TRẢ LỜI: LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH

Khi lợi nhuận làm mờ mắt con người, nhiều người đã bán rẻ lương tâm, buôn bán thực phẩm bẩn, gây ra những vụ giết người thầm lặng và kéo cái chết đến gần hơn với chính mình. Trong bài viết sau đây, VietLawyer sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về bán đồ ăn gây ngộ đỗ sẽ bị xử lý như thế nào?  1. Bán đồ ăn gây ngộ độc thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Tại Khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm như sau: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 5.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 20.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau: Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa. 2. Bán đồ ăn gây ngộ độc làm chết người bị đi tù bao nhiêu năm? Tại Khoản 2 Điều 317 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 119 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Có tổ chức Làm chết người Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm. Theo đó, người nào có hành vi bán đồ ăn gây ngộ độc cho người làm chết người thì có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Mức phạt cụ thể sẽ do quyết định của Tòa án. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị Hoa (Bắc Ninh) có đặt câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Xin chào Luật sư. Luật sư cho tôi hỏi: Con trai tôi năm nay 30 tuổi. Trong 1 lần uống rượu với bạn bè, do uống say nên con trai tôi không kiểm soát được hành vi mà đánh nhau, làm thương người khác. Vậy con trai tôi sẽ bị phạt như thế nào? Tôi cảm ơn". 1. Bị phạt hành chính Căn cứ Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào say rượu đánh nhau gây thương tích có thể phải chịu một trong các mức phạt tiền dưới đây: STT Hành vi Mức phạt 1 Say rượu, đánh nhau với mục đích cố ý gây thương tích cho người khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm a khoản 5) 05 - 08 triệu đồng 2 Vô ý gây thương tích cho người khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm d khoản 1) 300.000 - 500.000 đồng 3 Sử dụng rượu, bia và đánh nhau làm mất trật tự công cộng (điểm a khoản 2) 01 - 02 triệu đồng 2. Chịu trách nhiệm hình sự Không chỉ bị phạt hành chính, nếu hành vi uống rượu say và đánh người gây thương tích thì người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự vì uống rượu không phải là tình tiết miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 13 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, nếu có dấu hiệu phạm tội, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khoẻ của người khác với khung hình phạt cao nhất là chung thân tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; i) Có tính chất côn đồ; k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Lo sợ bị xử phạt vi phạm, không ít tài xế đã quay xe bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe. Bỏ chạy, quay đầu xe khi yêu cầu dừng xe là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và loại phương tiện mà người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức khác nhau. Vậy hành vi bỏ chạy khi CSGT dừng xe bị xử phạt cụ thể như thế nào? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây: 1. Cảnh sát giao thông được dừng xe khi nào? Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, từ 15/9/2023, cảnh sát giao thông tuần tra sẽ được dừng xe kiểm soát trong các trường hợp như sau: 1. Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau: a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;  b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành; c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; d) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. 2. Hành vi bỏ chạy khi Cảnh sát giao thông dừng xe bị xử phạt như thế nào? Hành vi bỏ chạy khi Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe được coi là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Mức xử phạt của hành vi này được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau: Mức phạt vi lỗi vi phạm Phạt tiền Phạt bổ sung Xe ô tô và các loại xe tương tự 04 - 06 triệu đồng (điểm b khoản 5 Điều 5) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5) Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự 800.000 - 01 triệu đồng (điểm g khoản 4 Điều 6) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (điểm b khoản 10 Điều 6) Máy kéo, xe máy chuyên dùng 02 - 03 triệu đồng (điểm d khoản 5 Điều 7) - Điều khiển máy kéo: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng - Điều khiển xe máy chuyên dùng: Tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 - 03 tháng (điểm a khoản 10 Điều 7) Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác 100.000 - 200.000 đồng (điểm b khoản 2 Điều 8) Không quy định Điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo 100.000 - 200.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 10) Không quy định Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Anh Phúc (Bắc Giang) có đặt câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Xin chào Luật sư. Luật sư cho tôi hỏi: Cơ sở đào tạo lái xe ô tô không có đủ hệ thống phòng học bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Tôi cảm ơn". Hành vi không có đủ hệ thống phòng học của cơ sở đào tạo lái xe ô tô được quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: Điều 37: Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe ... 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: ... đ) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ hệ thống phòng học; phòng học không đủ trang thiết bị, mô hình học cụ; ... Theo đó, cơ sở đào tạo lái xe ô tô không có đủ hệ thống phòng học hoặc phòng học không đủ trang thiết bị, mô hình học cụ có thể bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Dùng mạng xã hội để Báo chốt Cảnh sát giao thông khi đang thi hành nhiệm vụ bị xử phạt như thế nào? Hiện nay giới trẻ có rất nhiều hội nhóm trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo,... để chia sẻ thông tin địa điểm, hoạt động tuần tra, tuyến đường hoạt động của cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Nhiều trường hợp đã bị công an xử phạt vậy hành vi này bị xử phạt theo tội gì và mức phạt là bao nhiêu - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Hành vi dùng mạng xã hội để báo chốt cảnh sát giao thông bị xử phạt thế nào? Căn cứ Điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử: Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin ... 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: ... e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; Căn cứ tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức: 3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy, hành vi sử dụng mạng xã hội báo chốt cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ được xem là hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật. Tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. 2. Về thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt của hành vi dùng mạng xã hội để báo chốt cảnh sát giao thông Căn cứ Điểm b Khoản 4 Điều 116 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định Thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân: 4. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền: ... b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 16.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử; Như vậy, đối với cá nhân, tổ chức có hành vi sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin địa điểm, hoạt động tuần tra, tuyến đường hoạt động của cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ thì thẩm quyền ban hành xử phạt sẽ thuộc thẩm quyền của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666