LUẬT SƯ TRẢ LỜI

Anh Dũng - Nam Định có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Ai có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?" Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014, cụ thể như sau: Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. 4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. 5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định. 6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Theo đó, trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mất khả năng thanh toán thì chủ sở hữu công ty có trách nhiệm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Tiktoker triệu view quảng cáo sản phẩm cho trẻ em sai sự thật bị xử lý như thế nào? Dạo gần đây, ở trên mạng xã hội xôn xao về clip của 1 Tiktoker 1,2M follow quảng cáo sản phẩm thạch canxi giúp tăng trưởng chiều cao cho trẻ em. Tiktoker này khẳng định sản phẩm này được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, đứng top 1 sản phẩm các bà mẹ ở Nhật Bản tin dùng. Tuy nhiên, sau khi clip quảng cáo đó được đăng tải đã có rất nhiều phản ứng trái chiều của cư dân mạng. Nhiều người sau khi mua sản phẩm đã bức xúc phản hồi cho rằng thông tin về sản phẩm không rõ ràng, không có giấy tờ nhập khẩu, giấy chứng nhận an toàn cho trẻ em. Bên cạnh đó, một số người ở Nhật cũng xác nhận rằng sản phẩm này bên Nhật không hề nổi tiếng như những lời quảng cáo của Tiktoker trên.  Sau đó, chính Tiktoker này đã lên video xin lỗi mọi người, thừa nhận bản thân đã đưa những thông tin chưa xác thực và đính chính thông tin về sản phẩm mình quảng cáo. Hình ảnh Tiktoker đưa ra lời xin lỗi và một số bình luận của cư dân mạng. Ảnh: Báo Dân trí Nhiều bạn đọc thắc mắc rằng hành vi quảng cáo sai sự thật của Tiktoker trên bị xử lý như thế nào? Hành vi quảng cáo sai sự thật là một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo được quy định tại khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012: Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. Đối với hành vi quảng cáo sai sự thật thì mức xử phạt hành chính căn cứ theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP  ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 và Nghị định số 128/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ) quy định như sau: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này. Hành vi quảng cáo sai sự thật nếu bị nếu đủ yếu tố để cấu thành tội phạm thì có thể bị xử phạt hình sự theo Điều 197 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội quảng cáo gian dối với mức phạt như sau: 1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của các nền tảng mạng xã hội, việc xuất hiện ngày càng nhiều các clip quảng cáo sản phẩm của những người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội không còn là điều gì xa lạ. Đi kèm với đó, có không ít vụ việc đã bị cư dân mạng "bóc phốt" vì chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ không giống như những lời quảng cáo gây ảnh hưởng đến với người tiêu dùng hiện nay. Chính vì thế, cần đặt ra trách nhiệm kiểm chứng thông tin, chất lượng sản phẩm của những người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội trước khi nhận quảng cáo sản phẩm đó. 
Với chủ trương khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 01 – 02 con để nuôi và dạy cho tốt. Các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này. Vì thế, hiện nay, theo quy định của Bộ Chính trị tại Quy định 69 - QĐ/TW 2022 , Đảng viên sinh con thứ 3 được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các mức khác nhau.  Vậy, Đảng viên sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý như thế nào theo pháp luật hiện hành? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Đảng viên có được sinh con thứ 3 không? Điều 10 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Pháp lệnh dân số năm 2008 nêu rõ, các cặp vợ chồng được quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Đồng thời, tại Nghị quyết 21 năm 2017, Ban Bí thư cũng vận động các cặp vợ chồng nên có 02 con để đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho việc sinh cũng như nuôi dạy con thật tốt. Và ở nơi có mức sinh thấp thì nên sinh đủ 02 con. Do đó, với chủ trương khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 01 - 02 con để nuôi và dạy cho tốt, các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này. Vì thế, hiện nay, theo quy định của Bộ Chính trị, Đảng viên sinh con thứ 3 được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các mức khác nhau. 2. Đảng viên sinh con thứ 3 bị xử lý như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW 2022 quy định như sau: 1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định. b) Vi phạm chính sách dân số. 2. Trường hợp vi phạm đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): a) Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. b) Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định. 3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ. Theo đó, nếu Đảng viên sinh con thứ ba thì xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách nếu gây ra hậu quả ít nghiêm trọng. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật nhưng lại tiếp tục vi phạm chính sách dân số và có hành vi gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). Trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng thì Đảng viên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ. Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 8 Mục III Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022 quy định như sau: - Vi phạm do nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai sản (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật. - Vi phạm do cố ý hoặc cưỡng ép không thực hiện kế hoạch hóa gia đình thì xem xét tăng nặng mức kỷ luật. 3. Thời điểm xử lý kỷ luật sinh con thứ 3 là khi nào? Khoản 10 Điều 2 Quy định 69 - QĐ/TW năm 2022 nêu rõ: 10. Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử phạt của pháp luật. Đảng viên bị kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý Đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước, đoàn thể. Theo quy định này, Đảng viên sẽ bị kỷ luật theo hình thức kỷ luật tương ứng với mức độ vi phạm của mình trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định kỷ luật về Đảng được công bố. Tuy nhiên, với nữ Đảng viên sinh con thứ ba, theo khoản 14 Điều này mà đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc nam Đảng viên có vợ chết hoặc lý do khách quan, bất khả kháng khác đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ chưa bị xem xét kỷ luật. Đồng nghĩa, khi không còn thuộc các trường hợp nêu trên, Đảng viên vi phạm sẽ bị xem xét kỷ luật theo đúng quy định. 4. Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sinh con thứ 3 Căn cứ theo Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 có quy định về thời hiệu kỷ luâr đối với đảng viên sinh con thứ 3: 1. Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật. 2. Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới. ... b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau: - 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách. - 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức. - Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp. Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng đối với Đảng viên khi sinh con thứ 3 là khoảng thời gian từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm của Đảng viên đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền. Do đó, tùy vào trường hợp vi phạm thì thời hiệu xử lý kỷ luật là khác nhau: - 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách. - 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức. - Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ. 5. Đảng viên sinh con thứ 3 trong những trường hợp nào thì sẽ không bị xử lý kỷ luật? Căn cứ Điều 27 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018 thì các trường hợp Đảng viên sinh con thứ 3 nhưng không bị xử lý kỷ luật gồm: - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. - Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. - Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "Đảng viên sinh con thứ 3 bị xử lý kỷ luật như thế nào?". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Bạn Chi - Vĩnh phúc có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng dự án phá dỡ nhà chung cư được thực hiện như thế nào?" Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: Căn cứ Điều 114 Luật Nhà ở 2014 (sửa đổi bởi điểm c khoản 6 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020) quy đinh về việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng dự án phá dỡ nhà chung cư như sau: Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư 1. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện như sau: a) Trường hợp Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định lựa chọn chủ đầu tư; c) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia góp vốn đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ sở hữu nhà chung cư và doanh nghiệp thỏa thuận về đơn vị làm chủ đầu tư và đề nghị cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. 2. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chỉ được thực hiện sau khi có kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. 3. Trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 của Luật này. Trường hợp Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn quy định từ ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định lựa chọn chủ đầu tư; Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia góp vốn đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ sở hữu nhà chung cư và doanh nghiệp thỏa thuận về đơn vị làm chủ đầu tư và đề nghị cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Anh Thái - Thái Nguyên có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Việc cưỡng chế phá dỡ nhà chung cư được nhà nước thực hiện trong những trường hợp nào?" Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ Điều 113 Luật Nhà ở 2014 quy định về các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư như sau: Các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư 1. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư vốn hoặc góp vốn cùng các chủ sở hữu có nhà chung cư quy định tại Điều 110 của Luật này để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này không chấp hành việc phá dỡ. 2. Nhà nước thực hiện cưỡng chế phá dỡ và trực tiếp đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này mà chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ. Dẫn chiếu Điều 110 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư như sau: Các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư 1. Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 99 của Luật này. 2. Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều này theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt. 3. Nhà chung cư không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng được tất cả các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư. Từ các quy định trên thì nhà nước thực hiện cưỡng chế phá dỡ nhà chung cư nếu thuộc một trong các trường hợp sau: - Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. - Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
     Hiện nay người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật, phóng đại công dụng, tính năng của hàng hóa sản phẩm diễn ra phổ biến. Những hành xử này có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây nguy hại cho cộng đồng cũng như danh tiếng của họ. Vậy nghệ sĩ có hành vi quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật, chất lượng kém sẽ bị xử phạt như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo     Căn cứ theo Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 (sửa đổi,bổ sung 2018) thì các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo cụ thể như sau: 1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này. 2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng. 3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. 4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội. 5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước. 6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật. 7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân. 8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. 9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. 10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác. 11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. 13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. 14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em. 15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn. 16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng. 2. Nghệ sĩ có hành vi quảng cáo không đúng sự thật bị xử phạt như thế nào? 2.1. Xử phạt hành chính hành vi xử lý không đúng sự thật     Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo như sau: 5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này; b) Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này; c) Quảng cáo gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo; d) Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam trong quảng cáo mà không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia; đ) Sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam trong quảng cáo.     Như vậy, nghệ sĩ có hành vi quảng cáo không đúng sự thật có thể bị xử phạt hành chính lên tới 70.000.000 đồng tùy mức độ nghiêm trọng của sự việc.     Ngoài việc bị cơ quan quản lý nhà nước xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi này gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì người tiêu dùng có thể khởi kiện nhà sản xuất cùng với người có hành vi quảng cáo sai sự thật đó để yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2.2. Nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự     Căn cứ theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội quảng cáo gian dối như sau: 1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề nghệ sĩ có hành vi quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật, chất lượng kém sẽ bị xử phạt như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị Hà - Lâm Đồng có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Những yêu cầu đối với việc phá dỡ nhà chung cư để cải tạo là gì?" - Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ Điều 112 Luật Nhà ở 2014 quy định về yêu cầu đối với việc phá dỡ nhà chung cư để cải tạo như sau: - Việc phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Luật này, phù hợp với quy hoạch xây dựng và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt. - Trước khi thực hiện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ đầu tư phải tổ chức lập phương án tái định cư để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt. Phương án tái định cư phải được thông báo đến khu dân cư nơi có nhà chung cư bị phá dỡ, được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh. - Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được thực hiện theo dự án; khi phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải kết hợp cải tạo lại khu nhà ở trong khu vực của dự án theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt. - Trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân thủ quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Chị Oanh - Hưng Yên có câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Cho tôi hỏi điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Trường hợp nào không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?". Cảm ơn câu hỏi của bạn - Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau: 1. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật Theo Điều 34 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định về điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cụ thể như sau: Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này; b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 2. Trường hợp nào không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cụ thể như sau: Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; c) Sơ chế nhỏ lẻ; d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; g) Nhà hàng trong khách sạn; h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; i) Kinh doanh thức ăn đường phố; k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. 2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng. Theo đó, không phải tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Anh Hoàng - Nam Định có câu hỏi gửi về VietLawyer như sau: "Mức phí đóng bảo hiểm cháy nổ của doanh nghiệp quân đội được quy định như thế nào?" Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 23/2018/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP quy định: "Điều 7. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm 1. Mức phí bảo hiểm Mức phí bảo hiểm quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được áp dụng đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, cụ thể như sau: a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Trên cơ sở mức phí bảo hiểm quy định tại điểm này, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở và theo quy định pháp luật. b) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân): Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận. Trong mọi trường hợp, mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x) tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này c) Đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận." Như vậy, mức phí đóng bảo hiểm cháy nổ của doanh nghiệp quân đội được quy định như trên.  Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, giải quyết.
Bảo hiểm cháy nổ là một loại bảo hiểm tài sản bồi thường cho những thiệt hại hoặc tổn thất về tài sản được bảo hiểm do nguyên nhân cháy, nổ gây ra. Vậy Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mới nhất gồm những gì?  Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: Căn cứ quy định tại Điều 29 Nghị định 67/2023/NĐ-CP về hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gồm: Hồ sơ Chủ thể thu thập - Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm. - Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao). - Vản bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ. - Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại. Bên mua bảo hiểm Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền. Doanh nghiệp bảo hiểm Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng cần tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải quyết nhanh.
Anh Tú - Yên Hòa có câu hỏi gửi VietLawyer như sau: "Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy định kỳ 01 năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng nào?" Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy định kỳ kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này - Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý như sau: 1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 2. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích 3.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 4. Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên. 5. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 300 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên. 6. Chợ, trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên. 7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 8. Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 9. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 10. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 11. Sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao, cung thể thao trong nhà, trung tâm thể dục, thể thao, trường đua, trường bắn, cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 12. Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa; nhà chờ bến xe ô tô, nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người, trạm dừng nghỉ có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới, cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 13. Gara để xe ô tô trong nhà có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên. 14. Hầm đường bộ có chiều dài từ 500 m trở lên; hầm đường sắt có chiều dài từ 1.000 m trở lên. 15. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ. 16. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trạm cấp xăng dầu nội bộ có từ 01 cột bơm trở lên; cơ sở kinh doanh khí đốt, hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở lên. 17. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C, D, E có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 18. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên. 19. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên. 20. Công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên. 21. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện đường thủy có chiều dài từ 20 m trở lên vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ./. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
     Đầu cơ là một cụm từ ít gặp chủ yếu được thấy trong kinh doanh và buôn bán. Vậy Đầu cơ là gì? Đầu cơ có phải là vi phạm pháp luật? Đây là thắc mắc của những người mới bắt đầu tham gia đầu tư kinh doanh hoặc đang tìm hiểu thị trường mong muốn kiếm lời - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Khái niệm về đầu cơ      Đầu cơ là Hành vi mua vét hàng hóa nhằm bán lại. Đầu cơ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng do biến động của giá cả mà còn làm cho hoạt động của thị trường căng thẳng, mất ổn định, gây khó khăn cho việc điều tiết thị trường của Nhà nước.      Do vậy, hành vi đầu cơ được quy định là tội phạm trong luật hình sự Việt Nam rất sớm. Tuy nhiên, nội dung pháp lí cũng như đường lối xử lí tội này cũng có nhiều thay đổi cùng với sự thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội, vì sự thay đổi điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đầu cơ. 2. Tội đầu cơ theo Bộ luật Hình sự      Căn cứ theo Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội đầu cơ như sau: 1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 3. Mức phạt hành chính đối với hành vi đầu cơ hàng hóa      Theo căn cứ tại Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về hành vi đầu cơ hàng hóa như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi:      Lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: + Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá; + Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với:    Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với:     Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với:     Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1  Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với:     Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CPtrong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật; + Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về Tội đầu cơ theo quy định của Bộ Luật Hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666