LUẬT SƯ TRẢ LỜI

Vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu là như thế nào? Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, pháp luật trao cho đương sự quyền được “thay đổi, bổ sung yêu cầu”. Tuy nhiên, quyền hạn đó cũng có sự giới hạn nhất định nhằm tạo ra sự thống nhất trong quá trình giải quyết; tránh ảnh hưởng đến quá trình thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ chứng minh của yêu cầu mới và trên hết là hướng đến đảm bảo quyền lợi cho các bên trong vụ án. Nếu chấp nhận yêu cầu mới đồng nghĩa với việc không cho bên còn lại thời gian chuẩn bị để phản bác yêu cầu mới đó. Nếu không chấp nhận yêu cầu mới thì lại ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người yêu cầu mà phải giải quyết bằng một vụ án khác. Công ty Vietlawyer xin chia sẻ về vấn đề này như sau: Theo đó, quyền ”sửa đổi, bổ sung yêu cầu” của đương sự sẽ được chia thành 02 trường hợp: 1. Trước khi diễn ra phiên tòa Đương sự sẽ được quyền “Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu” theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mà không cần quan tâm đến phạm vi sửa đổi, bổ sung yêu cầu đó hẹp hơn, rộng hơn, nhiều hơn yêu cầu cũ trước đó như thế nào. Hay nói cách khác, trong giai đoạn này, việc sửa đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự không bị giới hạn phạm vi, được quy định tại Khoản 4 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về Quyền, nghĩa vụ của đương sự: Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này. 2. Tại phiên tòa Tại khoản 1 Điều 244 BLTTDS 2015 quy định:  Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi  yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu. Về mặt ngữ nghĩa, nếu hiểu vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện như các ví dụ trên thì sẽ không thể có trường hợp bổ sung yêu cầu khởi kiện mà vẫn trong phạm vi yêu cầu khởi kiện. Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn thi hành về việc “không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu” là như thế nào. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định hiện hành về cách hiểu thế nào là “yêu cầu khởi kiện ban đầu”, chúng ta sẽ phần nào nhìn nhận được “vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện” là ra sao? Về quy định của BLTTDS, tại khoản 1 Điều 188 BLTTDS 2015 quy định về phạm vi khởi kiện: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều  cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. Có nghĩa là nguyên đơn có quyền khởi kiện trong cùng vụ án với nhiều quan hệ pháp luật khác nhau có liên quan, ví dụ: A khởi kiện B đòi lại nhà cho ở nhờ đồng thời yêu cầu bồi thường do làm hư hỏng nhà, ở đây trong cùng một vụ kiện có  yêu cầu khởi kiện là hai quan hệ pháp luật có liên quan với nhau, một là yêu cầu đòi lại nhà cho ở nhờ và hai là đòi bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng nhà. Như vậy, yêu cầu khởi kiện ban đầu theo quy định tại Điều 244 BLTTDS được hiểu là yêu cầu khởi kiện ban đầu gồm một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau. Vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập phải thuộc trường hợp bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần giải quyết và việc bổ sung, thay đổi đó được thực hiện tại phiên tòa. (Trong quá trình giải quyết vụ án nếu họ bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần giải quyết thì Thẩm phán vẫn thụ lý giải quyết và tùy từng trường hợp mà thu tạm ứng án phí). Việc BLTTDS quy định không cho phép đương sự bổ sung yêu cầu khởi kiện mà vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu là vì các vụ án đều có thời hạn giải quyết, nếu tại phiên tòa đương sự bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần giải quyết thì HĐXX không thể thu thập, xác minh thêm chứng cứ cho việc giải quyết quan hệ pháp luật mới yêu cầu, kể cả việc phải giám định, thẩm định, định giá, hòa giải… Trong trường hợp này, HĐXX không chấp nhận giải quyết quan hệ pháp luật mới yêu cầu nhưng đương sự có quyền khởi kiện vụ án khác để yêu cầu giải quyết quan hệ pháp luật đó. Như vậy, vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập là trường hợp tại phiên tòa, đương sự thay đổi, bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần giải quyết mà vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố,  yêu cầu độc lập ban đầu. Trên đây là quan điểm của Luật sư về trường hợp vượt quá yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thủ tục lập di chúc hợp pháp?  Di chúc là việc thể hiện ý nguyện của người còn sống về việc định đoạt tài sản của mình sau khi đã qua đời. Vậy thủ tục lập di chúc như thế nào là hợp pháp? Hãy cùng Vietlawyer tìm hiểu về vấn đề này dưới bài viết dưới đây. 1. Điều kiện di chúc hợp pháp  Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện người lập di chúc như sau: 1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. 2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chi tiết về điều kiện di chúc hợp pháp, cụ thể như sau: 1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. 2. Các hình thức lập di chúc 2.1. Di chúc bằng văn bản bao gồm: - Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; - Di chúc bằng văn bản có công chứng; - Di chúc bằng văn bản có chứng thực. 2.2. Di chúc miệng: - Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. - Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ. Lưu ý: Nếu lập di chúc bằng văn bản, thì di chúc phải ghi rõ những nội dung sau: - Ngày, tháng, năm lập di chúc; - Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; - Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; - Di sản để lại và nơi có di sản; - Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 3. Thủ tục lập di chúc hợp pháp 3.1. Thủ tục lập di chúc miệng Thủ tục lập di chúc miệng được tiến hành như sau: - Người để lại di chúc phải tuyên bố ý nguyện cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng; - Hai người này ghi chép lại, cùng ký tên và điểm chỉ vào bản di chúc mới được ghi chép lại; - Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình, bản di chúc này phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định; - Sau 03 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc mặc nhiên bị hủy bỏ. 3.2. Thủ tục lập di chúc bằng văn bản Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ - Phiếu yêu cầu công chứng tại trụ sở hoặc Phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở (nếu có) (theo mẫu); - Dự thảo Di chúc; - Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu của người lập và người nhận; Sổ hộ khẩu; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Đăng ký kết hôn…; - Giấy tờ về tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ); Đăng ký xe ô tô… Bước 2: Nộp hồ sơ - Cơ quan có thẩm quyền công chứng: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng; - Cơ quan có thẩm quyền chứng thực: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã. Lưu ý: Theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014, với các trường hợp công chứng di chúc có tài sản là bất động sản thì có thể thực hiện công chứng ở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố nơi tổ chức công chứng đặt trụ sở. Do đó, khi thực hiện công chứng di chúc liên quan đến bất động sản, người lập di chúc không phải đến tại Phòng/Văn phòng công chứng nơi có đất để thực hiện. Bước 3: Thực hiện công chứng, chứng thực di chúc Công chứng viên hoặc công chức tư pháp xã tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người lập di chúc và ghi chép lại nội dung di chúc theo nguyện vọng của người này. Sau khi được giải thích quyền, nghĩa vụ, xác nhận bản di chúc đã được ghi chép đúng với ý chí của người để lại di chúc, người này sẽ được hướng dẫn ký hoặc điểm chỉ vào văn bản. Đặc biệt, việc công chứng, chứng thực di chúc vẫn phải mời người làm chứng nếu: - Người lập di chúc không đọc hoặc không nghe được bản di chúc; - Người lập di chúc không ký hoặc không điểm chỉ được vào bản di chúc. Người làm chứng trong trường hợp này cũng phải ký xác nhận trước mặt Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực tại UBND cấp xã. Sau đó, Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã phải ký xác nhận làm chứng và trả lại bản gốc văn bản cho người lập di chúc. Nếu người lập di chúc yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã lưu giữ di chúc thì sau khi người lập di chúc chết, các đơn vị này sẽ giao lại di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc. Việc bàn giao di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất 02 người làm chứng. Bước 4: Nộp lệ phí, phí công chứng và thù lao công chứng Lệ phí chứng thực tại UBND cấp xã và phí công chứng di chúc tại tổ chức công chứng đều là 50.000 đồng/di chúc (Theo Quyết định 1024/QĐ-BTP và Thông tư 257/2016/TT-BTC). Đồng thời, tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 256 nêu trên cũng quy định mức thu phí nhận lưu giữ di chúc là 100.000 đồng/trường hợp. Riêng thù lao công chứng di chúc sẽ do các tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức trần thù lao công chứng do UBND cấp tỉnh ban hành. Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về thủ tục lập di chúc hợp pháp. Khách hàng có nhu cầu tư vấn về việc lập di chúc, hoặc các vấn đề về pháp luật dân sư, vui lòng liên hệ Công ty Luật Vietlawyer để được giải đáp, chia sẻ. Trân trọng.
Thủ tục cấp giấy phép môi trường theo pháp luật hiện hành như thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường gồm những gì? Trình tự của việc cấp giấy phép môi trường được quy định ra sao? Trên cơ sở pháp luật hiện hành Công ty Luật VietLawyer chia sẻ về vấn đề này như sau:  1. Hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm: - Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường; - Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường; - Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp. 2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường  Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường như sau: - Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật này. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến; - Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường. Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở; - Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường; -Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường. - Việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện trên cơ sở thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra theo quy định của Chính phủ. Đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, trong thành phần hội đồng thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, đoàn kiểm tra phải có đại diện cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó. Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm cử thành viên tham gia hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra, có ý kiến bằng văn bản về việc cấp giấy phép môi trường trong thời hạn lấy ý kiến; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với việc cấp giấy phép môi trường. 3. Thời hạn cấp giấy phép môi trường là bao lâu? Khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thời hạn cấp giấy phép môi trường như sau: Thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau: a) Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; b) Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp. Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về hồ sơ và trình tự thủ tục đề nghị cấp giấy phép môi trường. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép con, vui lòng liên hệ qua website https://vietlawyer.vn/ chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con - Tư vấn, đại diện ủy quyền thành lập các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng ký tại https://vietlawyer.vn/  như chữ ký số, hóa đơn điện tử...
Thủ tục mở quán kinh doanh trà sữa - Hiện nay, có rất nhiều cửa hàng trà sữa được mở ra, vậy khi bạn muốn mở cửa hàng trà sữa thì cần phải làm gì?  Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn các thủ tục cần thiết để mở cửa hàng trà sữa như sau: Trước hết, cửa hàng trà sữa quy mô nhỏ thì có thể mở với quy mô hộ kinh doanh cá thể. Theo quy định khoản 1 Điều 66 tại Nghị định 78/2015/N Đ-CP về đăng ký kinh doanh thì: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Vì vậy, khi muốn mở cửa hàng trà sữa thì cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi bạn định mở quán. 1. Đăng ký kinh doanh - Nộp Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đặt địa điểm với các thông tin cơ bản của mình và nộp lệ phí đăng ký. - Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện: +) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh; +) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định; +) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh. - Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp. 2. Xin Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Nộp hồ sơ tại Chi cục/ Cục an toàn vệ sinh thực phẩm. Hồ sơ gồm:  - Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu); - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y công chứng); - Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện ATVSTP (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm); - Bản cam kết đảm bảo ATVSTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phầm do đơn vị sản xuất kinh doanh; - Chứng nhận sức khỏe của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; - Chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn về ATVSTP cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm. +) Chi cục hoặc Cục ATVSTP tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và Biên bản cho Chi cục Trưởng hoặc Cục trưởng cấp Giấy chứng nhận ATVSTP. +) Chi cục hoặc Cục ATVSTP trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP cho Tổ chức; Trường hợp kết  quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về Thủ tục mở quán kinh doanh trà sữa. Quý khách có thắc mắc, cần hỗ trợ giải quyết nhanh liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích khác không phải để ở sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất ? Tôi nghe nói có quy định không được sử dụng căn hộ chung cư vào những mục đích không phải để ở, vậy nếu người ta vẫn dùng căn hộ chung cư vào những mục đích không phải để ở, để sinh sống thì sẽ bị xử phạt như thế nào vậy? - Anh Huy Hùng (Lâm Đồng).  Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. Căn cứ khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm 11. Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ. Theo đó, pháp luật đã nghiêm cấm không được phép sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. Vì vậy, nếu người sử dụng căn hộ chung cư vi phạm thì sẽ có những chế tài xử lý riêng. Cụ thể, theo Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư như sau: Điều 70. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Gây thấm, dột căn hộ chung cư không thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của mình; b) Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc; c) Kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc; d) Kinh doanh nhà hàng, karaoke, quán bar tại phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư nhưng không đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định; đ) Hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo quy định; e) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. 2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; b) Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư; c) Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; d) Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, điểm a, điểm b khoản 2 Điều này; b) Buộc chuyển kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ ra khỏi địa bàn dân cư hoặc buộc không sử dụng dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc buộc không kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc ở khu vực nhà chung cư với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; c) Buộc đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; d) Buộc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 Điều này; đ) Buộc trả lại phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; e) Buộc sử dụng đúng phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này. Lưu ý: Theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì mức phạt tại điểm e khoản 1 Điều 70 được quy định trên đây là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân sẽ bằng 1/2 lần mức phạt tiền của tổ chức. Theo đó, nếu như sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng (áp dụng với tổ chức vi phạm). Đối với cá nhân vi phạm thì mức phạt sẽ từ 10 - 20 triệu đồng. Đồng thời, người vi phạm phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở. Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Hành vi ném đất đá, chất thải, tự ý xông vào nhà hàng xóm bị xử phạt như thế nào? Nhà tôi và nhà hàng xóm có mẫu thuẫn liên quan về việc hát karaoke ồn ào từ tuần trước. Hôm qua, khi đang quét sân tôi  có thấy hai thanh niên lạ mặt chạy xe máy qua và ném đất đá vào nhà hàng xóm rồi chạy xe đi mất. Nhà hàng xóm thấy có tiếng động liền chạy ra cổng, người này nói do tôi ném nên đã vào trong cổng nhà trong sân trước cửa nhà tôi to tiếng, muốn đánh tôi. Với những hành vi trên, trong trường hợp người kia chứng minh được tôi có ném đá vào nhà họ và không chứng minh được thì những người vào nhà tôi có phạm luật gì không? Nếu có thì sẽ bị phạt ra sao? Câu hỏi của anh Tường đến từ Việt Trì - Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của anh qua bài viết dưới đây. 1. Hành vi ném đất đá, chất thải vào nhà hàng xóm theo quy định bị phạt bao nhiêu tiền? Trước tiên, về hành vi ném đất đá vào nhà người hàng xóm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. "4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác; c) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; d) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức; đ) Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm; e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; g) Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép; h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn, phát loa tuyên truyền ngoài quy định của phép bay; i) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử." Như vậy, mức phạt tiền đối với người vi phạm hành vi ném đất đá vào nhà hàng xóm là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn có các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm a, d khoản 13 và điểm a khoản 14 Điều này như sau: "..... 13. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này; .... d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này. 14. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;" Hình ảnh minh họa Lưu ý rằng: Hành vi trên áp dụng cho cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, cụ thể mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Do đó, nếu anh là người ném đất đá vào nhà hàng xóm, người hàng xóm này tố cáo hành vi của anh đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi cơ quan điều tra, xác minh sự việc đúng như tố cáo của người này thì anh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như đã nêu ở trên. 2.Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi ném đất đá vào nhà hàng xóm là bao lâu? Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đói với hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá, cụ thể như sau: Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm. 2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm; c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá là 01 năm. 3. Hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá thì có áp dụng xử lý hình sự hay không? Về hành vi tự ý xông vào chỗ ở của nhà hàng xóm ném đất đá, anh vui lòng tham khảo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 cụ thể như sau: 31. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 158 như sau: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.”. Theo đó, việc xác định hành vi vi phạm đã cấu thành tội phạm hay chưa sẽ do cơ quan điều tra xác định dựa trên lời khai của các bên, chứng cứ, thiệt hại trên thực tế. Như vậy, với hành vi tự ý xông vào nhà hàng xóm ném đất đá thì cần phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như lời khai của các bên, chứng cứ, thiệt hại trên thực tế để có thể đứa đến hình phạt cụ thể cho đối tượng đó. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Các quán Karaoke, vũ trang ngày nay đang trở thành điểm vui chơi, giải trí ưa thích của giới trẻ và là hiện này đang ngành giải trí, kinh doanh có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường luôn đi kèm bất cập và rủi do tiềm ẩn từ nguy cơ cháy nổ, gây mất trật tự an ninh trật tự. Vậy làm sao có thể hiểu rõ được những quy định để có thể kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường an toàn và hiệu quả - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. 1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường Cơ sở pháp lý: + Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ Karaoke, dịch vụ vũ trường. + Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. + Thông tư 01/2021/TT-BTC Ngoài ra, để có thể kinh doanh dịch vụ Karaoke, chủ cơ sở kinh doanh cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật như: - Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh thành lập theo quy định của pháp luật. - Đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và phòng tránh cháy nổ. - Diện tích sử dụng phòng Karaoke phải từ 20m2 trở lên, phòng vũ trường phải từ 80m2 trở lên không kể công trình phụ, bảo đảm điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ. Từng phòng phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng. - Không được đặt khóa, chố cửa trong hoặc thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Cửa phòng Karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài đảm bảo nhìn thấy toàn bộ phòng. Trường hợp nếu như cửa có khung thì không được quá ba khung ngang và hai khung dọc, diện tích khung không quá 15% diện tích cửa. - Chỉ sử dụng các bài hát phổ biến, băng đĩa hợp pháp không bị cấm. Chỉ được sử dụng nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên, nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Không được hoạt động sau 12h đêm và trước 8h sáng, trừ phòng Karaoke trong các cở sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4 sao trở lên hoặc hạng cao cấp được hoạt động sau 12h đêm nhưng không quá 2h sáng. - Nghiêm cấm đối với các hành vi môi giới, mua bán dâm, khiêu dâm, mua bán, sử dụng các chất cấm, chất kích thích. - Địa điểm hoạt động kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên. Khoảng cách từ 200m trở lên được đo theo đường giao thông từ cửa cơ sở kinh doanh Karaoke đến cổng trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước và khoảng cách đó chỉ áp dụng trong trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ cơ sở kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau. - Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng Karaoke. - Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi, trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật phải thực hiện theo quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật. 2. Hướng dẫn Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường  2.1. Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường Đối với hộ kinh doanh cá thể: - Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu); - Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh; - Bản sao giấy chứng nhận quyển sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc Hợp đồng thuê mướn mặt bằng ( có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước) - Bản sao hợp lệ CCCD/CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn mang hồ sơ lên Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện, nơi đặt địa chỉ kinh doanh. Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Đối với doanh nghiệp: - Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu); - Dự thảo điều lệ công ty (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh); - Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần góp vốn (tùy loại hình doanh nghiệp lựa chọn); - Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau: + CCCD/CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền; + Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; - Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có); - Văn bản xác nhận vốn pháp định. Doanh nghiệp nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư trực thuộc nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ công ty. Sau đó trong thời hạn 03-05 ngày, Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ trả kết quả, trong trường hợp hồ sơ có thiếu xót hay không hợp lệ, Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản. 2.2. Một số loại Giấy phép cần thiết khi kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường - Giấy phép đăng ký kinh doanh doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh; - Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; - Giấy chứng nhận đáp ứng tốt điều kiện an ninh trật tự; - Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy; - Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ (vũ trường); Nếu khách hàng có nhu cầu kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường, cần hỗ trợ các thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh hay sử dụng dịch vụ pháp lý vui lòng liên hệ với Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
    Hồ sơ, thủ tục mở quán Cafe bao gồm những gì? Mô hình kinh doanh quán cafe hiện nay không còn mới mẻ nữa thậm chí đang dần trở thành xu thế. Tuy nhiên, để có thể mở quán cafe và đưa quán cafe đi vào hoạt động thì bạn cần phải đáp ứng những thủ tục gì? - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc cho bạn qua bài viết dưới đây 1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe     Đối với việc đăng ký kinh doanh quán cafe, tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn 2 hình thức: Đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty. Nếu quy mô kinh doanh của bạn không quá lớn, số lao động sử dụng dưới 10 người và không có nhu cầu mở rộng kinh doanh ở các địa điểm khác thì bạn có thể lựa chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể. Ngược lại, trường hợp bạn muốn mở hệ thống cửa hàng kinh doanh cafe với quy mô lớn, bạn có thể thành lập công ty. 1.1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe bằng hình thức hộ kinh doanh cá thể: Hồ sơ đăng ký bao gồm: - Giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh, gồm các nội dung: + Tên hộ kinh doanh, địa điểm, số điện thoại; + Họ tên, chữ ký, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước đứng đầu hộ kinh doanh; + Ngành nghề kinh doanh: thực phẩm; + Số vốn kinh doanh; + Số lao động sử dụng; - Bản sao Giấy CMND/CCCD của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh cá thể hoặc người đại diện hộ gia đình. - Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập. - Văn bản ủy quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Thủ tục đăng ký: - Cá nhân/người đại diện gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh quán cafe và kèm theo bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp quận/ huyện.    Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quán cafe cho chủ kinh doanh trong thời hạn quy định nếu hồ sơ hợp lệ. - Nếu hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh quán cafe không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi hay bổ sung bằng văn bản cho người xin giấy phép kinh doanh quán cafe. Chủ kinh doanh sẽ bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo hướng dẫn và nộp lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi bạn Giấy hẹn đến lấy Giấy phép kinh doanh. Khi đến lấy giấy phép kinh doanh bạn hãy xuất trình giấy hẹn và CMND/CCCD. - Nếu sau 05 ngày làm việc, kệ từ ngày nộp hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh quán cafe mà không nhận được phản hồi thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định khiếu nại, tố cáo của Luật kinh doanh. 1.2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe bằng hình thức thành lập công ty: Hồ sơ đăng ký bao gồm: - Danh sách cổ đông hay thành viên công ty; - Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu bản sao của người đứng đầu kinh doanh, các thành viên trong công ty; - Giấy đề nghị được cấp phép đăng ký doanh nghiệp; - Điều lệ công ty; - Các loại giấy phép hành nghề theo lĩnh vực kinh doanh; Thủ tục đăng ký: - Doanh nghiệp nộp lên Phòng đăng kí kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư trực thuộc nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ của công ty. Sau đó, chờ từ 03-05 ngày để được cấp Giấy phép thành lập công ty kinh doanh quán cafe. Trường hợp hồ sơ thiếu sót hay hợp lệ, Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản. - Sau khi thành lập công ty hoàn tất, công ty cần tiếp tục hoàn tất thêm các thủ tục sau: + Khắc con dấu công ty; + Đăng ký tài khoản ngân hàng dành cho doanh nghiệp; + Đăng ký mua chữ ký số điện tử; + Treo bảng hiệu công ty và thông báo phát hành hóa đơn GTGT; + Tiến hành kê khai và đóng thuế cho công ty; + Góp vốn vào công ty kinh doanh cafe; + Thuê dịch vụ kế toán hoặc kế toán viên. 2. Các điều cần lưu ý khi kinh doanh quán cafe 2.1. Giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm  Do cafe thuộc thực phẩm ăn uống nên để kinh doanh, chủ cửa hàng cần có Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, cụ thể chủ cửa hàng cần chuẩn bị những giấy tờ sau: - Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm; - Bản sao có chứng thực giấy phép đăng kí kinh doanh ngành, nghề kinh doanh thực phẩm; - Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở kinh doanh; - Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh; - Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm; - Bản thuyết trình trang thiết bị, cơ sở vật chất và dụng cụ của quán cafe; - Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở cũng như người quản lý; - Giấy xác nhận của chủ cơ sở và quản lý trực tiếp của cơ sở. Sau khi nộp hồ sơ lên Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục sẽ tiến hành thẩm định về cửa hàng để tiến hành thẩm định. Nếu cửa hàng của bạn đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an tòan thực phẩm sau 15 ngày. Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sau 15 ngày kể từ ngày cấp. 2.2. Thuế - Thuế môn bài: Theo pháp luật về mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ gia đình đó gồm 3 mức như sau: + Doanh thu trên 100 triệu/năm đến 300 triệu/năm thì nộp thuế môn bài: 300.000 đồng/năm;   + Doanh thu trên 300 triệu/năm đến 500 triệu/năm thì nộp thuế môn bài: 500.000 đồng/năm; + Doanh thu trên 500 triệu/năm trở lên thì nộp thuế môn bài: 1.000.000 đồng/năm; - Thuế giá trị gia tăng: Căn cứ Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng như sau: Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT Trong đó Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng được tính theo hướng dẫn tại Điểm a và Điểm b.3 Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92//2015/TT-BTC. Tỷ lệ thuế GTGT mặt hàng ăn uống là 2% doanh thu. - Thuế thu nhập cá nhân: Tương tự thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân bạn phải nộp: Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN Đối với mặt hàng kinh doanh quán cafe, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.  Lưu ý:     Như vậy, đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT cũng như được miễn thuế môn bài.     Nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu mở quán Cafe, hỗ trợ các thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh hay sử dụng dịch vụ pháp lý, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Vietlawyer để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
Điều kiện mở nhà hàng kinh doanh ăn uống? Ngành kinh doanh nhà hàng ăn uống đang hot trở lại trong những năm gần đây sau dịch covid-19. Vậy điều kiện mở nhà hàng kinh doanh ăn uống yêu cầu chủ cơ sở phải xin những loại giấy phép gì? Vietlawyer sẽ hướng dẫn quy định về các loại giấy phép cần xin khi kinh doanh nhà hàng ăn uống để quý doanh nghiệp nắm bắt rõ. 1. Điều kiện đăng ký mở nhà hàng kinh doanh ăn uống. Để mở nhà hàng kinh doanh ăn uống bạn sẽ phải đảm bảo bốn điều kiện sau: 1.1. Xin giấy phép kinh doanh có ngành nghề nhà hàng, quán ăn hoặc cung cấp thức ăn đồ uống + Hộ kinh doanh đăng ký hoạt động theo ngành nghề: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống. + Công ty đăng ký hoạt động theo ngành nghề kinh doanh: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; Dịch vụ cung cấp đồ uống. + Công ty vốn nước ngoài đăng ký mục tiêu dự án: Dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống. 1.2.  Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng 1.3.  Hoàn thành thủ tục về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Hay thường gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm) trước khi kinh doanh + Đối với hộ kinh doanh cá thể thẩm quyền cấp phép thuộc UBND quận, huyện. + Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể kinh doanh nhà hàng có quy mô trên 200 suất ăn thì giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do chi cục an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố cấp. 1.4.  Hoàn thành thủ tục xin giấy phép con về bia rượu, thuốc lá Áp dụng trong trường hợp nhà hàng có kinh doanh thêm các mặt hàng này. 1.5. Chứng minh bằng văn bản rằng nhà hàng có đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy. 2. Hồ sơ đăng ký mở nhà hàng kinh doanh ăn uống: - Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh - Bản sao (có công chứng) CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của các cá nhân tham gia vào hộ kinh doanh - Biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh (bản sao có công chứng) Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như trên, bạn đến UBND quận, huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh để nộp và đóng phí. Thông tư số 176/2012/TT-BTC quy định biểu mức thu phí đăng ký hộ kinh doanh là 100.000 đồng/lần. Sau 3 ngày làm việc, UBND sẽ gửi giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến cho bạn. Trường hợp hồ sơ bạn nộp không hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ ở UBND sẽ gửi đến bạn thông báo bằng văn bản để kịp thời chỉnh sửa và bổ sung. 3. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm Hồ sơ xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm căn cứ theo Quyết định 14/2014/QĐ-UBND bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở). - Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở). - Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. - Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Sau khi chuẩn bị xong, bạn nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Trong vòng 15 ngày làm việc sẽ có đại diện cơ quan có thẩm quyền đến kiểm tra thực tế nhà hàng, quán ăn của bạn. Nếu đạt đủ điều kiện, nhà hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp có điểm nào chưa đạt yêu cầu ATTP, họ sẽ phản hồi bằng văn bản. Lưu ý rằng, thời hạn của loại giấy phép này chỉ là 3 năm kể từ ngày đăng ký. Điều đó có nghĩa là theo chu kỳ 3 năm 1 lần, chủ nhà hàng cần phải chứng minh lại một lần nữa để xác nhận cơ sở kinh doanh của mình đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về điều kiện mở nhà hàng kinh doanh ăn uống. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép con, vui lòng liên hệ qua website https://vietlawyer.vn/ chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con - Tư vấn, đại diện ủy quyền thành lập các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng ký tại https://vietlawyer.vn/  như chữ ký số, hóa đơn điện tử...                                     “Điều kiện mở nhà hàng kinh doanh ăn uống”
     Thủ tục cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC)|  Hiện nay, công tác phòng cháy chữa cháy đang được mọi người đặc biệt quan tâm. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro, thiệt hại mà cháy nổ gây ra về người và tài sản, pháp luật quy định một số ngành nghề kinh doanh việc được cấp Giấy phép PCCC là điều kiện bắt buộc. Nếu bạn là cá nhân, tổ chức đang thắc mắc về thủ tục, hồ sơ xin cấp Giấy phép PCCC - Công ty luật VietLawyer xin giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. 1. Khái niệm Giấy phép phòng cháy chữa cháy Giấy phép phòng cháy chữa cháy - fire protection là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện PCCC theo quy định của pháp luật. Đây là giấy phép con phổ biến được quy định là một trong những điều kiện bắt buộc khi chủ đầu tư, chủ phương tiện thực hiện các thủ tục hành chính; liên quan đến hoạt động xin phép xây dựng, xin phép chế tạo hoặc hoán cải một số phương tiện. 2. Đối tượng bắt buộc phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy Các đối tượng cần xin phép phòng cháy chữa cháy theo Phụ lục 1 Nghị định 136/2020/NĐ-CP bao gồm: - Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp, trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, tổ chức cao trên 5 tầng hay có khối tích trên 5.000 m3; - Nhà chung cư, nhà đa năng, nhà tập thể, ký túc xá; - Trường học: + Trường dạy nghề, trường trung cấp, cao đẳng, đại học; + Trường mầm non, Trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; + Các trung tâm giáo dục khác được thành lập theo Luật giáo dục; - Chợ; trung tâm thương mại, điện máy; cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện lợi; cửa hàng ăn uống, nhà hàng; - Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ, các cơ sở lưu trú được thành lập theo Luật Du lịch; - Nhà hát; rạp xiếc, rạp chiếu phim, trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện; nhà văn hóa; quán karaoke, vũ trường, câu lạc bộ; thẩm mỹ viện; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; cơ sở vui chơi giải trí; - Bệnh viện: + Cơ sở y tế khám và chữa bệnh; + Nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão có quy mô trên 21 giường; + Cơ sở phòng chống dịch bệnh; + Trung tâm y tế, cơ sở y tế; - Bảo tàng, thư viện; nhà triển lãm; nhà trưng bày, nhà sách, nhà lưu trữ, hội chợ; cơ sở tôn giáo; - Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông; trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu; nhà lắp đặt thiết bị thông tin; - Cảng hàng không; cảng biển, cảng thủy nội địa từ cấp IV; bến xe ô tô cấp huyện; nhà ga đường sắt có diện tích sàn trên 500m2; - Các cơ sở thể thao được thành lập theo Luật thể dục, thể thao: + Sân vận động; + Nhà thi đấu thể thao; + Cung thi đấu thể thao trong nhà; + Trung tâm thể dục, thể thao; + Trường đua, trường bắn. - Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E; - Các công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ cao trên 5 tầng/khối tích 5.000m3; - Bãi giữ xe, gara để xe được thành lập theo quy định pháp luật; - Nhà máy điện, trạm biến áp; - Hầm đường bộ, hầm đường sắt có chiều dài trên 500m; - Dự án quy hoạch: + Dự án quy hoạch xây dựng mới, cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghêj cao, khu chế xuất; + Dự án cải tạo hay xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan đến PCCC của khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất. - Kho vật liệu, kho vũ khí, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến hay vận chuyển dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp; - Cửa hàng xăng dầu trên 01 cây bơm, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn trên 70kg; - Nhà kho hàng hóa, vật tư dễ cháy có khối tích trên 1.000m3; - Nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ gây cháy, nổ, hàng hóa đựng trong bao bì dễ cháy của hộ gia đình. 3. Hồ sơ, thủ tục xin Giấy phép phòng cháy, chữa cháy 3.1. Hồ sơ xin Giấy phép phòng cháy, chữa cháy Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy bao gồm: - Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở; - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC; - Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC; - Danh sách nhân viên đã có chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở; - Bản sao chứng chỉ và bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân; - Bản sao văn bằng chứng nhận về trình độ chuyên môn của từng cá nhân; - Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh; - Phương án phòng cháy, chữa cháy; 3.2. Thủ tục xin Giấy phép phòng cháy, chữa cháy - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký giấy phép PCCC cho cơ quan có thẩm quyền theo các hình thức: + Trực tiếp tại Cục cảnh sát PCCC hoặc Phòng cảnh sát PCCC; + Trực tiếp qua Cổng dịch vụ công (nếu có); + Thông qua dịch vụ bưu chính công ích; .... Tùy vào trường hợp xin cấp phép phòng cháy chữa cháy mà cơ quan cấp phép được quy định như sau: + Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp do Cục thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC; + Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp được ủy quyền. - Thời hạn giải quyết thủ tục xin Giấy phép PCCC từ 5-15 ngày làm việc, tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trong trường hợp không cấp phép sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. - Giấy phép PCCC có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày cấp. Vì vậy doanh nghiệp, cá nhân cần lưu ý thời gian làm lại các thủ tục xin cấp giấy phép mới để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức đang gặp vướng mắc về thủ tục cấp Giấy chứng nhận PCCC hoặc các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty luật Vietlawyer để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 
Đăng Ký Kinh Doanh Trọn Gói | Giá Chỉ 999 K | Sốc Giá Khởi Nghiệp - Thành lập công ty là khâu đầu tiên để bạn bước chân vào chặng đường khởi nghiệp thành công. Tuy nhiên, bạn đang lúng túng và đau đầu với các thủ tục hành chính để đăng ký thành lập doanh nghiệp trong khi khối lượng công việc cần chuẩn bị quá nhiều? Đừng lo lắng, hãy để Công ty Luật VietLawyer giúp đỡ bạn! BẢNG GIÁ DỊCH VỤ CÔNG TY Gói khởi nghiệp - trở thành doanh nhân chỉ với 999k, trong từ 3 đến 5 ngày. Gói doanh nghiệp chỉ với 1.500.000đ, có ngay dấu tròn, dấu chức danh.... và có thể ký hợp đồng ngay sau 3 đến 5 ngày.  Miễn thuế môn bài 01 năm khi thành lập doanh nghiệp năm 2023  Ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội: Tặng 500 hóa đơn điện tử và 01 năm sử dụng chữ ký số miễn phí! 1. Bạn chỉ cần: 1.1 Cung cấp thông tin (tên công ty, địa chỉ công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty), nếu chưa có chúng tôi có thể tư vấn cho bạn. 1.2 Cung cấp bản photocopy cmnd/cccd/hộ chiếu của những người  góp vốn vào doanh nghiệp định thành lập có công chứng và chứng thực; 1.3 Phác thảo ý tưởng ngành nghề kinh doanh bạn mong muốn có sự tư vấn của chúng tôi. (Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chúng tôi sẽ giúp đỡ quý khách nếu khách hàng yêu cầu…) 1.4 Trụ sở chính của công ty: Địa điểm để làm trụ sở Công ty có thể là địa điểm thuộc quyền sở hữu/sử dụng của bạn hoặc địa điểm do bạn đi thuê/đi mượn của người khác. Địa điểm mà bạn chọn làm trụ sở chính  nên là nơi có vị trí dễ dàng cho việc tìm kiếm cũng như đi lại để thuận tiện cho hoạt động của công ty; 1.5 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Tư nhân, TNHH, Cổ Phần và tỷ lệ vốn góp của từng thành viên. 2. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp? trải qua 3 bước sau: 2.1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ; Bạn sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ mà pháp luật quy định ứng với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. 2.2 Bước 2: Nộp hồ sơ; Khi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp, bạn có thể tiến hành theo một trong các phương thức sau: - Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh: Là việc bạn mang hồ sơ đến nộp trực tiếp tại bộ phận một của của Sở kế hoạch và đầu tư nơi có trụ sở chính. Với phương thức này, bạn sẽ mất thời gian và có thể không nộp được ngay mà phải chờ qua các hôm sau do lượng hồ sơ được quá nhiều nên chuyên viên không xử lý kịp. - Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính: Là việc bạn gửi hồ sơ qua bưu điện và nhân viên giao hàng sẽ tiến hành giao đến bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Với phương thức này, bạn sẽ không phải đến trực tiếp cơ quan đăng ký để nộp. Tuy nhiên, thực hiện qua phương thức này thời gian sẽ lâu hơn và có thể xảy ra rủi ro thất lạc hồ sơ của bạn. Do vậy, có rất ít cá nhân/tổ chức lựa chọn phương thức này để nộp hồ sơ. - Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử: là việc bạn tiến hành thủ tục đăng ký trên trang: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/596/215/cong-thong-tin-quoc-gia-ve-dang-ky-doanh-nghiep.aspx mà không phải đến trực tiếp bộ phận một cửa để nộp. Ưu điểm của phương pháp này là bạn có thể nộp hồ sơ ở bất kỳ thời điểm nào mà không phải ngồi đợi hay xếp hàng, hồ sơ của bạn chắc chắn sẽ được gửi mà không sợ bị thất lạc. Đây cũng là thao tác phổ biến hiện nay được lựa chọn để đăng ký doanh nghiệp. Bạn chỉ cần có tài khoản đăng ký doanh nghiệp là có thể thực hiện thao tác này. Trong trường hợp bạn không có tài khoản, VIETLAWYER sẽ hỗ trợ bạn trong việc nộp và nhận kết quả. 2.3 Bước 3: Nhận kết quả - Trong trường hợp hồ sơ của bạn còn thiếu sót hoặc cần sửa đổi thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung; -Trong trường hợp hồ sơ của bạn hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hồ sơ hợp lệ và hẹn ngày nhận kết quả cho bạn. 3. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER? 3.1.  Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER là gì? Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER là việc Công ty Luật VietLawyer sẽ thay bạn tiến hành các thủ tục và đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền. 3.2. Sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER bạn cần chuẩn bị những gì? Khi sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER, bạn chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ pháp lý của cá nhân/pháp nhân theo yêu cầu của từng loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn (chi tiết sẽ được VIETLAWYER hướng dẫn chi tiết) là có thể nhận được đăng ký kinh doanh một cách nhanh chóng nhất. VIETLAWYER sẽ hỗ trợ bạn các công việc còn lại từ việc soạn thảo các văn bản cần thiết, chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, sửa đổi hoặc bổ sung khi có yêu cầu, nhận kết quả từ cơ quan có thẩm quyền và trao tận tay cho bạn. 1. Sửa đổi bổ sung đăng ký kinh doanh, thêm ngành nghề, thay đổi địa chỉ, thông tin người đại diện.... 2. Tư vấn dịch vụ thường xuyên trọn gói cho doanh nghiệp. 3. Tư vấn lao động, quản trị lao động, sở hữu trí tuệ. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp, sửa đổi thông tin, cập nhất thông tin đăng ký kinh doanh, xin cấp phép hoạt động (ngành nghề có điều kiện), và các vấn đề về Luật doanh nghiệp vui lòng liên hệ trực tiếp với CÔNG TY LUẬT VIETLAWYER để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc. Đội ngũ Luật sư VietLawyer Trân trọng.
4 Nữ Tiếp Viên Mang Ma Túy Có Phải Chịu Trách Nhiệm Hình Sự Hay Không ? - Chiều ngày 17/03, Phó Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hữu Hiệp công bố vụ 4 nữ tiếp viên của Vietnam Airlines mang tổng cộng 11,48 kg ma túy tổng hợp đựng trong các tuýp đánh răng từ Pháp về Việt Nam vào chiều ngày 16/03. Với số lượng lớn ma túy như vậy, liệu 4 nữ tiếp viên có phải chịu hình sự liên quan đến hành vi vận chuyển này hay không. Công ty luật VietLawyer sẽ phân tích cho người đọc về trách nhiệm của 4 nữ tiếp viên trong các tình huống khác nhau.  1. Diễn biến vụ việc Theo thông tin từ Báo Điện tử Chính Phủ, sáng ngày 16/03, trên chuyến bay số hiệu VN10 của Hãng hàng không Vietnam Airlines từ Pháp về Việt Nam, khi thực hiện tiến hành soi chiếu, Đội Thủ tục hành lý nhập khẩu đã phát hiện nghi vấn hành lý của 4 đối tượng.  Kết quả kiểm tra có tổng cộng là 8.400 gam viên nén màu xám và 3.080 gam chất bột màu trắng (theo cân điện tử tại Đội Thủ tục hành lý nhập khẩu). Tiến hành lấy mẫu thử có phản ứng dương tính với thuốc thử Methamphetamine, Ketamine. Tổng khối lượng nghi là thuốc lắc và ma túy tổng hợp nêu trên có khối lượng 11,3 kg được đựng kín trong các tuýp kem đánh răng. Theo báo Dân trí, lời khai ban đầu của 4 đối tượng nữ tiếp viên hàng không khai rằng không biết số hàng hóa kem đánh răng này có chứa chất ma túy. Họ được thuê vận chuyển từ một người lạ mặt, tiền công vận chuyển số kem đánh là 10.000.000 đồng.  2. Các tình huống đối với vụ việc và trách nhiệm pháp lý xảy ra Trong vụ việc nêu trên, các sự kiện vẫn còn mơ hồ và cần phải đặt giả định.  Thứ nhất, trong lời khai của 4 nữ tiếp viên, họ không biết số hàng hóa kem đánh răng này có chứa chất ma túy. Cần xác minh và làm rõ ý chí chủ quan của 4 nữ tiếp viên có thực sự không biết trong tuýp kem đánh răng có chứa chất ma túy hay không. Trước khi xác định các trường hợp xảy ra trong mặt chủ quan nêu trên, cần xác định trước các yếu tố mặt khách quan, khách thể, chủ thể trong tình huống. Về khách thể, 4 nữ tiếp viên xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về tàng trữ, vận chuyển, mua bán các chất ma túy. Các chất ma túy mà 4 nữ tiếp viên tàng trữ, vận chuyển có phản ứng dương tính với thuốc thử Methamphetamine, Ketamine. Theo nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất, Methamphetamine và Ketamine là chất và muối thứ 248 và 40 trong danh mục chất và muối có thể tồn tại chất ma túy.   Về mặt khách quan, 4 nữ tiếp viên đã thực hiện các hành vi phạm tội liên quan hai tội, bao gồm: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 249, Điều 250 Bộ luật hình sự 2015. + 4 nữ tiếp viên đã thực hiện cất giữ bất hợp pháp chất ma túy ở trong vali nhằm mục đích vận chuyển trái phép chất ma túy sau này. Hành vi này được coi là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Thời gian các nữ tiếp viên tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định là có tội hay không.  + 4 nữ tiếp viên đã thực hiện tiếp việc chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới hình thức tàu bay và để trong dụng cụ vali - dụng cụ di chuyển với người. Hành vi này được coi là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.  Khối lượng để phạm vào hai tội trên là 0,1 gam Methamphetamine và trên 1 gam Ketamine. 4 nữ tiếp viên đã vận chuyển đến 11,3 kg, có nghĩa là đã vượt quá khối lượng và đủ cấu thành mặt khách quan của hai tội nêu trên. Về chủ thể, bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015 đều là chủ thể tội tàng trữ trái phép chất ma túy và tội vận chuyển trái phép chất ma túy. 4 nữ tiếp viên đã đủ 18 tuổi và không mắc các bệnh liên quan đến mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Do vậy, 4 nữ tiếp viên đủ cấu thành mặt chủ quan của hai tội. Về mặt chủ quan, 4 nữ tiếp viên phải phạm tội với lỗi cố ý mới có thể cấu thành mặt chủ quan của hai tội nêu trên. Có ba tình huống xảy ra đối với vụ việc trên liên quan đến mặt chủ quan. Trường hợp thứ nhất, 4 nữ tiếp viên biết trước trong các tuýp đánh răng có chứa chất ma túy và mong muốn tàng trữ và vận chuyển chất ma túy thì 4 nữ tiếp viên sẽ phạm vào cả hai tội: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và Tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Trường hợp thứ hai, 4 nữ tiếp viên không biết các tuýp đánh răng có chứa chất ma túy, tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị vận chuyển hoặc đang vận chuyển, 4 nữ tiếp viên phát hiện ra có chất ma túy bên trong tuýp đánh răng, tuy nhiên họ vẫn mong muốn và thực hiện việc vận chuyển đến hết quá trình. Lúc này, 4 nữ tiếp viên sẽ phạm vào Tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Trường hợp thứ ba, 4 nữ tiếp viên không biết được các tuýp đánh răng có chứa chất ma túy, kể từ lúc trước khi cất giữ đến khi bị Đội thủ tục hành lý phát hiện, 4 nữ tiếp viên sẽ không phạm tội nào theo Bộ luật hình sự 2015 quy định. Tuy nhiên, 4 nữ tiếp viên có thể vẫn phải chịu các trách nhiệm pháp lý lao động và hành chính bao gồm: - Tạm đình chỉ công việc nhân viên hàng không, căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 5 Thông tư 46/2013/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không Điều 5. Quy định về tạm đình chỉ công việc đối với nhân viên hàng không 1. Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong các trường hợp sau: ... e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa; - Phạt tiền, căn cứ theo khoản 7 Điều 24 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng  Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung ... 7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đến 70.000.000 đồng (bảy mươi triệu đồng) đối với hành vi vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi vì mục đích thương mại mà không được phép hoặc không có Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không. Thứ hai, trong lời khai của 4 nữ tiếp viên, họ được thuê vận chuyển từ một người lạ mặt và tiền công vận chuyển là 10.000.000 đồng. Cần xác minh và làm rõ có thật sự tồn tại về người lạ mặt đó hay không và tiền công vận chuyển có thật sự chỉ là 10.000.000 đồng hay không. Trường hợp thứ nhất, có sự xuất hiện của người lạ mặt và thuê 4 nữ tiếp viên, các tiếp viên đã thỏa thuận từ trước và cố ý vận chuyển ma túy, hành vi đã đủ cấu thành về một tội theo Bộ luật hình sự hiện hành quy định, thì các nữ tiếp viên sẽ trở thành đồng phạm. 4 nữ tiếp viên là người thực hành, trực tiếp thực hiện tội phạm Trường hợp thứ hai, không có sự xuất hiện của người lạ mặt, 4 nữ tiếp viên tự thỏa thuận và cố ý vận chuyển ma túy, hoặc một hoặc nhiều người trong bốn người tổ chức thực hiện vận chuyển, hành vi đã đủ cấu thành về một tội theo Bộ luật hình sự hiện hành quy định, thì 4 nữ tiếp viên sẽ trở thành đồng phạm, các nữ tiếp viên tổ chức thực hiện là người tổ chức, các thành viên còn lại là người thực hành.  Yếu tố đồng phạm trong vụ việc được coi là tình tiết định khung hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự về tội mà 4 nữ tiếp viên thực hiện. Đối với tiền công vận chuyển, số tiền công không được coi là tình tiết để định tội đối với các tội liên quan đến các tội phạm về ma túy, tuy nhiên, đây là căn cứ để xác định thời điểm 4 nữ tiếp viên thỏa thuận, ý chí chủ quan của 4 nữ tiếp viên đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển chất ma túy và sự thống nhất về ý chí của 4 tiếp viên đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển chất ma túy Dù kết quả có vào trường hợp nào, con đường phía trước của các bạn tiếp viên trên sau này vô cùng u ám. Mong rằng, sẽ không xảy ra các trường hợp tiếp theo liên quan đến tiếp viên hàng không "xách tay". Vì lợi ích trước mắt mà bị các đối tượng gài bẫy, lừa lọc để bị dẫn vào con đường phạm tội Trên đây là chia sẻ của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn liên quan đến hình sự, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: + Giúp khách hàng phân tích, đánh giá tình huống, đánh giá tài liệu, chứng cứ và đưa ra những đề xuất, phương án giải quyết phù hợp; + Hướng dẫn khách hàng soạn thảo tài liệu, giấy tờ và trình tự, thủ tục liên quan đến quy trình giải quyết vụ án; + Thực hiện chức năng bào chữa cho bị can, bị cáo góp phần nhằm giảm hoặc loại bỏ trách nhiệm hình sự, bảo vệ tối đa quyền lợi của bị can, bị cáo. + Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa (khoản 2 Điều 72)/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, đương sự (khoản 2 Điều 84),…; + Dự đoán và xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án, giúp khách hàng loại bỏ rủi ro pháp lý; + Thu thập tài liệu, chứng cứ, thực hiện các quyền yêu cầu trong giai đoạn điều tra, truy tố giúp cho vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện, không làm oan sai, ảnh hưởng đến người vô tội. + Là cầu nối giữa bị can, bị cáo với gia đình.
 
hotline 0927625666