LUẬT SƯ TRẢ LỜI

Hiện nay, nhiều trường hợp hộ chiếu cũ sắp hết hạn, làm rơi, hư hỏng hộ chiếu nhưng chưa hiểu hết về thủ tục cấp lại hộ chiếu. Vậy, thủ tục cấp lại hộ chiếu đối với các trường hợp này như thế nào? Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu. 1. Hồ sơ giấy tờ xin cấp lại hộ chiếu do hộ chiếu cũ sắp hết hạn/ hết trang/ mất / hư hỏng rách nát cho người lớn -  Mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu TK01 (Tùy từng trường hợp mà phải khai trên giấy hoặc Đề nghị khai hộ chiếu trực tuyến) - Ảnh hộ chiếu: 02 ảnh, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng. - Bản gốc hộ chiếu phổ thông cũ đã hết hạn - Bản gốc Thẻ căn cước (Để Cơ quan xuất nhập cảnh đổi chiếu khi tiếp nhận hồ sơ) - Trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất theo mẫu hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền. - Bản chụp Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất. 2. Thủ tục cấp lại hộ chiếu Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo yêu cầu *Đối với trường hợp người trên 14 tuổi, có hành vi dân sự và khả năng nhận thức bình thường, cần chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ như  sau: - 01 tờ khai theo mẫu + Nếu gửi qua đường bưu điện, thì tờ khai này phải được Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh. + Nếu ủy thác nộp hồ sơ, thì tờ khai phải do Thủ trưởng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh, kèm theo văn bản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó gửi cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh đề nghị cấp hộ chiếu cho người ủy thác (nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì lập danh sách, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác). - 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng. - Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất mẫu TK05 hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền. - Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất. *Với trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi là những người không đủ nhận thức và khả năng để tự mình thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân của mình một cách độc lập nên phải có người khác làm thay. Hồ sơ cần chuẩn bị trong trường hợp này là: - Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu phải do cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khai, ký tên và được Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh. - 01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi. - Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. - CMND hoặc thẻ căn cước của người nộp phải được xuất trình khi làm thủ tục tại Cơ quan xuất nhập cảnh. Bước 2: Nộp hồ sơ Bạn tiến hành nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị lên cơ quan có thẩm quyền cấp lại/đổi hộ chiếu, bao gồm: - Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Lưu ý: - Người xin cấp lại hộ chiếu có thể yêu cầu nhận hộ chiếu qua đường chuyển phát nhanh/bưu điện và phải tự trả phí theo quy định - Nếu nộp trực tiếp, thời gian tiếp nhận hồ sơ giải quyết xin cấp hộ chiếu: từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). Bước 3: Nhận kết quả Trong trường bạn nhận kết quả trực tiếp, bạn sẽ đến cơ quan đã nộp hồ sơ xin cấp lại/cấp đổi hộ chiếu vào ngày hẹn để nhận kết quả. Lưu ý: Thời gian trả kết quả hộ chiếu: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Điều tra vụ án hình sự là một trong các giai đoạn của hoạt động tố tụng, trong đó pháp luật quy định các loại thời hạn khác nhau trong điều tra vụ án hình sự. Vậy, có những loại thời hạn nào trong điều tra vụ án hình sự? Công ty luật VietLawyer xin chia sẻ tới quý bạn đọc qua bài viết sau: 1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự Thời hạn điều tra là thời gian do pháp luật quy định để cơ quan điều tra hoàn thành điều tra vụ án. Thời hạn điều tra được tính từ khi khởi tố vụ án đến ngày kết thúc điều tra. Thời hạn điều tra vụ án hình sự nói chung hiện được quy định tại Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, theo đó: - Tối đa 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; - Tối đa 03 tháng đối với tôi phạm nghiêm trọng; - Tối đa 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Nếu do tính chất phức tạp của vụ án cần phải có thêm thời gian để điều tra thì trong thời hạn 10 ngày trước khi hết hạn điều tra, cơ quan điều tra phải làm văn bản đề nghị viện trưởng viện kiểm sát gia hạn điều tra. Thời hạn gia hạn điều tra như sau: - Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: Có thể được gia hạn điều tra 01 lần không quá 02 tháng; - Đối với tội phạm nghiêm trọng: Có thể được gia hạn điều tra 02 lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng; - Đối với tôi phạm rất nghiêm trọng: Có thể được gia hạn điều tra 02 lần, mỗi lần không quá 04 tháng; - Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng: Có thể được gia hạn điều tra 03 lần, mỗi lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn điều tra đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Như vậy, tổng thời hạn điều tra đối với các loại tội phạm như sau: - Tội phạm ít nghiêm trọng: Tổng thời hạn điều tra có thể lên tới 04 tháng; - Tội phạm nghiêm trọng: Tổng thời hạn điều tra có thể lên tới 08 tháng - Tội phạm rất nghiêm trọng; Tổng thời hạn điều tra có thể lên tới 12 tháng; - Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Tổng thời hạn điều tra có thể lên tới 20 tháng. 2. Thời hạn tạm giam để điều tra vụ án hình sự Thời hạn tạm giam để điều tra là thời hạn do pháp luật quy định được tạm giam bị can để phục vụ cho việc điều tra vụ án. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra được quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự: - Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; - Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng; - Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết hạn tạm giam, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam. Thời hạn gia hạn tạm giam đối với từng loại tội phạm cụ thể như sau: - Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: Được gia hạn tạm giam 01 lần không quá 01 tháng; - Đối với tội phạm nghiêm trọng: Được gia hạn tạm giam 01 lần không qáu 02 tháng; - Đối với tội phạm rất nghiêm trọng: Được gia hạn tạm giam 01 lần không quá 03 tháng; - Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Được gia hạn tạm giam 02 lần mỗi lần không quá 04 tháng. 3. Thời hạn phục hồi điều tra vụ án hình sự Thời hạn phục hồi điều tra là thời hạn do pháp luật quy định để tiếp tục điều tra vụ án đã được phục hồi điều tra được quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự. Đối với những vụ án đã có quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra nhưng có lí do để hủy bỏ quyết định này thì cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong đó: - Thời hạn phục hồi điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; - Thời hạn phục hồi điều tra không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án, thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Thời hạn gia hạn điều tra  như sau: -Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: Được gia hạn điều tra 01 lần không quá 01 tháng; - Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng: Được gia hạn điều tra 01 lần không quá 02 tháng; - Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Được gia hạn điều tra 01 lần không quá 03 tháng; 4. Thời hạn điều tra bổ sung vụ án hình sự Thời hạn điều tra bổ sung là thời hạn do pháp luật quy định để điều tra bổ sung đối với vụ án khi có yêu cầu của Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm. Theo khoản 2 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự, trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng. Nếu Viện kiểm sát quyết định truy tố nhưng Tòa án trả lại để điều tra bổ sung thì không thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Thời hạn được tính từ ngày cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra. Trong đó: - Viện Kiểm sát chỉ được trả hồ sơ điều tra bổ sung tối đa 02 lần; - Thẩm phán chỉ được trả lại hồ sơ 01 lần; - Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ 01 lần. 5. Thời hạn điều tra lại vụ án hình sự Thời hạn điều tra lại là thời hạn do pháp luật quy định để tiến hành điều tra lại vụ án theo quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội đồng Giám đốc thẩm, Tái thẩm. Điều tra lại được tiến hành trong những trường hợp vụ án được đưa ra xét xử nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để điều tra lại. Khi điều tra lại, thời hạn và gia hạn điều tra được áp dụng theo thời hạn điều tra chung được nêu ở mục 1. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về các loại thời hạn trong tố tụng hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Trong thời gian gần đây, Công ty Luật VietLawyer ghi nhận nhiều trường hợp khách hàng tìm đến để được tư vấn vì bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng công nghệ tinh vi: Deepfake. Vậy Deepfake là gì? Cách thức hoạt động của công nghệ này như thế nào? Các đối tượng có thể giả làm người thân, con em học tập xa nhà để vay tiền, dàn dựng những đoạn video chập chờn, mờ ảo như ở nơi sóng yếu để qua mặt người dùng mạng xã hội. Tới nay, chiêu trò lừa đảo này đã ở mức đáng báo động.  1. Deepfake là gì? Deepfake là cụm từ được kết hợp từ “deep learning” và “fake”, là phương thức tạo ra các sản phẩm công nghệ giả (fake) dưới dạng âm thanh, hình ảnh hoặc thậm chí là cả video, bởi trí tuệ nhân tạo (AI) tinh vi. Công nghệ Deepfake đang phát triển nhanh chóng và trở nên ngày càng tinh vi. Hiện tại, kẻ xấu chủ yếu lợi dụng công nghệ này tạo ra những nội dung giả mạo nhằm chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự,... 2. Cách thức hoạt động của Deepfake Cách thức hoạt động của Deepfake có liên quan đến quá trình “học hỏi” của trí tuệ nhân tạo. Từ đó, hình ảnh khuôn mặt của chủ thể nào đó (tạm gọi là chủ thể A) với chất lượng cao được thay thế hoàn toàn bằng khuôn mặt của một người khác (chủ thể B). Hình ảnh nén của A được đưa đến bộ giải mã của B. Sau đó, bộ giải mã sẽ tái tạo khuôn mặt của người B với biểu cảm và hướng khuôn mặt của người A. Quá trình này được thực hiện liên tục, chi tiết cho đến khi tạo ra sản phẩm “thật” nhất. 3. Tại sao Deepfake có thể giả giọng, mặt người thân để lừa đảo? Nắm bắt được tâm lý người dùng mạng xã hội hiện đã cảnh giác với chiêu trò lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền, các đối tượng đã sử dụng chiêu lừa đảo tinh vi hơn để vay tiền thông qua hình thức giả cuộc gọi video. Những giọng nói tạo lập bởi AI càng tăng tính chuyên nghiệp và nguy hiểm của chiêu trò này. Đây chính là mặt tối của các AI tạo sinh khi chúng có thể tạo văn bản, hình ảnh hay âm thanh dựa trên bộ dữ liệu được cung cấp trước. Các phần mềm tạo giọng nói hoạt động bằng cách phân tích những đặc trưng trong giọng nói của một người như độ tuổi, giới tính, ngữ điệu, sau đó tìm kiếm trong kho dữ liệu khổng lồ một giọng nói tương tự và dự đoán các mẫu hội thoại cần tạo ra. Do đó, chúng có thể tái tạo cao độ, âm sắc của một người và tạo ra một giọng nói hoàn chỉnh y hệt bản gốc. Kho dữ liệu này thường là những đoạn âm thanh từ YouTube, TikTok, Instagram, Facebook hay các podcast, video quảng cáo… Theo các chuyên gia về công nghệ, phương thức của các đối tượng này thường là tìm kiếm thu thập thông tin cá nhân được đăng tải công khai trên các tài khoản mạng xã hội… để tạo ra một kịch bản lừa đảo. Khi nạn nhân cẩn thận sẽ gọi điện thoại hoặc video để kiểm tra thì chúng sử dụng phần mềm cắt ghép hình ảnh để đánh lừa. 4. Bị lừa đảo qua mạng, làm sao lấy lại tiền? Việc tự mình lấy lại số tiền bị lừa đảo qua mạng thường rất khó thực hiện bởi người bị hại không biết kẻ lừa đảo mình là ai, ở đâu để đòi. Vì vậy, để xử lý được kẻ lừa đảo cũng như lấy lại số tiền bị lừa, người bị hại nên thông tin, trình báo ngay sự việc lừa đảo với cơ quan có thẩm quyền được giải quyết kịp thời. Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện mình bị lừa đảo qua mạng là thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… để làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng. Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết. Nếu làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm: - Đơn trình báo công an; - Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng); - Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…). Trường hợp tới tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin. Ngoài ra, người bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an: - Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ: + Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo; + Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053; + Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về thủ đoạn lừa đảo mới bằng công nghệ tinh vi DEEPFAKE. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Xâm nhập gia cư bất hợp pháp là gì? Người có hành vi xâm nhập gia cư bất hợp phát sẽ bị xử phạt thế nào? Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, được ghi nhận trong Hiến pháp. Chỗ ở hợp pháp của người khác thuộc quyền quản lý, đảm bảo an toàn của người đó cho nên các hành vi xâm phạm gia cư bất hợp pháp là hành vi xâm phạm quyền con người được pháp luật bảo vệ. Tùy vào tính chất, mức độ hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc khởi tố hình sự - VietLawyer sẽ giải đáp về vấn đề này qua bài viết dưới đây. 1. Xâm phạm gia cư bất hợp pháp là gì? Hành vi xâm nhập gia cư bất hợp pháp là hành vi tự ý xâm phạm chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của họ, hành vi tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác. Hành vi xâm nhập gia cư bất hợp pháp là hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền công dân được quy định theo Điều 22 Hiến pháp 2013, cụ thể: “1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.  2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.  3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.” Như vậy, Hành vi xâm phạm chỗ ở người khác là hành vi xâm phạm đến quyền công dân của con người được pháp luật bảo hộ. 2. Dấu hiệu của tội phạm xâm nhập gia cư bất hợp pháp - Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này được thực hiện thông qua một hoặc các hành vi sau: + Có hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác. Không có sự đồng ý của người đó hay không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền. + Có hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi nơi ở của họ hoặc mọi thủ đoạn khác nhằm chiếm, giữu chỗ ở, cản trở trái phép không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ. Có thể thực hiện bằng việc đe dọa, dùng vũ lực, gây sức ép về mặt tinh thần,... - Khách thể: Hành vi này xâm phạm quyền bất khả xâm phạm của người khác, cụ thể là chỗ ở, nơi sinh sống hoặc bất cứ nơi nào mà người bị hại sử dụng để ở ( như nhà kho, thùng xe, ghe tàu,...) - Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này có lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi nhận thức được hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác là trái pháp luật những vẫn thực hiện. - Chủ thể: là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. 3. Người có hành vi xâm phạm gia cư bất hợp pháp bị xử phạt như thế nào? Hiện nay, có rất nhiều trường hợp tự ý vào nhà của người khác nhưng chưa được sự đồng ý của họ như: nghi bị trộm tài sản tự ý vào khám xét nhà người khác, vào nhà người khác nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng chưa thành,... Những hành vi trên tùy vào mức độ hành vi, tính chất sự việc mà người có hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy tố hình sự. - Xử phạt hành chính đối với hành vi đuổi người thân ra khỏi chỗ ở của họ theo quy định tại Điều 59 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: “ 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.” - Truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đối với các trường hợp sau đây: “ 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ; c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ; d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.  3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tội làm nhục người khác bị xử lý như thế nào? Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều người đã sử dụng mạng xã hội để làm công cụ thực hiện hành vi làm nhục người khác như phát trực tiếp các vụ đánh ghen, bắt nạt,... Những cá nhân có hành vi trên có thể sẽ bị truy cứu về tội làm nhục người khác. Khi nào bị coi là làm nhục người khác? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Khi nào bị coi là làm nhục người khác? Hành vi làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới nhiều hình thức khác nhau: - Qua lời nói: Bằng những lời nói sỉ nhục, chửi rủa, lăng mạ người khác với mục đích hạ thấp nhân cách, danh dự của họ, khiến mọi người cảm thấy xấu hổ và nhục nhã, danh dự bị xác phạm. - Qua hành động: Bằng những hành vi (có hoặc không kèm lời nói) như lột đồ, cạo đầu, cắt tóc,.. giữa đám đông, ở nơi công cộng với mục đích nhằm bêu rếu, làm nhục nạn nhân hoặc sử dụng mạng xã hội để đăng bài viết, đăng ảnh bôi nhọ, vu khống người khác.  Theo đó, ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn nạn nhân phải chịu nhục với nhiều động cơ khác nhau như để trả thù, để đánh ghen,... Nạn nhân trong trường hợp này phải là người bị xâm phạm nghiêm trong đến nhân phẩm, danh dự, uy tín. 2. Cấu thành tội làm nhục người khác - Mặt khách quan: Tội làm nhục người khác được thể hiện thông qua hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Các hành vi có thể thể hiện bằng lời nói hoặc hành động nhằm hạ thấp nhân cách, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.  Chẳng hạn thể hiện bằng lời nói như: sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu,...  Thể hiện qua hành động như: lột truồng nạn nhân, nhổ nước bọt vào mặt, ném phân, mắm tôm, trứng thối vào người khác,... Lưu ý: Người phạm tội làm nhục người khác chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi bị hại có yêu cầu khởi tố hình sự. - Khách thể: Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là một trong những quyền cơ bản của công dân. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân nhân về được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Khách thể của tội làm nhục người khác chính là danh dự, nhân phẩm của người khác. - Mặt chủ quan: Yếu tố lỗi của tội này là lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội để hạ thấp danh dự, nhân phẩm người khác. Động cơ, mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội làm nhục người khác. - Chủ thể: Chủ thể của tội làm nhục người khác là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này. Đối với tội làm nhục người khác, người có năng lực trách nhiệm hình sự là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi làm nhục người khác và có khả năng điều khiển hành vi này. 3. Quy định về tội làm nhục người khác Khi đáp ứng được đầy đủ các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác, người bị hại có yêu cầu khởi tố hình sự. Người có hành vi làm nhục người khác sẽ bị truy tố theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.” Như vậy, hành vi làm nhục người khác dù ở ngoài thực tế hay trên mạng xã hội thì tùy theo mức độ và tính chất của hành vi sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy tố trách nhiệm hình sự. Mức phạt hành chính đối với hành vi làm nhục người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 như sau: “Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: a. Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; ...” Trường hợp bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố hình sự thì vụ án sẽ được đình chỉ giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả - Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả như sau: Theo quy định Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2022 về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm: 1. Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép; 2. Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại; 3. Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này; 4. Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước; 5. Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát sóng, phim tài liệu; 6. Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ; Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyền tác phẩm được lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng máy tính, với điều kiện số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu quyền cho phép và không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cung cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số; 7. Biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, hoạt động tuyên truyền cổ động không nhằm mục đích thương mại; 8. Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó, không nhằm mục đích thương mại; 9. Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng cá nhân, không nhằm mục đích thương mại; 10. Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc các hình thức truyền thông khác tới công chúng bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác được trình bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích thông tin thời sự, trừ trường hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyền; 11. Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phát sóng sự kiện nhằm mục đích đưa tin thời sự, trong đó có sử dụng tác phẩm được nghe thấy, nhìn thấy trong sự kiện đó; 12. Người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường (sau đây gọi là người khuyết tật), người nuôi dưỡng, chăm sóc cho người khuyết tật, tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ sử dụng tác phẩm theo quy định tại Điều 25a của Luật . Trên đây là 12 trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả theo quy định mới nhất. Quý khách hàng có thắc mắc liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được giải quyết kịp thời.
Hành hạ người khác là hành vi của một người đối xử tàn ác, ức hiếp như thường xuyên đánh đập người lệ thuộc vào mình và lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định gây đau đớn, khổ sở về thể xác và tinh thần cho người bị hành hạ. Hành vi này là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến quyền được bảo hộ sức khỏe, thân thể, danh dự của người khác. Thực tế hiện nay không ít trường hợp một người dùng vũ lực đánh đập hoặc dùng lời nói gây bất ổn về tinh thần của người khác nhưng chưa đến mức để lại thương tích đáng kể cho nạn nhân. Vậy tội hành hạ người khác được quy định như thế nào? Mức phạt cho tội hành hạ người khác? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn quay bài viết sau đây. 1. Các yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác - Khách thể: Hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về mặt thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần người lệ thuộc. Khách thể bị tội này xâm phạm là quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người lệ thuộc. Như vậy, khách thể của tội phạm này là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và quyền được Nhà nước bảo hộ về thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. - Mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi đối xử tàn ác và hành vi làm nhục người lệ thuộc mình. Về người bị phạm tội: Người phạm tội có những hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình như đánh đập và những hành động bạo lực khác một cách có hệ thống được lặp đi lặp lại nhiều lần. Hành vi này không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn gây đau khổ về tinh thần cho người bị hành hạ, nếu hành vi này có gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hành hạ thì cũng chỉ là thương tích nhẹ chưa tới mức bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích. Về hành vi khách quan, tội hành hạ người khác cũng tương tự hành vi khách quan của tội bức tử. Về phía người bị hại: Người bị hại phải là người có quan hệ lệ thuộc với người phạm tội, nếu người bị hành hạ không có mối quan hệ lệ thuộc với người có hành vi hành hạ thì người có hành vi hành hạ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác mà tùy vào hành vi cụ thể mà người phạm tội sẽ bị truy cứu tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Thông thường người bị hại trong tội phạm này, bị hành hạ, ngược đãi nhưng không dám kêu hoặc phản ứng mà cam tâm chịu đựng, họ chỉ tố cáo khi mối quan hệ lệ thuộc không còn nữa hoặc bị người khác tố cáo. - Chủ thể: thực hiện tội phạm này có thể là bất kì người nào giữ vai trò là người được lệ thuộc, đủ 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự. - Mặt chủ quan: Tội hành hạ người khác được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội biết rõ độ nguy hiểm của hành vi mà mình gây ra, nhận thức rõ hành vi đó có thể gây tổn hại đến thể chất và tinh thần người lệ thuộc. Tuy nhiên người phạm tội không mong muốn hậu quả người lệ thuộc bị tổn hại về sức khỏe hay tinh thần xảy ra nhưng vẫn ý thức để mặc hậu quả đó xảy ra. 2. Hình phạt đối với người hành hạ người khác Hình phạt cho người nào có hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định 02 khung hình phạt đối với người phạm tội này như sau: “1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên; c) Đối với 02 người trở lên.” Như vậy, đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ. Việc quy định này xuất phát từ chính sách bảo vệ nhóm người yếu thế trong xã hội của nhà nước cũng như truyền thống đạo đức “ kính già yêu trẻ”, “là lành đùm lá rách” của dân tộc. Phụ nữ mà biết có thai tức là khi thực hiện tội phạm, người phạm tội biết chắc nạn nhân là phụ nữ mang thai ( dù nạn nhân mang thai thật hay do người phạm tội hiểu nhầm) mà vẫn thực hiện hành vi của mình. Người ốm đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc tại nhà riêng của họ. Người ở trong tình trạng không thể tự vệ được là người do bản thân họ bị hạn chế và khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do bẩm sinh hoặc do những điều kiện khách quan đem lại, như người bị tâm thần, bị bại liệt, bị mù, bị điếc, bị câm, bị tàn tật,.... Trường hợp người phạm tội này gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể là 31% trở lên. Gây rối loạn tâm thần và hành vi biểu hiện trạng thái thần kinh không bình thường, lo âu, trầm cảm, mất ngủ,... Đó là biểu hiện của Stress. Cần phân biệt rối loạn tâm thần và hành vi do bị hành hạ, ngược đãi. Rối loạn tâm thần là một loại bệnh lý có từ trước khi bị hành hạ, căn cứ để đánh giá mức rối loạn tâm thần và hành vi là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tôi và người yêu sống chung với nhau như vợ chồng và đã có con chung, sau khi sinh con được 1 tháng vợ tôi bỏ nhà đi. Tôi muốn đăng kí giấy khai sinh cho con thì phải thực hiện như thế nào? - Anh Q.P (Long An) Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer.Trên cơ sở pháp luật hiện hành chúng tôi trả lời câu hỏi của anh như sau: Theo Khoản 1, Điều 16 của Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch hướng dẫn đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt như sau: “1. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con. Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.” Như vậy, đối chiếu với trường hợp của anh thì anh được làm thủ tục kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh cho cháu bé.  Anh chuẩn bị hồ sơ và nộp lên UBND cấp xã nơi anh cư trú. Hồ sơ gồm:  - Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; - Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định; - Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định; Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tội bức tử và tội hành hạ người khác đều là các tội danh có hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, thân thể, danh dự của người khác. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa tội bức tử và tội hành hạ người khác - VietLawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. 1. Quy định pháp luật hiện hành Hành vi bức tử và hành vi hành hạ người khác đều là hành vi đối xử tàn ác, ức hiếp như thường xuyên đánh đập người lệ thuộc vào mình và lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Cả hai tội danh này đều được thực hiện bằng hình thức lỗi cố ý, vì vậy có nhiều điểm giống nhau nên khi hành vi được xác lập đôi khi sẽ khiến ta nhầm lẫn giữa hai tội danh này. “Điều 130. Tội bức tử 1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.” ... “Điều 140. Tội hành hạ người khác 1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên; c) Đối với 02 người trở lên.” 2. Phân biệt tội bức tử và tội hành hạ người khác - Tội bức tử: + Nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân tự sát là do hành vi của người phạm tội đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người đó. + Hành vi khách quan của tội bức tử phải dẫn đến hậu quả là người bị hại tự sát, tức là nạn nhân có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau, đã tự mình thực hiện việc tước đoạt tính mạng của chính mình như: thắt cổ, uống thuốc độc, nhảy cầu, tự đâm vào bụng hay bắn vào đầu,... + Hành vi tự sát phải do chính nạn nhân thực hiện, trường hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp đỡ thì không cấu thành tội phạm này. + Hành vi tự sát không nhất thiết phải có hậu quả chết người. + Nạn nhân của tội bức tử là những người lệ thuộc vào người phạm tội. - Tội hành hạ người khác: + Không dẫn đến hậu quả nạn nhân tự sát + Nạn nhân của tội làm nhục người khác là người lệ thuộc vào người phạm tội nhưng ngoài ông bà cha mẹ con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng người phạm tội. Như vậy, dựa vào hành vi phạm tội và căn cứ vào hậu quả xảy ra có thể phân biệt hai tội danh này. Nếu hậu quả dẫn đến việc người lệ thuộc tự sát thì cấu thành tội bức tử. Ngoài ra, trường hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp thì không cấu thành tội bức tử. Trường hợp có hành vi đổi xử người lệ thuộc vào mình là ông bà cha mẹ vợ chồng con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mà nạn nhân không tự sát thì cấu thành tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
03 trường hợp được hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại - Hủy bỏ hợp đồng là hình thức chấm dứt hiệu lực của hợp đồng đã được giao kết hợp pháp trước đó theo thỏa thuận của các bên ở hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Hiện nay, có 03 trường hợp được hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại.  Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về 03 trường hợp như sau: 1. 03 trường hợp được hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại Theo Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: - Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận - Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng - Trường hợp khác do luật quy định Lưu ý: Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng khác 2.1. Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 424 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể: - Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng. - Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định nêu trên. 2.2. Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện Theo Điều 425 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2.3. Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hỏng Điều 426 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng. Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351 và Điều 363 Bộ luật Dân sự 2015. 3. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng Căn cứ Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015, việc hủy bỏ hợp đồng có thể gặp phải các hậu quả pháp lý sau đây: - Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. - Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. - Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. - Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự 2015 và luật khác có liên quan quy định. - Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
03 bước trình báo tố giác tội phạm có thể bạn chưa biết! Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố Việc xác định cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin  báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 145 BLTTHS 2015, Điều 5, Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác tội phạm của cá nhân như sau: - Cơ quan điều tra; Cơ quan điều tra cơ quan công an cấp có thẩm quyền, cơ quan an ninh điều tra công an cấp có thẩm quyền (trừ đội an ninh điều tra cấp huyện) có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác tội phạm, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình. Khoản 5 Điều 163 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra được phân cấp theo thẩm quyền xét xử của Tòa án. - Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; - Viện kiểm sát các cấp; - Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác. Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố Theo Điều 144 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, Cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố có thể bằng các hình thức sau: – Bằng lời: trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1; – Bằng văn bản: gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1; Lưu ý rằng, khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin. Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố Căn cứ điều 145, 146 BLTTHS 2015; Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017. - Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. - Khi hết thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 BLTTHS mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. - Trong quá trình giải quyết hoặc sau khi có kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp không nhất trí với kết quả giải quyết hoặc cho rằng việc giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thỏa đáng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật tố tụng hình sự thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền khiếu nại theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng hình sự. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về các bước trình báo, tố giác tội phạm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác 1.Khái niệm tố giác, đơn tố giác tội phạm? - Khái niệm tố giác Trước hết, tố giác tội phạm là hành vi của cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 như sau: Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố 1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. … 4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản. … Theo đó, tố giác tội phạm có một số đặc điểm đáng chú ý là: + Là hành vi của cá nhân: Hành vi của cá nhân là chủ động và có thể là bất kỳ cá nhân nào trong xã hội, không phân biệt công việc, nơi ở, trình độ học vấn…; + Cá nhân này có phát hiện và thực hiện tố cáo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định về những hành vi có dấu hiệu tội phạm: Điều này có nghĩa là cá nhân chỉ cần nghi ngờ, có căn cứ nhận thấy có thể phát sinh tội phạm là có thể thực hiện tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; + Được lập thành văn bản hoặc chỉ thực hiện thông qua lời nói: Nếu là lời nói thì thông tin này phải được cơ quan có thẩm quyền lập biên bản và ghi vào sổ tiếp nhận. Việc tiếp nhận thông tin tố giác có thể được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định pháp luật.  - Khái niệm đơn tố giác Đơn tố giác tội phạm được hiểu là văn bản thể hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội của cá nhân và việc tố cáo hành vi này với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, đơn tố giác tội phạm chưa được ban hành mẫu, vậy nên, khi thực hiện việc tố giác tội phạm, cá nhân có thể dựa trên trình tự thời gian diễn ra vụ việc/hành vi vi phạm pháp luật để trình bày đơn. Đơn tố giác tội phạm cũng có thể được có tên khác là đơn trình báo tội phạm. Như vậy, tố giác tội phạm là cá nhân chủ động tố cáo hành vi có dấu hiệu phạm tội tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ngay khi phát hiện. Tố giác tội phạm có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc thông qua đơn tố giác tội phạm/đơn trình báo. 2.Thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác tội phạm là của cơ quan nào? Căn cứ Điều 145 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, Điều 5, Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác tội phạm của cá nhân như sau: Điều 5. Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm 1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm: a) Cơ quan điều tra; b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; c) Viện kiểm sát các cấp; d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác. 2. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm a) Các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình. b) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết đơn tố giác tội phạm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666