LUẬT SƯ TRẢ LỜI

Đang tạm giam có đăng ký kết hôn được không? Tôi và chồng chưa đăng ký kết hôn nhưng đã sống chung như vợ chồng 4 năm nay. Chúng tôi chuẩn bị đăng kí kết hôn thì anh phải chấp hành hình phạt tù. Vậy chúng tôi có đăng ký kết hôn được hay không? - M.Hiền (Nghệ An) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau:  1. Điều kiện kết hôn Căn cứ theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau Điều 8. Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Điều 9. Đăng ký kết hôn 1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. 2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn. Tiếp đó, theo quy định tại Quyết định 3814/QĐ-BTP  thì khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ bắt buộc phải có mặt. 2. Thế nào là phạm nhân Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân, phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo tại cơ sở giam giữ phạm nhân. Một trong những nguyên tắc của thi hành án hình sự đó là: Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án; bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong hoạt động thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật; khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo... Như vậy, theo quy định của pháp luật, là phạm nhân không đồng nghĩa với việc họ bị tước hết mọi quyền mà theo từng loại tội phạm họ có thể bị tước các quyền như: quyền bầu cử, ứng cử, quyền tự do đi lại, cư trú, quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân... kể cả sau khi phạm nhân chấp hành xong hình phạt tù; không phải khi bản án hình sự có hiệu lực và quyết định thi hành án phạt tù được thi hành thì phạm nhân sẽ bị tước hết các quyền. Tại khoản 17 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về việc trích xuất phạm nhân như sau: “Trích xuất là việc thực hiện quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa phạm nhân, người bị kết án tử hình hoặc người chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng ra khỏi nơi quản lý và chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám bệnh, chữa bệnh, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo trong thời hạn nhất định”.  Theo quy định này, phạm nhân chỉ được trích xuất ra khỏi trại giam để phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám chữa bệnh, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo trong thời hạn nhất định mà không được trích xuất để thực hiện việc đăng ký kết hôn. Mặt khác, Thông tư liên tịch số 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC  ngày 17/6/2020 của  Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trích xuất phạm nhân, học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử, cũng không quy định đối với trường hợp kết hôn với phạm nhân. Vì vậy, mặc dù không bị cấm đăng ký kết hôn nhưng người đang chấp hành hình phạt  tù không thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
Vợ chồng tôi đã tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn, vậy có bị phạt không? - Chị H.Huệ (An Giang) Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi và tin tưởng Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời như sau:  Về đăng ký kết hôn theo Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:  "1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. 2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn." Việc vợ chồng chị tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn được xem như chung sống với nhau như vợ chồng.  Như vậy, pháp luật vẫn thừa nhận việc anh chị sống chung mà không cần đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, nếu phát sinh vấn đề giữa vợ chồng thì sẽ không được điều chỉnh theo quy định về pháp luật hôn nhân gia đình.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tôi sắp lấy chồng bộ đội thì cần đáp ứng những điều kiện gì? - Chị T.Thy (Cần Thơ) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:  Thứ nhất, hai bạn phải đáp ứng điều kiện kết hôn theo pháp luật  Cụ thể theo quy định Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này: +  Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Thứ hai, đáp ứng điều kiện kết hôn với bộ đội. Bạn không thuộc những trường hợp sau: - Gia đình của bạn đã có người làm tay sai cho chế độ phong kiến hoặc tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975. - Bản thân hoặc người thân là bố mẹ là người đang phải chấp hành án hình sự hoặc có tiền án theo quy định của pháp luật.  - Gia đình hoặc bản thân là người theo ton giáo: Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;  - Gia định hoặc bản thân người kết hôn với bộ đội có gốc là người Hoa (Trung Quốc) - Bạn hoặc bố mẹ bạn là người nước ngoài kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666