TRẢ LỜI: LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH

Thông tư 01/2022/TT-TANDTC ngày 15/12/2022 quy định việc phân công Thẩm pháp giải quyết, xét xử vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án.  Theo đó tại Điều 4 quy định: Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây: "1. Số lượng, tính chất phức tạp của vụ việc được phân công cho các Thẩm phán giải quyết trong 01 năm tại mỗi Tòa án là tương đương nhau. 2. Phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm xét xử, giải quyết loại vụ việc đó. Đối với vụ việc có người tham gia tố tụng là người chưa thành niên thì phân công Thẩm phán là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên. 3. Phù hợp với vị trí công tác, chức vụ Thẩm phán đang đảm nhiệm. 4. Thẩm phán trong Tổ Thẩm phán chuyên trách; Thẩm phán trong Tòa chuyên trách thuộc lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên phân công giải quyết vụ việc thuộc lĩnh vực đó. 5. Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện được phân công giải quyết án theo chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao quy định. Thẩm phán nữ trong thời gian 03 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản và 03 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản được phân công giải quyết án với chỉ tiêu tối đa bằng 50% so với Thẩm phán khác." Như vậy, có 05 tiêu chí để phân công Thẩm phán giải quyết án. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là bao lâu? - L.Tiến (Hà Nam) Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau: Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính quy định tại Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó: - Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. - Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau: + 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc; + 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước; + Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày. - Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau: + 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; + 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại. - Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện. - Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời hạn, thời hiệu được áp dụng trong tố tụng hành chính. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
Người đi bộ vi phạm luật giao thông bị xử phạt như thế nào? – Khi tham gia giao thông, tôi thấy nhiều người đi bộ sang đường không đúng phần đường dành cho người đi bộ hay đi bộ dưới lòng đường, thâm chí đi bộ trên đường cao tốc. Việc này gây ảnh hương đến an toàn khi tham gia giao thông. Pháp luật có quy định xử phạt như thế nào về hành vi này? Sau đây Công ty Luật VietLawyer xin được gửi tới quý vị và bạn đọc thông tin người đi bộ vi phạm luật giao thông bị xử phạt như thế nào qua bài viết sau đây. 1. Quy định pháp luật về người đi bộ Căn cứ theo Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau: “1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. 2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. 3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. 4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. 5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.” Và theo Khoản 4 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định: “4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.” Có thể thấy, pháp luật đã quy định rõ phần đường và những việc mà người đi bộ phải thực hiện để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. 2. Mức xử phạt đối với hành vi người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông Theo Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định: “1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này; c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy. 2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc." Như vậy, người đi bộ sang đường không đúng phần đường dành cho người đi bộ hay đi bộ dưới lòng đường sẽ bị xử phạt từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng. Nếu không phải nhân viên phục vụ việc quản lý, bảo trì mà đi bộ vào đường cao tốc sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về người đi bộ vi phạm luật giao thông bị xử phạt như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Thông thường, khi gặp đèn đỏ thì người tham gia giao thông phải dừng xe trước vạch dừng (cấm đi). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, pháp luật cho phép người tham gia giao thông được vượt đèn đỏ mà không bị phạt hành chính. Vậy những trường hợp nào được phép vượt đèn đỏ? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này như sau: 1. 05 trường hợp được phép vượt đèn đỏ Một là, khi có hiệu lệnh cho phép đi tiếp của người điều khiển giao thông Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Đồng thời, Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT cũng quy định, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu khác nhau là đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường và người điều khiển giao thông ở cùng một khu vực thì trước hết, người tham gia giao thông phải ưu tiên chấp hành loại hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Do đó, nếu người điều khiển giao thông có hiệu lệnh cho phép tiếp tục đi thì người tham gia giao thông có thể tiếp tục hành trình mà bị gián đoạn bởi đèn đỏ. Hai là, khi có đèn tín hiệu, biển báo cho phép tiếp tục đi Khi có đèn tín hiệu ưu tiên hoặc biển báo phụ cho phép, người tham gia giao thông được phép rẽ phải, rẽ trái hoặc đi thẳng dù có đèn đỏ: - Đèn tín hiệu ưu tiên lắp kèm theo đèn tín hiệu giao thông thông thường chuyển màu xanh, các phương tiện được rẽ trái hoặc rẽ phải theo hướng mũi tên. - Có biển phụ được đặt dưới cột đèn giao thông cho phép các xe được rẽ trái, rẽ phải hoặc đi thẳnng khi gặp đèn đỏ. Lưu ý: Phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi và người đi bộ qua đường. Ba là, có vạch kẻ kiểu mắt võng Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, vạch kẻ kiểu mắt võng có màu vàng, gồm các vạch đan xen với nhau, được bố trí ở làn xe trong cùng của đường đi. Vạch này được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông. Trong khu vực vạch này, các phương tiện không được phép dừng đỗ mà phải tiếp tục di chuyển. Bốn là xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ sẽ không bị hạn chế tốc độ, được phép tiếp tục di chuyển kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ. Trong đó, các xe ưu tiên bao gồm: - Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; - Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; - Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; - Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật. Năm là, vượt đèn đỏ trong một số tình huống đặc biệt Căn cứ Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người vi phạm lỗi vượt đèn đỏ sẽ không bị phạt trong một số trường hợp sau: - Vượt đèn đỏ trong tình thế cấp thiết. - Vượt đèn đỏ do phòng vệ chính đáng. - Vượt đèn đỏ do sự kiện bất ngờ. - Vượt đèn đỏ do sự kiện bất khả kháng. - Người vi phạm không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. 2. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ hiện nay Người điều khiển xe tham gia giao thông khi vượt đèn đỏ, mà không thuộc 05 trường hợp nêu trên, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2020/NĐ-CP như sau: - Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6). - Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 ). - Đối máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7). Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Người nước ngoài được cấp tài khoản định danh điện tử không? - A.John (Hà Nội)  Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau:  Theo Điều 11 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử như sau: - Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ. - Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ. - Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Như vậy, theo quy định trên thì người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/   
Xử lý hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe – Tình trạng độ xe, tự ý thay đổi kết cấu xe diễn ra vô cùng phổ biến, đặc biệt là những người mê xe. Việc này tiềm ẩn vô vàn những nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Vậy như thế nào là thay đổi kết cấu xe? Mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe là bao nhiêu? Sau đây Công ty Luật VietLawyer xin được giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết này. 1. Thế nào là lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe  Căn cứ khoản 1, khoản 2 điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách. 2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.” Dựa vào các quy định của pháp luật liên quan đến đăng ký xe và xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thay đổi kết cấu xe, có thể chia ra các trường hợp đó là thay đổi kết cấu xe phải đăng ký lại giấy chứng nhận đăng ký xe và các thay đổi không được pháp luật cho phép. 2. Mức phạt hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe 2.1. Đối với hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô, xe gắn máy Căn cứ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:  “Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông; b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe; c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;” 2.2. Đối với hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe ô tô Căn cứ khoản 7, khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: “7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông; b) Tẩy xóa hoặc sửa chữa hồ sơ đăng ký xe; … 9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe; b) Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách;” Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Quản lý biển số ô tô, xe máy theo mã định danh cá nhân – Theo dự thảo Thông tư quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới của Bộ Công an đang được lấy ý kiến đóng góp (thay thế Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16 tháng 6 năm 2020), biển số sẽ được quản lý theo mã định danh của người sở hữu. Trên quy định pháp luật hiện hành Công ty Luật VietLawyer gửi tới quý vị và bạn đọc thông tin về quản lý biển số ô tô, xe máy theo mã định danh cá nhân. 1. Triển khai cấp và quản lý biển số xe theo mã định danh của chủ xe từ 01/02/2023. Theo Khoản 1 Điều 3 Dự thảo thông tư, nguyên tắc chung về đăng ký xe như sau: “Xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn  kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì được đăng ký, cấp một bộ biển số xe theo quy định tại Thông tư này. Chủ xe là tổ chức, cá nhân có trụ sở, nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú, tạm trú) tại địa phương nào thì đăng ký xe tại cơ quan đăng ký xe thuộc địa phương đó. Biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe (sau đây gọi là biển số định danh); đối với chủ xe là người Việt Nam thì biển số xe được quản lý theo mã định danh cá nhân; đối với người nước ngoài thì biển số xe được quản lý theo mã định danh của người nước ngoài; đối với tổ chức thì biển số xe được quản lý theo mã định danh của tổ chức hoặc mã số thuế. Trường hợp xe hết niên hạn sử dụng, hư hỏng hoặc chuyển quyền sở hữu xe thì biển số xe đó được cơ quan đăng ký xe thu hồi và cấp lại khi chủ xe đăng ký xe khác thuộc sở hữu của mình; Số biển số định danh này được giữ lại cho chủ xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận thu hồi); quá thời hạn trên nếu chủ xe không đăng ký, cơ quan đăng ký xe sẽ thu hồi và đưa vào kho số để thực hiện đăng ký xe theo quy định. Trường hợp chủ xe chuyển trụ sở, nơi cư trú đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác (sau đây gọi chung là di chuyển nguyên chủ) thì được giữ lại biển số xe đó (không phải đổi biển số xe).” Như vậy, theo quy định mới khi bán xe, chủ phương tiện sẽ giữ lại biển số và đăng ký, nộp cho cơ quan Công an. Khi chủ phương tiện mua xe mới cần tới công an sẽ đề nghị cấp lại biển cũ và làm đăng ký xe mới. Nghĩa là chủ phương tiện có thể đổi xe nhưng biển số xe sẽ được giữ nguyên. Một người được sở hữu nhiều xe, mỗi xe 1 biển số và các biển số đó được quản lý theo mã định danh của người đó. Biển số định danh sẽ đi theo người đó suốt đời, không thể mua bán hay chuyển nhượng biển số xe. Tuy nhiên đối với biển số đấu giá thì được phép chuyển nhượng biển kèm theo xe. Đối với trường hợp chủ xe chuyển trụ sở, nơi cư trú đi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì được giữ lại biển số xe đó (không phải đổi biển số xe). Bộ Công an cũng đề xuất khi bán, cho tặng, thừa kế, trao đổi, điều chuyển xe, chủ xe phải giữ lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (không giao cho người nhận chuyển quyền sở hữu xe) và nộp cho cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi. Trường hợp chuyển quyền sở hữu xe kèm theo biển số xe ô tô trúng đấu giá thì chủ xe nộp cho cơ quan đăng ký xe giấy chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi. 2. Thủ tục đăng ký xe, cấp biển số định danh. Theo Điều 11 Dự thảo thông tư, thủ tục đăng ký xe như sau: “1. Đăng nhập Cổng Dịch vụ công, kê khai, ký số Giấy khai đăng ký xe và nhận mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến, lịch hẹn giải quyết hồ sơ qua địa chỉ thư điện tử hoặc qua tin nhắn điện thoại để làm thủ tục đăng ký xe. 2. Đưa xe đến cơ quan đăng ký xe quy định tại Điều 4; cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến; ký giấy khai đăng ký xe (trường hợp chủ xe không sử dụng chữ ký số) và nộp các giấy tờ quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư này. 3. Sau khi cán bộ đăng ký xe kiểm tra hồ sơ xe, thực tế xe bảo đảm hợp lệ thì được cấp biển số theo quy định sau: a) Cấp biển số mới đối với trường hợp chủ xe chưa được cấp biển số định danh hoặc đã có biển số định danh đang đăng ký cho xe khác; b) Cấp lại theo số biển số định danh đối với trường hợp biển số định danh đó đã được thu hồi.  Trường hợp xe, hồ sơ xe không bảo đảm đúng quy định thì bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo Phiếu hướng dẫn hồ sơ của cán bộ đăng ký xe. 4. Nhận giấy hẹn trả kết quả đăng ký, nộp lệ phí đăng ký xe, nhận biển số. Trường hợp chủ xe có nhu cầu nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích thì đăng ký với đơn vị dịch vụ bưu chính công ích. 5. Nhận giấy chứng nhận đăng ký xe trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe hoặc từ đơn vị dịch vụ bưu chính công ích chuyển đến.” 3. Những điểm mới khác của Dự thảo Thông tư (thay thế Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16 tháng 6 năm 2020). Ngoài những vấn đề về quản lý biển kiểm soát biển số xe theo định danh, thông tư mới về quản lý biển kiểm soát xe cũng có nhiều điểm mới. Biển 5 số khi định danh sẽ giữ nguyên còn biển 3 hay 4 số sẽ cấp đổi sang biển 5 số. Xe ô tô được gắn 2 biển số. Cụ thể: 1 biển số kích thước ngắn có chiều cao 165mm, chiều dài 330mm; 1 biển số kích thước dài có chiều cao 110mm, chiều dài 520mm. Theo Thông tư hiện hành, ô tô chỉ được cấp 2 biển số kích thước ngắn. Nếu chủ sở hữu xe muốn cấp một hoặc hai biển dài phải chịu thêm kinh phí. Với xe mô tô vẫn thực hiện cấp biển số gắn phía sau xe, kích thước là chiều cao 140mm, chiều dài 190mm. Những xe chưa sang tên đổi chủ, mới công chứng uỷ quyền thì sau 1/7 khi định danh sẽ bỏ biển cũ và bấm biển mới. Cũng bắt đầu từ thời gian này, ô tô có thể đấu giá biển số, muốn đấu giá chủ sở hữu phải đặt trước 40 triệu đồng, hình thức đấu giá online. Hiện chưa đấu giá biển số xe máy. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ mới nhất 1.Quy định pháp luật về giấy phép xây dựng như thế nào? Giấy phép xây dựng (GPXD) là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước (theo mẫu mã nhất định) xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình…. theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép. Nó là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch xây dựng đô thị đã được thông qua, qua đó có thể xác định người dân xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch. 2.Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi năm 2020 quy định – Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm: + Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; + Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh; + Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật Xây dựng; + Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng. – Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện trên và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. – Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn. 3. Hồ sơ làm thủ tục xin phép xây dựng nhà ở * Số lượng hồ sơ: 02 bộ * Thành phần hồ sơ: Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ gồm: (1) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo Mẫu số 01. (2) Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật đất đai. (3) 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy, chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật xây dựng có yêu cầu, gồm: - Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí của công trình; - Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình xây dựng; - Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp, thoát nước, cấp điện; - Trường hợp có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề đó. Lưu ý: Tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố mẫu bản vẽ thiết kế để hộ gia đình, cá nhân tham khảo khi tự lập thiết kế xây dựng. 4. Trình tự, thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở Bước 1: Nộp hồ sơ Chủ đầu tư (hộ gia đình, cá nhân) nộp tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì ghi giấy biên nhận và trao cho người nộp. - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng thì hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định. Bước 3: Giải quyết yêu cầu Bước 4: Trả kết quả Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trường hợp đến thời hạn nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn. 5. Ba trường hợp nhà ở được miễn giấy phép xây dựng Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, những trường hợp dưới đây được miễn giấy phép xây dựng, cụ thể: (1) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp này phải thông báo thời điểm khởi công). (2) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (3) Nhà ở riêng lẻ tại miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Chỗ ở hợp pháp là gì? Làm thế nào để chứng minh được chỗ ở hợp pháp? - Trên quy định pháp luật hiện hành Công ty Luật VietLawyer gửi tới quý bạn đọc bài viết sau:  1. Chỗ ở hợp pháp là gì?  Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật Cư trú 2020: Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật. 2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp Theo Điều 5 Nghị định 62/2021 của Chính phủ, Công dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau: a) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở; b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong; c) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; d) Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; đ) Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở; e) Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình; g) Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; h) Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên; i) Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm; k) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở; l) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức). Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Nhập sinh là gì? Trình tự thủ tục thực hiện theo quy định mới nhất 2023 - Trên quy định pháp luật hiện hành Công ty Luật VietLawyer gửi đến bạn đọc bài viết về nhập sinh như sau:  1. Nhập sinh là gì? Nhập sinh thực chất là việc người đại diện của con phải thực hiện các thủ tục nhập khẩu - đăng ký thường trú cho con vào nơi đăng ký thường trú của cha mẹ  theo quy định của pháp luật.  2. Trình tự và thủ tục về đăng ký thường trú cho con Sau khi đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật cư trú 2020 thì bố mẹ chuẩn bị hồ sơ như sau:  - 01 bản sao giấy khai sinh, yêu cầu có dấu đỏ của ủy ban nhân dân xã, phường cấp - 01 bản photo giấy khai sinh - Giấy chứng nhận kết hôn hoặc quyết định ly hôn - 01 bản photo giấy chứng nhận kết hôn hoặc quyết định ly hôn Mang đến cơ quan công an quận, huyện, thị trấn, thành phố để ghi vào tờ khai nộp cùng hồ sơ để thực hiện đăng ký thường trú cho con. Cha mẹ có thể thực hiện việc đăng ký thường trú cho trẻ em trên Cổng dịch vụ công quốc gia.  3. Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra  - Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. - Cơ quan Công an nếu thấy đầy đủ, hợp lệ thì thực hiện đăng ký thường trú trong thời hạn 15 ngày. - Lệ phí: Việc nhập khẩu cho trẻ em miễn phí.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Bạn tôi có mảnh đất đã được cấp sổ đỏ. Vừa rồi, tôi có mua lại mảnh đất đó. Nhưng đợt này tôi lại bận đi công tác xa nhà dài ngày. Tôi có thắc mắc là thời hạn sang tên sổ đỏ sau khi đã ký hợp đồng công chứng mua bán đất là bao lâu? Đã ký hợp đồng công chứng mua bán mà chậm sang tên sổ đỏ có bị xử phạt không? - câu hỏi của anh Long (Hà Giang).  Trên cơ sở pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer trả lời bạn như sau: 1.Thời hạn sang tên sổ đỏ sau khi đã ký hợp đồng mua bán đất là bao lâu? Theo khoản 4, khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:: Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ... 4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây: a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; ... 6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. 7. Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính. Theo quy định trên thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng công chứng mua bán đất phải làm thủ tục sang tên sổ đỏ. 2.Quá thời hạn sang tên sổ đỏ sau khi đã ký hợp đồng mua bán đất có bị xử phạt hành chính không? Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ký biến động đất đai như sau: Không đăng ký đất đai 1. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu; b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu. 2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động; b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động. 3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định. Như vậy, nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn, không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ tại khu vực nông thôn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, riêng đối với tại khu vực đô thị, không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ thì số tiền phạt bằng hai lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng tại khu vực nông thôn. 3.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ đúng hạn là bao lâu? Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm. ... Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ đúng hạn là 02 năm. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Trại giáo dưỡng là gì? Đối tượng nào thì phải đưa vào trường giáo dưỡng? 1.Trại giáo dưỡng là gì? Trại giáo dưỡng (hay còn gọi trường giáo dưỡng) là cơ sở giáo dục bắt buộc, có chức năng dạy văn hóa, dạy nghề cho những người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.  Đưa vào trường giáo dưỡng là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính, áp dụng đối với những người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, có vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Các đối tượng nào thì bị đưa vào trường giáo dưỡng? Theo khoản 1 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau: "Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng 1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự. 3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. 4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. ..." Theo đó, các đối tượng tại quy định trên thì bắt buộc phải áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Trong thời gian này, người dưới 18 tuổi sẽ được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, đọc báo, chơi thể thao, văn nghệ, xem truyền hình… và phải tham gia lao động do trường tổ chức. Khi đó, nhà trường sẽ sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất, không bố trí công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại cho những người này. 3.Các đối tượng nào thì không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng? Theo khoản 5 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau: "Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng ... 5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây: a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên; c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận." Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666