TRẢ LỜI: LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH

Phiếu Lý lịch tư pháp là gì? Thẩm quyền cấp phiếu Lý lịch tư pháp? Việc thực hiện các thủ tục xóa án tích tại các cơ quan Tòa án không phải là cách duy nhất để có được loại giấy tờ chứng minh người bị kết án đã được xóa án tích. Công dân có thể xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp tại các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định tại Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp, trong đó có ghi “Không có án tích”, nếu thuộc các trường hợp đương nhiên xóa án tích và đã có đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích theo quy định, cũng sẽ là một loại giấy tờ chứng minh người có án đã được xóa án tích. 1. Thế nào là phiếu lý lịch tư pháp? Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 thì Phiếu lý lịch tư pháp được định nghĩa như sau: “Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.” Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo định nghĩa trên gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp theo khoản 5 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009. 2. Có mấy loại phiếu Lý lịch tư pháp? Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định về các loại Phiếu lý lịch tư pháp, bao gồm: - Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật lý lịch tư pháp, cụ thể: + Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp; + Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. - Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật lý lịch tư pháp (Cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử) và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. 3. Người có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định tại Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, bao gồm: “1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. 2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. 3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.” 4. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Người có thẩm quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp? Khoản 1, khoản 2 Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau: “1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam; 2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong những trường hợp sau đây: a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước; b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài; c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.” Người có thẩm quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp được quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, theo đó: “Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.” Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích khác không phải để ở sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất ? Tôi nghe nói có quy định không được sử dụng căn hộ chung cư vào những mục đích không phải để ở, vậy nếu người ta vẫn dùng căn hộ chung cư vào những mục đích không phải để ở, để sinh sống thì sẽ bị xử phạt như thế nào vậy? - Anh Huy Hùng (Lâm Đồng).  Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. Căn cứ khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm 11. Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ. Theo đó, pháp luật đã nghiêm cấm không được phép sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. Vì vậy, nếu người sử dụng căn hộ chung cư vi phạm thì sẽ có những chế tài xử lý riêng. Cụ thể, theo Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư như sau: Điều 70. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Gây thấm, dột căn hộ chung cư không thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của mình; b) Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc; c) Kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc; d) Kinh doanh nhà hàng, karaoke, quán bar tại phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư nhưng không đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định; đ) Hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo quy định; e) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. 2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; b) Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư; c) Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; d) Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, điểm a, điểm b khoản 2 Điều này; b) Buộc chuyển kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ ra khỏi địa bàn dân cư hoặc buộc không sử dụng dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc buộc không kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc ở khu vực nhà chung cư với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; c) Buộc đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; d) Buộc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 Điều này; đ) Buộc trả lại phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; e) Buộc sử dụng đúng phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này. Lưu ý: Theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì mức phạt tại điểm e khoản 1 Điều 70 được quy định trên đây là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân sẽ bằng 1/2 lần mức phạt tiền của tổ chức. Theo đó, nếu như sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng (áp dụng với tổ chức vi phạm). Đối với cá nhân vi phạm thì mức phạt sẽ từ 10 - 20 triệu đồng. Đồng thời, người vi phạm phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở. Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Hành vi ném đất đá, chất thải, tự ý xông vào nhà hàng xóm bị xử phạt như thế nào? Nhà tôi và nhà hàng xóm có mẫu thuẫn liên quan về việc hát karaoke ồn ào từ tuần trước. Hôm qua, khi đang quét sân tôi  có thấy hai thanh niên lạ mặt chạy xe máy qua và ném đất đá vào nhà hàng xóm rồi chạy xe đi mất. Nhà hàng xóm thấy có tiếng động liền chạy ra cổng, người này nói do tôi ném nên đã vào trong cổng nhà trong sân trước cửa nhà tôi to tiếng, muốn đánh tôi. Với những hành vi trên, trong trường hợp người kia chứng minh được tôi có ném đá vào nhà họ và không chứng minh được thì những người vào nhà tôi có phạm luật gì không? Nếu có thì sẽ bị phạt ra sao? Câu hỏi của anh Tường đến từ Việt Trì - Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của anh qua bài viết dưới đây. 1. Hành vi ném đất đá, chất thải vào nhà hàng xóm theo quy định bị phạt bao nhiêu tiền? Trước tiên, về hành vi ném đất đá vào nhà người hàng xóm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. "4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác; c) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; d) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức; đ) Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm; e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; g) Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép; h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn, phát loa tuyên truyền ngoài quy định của phép bay; i) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử." Như vậy, mức phạt tiền đối với người vi phạm hành vi ném đất đá vào nhà hàng xóm là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn có các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm a, d khoản 13 và điểm a khoản 14 Điều này như sau: "..... 13. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này; .... d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này. 14. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;" Hình ảnh minh họa Lưu ý rằng: Hành vi trên áp dụng cho cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, cụ thể mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Do đó, nếu anh là người ném đất đá vào nhà hàng xóm, người hàng xóm này tố cáo hành vi của anh đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi cơ quan điều tra, xác minh sự việc đúng như tố cáo của người này thì anh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như đã nêu ở trên. 2.Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi ném đất đá vào nhà hàng xóm là bao lâu? Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đói với hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá, cụ thể như sau: Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm. 2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm; c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá là 01 năm. 3. Hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá thì có áp dụng xử lý hình sự hay không? Về hành vi tự ý xông vào chỗ ở của nhà hàng xóm ném đất đá, anh vui lòng tham khảo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 cụ thể như sau: 31. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 158 như sau: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.”. Theo đó, việc xác định hành vi vi phạm đã cấu thành tội phạm hay chưa sẽ do cơ quan điều tra xác định dựa trên lời khai của các bên, chứng cứ, thiệt hại trên thực tế. Như vậy, với hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá thì cần phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như lời khai của các bên, chứng cứ, thiệt hại trên thực tế để có thể đứa đến hình phạt cụ thể cho đối tượng đó. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Để khởi kiện một vụ án hành chính cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Đây là câu hỏi không ít các bạn đọc đang thắc mắc. Bài viết dưới đây, Công ty Luật VietLawyer sẽ chia sẻ về Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính. 1. Khởi kiện vụ án hành chính là gì? Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính chính thức yêu cầu tòa án thụ lý án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, công chức bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc. 2. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính 2.1. Chủ thể khởi kiện Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri. 2.2. Đối tượng khởi kiện -Quyết định hành chính  -Hành vi hành chính  -Quyết định kỷ luật buộc thôi việc  Các quyết định hành chính, hành vi hành chính phải là các quyết định hành chính cá biệt.           2.3. Thẩm quyền  Về thẩm quyền có thể xét trên hai phương diện: – Việc xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án theo loại việc:  -Thẩm quyền của các cấp toà án. 2.4. Thời hiệu khởi kiện Thời hiệu khởi kiện vụ án Hành chính -01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. – 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; – Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày. Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính. Bạn đọc có nhu cầu sử dụng Dịch vụ Luật sư hành chính của VietLawyer vui lòng liên hệ để được hỗ trợ kịp thời. trân trọng./. =================================================================================  
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Khiếu nại phát sinh khi quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm phạm, người khiếu nại yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm. Tuy nhiên, hiện nay không phải ai cũng nắm rõ khiếu nại là gì? Trình tự thủ tục khiếu như thế nào? Công ty Luật VietLawyer chia sẻ với bạn đọc bài viết dưới đây: 1. Khiếu nại là gì? Theo khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 quy định về khiếu nại như sau: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong đó: - Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. - Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. - Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 2. Ai có quyền khiếu nại? Khoản 2 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 quy định như sau: “2. Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.” Như vậy, người có quyền khiếu nại bao gồm công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức. 3. Có các hình thức khiếu nại nào? Theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011, việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. - Trường hợp khiếu nại bằng đơn: + Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; + Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; + Nội dung, lý do khiếu nại; + Tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại; + Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ. - Trường hợp đến khiếu nại trực tiếp: Người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. 4. Quy trình, thủ tục khiếu nại thực hiện ra sao? Căn cứ theo các quy định tại Luật Khiếu nại, thủ tục khiếu nại được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Người khiếu nại đến trực tiếp khiếu nại hoặc nộp đơn khiếu nại; Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại; Bước 3: Xác minh nội dung trong đơn khiếu nại; Bước 4: Thông báo giải quyết khiếu nại và tổ chức đối thoại; Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại và thi hành quyết định. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về khiếu nại. Nếu còn  vấn đề thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. ==================================================================================
 
hotline 0927625666