LUẬT SƯ TRẢ LỜI

Bố tôi muốn bán mảnh đất do tôi đứng tên vì gia đình tôi đang có việc nên cần phải bán mảnh đất đó. Tôi muốn ký giấy tờ để bán mảnh đất thì phải ra phòng công chứng nhưng hiện tại tôi đang bị tạm giam. Luật sư cho tôi hỏi: Công chứng viên đến trại tạm giam để lập hợp đồng mua bán được không? - L.Nam (Hà Giang) Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời bạn như sau:  Về các hành vi bị nghiêm cấm: Theo Điều 7 Luật Công chứng 2014 quy định:  "Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây: a) Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; b) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác; c) Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi; d) Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng; đ) Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan; e) Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng; g) Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng; h) Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình; i) Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký; k) Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác; l) Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng; m) Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. 2. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây: a) Giả mạo người yêu cầu công chứng; b) Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng; c) Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực; d) Cản trở hoạt động công chứng." Về địa điểm công chứng:  Theo quy định tại Điều 44 Luật Công chứng 2014  "Điều 44. Địa điểm công chứng 1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng." Như vậy, gia đình bạn có thể mời công chứng viên đến trại tạm giam để lập và công chứng hợp đồng mua bán khi được sự đồng ý của thủ trưởng của trại tạm giam. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
"Tôi nghiện ma tuý nhưng muốn hiến máu cho bố tôi liệu có được hay không?" - N.Quốc (Cần Thơ) Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau: Theo Thông tư Thông tư 26/2013/TT- BYT, để hiến máu bạn cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:  "Điều 4. Tiêu chuẩn người hiến máu Người hiến máu là người có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác, cụ thể như sau: 1. Tuổi: từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi. 2. Sức khỏe: a) Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần. b) Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml. c) Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, nghiện rượu; không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người khuyết tật; không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu; d) Lâm sàng: - Tỉnh táo, tiếp xúc tốt; - Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg; - Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút; - Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da. đ) Xét nghiệm: - Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l. - Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời gian không quá 01 tháng; - Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´109/l. 3. Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, việc được hiến máu do bác sỹ khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định." Như vậy, theo như quy định trên không quy định về việc người nghiện ma túy không được hiến máu. Cho nên nếu người từng nghiện ma túy đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn người hiến máu theo quy định như trên thì được tham gia hiến máu. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
Đang tạm giam có đăng ký kết hôn được không? Tôi và chồng chưa đăng ký kết hôn nhưng đã sống chung như vợ chồng 4 năm nay. Chúng tôi chuẩn bị đăng kí kết hôn thì anh phải chấp hành hình phạt tù. Vậy chúng tôi có đăng ký kết hôn được hay không? - M.Hiền (Nghệ An) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau:  1. Điều kiện kết hôn Căn cứ theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau Điều 8. Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Điều 9. Đăng ký kết hôn 1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. 2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn. Tiếp đó, theo quy định tại Quyết định 3814/QĐ-BTP  thì khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ bắt buộc phải có mặt. 2. Thế nào là phạm nhân Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân, phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo tại cơ sở giam giữ phạm nhân. Một trong những nguyên tắc của thi hành án hình sự đó là: Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án; bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong hoạt động thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật; khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo... Như vậy, theo quy định của pháp luật, là phạm nhân không đồng nghĩa với việc họ bị tước hết mọi quyền mà theo từng loại tội phạm họ có thể bị tước các quyền như: quyền bầu cử, ứng cử, quyền tự do đi lại, cư trú, quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân... kể cả sau khi phạm nhân chấp hành xong hình phạt tù; không phải khi bản án hình sự có hiệu lực và quyết định thi hành án phạt tù được thi hành thì phạm nhân sẽ bị tước hết các quyền. Tại khoản 17 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về việc trích xuất phạm nhân như sau: “Trích xuất là việc thực hiện quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa phạm nhân, người bị kết án tử hình hoặc người chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng ra khỏi nơi quản lý và chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám bệnh, chữa bệnh, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo trong thời hạn nhất định”.  Theo quy định này, phạm nhân chỉ được trích xuất ra khỏi trại giam để phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám chữa bệnh, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo trong thời hạn nhất định mà không được trích xuất để thực hiện việc đăng ký kết hôn. Mặt khác, Thông tư liên tịch số 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC  ngày 17/6/2020 của  Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trích xuất phạm nhân, học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử, cũng không quy định đối với trường hợp kết hôn với phạm nhân. Vì vậy, mặc dù không bị cấm đăng ký kết hôn nhưng người đang chấp hành hình phạt  tù không thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
     Trẻ em luôn là vấn đề được cả xã hội chú ý quan tâm hàng đầu, một số cá nhân xấu vì lợi ích của bản thân mà ép buộc trẻ em thực hiện các hành vi trái pháp luật để thu lợi bất chính. Vậy trường hợp người có hành vi cưỡng ép trẻ em dùng ma túy, chất kích thích để dễ dàng kiểm soát, thao túng trẻ em hoặc vì mục đích khác thì bị xử lý như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ trẻ em?      Theo quy định tại Khoản 9 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 về các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện đối với trẻ em như sau như sau: 1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em. 2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. 3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em. 4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn. 5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. 6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình. 7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. 8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em. 9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em. 10. Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. 11. Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em. 12. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi. 13. Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ. 14. Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật. 15. Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.      Theo đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em thì pháp luật nghiêm cấm những hành vi được quy định nêu trên. 2. Ép buộc trẻ em sử dụng ma túy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự      Căn cứ theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy như sau: 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi; d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi; đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai; e) Đối với 02 người trở lên; g) Đối với người đang cai nghiện; h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người; b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên; c) Đối với người dưới 13 tuổi. 4. Phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.      Theo quy định trên, trường hợp người có hành vi cưỡng ép trẻ em sử dụng ma túy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định của Điểm d Khoản 2 và Điểm c Khoản 3 Điều 257 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Đồng thời, người có hành vi cưỡng ép trẻ em sử dụng ma túy có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. 3. Vụ án ép buộc trẻ em sử dụng ma túy có bị khởi tố khi không có yêu cầu của cha mẹ trẻ không?      Theo Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau: 1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. ...      Như vậy, vụ án ép buộc trẻ em sử dụng ma túy vẫn sẽ được khởi tố kể cả khi không có yêu cầu của người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi (cha hoặc mẹ trẻ) do không thuộc trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại hoặc đại diện của họ.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề trường hợp người có hành vi cưỡng ép trẻ em dùng ma túy thì bị xử lý như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng bất cứ vấn đề pháp lý nào cũng có thể nhờ tới luật sư nhưng sự thật thì trong một số trường hợp, luật sư sẽ từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng. Vậy, những trường hợp đó là gì? Dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, Công ty VietLawyer xin cung cấp một số thông tin như sau:  Căn cứ theo quy định tại Quy tắc 11 trong Bộ quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 thì các trường hợp luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng gồm:  - Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà luật sư biết rõ người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích không chính đáng làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng. - Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư mà luật sư biết rõ khách hàng có ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu của người khác. - Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả hoặc yêu cầu của khách hàng trái đạo đức, vi phạm điều cấm của pháp luật. - Vụ việc của khách hàng có xung đột về lợi ích theo quy định tại Quy tắc 15 trong Bộ quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019. Theo đó, nếu vụ việc của khách hàng thuộc vào một trong các trường hợp nêu trên thì luật sư buộc không thể tiếp nhận vụ việc đó.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/   
Luật sư cho tôi hỏi những trường hợp nào không được uỷ quyền trong lĩnh vực hình sự? - N.Bảo (Hoà Bình) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời bạn như sau: Các trường hợp không được ủy quyền trong tố tụng hình sự - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 36 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015). - Cấp trưởng, cấp phó cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (điểm đ khoản 1 và khoản 5 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015). - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 41 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015). - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 44 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015). Như vậy, có 4 trường hợp không được uỷ quyền trong tố tụng hình sự.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
Luật sư cho tôi hỏi, những trường hợp không được ủy quyền trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình? - M.Tiến (Bắc Ninh) Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời bạn như sau:  Những trường hợp không được ủy quyền trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình:  1. Đăng ký kết hôn Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ bắt buộc phải có mặt. (Theo quy định tại Quyết định 3814/QĐ-BTP ) 2. Ly hôn Đối với yêu cầu xin ly hôn đương sự có thể nhờ luật sư hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình để làm một số thủ tục khi nộp đơn ly hôn. Tuy nhiên, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng trong việc ly hôn. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện. (khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) 3. Đăng ký nhận cha, mẹ, con Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt (khoản 1 điều 25 Luật Hộ tịch 2014). 4. Công chứng di chúc của mình Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc và không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc (Theo Điều 56 Luật công chứng 2014) 5. Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc Nếu người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền. (Theo Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) 6. Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một người khác (người đã ủy quyền) mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (người sắp ủy quyền). (Theo Điểm b Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) Như vậy, có 6 trường hợp không được ủy quyền trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
Tôi có thắc mắc muốn gửi đến nhờ Luật sư tư vấn giúp: "Người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú không và nếu được thì phải đáp ứng những điều kiện gì?" V.Sỹ (Tiền Giang). Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin cung cấp đến bạn một số thông tin như sau:  Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định tại Điều 92 về giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo như sau:  Điều 92. Giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo 1. Người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép theo quy định tại khoản 2 Điều này, phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó. 2. Người được hưởng án treo khi vắng mặt tại nơi cư trú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục; trường hợp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người được hưởng án treo khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú. Trường hợp người được hưởng án treo vi phạm pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến tạm trú, lưu trú phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục kèm theo tài liệu có liên quan. 3. Việc giải quyết trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này. 4. Người được hưởng án treo không được xuất cảnh trong thời gian thử thách. Theo đó, người được hưởng án treo nếu muốn vắng mặt tại nơi cư trú phải có lí do chính đáng, có đơn xin phép và được sự đồng ý của cơ quan, đơn vị được giao giám sát, giáo dục. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng thời gian các lần vắng mặt tại nơi cư trí không được vượt quá 1/3 thời gian thử thách, trừ trường hợp điều trị bệnh tật tại các cơ sở y tế theo y lệnh. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer để giải đáp thắc mắc của bạn V.Sỹ đến từ Tiền Giang. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/   
     Việc người bị phạm tội thuê luật sư để bào chữa cho mình trên tòa không phải chuyện hiếm gặp tuy nhiên có những bị cáo chỉ thuê một luật sư để bào chữa cho mình, lại có những bị cáo thuê rất nhiều luật sư bào chữa cho mình để mong được giảm án, có được sự khoan hồng của pháp luật. Vậy một bị cáo được thuê tối đa bao nhiêu luật sư? Luật sư có quyền được tự mình đi thu thập chứng cứ, tài liệu để bào chữa cho thân chủ của mình không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Một bị cáo được thuê tối đa bao nhiêu luật sư bào chữa cho mình? Căn cứ theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) quy định về người bào chữa như sau: 1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. 2. Người bào chữa có thể là: a) Luật sư; b) Người đại diện của người bị buộc tội; c) Bào chữa viên nhân dân; d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. 3. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình. 4. Những người sau đây không được bào chữa: a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó; b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. 5. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.      Theo quy định trên, nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội. Do đó, một bị cáo có thể thuê nhiều luật sư cùng bào chữa cho mình mà không bị giới hạn về số lượng. 2. Luật sư bào chữa có quyền thu thập chứng cứ không? Căn cứ Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) quy định về quyền của người bào chữa như sau: 1. Người bào chữa có quyền: a) Gặp, hỏi người bị buộc tội; b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can; c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản; l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra; m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này. Theo đó, luật sư bào chữa cho bị cáo có quyền tự mình thu thập chứng cứ để bào chữa cho bị cáo. 3. Nghĩa vụ của luật sư bào chữa cho bị cáo Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) về nghĩa vụ của người bào chữa như sau: 2. Người bào chữa có nghĩa vụ: a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; b) Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan; d) Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề một bị cáo được thuê tối đa bao nhiêu luật sư bào chữa cho mình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Những trường hợp xe máy được chở 3 người? – Thông thường, người điều khiển xe máy chở quá số lượng người quy định sẽ bị phạt tiền và tước Giấy phép lái xe, tuy vậy vẫn có những trường hợp ngoại lệ sẽ không bị phạt. Vậy những trường hợp nào xe máy được chở 3 người? Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi của anh như sau: Căn cứ khoản 1 điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau: “1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: a) Chở người bệnh đi cấp cứu; b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; c) Trẻ em dưới 14 tuổi.” Theo đó, người điều khiển xe máy được phép chở 3 người thuộc các trường hợp trên mà không bị xử phạt vi phạm hành chính về giao thông. Nếu chở quá số người quy định mà không thuộc một trong những trường hợp trên, người điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt theo điểm l khoản 3, điểm b khoản 4 và điểm b khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP: "3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: … l) Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; … 4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: … b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe; … 12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: … b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;” Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về những trường hợp xe máy được chở 3. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Thông tư 01/2022/TT-TANDTC ngày 15/12/2022 quy định việc phân công Thẩm pháp giải quyết, xét xử vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án.  Theo đó tại Điều 4 quy định: Việc phân công Thẩm phán giải quyết án phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây: "1. Số lượng, tính chất phức tạp của vụ việc được phân công cho các Thẩm phán giải quyết trong 01 năm tại mỗi Tòa án là tương đương nhau. 2. Phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm xét xử, giải quyết loại vụ việc đó. Đối với vụ việc có người tham gia tố tụng là người chưa thành niên thì phân công Thẩm phán là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên. 3. Phù hợp với vị trí công tác, chức vụ Thẩm phán đang đảm nhiệm. 4. Thẩm phán trong Tổ Thẩm phán chuyên trách; Thẩm phán trong Tòa chuyên trách thuộc lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên phân công giải quyết vụ việc thuộc lĩnh vực đó. 5. Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện được phân công giải quyết án theo chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao quy định. Thẩm phán nữ trong thời gian 03 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản và 03 tháng sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản được phân công giải quyết án với chỉ tiêu tối đa bằng 50% so với Thẩm phán khác." Như vậy, có 05 tiêu chí để phân công Thẩm phán giải quyết án. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là bao lâu? - L.Tiến (Hà Nam) Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau: Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính quy định tại Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó: - Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. - Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau: + 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc; + 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước; + Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày. - Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau: + 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; + 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại. - Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện. - Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời hạn, thời hiệu được áp dụng trong tố tụng hành chính. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ 
 
hotline 0927625666