LUẬT SƯ TRẢ LỜI

Ngày 24/3/2023, Anh của tôi bị cơ quan điều tra đến nhà riêng bắt để tạm giữ, tôi muốn hỏi Luật sư là Cơ quan điều tra có quyền tạm giữ hình sự trong thời gian bao lâu? Quyết định tạm giữ phải có những nội dung nào? - câu hỏi của anh Phát (Nam Định). 1.Cơ quan điều tra có quyền tạm giữ hình sự trong thời gian bao lâu? Căn cứ theo quy định tại Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: Điều 118. Thời hạn tạm giữ 1. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú. 2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. 3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. 4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam. Theo như quy định trên, thời hạn tạm giữ hình sự tối đa có thể 9 ngày. Lần đầu là 03 ngày, và có thể gia hạn tối đa 02 lần, mỗi lần không quá 03 ngày. Lưu ý: Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. 2.Tạm giữ hình sự được thực hiện trong trường hợp nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: Điều 59. Người bị tạm giữ 1. Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. 2. Người bị tạm giữ có quyền: a) Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; d) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; g) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ. 3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật này và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: Điều 117. Tạm giữ 1. Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Theo như quy định trên người bị tạm giữ trong trường hợp: - Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; - Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang; - Người phạm tội tự thú, đầu thú; - Người bị bắt theo quyết định truy nã. 3.Quyết định tạm giữ hình sự phải có những nội dung nào? Căn cứ theo khoản 2 Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: Theo như quy định trên, quyết định tạm giữ phải ghi rõ: - Ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ - Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng; - Căn cứ ban hành văn bản tố tụng; - Nội dung của văn bản tố tụng; - Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer quy định của pháp luật về tạm giữ hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Hành vi ném đất đá, chất thải, tự ý xông vào nhà hàng xóm bị xử phạt như thế nào? Nhà tôi và nhà hàng xóm có mẫu thuẫn liên quan về việc hát karaoke ồn ào từ tuần trước. Hôm qua, khi đang quét sân tôi  có thấy hai thanh niên lạ mặt chạy xe máy qua và ném đất đá vào nhà hàng xóm rồi chạy xe đi mất. Nhà hàng xóm thấy có tiếng động liền chạy ra cổng, người này nói do tôi ném nên đã vào trong cổng nhà trong sân trước cửa nhà tôi to tiếng, muốn đánh tôi. Với những hành vi trên, trong trường hợp người kia chứng minh được tôi có ném đá vào nhà họ và không chứng minh được thì những người vào nhà tôi có phạm luật gì không? Nếu có thì sẽ bị phạt ra sao? Câu hỏi của anh Tường đến từ Việt Trì - Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của anh qua bài viết dưới đây. 1. Hành vi ném đất đá, chất thải vào nhà hàng xóm theo quy định bị phạt bao nhiêu tiền? Trước tiên, về hành vi ném đất đá vào nhà người hàng xóm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. "4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác; c) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; d) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức; đ) Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm; e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; g) Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép; h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn, phát loa tuyên truyền ngoài quy định của phép bay; i) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử." Như vậy, mức phạt tiền đối với người vi phạm hành vi ném đất đá vào nhà hàng xóm là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn có các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm a, d khoản 13 và điểm a khoản 14 Điều này như sau: "..... 13. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này; .... d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này. 14. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;" Hình ảnh minh họa Lưu ý rằng: Hành vi trên áp dụng cho cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, cụ thể mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Do đó, nếu anh là người ném đất đá vào nhà hàng xóm, người hàng xóm này tố cáo hành vi của anh đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi cơ quan điều tra, xác minh sự việc đúng như tố cáo của người này thì anh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như đã nêu ở trên. 2.Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi ném đất đá vào nhà hàng xóm là bao lâu? Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đói với hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá, cụ thể như sau: Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm. 2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm; c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá là 01 năm. 3. Hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá thì có áp dụng xử lý hình sự hay không? Về hành vi tự ý xông vào chỗ ở của nhà hàng xóm ném đất đá, anh vui lòng tham khảo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 cụ thể như sau: 31. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 158 như sau: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.”. Theo đó, việc xác định hành vi vi phạm đã cấu thành tội phạm hay chưa sẽ do cơ quan điều tra xác định dựa trên lời khai của các bên, chứng cứ, thiệt hại trên thực tế. Như vậy, với hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá thì cần phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như lời khai của các bên, chứng cứ, thiệt hại trên thực tế để có thể đứa đến hình phạt cụ thể cho đối tượng đó. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Thủ Tục Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Hoạt Động Thẩm Mỹ Viện - Ngày nay nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng nhiều vì thế rất nhiều cơ sở thẩm mỹ viện được thành lập. Vậy để được cấp phép hoạt động cần có những thủ tục nào??? Trên cơ sở pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer chia sẻ với bạn đọc như sau: 1. Khái niệm Theo khoản 2 Điều 37 Nghị định 109/2016/NĐ-CP về cấp chứng chỉ hành nghề y, quy định cơ sở thẩm mỹ cần phải xin giấy phép kinh doanh:   "Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt." Như vậy những cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ thuộc những loại hình phòng khám chuyên khoa. 2. Điều kiện để được cấp phép Theo quy định tại Điều 26, Điều 37 Nghị định 109/2016/NĐ-CP về cấp chứng chỉ hành nghề y, để được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, thẩm mỹ viện, nhà kinh doanh phải cung cấp đủ: Điều kiện về cơ sở vật chất: Thiết kế: Vị trí cố định, là không gian tách biệt với gia đình, có đủ ánh sáng, trần chống bụi và các vật liệu dễ dàng vệ sinh, tẩy rửa. Mô hình phòng khám chuyên khoa phải có: Phòng khám và phòng điều trị. Có buồn lưu người bệnh. Đảm bảo về an toàn bức xạ, xử lý rác thải ý tế đúng theo quy định, tuân thủ phòng cháy chữa cháy. Luôn đảm bảo về điện, nước và các thiết bị để phục vụ khách hàng. Điều kiện thiết bị y tế Máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế chuẩn và phù hợp với mô hình, lĩnh vực hoạt động đã được đăng ký. Có hộp thuốc chống sốc và các loại thuốc cấp cứu chuyên khoa. Điều kiện mở thẩm mỹ viện về nhân sự Người trực tiếp khám, điều trị phải là bác sĩ chuyên khoa về thẩm mỹ, phẫu thuật tạo hình hay chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ. Tay nghề bác sĩ đã có kinh nghiệm ít nhất 54 tháng về chuyên khoa điều trị. Tất cả các nhân viên, kỹ thuật viên thực hiện trực tiếp (dù hỗ trợ hay thực hiện) dịch vụ đều phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công theo đúng chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề. 3. Thủ Tục Cấp Giấy Phép Hoạt Động Thẩm Mỹ Viện Bước 1: Thành lập cơ sở hoạt động kinh doanh; xin cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Bước 2: Thực hiện làm hồ sơ cấp phép hoạt động và cấp chứng chỉ hành nghề. Bước 3: Xin cấp giấy chứng nhận an ninh trật tự. Trên đây là chia sẻ của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép con, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con - Tư vấn, đại diện ủy quyền thành lập các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng ký tại Vietlawyer.vn như chữ ký số, hóa đơn điện tử...
Điều kiện để người lao động đi làm việc tại nước ngoài - Là các điều kiện để người lao động có thể xuất khẩu lao động, đáp ứng điều kiện hội nhập và mở rộng nhân lực ra nước ngoài. Hiện nay, các tỉnh miền trung như Nghệ An, Hà tĩnh có số lượng người lao động ra nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trên toàn quốc. Vì vậy, để tránh các trường hợp rủi ro khi làm việc tại nước ngoài., người lao động cần phải nắm chắc các quy định liên quan đến điều kiện đi làm việc tại nước ngoài. Công ty luật VietLawyer sẽ phân tích cho người đọc các quy định liên quan đến điều kiện người lao động làm việc tại nước ngoài. 1, Điều kiện của người lao động đi làm việc tại nước ngoài Căn cứ theo Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hơp đồng quy định: 1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 2. Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài. 3. Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động. 4. Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động. 5. Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng. 6. Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định, người lao động phải là người đã đủ 18 tuổi, không nằm trong các trường hợp người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự. Ý chí của người lao động là sự tự nguyện, không bị cá nhân, tổ chức nào ép buộc.  Người lao động phải đủ sức khỏe lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Khả năng ngoại ngữ tại nước làm việc phải đạt yêu cầu. Đồng thời, các chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề về các điều kiện khác phải đáp ứng được yêu cầu của nước ngoài. Người lao động phải hoàn thành khóa học giáo dục định hướng do tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài tổ chức. Người lao động không nằm trông trường hợp bị cấm xuất cảnh hoặc không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh như: - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm; - Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự; - Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế, đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế; - Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó. - Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan; - Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. - Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ 2. Hồ sơ của người lao động đi làm việc tại nước ngoài  Căn cứ theo Điều 45 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hơp đồng quy định về hồ sơ của người lao động đi làm việc tại nước ngoài bao gồm: 1. Đơn đi làm việc ở nước ngoài. 2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động. 3. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. 4. Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng. 5. Văn bằng, chứng chỉ về ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và giấy tờ khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động. Nếu khách hàng là người lao động đang có nhu cầu xuất cảnh lao động ra nước ngoài, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn về thương lương tập thể, xây dựng thỏa ước lao động tập thể; - Tư vấn cho người lao động các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, quy chế công ty, người lao động ra nước ngoài,...; - Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Tìm hiểu thêm về Luật sư Lao động tại đây
Phân Công Thẩm Phán Ngẫu Nhiên Giải Quyết Án Mới Nhất - Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư 01/2022/TT-TANDTC do Tòa án nhân dân Tối cao ban hành quy định việc phân công Thẩm phán giải quyết, xét xử vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án bằng hai phương pháp chính. Để hiểu rõ về hai phương pháp phân công Thẩm phán giải quyết án, Công ty VietLawyer xin tư vấn như sau: Theo Thông tư 01/2022/TT-TANDTC có 02 phương thức phân công thẩm phán giải quyết án gồm: Phương thức phân công giải quyết án chỉ định và phân công giải quyết án ngẫu nhiên được quy định chi tiết tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này. 1. Phương thức phân công án giải quyết án chỉ định Tại Điều 8 Thông tư 01/2022 quy định về phân công giải quyết án chỉ định được áp dụng trong các trường hợp sau đây: "1. Phân công Thẩm phán giải quyết án theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm khi thuộc một trong các trường hợp: a) Vụ án hình sự phức tạp liên quan đến yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; b) Vụ việc liên quan đến bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; chính trị, đối ngoại, an ninh, tôn giáo, dân tộc, nhân sĩ, tri thức được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. 2. Phân công Thẩm phán làm thành viên Hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. 3. Phân công Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm với vụ việc mà thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm còn dưới 01 tháng theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Chánh án Tòa án. 4. Phân công giải quyết án trong trường hợp thay đổi Thẩm phán hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này." 2. Phương thức phân công giải quyết án ngẫu nhiên Tại Điều 9 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC nêu rõ về phân công giải quyết án ngẫu nhiên. Theo đó, vụ việc không thuộc trường hợp phân công án chỉ định thì phải được phân công giải quyết án ngẫu nhiên theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Căn cứ Danh sách Thẩm phán và Danh sách vụ việc theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này, tại mỗi lần phân công, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết án bằng phương thức ngẫu nhiên theo trình tự sau đây cho đến khi hết Danh sách vụ việc: - Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ít hơn sẽ được phân công trước; - Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ giải quyết nhiều hơn trước; - Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ngang nhau; số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ giải quyết ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có số lượng vụ việc quá hạn luật định ít hơn trước; - Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết, vụ việc đang tạm đình chỉ, vụ việc quá hạn luật định ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có số lượng vụ việc bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan trong thời hạn 01 năm kể từ ngày phân công ít hơn trước; - Trường hợp các Thẩm phán có tiêu chí tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 7 ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có tên đứng trước trong bảng chữ cái tiếng Việt trước; - Trường hợp Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc thuộc hướng dân tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì phải phân công vụ việc tiếp theo trong Danh sách vụ việc. Lần phân công giải quyết án tiếp theo, căn cứ vào Danh sách Thẩm phán đã được cập nhật thông tin đến thời điểm phân công án để tiếp tục phân công giải quyết án bằng phương thức ngẫu nhiên theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này. Ví dụ: Tòa án huyện Y có 05 Thẩm phán trong Danh sách Thẩm phán. Thẩm phán A đang giải quyết 10 vụ việc, trong đó, có 03 vụ việc đang tạm đình chỉ, 02 vụ việc quá hạn luật định; 02 vụ việc bị hủy sửa. Thẩm phán B đang giải quyết 12 vụ việc, trong đó, có 03 vụ việc đang tạm đình chỉ, không có vụ việc quá hạn luật định, không có vụ việc bị hủy sửa. Thẩm phán C đang giải quyết 12 vụ việc, trong đó, có 01 vụ việc đang tạm đình chỉ, không có vụ việc quá hạn luật định; không có vụ việc bị hủy sửa. Thẩm phán D đang giải quyết 12 vụ việc, trong đó, có 01 vụ việc đang tạm đình chỉ, có 01 vụ việc quá hạn luật định, không có vụ việc bị hủy sửa. Thẩm phán Đ đang giải quyết 12 vụ việc, trong đó, không có vụ việc đang tạm đình chỉ, có 01 vụ việc quá hạn luật định, có 01 vụ việc bị hủy sửa. Ngày 01/12/2022, Tòa án thụ lý 09 vụ việc được đánh số từ 01 đến 09. Danh sách Thẩm phán được sắp xếp theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này là Thẩm phán A, B, C, D, Đ. Chánh án Tòa án quyết định phân công giải quyết án bằng phương thức ngẫu nhiên theo thứ tự như sau: - Lần 1: Thẩm phán A vụ án số 01; Thẩm phán B vụ án số 02; Thẩm phán C vụ án số 03; Thẩm phán D vụ án số 04; Thẩm phán Đ vụ án số 05. - Lần 2: Thẩm phán A vụ án số 06; Thẩm phán B vụ án số 07; Thẩm phán C vụ án số 08; Thẩm phán D vụ án số 09. Ngày 03/12/2022, Tòa án thụ lý 11 vụ việc được đánh số từ 10 đến 20. Danh sách Thẩm phán được sắp xếp theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này là Thẩm phán A, Đ, B, D, C (do Thẩm phán D có thêm 01 vụ việc tạm đình chỉ). Chánh án Tòa án quyết định phân công giải quyết án ngẫu nhiên theo thứ tự như sau: - Lần 1: Thẩm phán A vụ án số 10; Thẩm phán Đ vụ án số 11; Thẩm phán B vụ án số 12; Thẩm phán D vụ án số 13; Thẩm phán C vụ án số 14. - Lần 2: Thẩm phán A vụ án số 15; Thẩm phán Đ vụ án số 16; Thẩm phán B vụ án số 17; Thẩm phán D vụ án số 18; Thẩm phán C vụ án số 19. - Lần 3: Thẩm phán A vụ án số 20. So với quy định cũ thì việc phân công thẩm phán theo Thông tư 01/2022/TT-TANDTC đã đảm bảo được các điều kiện để thực hiện việc phân án "vô tư, khách quan, ngẫu nhiên" Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về cách phân công thẩm phán giải quyết án. Trân trọng.
Người Thừa Kế Được Nhận Thừa Kế Là Quyền Sử Dụng Đất Phải Thoả Mãn Những Điều Kiện Nào? Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là ở lĩnh vực pháp luật đất đai và pháp luật dân sự, trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành Vietlawyer xin chia sẻ đến quý khách hàng như sau:  Để được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, người nhận thừa kế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. Cụ thể: - Đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án; - Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất. Tuy nhiên, ngoài những điệu kiện được nhận thừa kế là quyền sử dụng đất trên, người thừa kế cần lưu ý việc thừa kế phải đăng ký tại cơ quan đăng kí đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Đối với người nước ngoài người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì không được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, đồng nghĩa với không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được nhận thừa kế về giá trị quyền sử dụng đất (chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế) Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật Vietlawyer. Với nhiều năm kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực pháp luật, chúng tôi luôn đồng hành và mang lại những giải pháp pháp lý hiệu quả nhất đến với khách hàng. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ kịp thời. Trân trọng./. =============================================================================================  
Luật Sư Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Ở Hà Giang, được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trong cả nước và trong đó có Hà Giang. Tại Hà Giang, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai của Công ty Luật Vietlawyer luôn được khách hàng đánh giá cao về tốc độ giải quyết, tính bảo mật, hiệu quả và giá cả tốt nhất nhì thị trường. Chúng tôi, cung cấp các Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thái Bình, cụ thể: 1. Tranh chấp về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý: Đây là tranh chấp giữa những người hàng xóm, ranh giới sát nhau. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. 2. Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất: Đây là sự mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các bên tham gia hợp đồng. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi không làm đúng nghĩa vụ của mình, hoặc do hai bên không tìm được hướng giải quyết chung. 3. Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: Đây là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. 4. Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp. 5. Tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa:  Trong tranh chấp loại này chủ yếu là khiếu kiện về giá đất đền bù, diện tích đất được đền bù, giá cả đất tái định cư và đền bù không đúng người, giải tỏa quá mức quy định để chừa đất cấp cho các đối tượng khác. Vai trò, công việc của luật sư thực hiện dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai, nhanh chóng, hiệu quả: 1. Tư vấn cho khách hàng, lựa chọn phương án giải quyết tối ưu nhất; 2. Thu thập thông tin, chứng cứ cần thiết để bảo vệ khách hàng; 3. Tham gia các hòa giải khách hàng để đảm bảo mọi quyền lợi của khách hàng; 4. Tham gia tòa án, bảo vệ quyền lợi ích của khách hàng. Tại Hà Giang, chúng tôi cung cấp dụng vụ khắp các quận, huyện tại Hà Giang: Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thành phố Hà Giang,  Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Đồng Văn, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Hoàng Su Phì, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Mèo Vạc, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Quảng Bình, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Xín Mần, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Yên Minh, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Yên Minh, Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Bắc Quang,... Khách hàng có nhu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì liên hệ ngay với Công ty Luật TNHH Vietlawyer để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.  Trân trọng./.  
 
hotline 0927625666