LUẬT SƯ TRẢ LỜI

     Nuôi thú cưng như chó, mèo,... là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Tuy nhiên, việc nuôi thú cưng đòi hỏi chủ vật nuôi phải có trách nhiệm chăm sóc, quản lý thú cưng, vật nuôi của mình. Vậy, nếu chẳng may thú cưng, vật nuôi gây thiệt hại cho người khác (như cắn người, gây tai nạn,...) thì chủ vật nuôi sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào? - Công ty VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Trách nhiệm dân sự khi vật nuôi gây thiệt hại      Căn cứ theo Khoản 4 Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về việc quản lý nuôi chó, mèo: 1. Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y; 2. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y; 3. Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y; 4. Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.      Theo đó, người chủ của thú cưng, vật nuôi cụ thể ở đây là chó, mèo gây thiệt hại cho người khác thì tùy theo mức độ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.      Ngoài ra, căn cứ theo Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra như sau: 1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.      Như vậy, người chủ phải bồi thường thiệt hại do vật nuôi mình nuôi gây ra, tùy hậu quả mà vật nuôi gây ra mà người chủ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 2. Vật nuôi gây thiệt hại, chủ có phải chịu trách nhiệm hình sự?      Chủ vật nuôi dẫn, dắt vật nuôi của mình ra nơi công cộng, không thực hiện các quy định về đeo rọ mõm, xích khóa….dẫn đến cắn chết người. Nếu xác minh được người chủ nuôi chó không có ý định thả chó với mong muốn gây chết người mà việc để chó chạy ra nơi công cộng và gây chết người là do sự cẩu thả, chủ quan của chủ vật nuôi thì người chủ vật nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người theo Khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017): 1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.      Như vậy, thú cưng, vật nuôi gây thiệt hại cho người khác thì người chủ có thể chịu trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ thiệt hại mà thú cưng, vật nuôi gây ra.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề thú cưng, vật nuôi gây thiệt hại cho người khác (như cắn người, gây tai nạn,...) thì chủ vật nuôi sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666