TRẢ LỜI: LUẬT DÂN SỰ

9 Biện Pháp Bảo Đảm Khoản Vay Thông Dụng Hiện Hành là nội dung quan tâm từ khách hàng có tài chính nhưng sợ các rủi ro về việc người vay không trả. Tuy nhiên, pháp luật đã ban hành các chế định liên quan tới các biện pháp bảo đảm người vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 1. Các biện pháp bảo đảm khoản vay là gì? Các biện pháp để đảm bảo người vay tiền phải trả là các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro người vay tiền đã quá hạn trả nợ nhưng không thực hiện nghĩa vụ trả. Việc vay tiền là hoạt động phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc cho vay được thực hiện một cách an toàn và đúng quy định, người cho vay phải nắm rõ được các quy định liên quan đến biện pháp bảo đảm để giảm thiểu rủi ro vay và ràng buộc người vay tiền phải trả. Cụ thể, pháp luật Việt Nam đã đưa ra quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như thế nào. Bài viết này sẽ làm rõ về các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và gợi ý cho người đọc một số cách để ràng buộc người vay tiền phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 2.Quy định của pháp luật liên quan đến biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ  Trong pháp luật, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là các biện pháp được áp dụng để đảm bảo việc các bên trong giao dịch phải thực hiện nghĩa vụ. Các biện pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp một bên có nghĩa vụ thực hiện một khoản thanh toán, và bên kia cần đảm bảo được việc thanh toán đúng thời hạn. Các biện pháp bảo đảm nói trên được chia làm hai loại: Biện pháp bảo đảm đối nhân (đối tượng bảo đảm là người) và biện pháp bảo đảm đối vật (đối tượng bảo đảm là tài sản).  Các biện pháp bảo đảm đối nhân bao gồm 02 (hai) loại: Bảo lãnh và tín chấp Các biện pháp bảo đảm đối vật bao gồm 07(bảy) loại: Cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản. 3. 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 3.1.Cầm cố Là biện pháp bảo đảm bằng việc người cho vay tiền cầm giữ tài sản của người vay làm đảm bảo cho khoản vay. Khi người vay trả đủ số tiền vay thì tài sản sẽ được trả lại cho người vay. Tài sản được cầm cố do người cho vay cầm giữ đến khi hoàn thành nghĩa vụ. 3.2.Thế chấp Thế chấp là biện pháp bảo đảm bằng việc người cho vay tiền dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho khoản vay. Nếu người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền vay thì người cho vay có quyền thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi số tiền vay. Ưu điểm của thế chấp là tài sản được thế chấp sẽ do người vay cầm giữ, khác so với biện pháp cầm cố. 3.3.Đặt cọc Là biện pháp bảo đảm bằng việc người vay đưa một số tiền hoặc tài sản khác cho người cho vay để đảm bảo cho khoản vay. Khi người vay trả đủ số tiền vay thì số tiền đặt cọc hoặc tài sản được trả lại cho người vay. Biện pháp này ít được sử dụng khi vay tiền vì số tiền vay sẽ bị hao hụt hơn so với khoản vay mong muốn.  3.4.Ký cược Là biện pháp bảo đảm bằng việc người cho vay tiền yêu cầu người vay phải cam kết trả tiền trong một thời gian nhất định hoặc sẽ phải chịu phạt vi phạm. 3.5.Ký quỹ Là biện pháp bảo đảm bằng việc người cho vay tiền yêu cầu người vay phải đặt một khoản tiền vào một tài khoản quỹ nhất định để đảm bảo cho khoản vay. Nếu người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền vay thì số tiền trong tài khoản quỹ sẽ được dùng để trả nợ.  3.6.Bảo lưu quyền sở hữu Là biện pháp bảo đảm bằng việc bên vay và bên cho vay thực hiện một thỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản đảm bảo. Cụ thể, bên vay vẫn có quyền quản lý, sử dụng và thu lợi từ tài sản bảo lưu, nhưng không được bán, cho thuê, chuyển nhượng hoặc sử dụng tài sản cho mục đích khác ngoài việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 3.7.Cầm giữ tài sản Là biện pháp bảo đảm bên bằng việc sẽ giao tài sản bảo đảm cho cá nhân hoặc tổ chức thứ ba nắm giữ tài sản. Người cầm giữ có trách nhiệm bảo quản tài sản và thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo tài sản không bị mất hoặc hư hỏng trong quá trình cầm giữ. 3.8.Bảo lãnh Là việc bên thứ ba sẽ đứng ra cam kết với bên cho vay sẽ trả tiền thay cho bên vay trong trường hơp bên vay không thể trả nợ hoặc trả nợ không đủ. 3.9.Tín chấp Là việc bên thứ ba sử dụng tài sản của minh để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho bên vay. Khi người vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, người cho vay tiền có quyền thu hồi tài sản của bên thứ ba và bán để trả nợ. 4.Các cách để người vay tiền phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ Các cách để người vay tiền phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ bao gồm: 1. Quy định đầy đủ thời hạn và số tiền người vay phải trả; 2. Sử dụng các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nêu trên để ràng buộc người vay tiền phải trả nợ trong trường hợp người vay tiền không thể trả nợ đúng hạn hoặc không trả nợ đủ. Cụ thể, người vay tiền có thể sử dụng các phương pháp như sau: - Yêu cầu người vay cầm cố các động sản có giá trị lớn hơn giá trị cho vay như ô tô, xe máy,...,v.v - Yêu cầu người vay thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất; - Yêu cầu người vay trích một khoản tiền vay để đặt cọc; - Quy định các điều khoản phạt vi phạm nếu người vay trả không đúng hạn; - Yêu cầu người vay cho bên thứ ba đứng ra bảo lãnh bảo đảm khoản vay; Để các hợp đồng vay nợ được đảm bảo một cách chặt chẽ và có các biện pháp ràng buộc người vay, tại Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể tư vấn đến khách hàng: - Các biện pháp áp dụng phù hợp và soạn thảo hợp đồng vay nợ (cho Bên vay hoặc Bên cho vay) một cách hoàn chỉnh cho khách hàng. - Tư vấn và thành lập các công ty tài chính, công ty xử lý nợ, - Tư vấn về lãi suất cho vay theo đúng quy định của pháp luật  Với phương châm “Nỗ lực, tận tâm và chất lượng” chính là lời khẳng định, lời cam kết về chất lượng dịch vụ cũng như sự tận tâm của VietLawyer trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. Khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Vietlawyer theo Hotline số: 0927.625.666 để được tư vấn và chia sẻ những băn khoăn thắc mắc của bạn. Trân trọng.
Người Giám Hộ, những Quy Định Bạn Cần Biết là chủ đề quan tâm của những người có con cháu bị mồ côi hoặc người thành niên nhưng bị khuyết tật về thể chất, tinh thần. Tuy nhiên, họ không biết đến các quy định liên quan đến việc chăm sóc, quản lý, bảo vệ họ và cách quản lý các tài sản của người thân để lại cho họ. Dưới đây, Công ty luật TNHH Vietlawyer sẽ giới thiệu cho cac bạn những quy định liên quan đến xác định người giám hộ và vai trò của người giám hộ. Quy định pháp luật liên quan đến xác định người giám hộ  1. Khái niệm về người giám hộ Pháp luật không đưa ra khái niệm về người giám hộ nhưng quy định rõ về các hoạt động của giám hộ: "Giám hộ là việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi", quy định trong khoản 1 Điều 46 Bộ Luật dân sự 2015. Người giám hộ được chia ra làm hai loại là người giám hộ đương nhiên và người giám hộ theo chỉ định. Người giám hộ đương nhiên xác định theo thứ tự quy định của pháp luật và không cần có sự chỉ định của Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án. Người giám hộ theo chỉ định xuất hiện khi người được giám hộ chưa xác định được người giám hộ đương nhiên và được Ủy ban nhân dân, Tòa án chỉ định. 2. Các quy định liên quan đến người giám hộ  2.1 Xác định người được giám hộ  Người được giám hộ là những người chưa thành niên có cha, mẹ không thể đại diện cho họ hoặc người thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Theo quy định của Luật Dân sự năm 2015, người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi. Người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là những người được tòa án xác định có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không làm chủ được bản thân hoặc do thể chất hoặc tinh thần không cho phép họ làm chủ được nhận thức và hành vi. 2.2 Điều kiện để trở thành người giám hộ Theo quy định, để trở thành người giám hộ cần đáp ứng các điều kiện sau đây: -  Có đủ năng lực hành vi dân sự. -  Có sự đồng ý của người được giám hộ, trừ trường hợp nếu việc không có người giám hộ sẽ gây thiệt hại lớn đến quyền lợi và lợi ích của người được giám hộ. -  Không nằm trong trường hợp người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác. 2.3 Vai trò của người giám hộ  Người giám hộ có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ nuôi dưỡng người giám hộ; quản lý, bảo vệ tài sản cho người được giám hộ; đại diện cho người giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền và lợi ích của người được giám hộ. 2.4 Phạm vi quyền hạn của người giám hộ  Người giám hộ chỉ được sử dụng tài sản của người được giám hộ với mục đích hướng tới người được giám hộ như: chăm sóc, mua nhu phẩm thiết yếu, trang trải chi phí sinh hoạt cho người giám hộ, xác lập, thực hiện các giao dịch có lợi cho quyền và lợi ích của người được giám hộ. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sử dụng tài sản của người được giám hộ sử dụng cho mục đích riêng hoặc làm hao hụt và gây thiệt hại cho quyền, lợi ích của người được giám hộ Mỗi người được giám hộ chỉ được duy nhất có một người giám hộ, trừ trường hợp ông, bà đều giám hộ cho cháu. 2.5 Cách xác định người giám hộ  a, Trong trường hơp người được giám hộ là người chưa thành niên và xác định được người giám hộ đương nhiên Do cha mẹ không thể đại diện cho người được giám hộ cho nên người thân thích sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên của người giám hộ. Thứ tự xác lập quyền giám hộ đương nhiên đối với người chưa thành niên như sau: - Anh cả hoặc chị cả; - Anh ruột hoặc chị ruột; - Ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại; - Bác ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. b, Trong trường hơp người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự và xác định được người giám hộ đương nhiên Thứ tự xác lập quyền giám hộ đương nhiên đối với người mất năng lực hành vi dân sự như sau:  - Vợ hoặc chồng; - Con cả, con thứ; - Cha, mẹ. c, Trong trường hợp người được giám hộ không xác định được người giám hộ đương nhiên Trong trường hợp người được giám hộ chưa xác định được người giám hộ đương nhiên, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc Tòa án có trách nhiệm cử người giám hộ tùy theo từng trường hợp Ngoài ra, xuất hiện một số trường hợp phức tạp liên quan đến việc chuyển giao giám hộ cho người khác, hoặc chấm dứt quyền giám hộ. Do vậy, người thân của trẻ đang hiện là người giám hộ nên liên lạc với các Luật sư dân sự để được tư vấn sớm về việc chuyển giao, chấm dứt quyền giám hộ nếu không có khả năng giám hộ. Tại Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể tư vấn đến khách hàng các vấn đề về chuyển giao quyền giám hộ, chấm dứt quyền giám hộ khi là người giám hộ đương nhiên. ==========================================================================================
 
hotline 0927625666