết dưới đây. I. Tiền giả là gì? Tiền giả là loại tiền được sản xuất mà không có sự chứng nhận hợp pháp của Nhà nước hoặc Chính phủ, thường là cố ý bắt chước tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành để đánh lừa người nhận tiền. Căn cứ Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định về phát hành tiền như sau: “ 1. Ngân hàng nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  3. Ngân hàng Nhà nước bảo đẩm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.  4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông tài sản “Nợ” đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.   Như vậy, có thể hiểu đơn giản Tiền giả là loại tiền không do Ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành.  Căn cứ Điều 23 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định về các hành vi bị cấm: “ 1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.   2. Hủy hoại đồng tiền trái pháp luật.   3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành   4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định pháp luật. ” Như vậy, sản xuất hoặc sử dụng tiền giả là một hình thức gian lận hoặc giả mạo và là bất hợp pháp. II. Sử dụng tiền giả bị xử lý thế nào? Vì hành vi sử dụng tiền giả thuộc hoạt động lưu hành tiền giả nên có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 207 BLHS 2015 như sau: “1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.  2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.  3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.  4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 đến 03 năm.  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” III. Sử dụng tiền giả mà không biết đó là tiền giả có bị xử lý không? Việc chứng minh một người có hành vi sử dụng tiền giả có lỗi hay không có lỗi thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Tại Điều 10 và Điều 11 BLHS 2015 quy định cố ý phạm tội và vô ý phạm tội như sau: “Điều 10. Cố ý phạm tội Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:  1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;  2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Điều 11. Vô ý phạm tội Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:  1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.  2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.” Ngoài ra, theo Điều 207 BLHS 2015 quy định về hành vi làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Trong đó, hành vi lưu hành tiền giả được thể hiện bằng hành vi đưa tiền giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi. Theo đó, hành vi sử dụng tiền giả là một hành vi bị cấm của pháp luật và bất kỳ ai thực hiện hành vi này đề có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Trường hợp này xảy ra khá thường xuyên, không hiếm khi người không tiếp xúc nhiều với tiền bạc sẽ rất khó để nhận ra tiền giả sẽ có khác biệt thế nào so với tiền thật và tiếp tục sử dụng số tiền đó cho mục đích giao dịch của mình. Một yếu tố cấu thành tội đó chính là lỗi, tùy trường hợp mà cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét rằng người vi phạm cố ý hay vô ý mà truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, theo Khoản 2 Điều 11 BLHS 2015 dù là người vô ý sử dụng tiền giả mà không biết đó là giả thì vẫn phạm tội nhưng với mức phạt nhẹ hơn. Trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là khi người vô ý sử dụng tiền giả chưa đủ tuổi nhận thức hành vi của mình trái quy định của pháp luật hoặc người đó chứng minh được mình hoàn toàn vô tội và không có lỗi khi thực hiện hành vi này.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có thắc mắc, yêu cầu liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
Tiền sự là thuật ngữ không còn xa lạ trong các văn bản pháp luật và trong đời sống hàng ngày. Biện pháp xử phạt vi phạm phổ biến hiện nay là xử phạt vi phạm hành chính. Vậy bị xử phạt vi phạm hành chính có bị coi là có tiền sự hay không? Đây là vấn đề mà nhiều người nhầm lẫn và thắc mắc - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đậy. 1. Tiền sự là gì? Vi phạm hành chính là gì? Tiền sự là thuật ngữ được sử dụng tương đối nhiều trong các văn bản pháp luật cũng như trong đời sống hàng ngày. Pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào quy định cụ thể khái niệm này. Tuy nhiên, trước đây Nghị quyết 01-HĐTP/NQ ngày 18/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao( đã hết hiệu lực) có đề cập vấn đề này như sau: “ Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 1 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là tiền sự nữa.” Theo đó, ta có thể hiểu người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính. Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.” Như vậy, có thể hiểu vi phạm hành chính là hành vi của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật hành chính. Vi phạm hành chính có thể là vi phạm các quy định về giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý đất đai, môi trường, quy định về kinh doanh, thuế và nhiều lĩnh vực khác. Do tiền sự là một tình tiết về nhân thân của người vi phạm nên trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định hình thức và mức độ xử lý vi phạm khi người có tiền sự có hành vi vi phạm pháp luật mới. 2. Người đã bị phạt hành chính có phải là có tiền sự không?  Tiền sự được đặt ra khi phát sinh trách nhiệm hành chính, tuy nhiên một người bị xử phạt hành chính và được coi là có tiền sự khi: - Hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính đó là hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ các trường hợp bị xử phạt hành chính là được coi là tiền sự như: + Hành vi đánh bạc lần đầu ( tổng số tiền thu được dưới 05 triệu đồng); + Trộm cắp tài sản lần đầu có giá trị dưới 02 triệu đồng; + Người bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc... - Đã có quyết định xử phạt hành chính nhưng chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính. Như vậy, người bị xử phạt hành chính mà thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì bị coi là có tiền sự. Nói cách khác, không phải trường hợp bị phạt vi phạm hành chính đều coi là tiền sự, ví dụ trường hợp vi phạm giao thông thông thường nếu có hành vi vi phạm này chỉ bị xử phạt tiền và không có dấu hiệu tội phạm thì không được coi là tiền sự. 3. Khi nào thì không bị coi là có tiền sự nữa? Người không còn tiền sự được hiểu là người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính. Người được xóa tiền sự được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính như sau: “ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.” Như vậy, thời hạn xóa tiền sự được xác định như sau: - 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo mà không tái phạm; - 01 năm kể từ ngày chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm; - Từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm. Bên cạnh đó, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính cụ thể như sau: - Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp quá thời hạn 01 năm thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả... - Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt có tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu 01 năm nêu trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có thắc mắc, yêu cầu liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
 
hotline 0927625666