LUẬT SƯ TRẢ LỜI

   Ngày nay, khái niệm “ngáo đá” đã trở nên phổ biến trong xã hội. Nhưng cụ thể ngáo đá là gì? Người từ đủ 14 tuổi chuẩn bị phạm tội do ngáo đá có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? - VietLawyer sẽ giải thích cho bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Ngáo đá là gì?     Hiện nay không có quy định pháp luật giải thích "ngáo đá" là gì, nhưng "ngáo đá” có thể hiểu Ngáo đá là hiện tượng gặp ảo giác, hoang tưởng, loạn thần do sử dụng ma túy đá. Người bị ngáo đá thường bị ảo thanh, ảo giác, bị ám ảnh như đang có ai truy đuổi và sát hại mình, thậm chí hoang tưởng nhìn thấy quái vật. Ngáo đá là tình trạng vô cùng nguy hiểm khiến nạn nhân mất hành vi kiểm soát dẫn tới những hành động nguy hiểm, như có thể giết người khác mà không cần lý do hoặc tự sát.     Nguyên nhân của Ngáo đá là do nạn nhân sử dụng Ma Túy Đá, một chất có chứa chất dạng Methamphetamine hoặc Amphetamine được tổng hợp từ các hóa chất. Đây là chất kích thích mạnh, khi đi vào cơ thể làm biến đổi tư duy, tri giác, khiến người lương thiện thành kẻ hung hãn, độc ác.     Tình trạng ngáo đá diễn ra trong vài chục phút, vài tiếng hoặc thậm chí tới vài tháng. Đặc trưng của người ngáo đá là ảo giác, hoang tưởng và loạn thần, diễn biến tâm trạng của kẻ ngáo đá rất khó đoán định. Ma túy đá khi vào cơ thể sẽ biến đổi tâm tính nạn nhân rất nhanh khiến họ không làm chủ được chính mình. Người sử dụng có thể bị loạn thần ngay từ lần đầu tiên chơi ma túy đá, chứ không cần phải chơi nhiều. Nguy hiểm hơn là nếu chơi liên tục thì sẽ khiến chứng loạn thần trở thành mãn tính. Người dân khi thấy người bị ngáo đá mà không nhận ra, cứ vô tư nhảy vào can ngăn cũng rất dễ bị thương, thậm chí bị người ngáo đá sát hại. 2. Phạm tội do bị ngáo đá có truy cứu trách nhiệm hình sự không?     Căn cứ theo Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như sau: Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.     Theo đó, người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. 3. Người từ đủ 14 tuổi chuẩn bị phạm tội do ngáo đá có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?     Căn cứ theo Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về hành vi chuẩn bị phạm tội như sau: 1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này. 2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. 3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.     Như vậy, người chuẩn bị phạm tội hay phạm tội trong tình trạng ngáo đá từ đủ 14 tuổi thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề ngáo đá là gì, người từ đủ 14 tuổi phạm tội do ngáo đá có bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Người được xác định là phạm tội lần đầu được sẽ được Tòa án xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi là lần đầu vi phạm. Tình tiết trên là dữ kiện quý giá cho việc tuyên mức án của người phạm tội. Vậy trường hợp nào được xem là phạm tội lần đầu? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Phạm tội lần đầu là gì? Cụ thể tại Mục 4 Phần I Hình sự Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC có giải thích tình tiết “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự 1999 được hiểu như sau: Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu. Phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng là phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Phạm tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; - Phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án có đồng phạm.      Hiện nay, chưa có quy định chính thức về thuật ngữ phạm tội lần đầu nhưng từ dữ kiện trên có thể hiểu người phạm tội lần đầu là người chưa phạm tội hoặc đã phạm tội nhưng không xem xét truy cứu trách nhiệm hoặc đã được xóa án tích. 2. Trường hợp được xác định là phạm tội lần đầu?      Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP quy định phạm tội được coi là phạm tội lần đầu và có thể xem xét nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 2. Phạm tội lần đầu. Được coi là phạm tội lần đầu và có thể xem xét nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Trước đó chưa phạm tội lần nào; b) Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự; c) Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; d) Trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích. 3. Người phạm tội lần đầu có phải đi tù?      Tù có thời hạn hiện nay được quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) được Tòa án áp dụng thực hiện như sau: 1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. 2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.      Do đó, nếu người phạm tội lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng thì được xem xét không áp dụng hình phạt tù. Trường hợp thiếu các điều kiện trên thì có thể áp dụng hình phạt tù.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề phạm tội lần đầu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Nuôi thú cưng như chó, mèo,... là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Tuy nhiên, việc nuôi thú cưng đòi hỏi chủ vật nuôi phải có trách nhiệm chăm sóc, quản lý thú cưng, vật nuôi của mình. Vậy, nếu chẳng may thú cưng, vật nuôi gây thiệt hại cho người khác (như cắn người, gây tai nạn,...) thì chủ vật nuôi sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào? - Công ty VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Trách nhiệm dân sự khi vật nuôi gây thiệt hại      Căn cứ theo Khoản 4 Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về việc quản lý nuôi chó, mèo: 1. Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y; 2. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y; 3. Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y; 4. Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.      Theo đó, người chủ của thú cưng, vật nuôi cụ thể ở đây là chó, mèo gây thiệt hại cho người khác thì tùy theo mức độ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.      Ngoài ra, căn cứ theo Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra như sau: 1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.      Như vậy, người chủ phải bồi thường thiệt hại do vật nuôi mình nuôi gây ra, tùy hậu quả mà vật nuôi gây ra mà người chủ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 2. Vật nuôi gây thiệt hại, chủ có phải chịu trách nhiệm hình sự?      Chủ vật nuôi dẫn, dắt vật nuôi của mình ra nơi công cộng, không thực hiện các quy định về đeo rọ mõm, xích khóa….dẫn đến cắn chết người. Nếu xác minh được người chủ nuôi chó không có ý định thả chó với mong muốn gây chết người mà việc để chó chạy ra nơi công cộng và gây chết người là do sự cẩu thả, chủ quan của chủ vật nuôi thì người chủ vật nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người theo Khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017): 1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.      Như vậy, thú cưng, vật nuôi gây thiệt hại cho người khác thì người chủ có thể chịu trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ thiệt hại mà thú cưng, vật nuôi gây ra.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề thú cưng, vật nuôi gây thiệt hại cho người khác (như cắn người, gây tai nạn,...) thì chủ vật nuôi sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Trong cuộc sống không ít trường hợp do vô ý mà gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của người khác. Vậy người không có hành vi cố ý gây thương tích mà do vô ý làm tổn hại sức khỏe của người khác bị xử phạt thế nào? Trường hợp nào thì người vô ý gây thương tích cho người khác sẽ không bị truy tố trách nhiệm hình sự - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc qua bài viết dưới đây. 1. Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bị xử phạt như thế nào?      Căn cứ theo Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: 1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.      Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về phân loại tội phạm như sau: 1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;      Như vậy, người nào vô ý gây thường tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là 03 năm thuộc trường hợp tội ít nghiêm trọng. 2. Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khi nào không bị khởi tố vụ án hình sự?      Căn cứ theo Khoản 8 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2021) quy định không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau: 1. Không có sự việc phạm tội; 2. Hành vi không cấu thành tội phạm; 3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; 4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; 5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; 6. Tội phạm đã được đại xá; 7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; 8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.      Như vậy, trường hợp phạm tội vô ý gây thương tích với tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60% mà bị hại không có yêu cầu khởi tố thì không khởi tố vụ án hình sự. 3. Nếu quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì biện pháp ngăn chặn đang áp dụng có được hủy bỏ không?      Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2021) quy định về việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn như sau: 1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp: a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ. 2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.      Như vậy, nếu quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về trường hợp vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Sử dụng axit tấn công người khác xử phạt như thế nào? – Nhiều vụ án do mâu thuẫn, tranh cãi cá nhân mà dẫn đến sử dụng axit tạt vào người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, tính mạng người dân. Sau đấy Công ty VietLawyer xin được gửi tới quý vị bạn đọc thông tin xử phạt hành vi này qua bài viết. 1. Sử dụng axit tấn công người khác có phải tội phạm hay không? Việc sử dụng axit để hãm hại người khác là một hành vi tàn độc, dã man và gây nguy hiểm cho xã hội. Tuy pháp luật Việt Nam chưa có điều, khoản nào quy định riêng về loại tội phạm này nhưng hành động này được coi là tội phạm căn cứ vào Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015: “1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự." Và trong trường này việc sử dụng axit tấn công người khác là cố ý phạm tội theo Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015: “Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;" 2. Sử dụng axit tấn công người khác xử phạt như thế nào? Hành vi này sẽ bị xử lý về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015: “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: ... b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; .... 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. 3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm. 4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. 5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. 6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề sử dụng axit tấn công người khác xử lý như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666