LUẬT SƯ TRẢ LỜI

Hiện nay, có rất nhiều phương thức để góp vốn vào công ty, trong đó có góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Vậy điều kiện thực hiện góp vốn vào công ty bằng quyền sử dụng đất là gì? Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu. 1. Điều kiện thực hiện thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định: " Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của luật này". Như vậy, quyền được góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một trong những quyền của người sử dụng đất. Tuy nhiên, quyền sử dụng đất để góp vốn phải đảm bảo được những điều kiện nhất định. Theo Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau: - Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đất không có tranh chấp. - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. - Trong thời hạn sử dụng đất. Điều 193 Luật Đất đai 2013 quy định bên nhận góp vốn vào công bằng quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau: - Có văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án. - Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Đối với đất chuyên trồng lúa nước thì người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ. 2. Những ai có quyền góp vốn  bằng quyền sử dụng đất vào Công ty  Chủ thể có quyền góp vốn quyền sử dụng đất - Người sử dụng đất được thực hiện góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định gồm: + Tổ chức có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân); + Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; + Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo; + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; Lưu ý: Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau: + Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật đất đai Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật đất đai + Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai + Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất. 3. Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất có phải đăng ký hay không? Theo quy định tại Luật đất đai 2013 thì: - Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. - Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. 4. Chấp dứt thủ tục góp vốn vào công ty bằng quyền sử dụng đất bằng cách nào? Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, bao gồm: - Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất. - Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn. - Bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai. - Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể. - Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện. - Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666