LUẬT SƯ TRẢ LỜI

Khi nhận con nuôi có cần sự đồng ý của người được nhận nuôi không? Tôi muốn nhận con nuôi thì có cần sự đồng ý của cháu? - Chị T.Bình (An Giang) Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi giải đáp câu hỏi của chị như sau: Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010 (được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 19/2011/NĐ-CP) quy định như sau: 1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. 2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi. 3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. 4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày. Như vậy, đối với trẻ từ 09 tuổi trở lên thì cần sự đồng ý của trẻ em được nhận làm con nuôi. Ngoài ra việc nhận nuôi con nuôi còn phải có sự đồng ý của cha mẹ đẻ, trường hợp cha đẻ hoặc mẹ đẻ không còn hay thuộc các trường hợp nêu trên thì cần có sự đồng ý của người còn lại. Nếu cả cha đẻ, mẹ đẻ đều không còn thì phải có sự đồng ý của người giám hộ. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Xác định nghĩa vụ trả khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân sau khi ly hôn. Công ty luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này như sau: 1. Nợ chung trong thời kỳ hôn nhân, sau khi ly hôn ai có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ? Căn cứ tại Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: "Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng 1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này. 2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này." Tại đó tại Điều 37 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau: "Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: 1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; 2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; 3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; 4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; 5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; 6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan." Bên cạnh đó tại Điều 60 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn như sau: "Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn 1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác. 2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết." Như vậy theo quy định trên, nghĩa vụ trả số nợ đã vay trong thời ky hôn nhân là nghĩa vụ chung của vợ chồng và cả hai đều có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ dù đã ly hôn. 2. Trường hợp nào được xác định là nợ riêng của vợ/chồng? Căn cứ tại Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng như sau: "Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây: 1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn; 2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này; 3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình; 4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng." Do vậy, căn cứ vào mục đích sử dụng của khoản tiền vay nợ đó để xác định đó là nợ chung hay nợ riêng và vợ chồng có phải cùng trả hay không. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng sau khi ly hôn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Quay lén phim chiếu rạp có bị xử lý hình sự? Công ty luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này như sau: 1. Hành vi quay lén phim chiếu rạp là hành vi xâm phạm quyền tác giả Theo điểm e khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009) thì phim chiếu rạp được xem là loại hình tác phẩm điện ảnh và được bảo hộ quyền tác giả theo quy định. Theo khoản 2 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) và điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) thì hành vi sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào là hành vi xâm phạm quyền tài sản của quyền tác giả. 2. Quay lén phim chiếu rạp có thể bị xử lý như thế nào? Các trường hợp có thể xảy ra: 2.1. Xử phạt hành chính Hành vi quay lén phim chiếu rạp rồi tung lên mạng nếu chưa đủ mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt hành chính từ 15 triệu đồng đến 35 triệu đồng với cá nhân vi phạm theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 28/2017/NĐ-CP). Đồng thời, buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm. 2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự  Nếu hành vi quay lén phim chiếu rạp rồi tung lên mạng đủ yếu tố cấu thành tội phạm sau đây thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017). - Mặt khách thể Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được pháp luật bảo hộ. Pháp luật bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019. - Mặt khách quan a) Tội phạm có các hành vi khách quan như: + Sao chép các tác phẩm một cách trái phép với mục đích lợi nhuận; + Phân phối tác phẩm khi chưa được sự đồng ý của tác giả với mục đích lợi nhuận; + Mạo danh tác giả; + Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả; + Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; + Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo; b) Về hậu quả Các hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm nếu vi phạm với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. - Mặt chủ thể Là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 75 BLHS. - Mặt chủ quan Tội phạm của tội xâm phạm quyền tác giả thực hiện hành vi với lỗi cố ý 2.3. Trách nhiệm Dân sự Theo quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005, chủ sở hữu có thể khởi kiện yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: - Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm - Buộc xin lỗi, cải chính công khai - Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự - Buộc bồi thường thiệt hại. Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra gồm thiệt hai về vật chất và tinh thần; Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. 3. Quy định về hình phạt đối với tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan Điều luật quy định 02 khung hình phạt: – Đối với cá nhân phạm tội, điều luật quy định xử phạt như sau: + Khung 1 quy định người phạm tội theo quy định tại khoản 1 thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm. + Khung 2 quy định trường hợp người phạm tội theo quy định tại khoản 2 thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, áp dụng đối với một trong các trường hợp sau: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên; Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên. + Hình phạt bổ sung: Người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. – Đối với pháp nhân thương mại phạm tội: + Pháp nhân thương mại bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng nếu thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. + Pháp nhân thương mại bị phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. + Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về hành vi quay lén trong phim đang chiếu trong rạp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Có giới hạn số lượng con nuôi hay không? - Chị H.Hường (Hà Tĩnh) Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời  như sau: Căn cứ Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về các hành vi bị cấm như sau: "1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em. 2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi. 3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. 4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số. 5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước. 6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi. 7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc." Như vây, theo quy định của pháp luật hiện hành không giới hạn số con nuôi. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Người Việt Nam có hành vi đánh bạc tại nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào? Theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay, bất kì cá nhân nào có hành vi đánh bạc dưới bất kì hình thức nào thì tùy thuộc vào hành vi và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy trong trường hợp đánh bạc tại nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Hành vi đánh bạc là gì? Hành vi đánh bạc được hiểu hành vi được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. 2. Quy định của Bộ luật Hình sự về tội đánh bạc Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015. Ngày 20/06/2017 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, theo đó tội đánh bạc đã được sửa đổi như sau: 1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 3. Xử phạt tội đánh bạc khi phạm tội tại nước ngoài Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này. ... Như vậy, về nguyên tắc, công dân Việt Nam đánh bạc ở nước ngoài vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội Đánh bạc. Tuy nhiên, việc xử lý tội phạm xảy ra tại nước ngoài cần có sự hỗ trợ của nước sở tại thông qua Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự nên sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác của hai quốc gia dựa trên nguyên tắc có đi có lại theo quy định tại Điều 492 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: 1. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế. Do đó, tùy thuộc vào quy định của nước sở tại mà người hành vi đánh bạc có thể bị xử lý theo ba trường hợp: - Không bị xử lý và chấp hành hình phạt do quy định tại nước sở tại: Tùy thuộc vào pháp luật nước người Việt Nam có hành vi đánh bạc tại đó mà được coi là hợp pháp và không truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Luật Quản lý cờ bạc của Campuchia cấm người dân trong nước chơi cờ bạc cũng như tham gia chơi ở các casino. Tuy nhiên, pháp luật nước này có quy định mở cửa cho các du khách nước ngoài, trong đó có Việt Nam tham gia đánh bạc tại đây, nhằm tạo nguồn thu cho kinh tế, du lịch, tăng thu nhập từ thuế. Do vậy, nếu người Việt Nam đánh bạc tại Campuchia thì không bị xử lý theo pháp luật của nước này. - Dẫn độ về nước để xử lý theo pháp luật Việt Nam: Trường hợp người Việt Nam đánh bạc tại nước ngoài thì căn cứ vào Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước đó. Khi hai nước ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp, nước này sẽ dẫn độ công dân của nước kia đang ở trên lãnh thổ của nước mình để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự. Việc dẫn độ tội phạm giữa hai nước phải đảm bảo phù hợp với những điều khoản đã ghi trong Hiệp định tương trợ tư pháp. Đồng thời, phải đáp ứng điều kiện dẫn độ và không thuộc các trường hợp từ chối dẫn độ. - Trường hợp không có Hiệp định hỗ trợ tư pháp: Trong việc dẫn độ, hỗ trợ điều tra… việc xử lý tội phạm sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác của các quốc gia trên nguyên tắc có đi có lại tùy vào từng trường hợp cụ thể. Nếu nước bạn không dẫn độ người phạm tội thì người này có thể bị xử lý theo pháp luật nước sở tại. Khi đó, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Để hiểu rõ vấn đề này, VietLawyer xin gửi tới Quý bạn đọc bài viết dưới đây: 1. Khái niệm Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự 2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự - 05 năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng (các tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến ba năm). - 10 năm đối với các tội phạm nghiêm trọng (các tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù). - 15 năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng (các tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm) - 20 năm đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng (các tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình). Nếu các thời hạn trên đã qua mà các cơ quan bảo vệ pháp luật vì lí do nào đó không phát hiện được, hoặc phát hiện được nhưng bỏ qua không điều tra, truy tố, xét xử thì người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã thực hiện. 3. Cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nói chung được tính từ thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện. Nhưng ở một số trường hợp đặc biệt thì cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự có điểm khác. Cụ thể: - Nếu trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. - Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ (khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017). 4. Không tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào? Do những tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 3 và khoản 4 Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 nên luật hình sự Việt Nam không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các loại tội này. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
07 trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án Căn cứ Điều 19 Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Theo đó, không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong 07 trường hợp sau đây: 1. Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; 2. Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội; 3. Đương sự đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần 2 mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì lý do chính đáng; 4. Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự; 5. Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại; 6. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính; 7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về các trường hợp không tiến hành thủ tục hòa giải đối thoại tại Tòa án. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tôi và chồng tôi đăng ký kết hôn ở Thanh Hoá, nay tôi muốn ly hôn vậy tôi phải nộp đơn tại đâu? - Chị T.Thao (Thanh Hoá) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:  Theo quy định của Bộ Luật tố tụng Dân sự năm 2015 tại Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ: 1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này; b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này; c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. 2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:... h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;…" Như vậy: Nếu chị ly hôn đơn phương thì nộp đơn ly hôn tại nơi chồng chị có hộ khẩu thường trú hoặc nơi cuối cùng chồng chị lưu trú trong thời hạn 06 tháng gần nhất. Nếu chị và chồng thuận tình ly hôn thì nộp đơn tại nơi hai vợ chồng bạn đang cư trú hợp pháp (Vợ/chồng có thể thoả thuận nơi nộp).  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Lừa dối khách hàng được hiểu là bất kì hành vi gian dối trong việc mua bán hàng hóa vậy Tội lừa dối khách hàng là gì? Tội lừa dối khách hàng và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có điểm gì giống và khác nhau? Làm thế nào để phân biệt hai tội danh trên? - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Tội lừa dối khách hàng là gì? Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật quy định về định nghĩa của tội lừa dối khách hàng. Tuy nhiên, căn cứ vào yếu tố cấu thành tội phạm theo Khoản 1 Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):  Tội lừa dối khách hàng có thể được hiểu là hành vi phạm tội trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác. 2. Phân biệt tội lừa dối khách hàng và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điểm giống nhau: - Chủ thể: Là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Điểm khác nhau: - Mô tả: + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Là tội mà người phạm tội có hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó. + Tội lừa dối khách hàng: Là việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác trong việc mua bán để thu lợi bất chính. - Khách thể: + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Là quyền sở hữu tài sản của con người và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu của con người. + Tội lừa dối khách hàng: Là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự trong việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. - Mặt chủ quan: + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Mục đích: là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Lỗi: tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. + Tội lừa dối khách hàng: Động cơ, mục đích của người phạm tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, động cơ của người phạm tội lừa dối khách hàng bao giờ cũng vì động cơ tư lợi. Lỗi: tội phạm thực hiện với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). - Mặt khách quan: + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin tưởng vào sự gian dối mà trao tài sản cho người phạm tội. + Tội lừa dối khách hàng: Gian dối trong các lĩnh vực mua, bán bằng thủ đoạn cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo mặt hàng để lấy tiền của khách hàng. - Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: +Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. + Tội lừa dối khách hàng: Không quy định định lượng giá trị tài sản chiếm đoạt được bằng thủ đoạn gian dối trong mua, bán. - Hình phạt cao nhất: + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Hình phạt cao nhất là tù chung thân + Tội lừa dối khách hàng: Hình phạt cao nhất là 7 năm tù 3. Tội lừa dối khách hàng bị xử lý như thế nào? - Truy cứu trách nhiệm Hình sự đối với hành vi lừa dối khách hàng Các khung hình phạt của tội lừa dối khách hàng được quy định cụ thể tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: 1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm - Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lừa dối khách hàng Trong trường hợp hành vi lừa dối khách hàng chưa đủ các yếu tố cấu thành tội lừa dối khách hàng theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính các hành vi vi phạm lừa dối khách hàng theo quy định tại Điều 61 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định các mức xử phạt. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. 1.Bảo lĩnh trong vụ án hình sự là gì ? Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. 2. Ai là người có thể xin bảo lĩnh cho bị can, bị cáo? Người xin bảo lĩnh cho bị can, bị cáo có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. - Trường hợp cơ quan, tổ chức có nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo (Bị can, bị cáo phải là người của cơ quan, tổ chức xin được bảo lĩnh) Việc cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. - Trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh thì phải là có ít nhất 02 người thân thích của bị can, bị cáo nhận bảo lĩnh. 02 cá nhân người thân thích phải là người đủ 18 tuổi trở lên, có nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. 3.Thời hạn bảo lĩnh Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. **Lưu ý: - Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan theo quy định trên thì bị tạm giam. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh cho bị can, bị cáo. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Bạo lực gia đình là một dạng của bạo lực xã hội, là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại với các thành viên khác trong gia đình. Ảnh hưởng của bạo hành gia đình trải rộng từ tâm lý cho đến thể chất của nạn nhân. Nhiều trường hợp hành vi bạo lực dẫn đến thương tật suốt đời thậm chí tử vong. Bạo lực gia đình thường là nguyên nhân khởi phát trầm cảm và sang chấn tâm lý sau này. Vậy hành vi nào bị coi là bạo lực gia đình? Người có hành vi bao lực gia đình bị xử phạt ra sao?  1. Thế nào là bạo lực gia đình? Theo đó, Luật Phòng,chống bạo lực gia đình 2022 mới được ban hành đã bổ sung cũng như liệt kê các hành vi bạo lực gia đình tại Điều 3 Luật Phòng,chống bạo lực gia đình 2022. 1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý; d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em; đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình; e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý; g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng; k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực; l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp; m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi; n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình; o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác; p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình; q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật. 2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ. Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 5 Luật Phòng,chống bạo lực gia đình 2022 cũng có nêu rõ việc pháp luật nghiêm cấm các hành vi bạo lực gia đình. Theo đó, do hành vi bạo lực gia đình là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nên khi có chủ thể vi phạm, người này có thể phải chịu những chế tài của pháp luật. 2. Người có hành vi bao lực gia đình bị xử lý thế nào? Cụ thể thì căn cứ theo Điều 41 Luật Phòng,chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về hình thức xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình như sau: 1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó.Như vậy, hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Đối với việc xử lý hành chính hành vi bạo lực gia đình, thì căn cứ theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau: 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này. Ngoài ra, tùy vào cấu thành của hành vi mà người có hành vi đánh đập người thân trong gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự những tội danh sau: - Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017); - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác căn cứ theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) ... Và nhiều tội danh khác có cấu thành tội phạm tương ứng với hành vi bạo lực gia đình. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Việc khai thác khoáng sản, gỗ, cát trái phép diễn ra ngày càng phổ biến tại nước ta. Dù Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể về hình thức xử lý đối với hành vi khai thác khoáng sản trái phép tuy nhiên vẫn có nhiều cá nhân vì lợi nhuận mà lén khai thác trái phép các loại khoáng sản trên. Vậy việc không có giấy phép mà khai thác khoáng sản trái phép thì sẽ bị xử lý như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Thế nào là khai thác khoáng sản trái phép? Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010: Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu, các hoạt động khác có liên quan. Trong đó, việc khai thác khoáng sản được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Khoáng sản 2010: Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép. Do đó, khai thác khoáng sản trái phép được hiểu là một hành vi vi phạm pháp luật do cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động thu hồi khoáng sản mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp.   2. Xử lý hành vi khai thác khoáng sản trái phép 2.1. Xử phạt hành chính hành vi khai thác khoáng sản trái phép Cá nhân, tổ chức vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt theo Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020. 1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể như sau: a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm đến dưới 10 m3; b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3; c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3; d) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 30 m3 đến dưới 40 m3; đ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3; e) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên. 2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này, cụ thể như sau: a) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh; b) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, khoản 3 Điều này; c) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại, cụ thể như sau: a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai dưới 100 tấn; b) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 100 tấn đến dưới 200 tấn; c) Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 200 tấn đến dưới 300 tấn; d) Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 300 tấn đến dưới 400 tấn; đ) Từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 400 tấn đến dưới 500 tấn; e) Từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 500 tấn trở lên. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn; b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Đối với hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại Khoản 1, khoản 2, Khoản 3 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như Khoản 4 Điều này. Người khai thác khoáng sản trái phép còn bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật là khoáng sản có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật. 2.2. Truy cứu trách nhiệm Hình sự Bất kì cá nhân hoặc pháp nhân nào khai thác khoáng sản không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên theo Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên; b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; c) Có tổ chức; d) Gây sự cố môi trường; đ) Làm chết người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.”; 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;”. b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666