TRẢ LỜI: LUẬT DÂN SỰ

Người Giám Hộ, những Quy Định Bạn Cần Biết là chủ đề quan tâm của những người có con cháu bị mồ côi hoặc người thành niên nhưng bị khuyết tật về thể chất, tinh thần. Tuy nhiên, họ không biết đến các quy định liên quan đến việc chăm sóc, quản lý, bảo vệ họ và cách quản lý các tài sản của người thân để lại cho họ. Dưới đây, Công ty luật TNHH Vietlawyer sẽ giới thiệu cho cac bạn những quy định liên quan đến xác định người giám hộ và vai trò của người giám hộ. Quy định pháp luật liên quan đến xác định người giám hộ  1. Khái niệm về người giám hộ Pháp luật không đưa ra khái niệm về người giám hộ nhưng quy định rõ về các hoạt động của giám hộ: "Giám hộ là việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi", quy định trong khoản 1 Điều 46 Bộ Luật dân sự 2015. Người giám hộ được chia ra làm hai loại là người giám hộ đương nhiên và người giám hộ theo chỉ định. Người giám hộ đương nhiên xác định theo thứ tự quy định của pháp luật và không cần có sự chỉ định của Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án. Người giám hộ theo chỉ định xuất hiện khi người được giám hộ chưa xác định được người giám hộ đương nhiên và được Ủy ban nhân dân, Tòa án chỉ định. 2. Các quy định liên quan đến người giám hộ  2.1 Xác định người được giám hộ  Người được giám hộ là những người chưa thành niên có cha, mẹ không thể đại diện cho họ hoặc người thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Theo quy định của Luật Dân sự năm 2015, người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi. Người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là những người được tòa án xác định có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không làm chủ được bản thân hoặc do thể chất hoặc tinh thần không cho phép họ làm chủ được nhận thức và hành vi. 2.2 Điều kiện để trở thành người giám hộ Theo quy định, để trở thành người giám hộ cần đáp ứng các điều kiện sau đây: -  Có đủ năng lực hành vi dân sự. -  Có sự đồng ý của người được giám hộ, trừ trường hợp nếu việc không có người giám hộ sẽ gây thiệt hại lớn đến quyền lợi và lợi ích của người được giám hộ. -  Không nằm trong trường hợp người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác. 2.3 Vai trò của người giám hộ  Người giám hộ có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ nuôi dưỡng người giám hộ; quản lý, bảo vệ tài sản cho người được giám hộ; đại diện cho người giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền và lợi ích của người được giám hộ. 2.4 Phạm vi quyền hạn của người giám hộ  Người giám hộ chỉ được sử dụng tài sản của người được giám hộ với mục đích hướng tới người được giám hộ như: chăm sóc, mua nhu phẩm thiết yếu, trang trải chi phí sinh hoạt cho người giám hộ, xác lập, thực hiện các giao dịch có lợi cho quyền và lợi ích của người được giám hộ. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sử dụng tài sản của người được giám hộ sử dụng cho mục đích riêng hoặc làm hao hụt và gây thiệt hại cho quyền, lợi ích của người được giám hộ Mỗi người được giám hộ chỉ được duy nhất có một người giám hộ, trừ trường hợp ông, bà đều giám hộ cho cháu. 2.5 Cách xác định người giám hộ  a, Trong trường hơp người được giám hộ là người chưa thành niên và xác định được người giám hộ đương nhiên Do cha mẹ không thể đại diện cho người được giám hộ cho nên người thân thích sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên của người giám hộ. Thứ tự xác lập quyền giám hộ đương nhiên đối với người chưa thành niên như sau: - Anh cả hoặc chị cả; - Anh ruột hoặc chị ruột; - Ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại; - Bác ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. b, Trong trường hơp người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự và xác định được người giám hộ đương nhiên Thứ tự xác lập quyền giám hộ đương nhiên đối với người mất năng lực hành vi dân sự như sau:  - Vợ hoặc chồng; - Con cả, con thứ; - Cha, mẹ. c, Trong trường hợp người được giám hộ không xác định được người giám hộ đương nhiên Trong trường hợp người được giám hộ chưa xác định được người giám hộ đương nhiên, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc Tòa án có trách nhiệm cử người giám hộ tùy theo từng trường hợp Ngoài ra, xuất hiện một số trường hợp phức tạp liên quan đến việc chuyển giao giám hộ cho người khác, hoặc chấm dứt quyền giám hộ. Do vậy, người thân của trẻ đang hiện là người giám hộ nên liên lạc với các Luật sư dân sự để được tư vấn sớm về việc chuyển giao, chấm dứt quyền giám hộ nếu không có khả năng giám hộ. Tại Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể tư vấn đến khách hàng các vấn đề về chuyển giao quyền giám hộ, chấm dứt quyền giám hộ khi là người giám hộ đương nhiên. ==========================================================================================
 
hotline 0927625666