PHÁP LUẬT HÔM NAY

Các loại bảo hiểm ô tô - Các loại bảo hiểm ô tô nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ cho chủ xe trong trường hợp xảy ra tai nạn dẫn đến thiệt hại về người và tài sản. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật VietLawyer tìm hiểu cũng như phân biệt các loại hình bảo hiểm ô tô hiện nay. Hiên nay có hai loại hình bảo hiểm ô tô phổ biết là: bắt buộc và tự nguyện. Điểm khác nhau cơ bản giữa 2 hình thức bảo hiểm này nằm ở chính cái tên của chúng. Cụ thể, bảo hiểm ô tô bắt buộc là loại bảo hiểm mà các chủ phương tiện buộc phải tham gia để xe ô tô có đủ điều kiện hợp pháp lăn bánh trên đường, còn bảo hiểm tự nguyện là các gói mở rộng mà chủ xe có thể mua hoặc không mua, chúng không bị pháp luật quy định bắt buộc tham gia. 1. Bảo hiểm ô tô bắt buộc là gì ? Theo quy định của pháp luật thì chỉ có một loại bảo hiểm bắt buộc dành cho xe ô tô đó là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự. Mọi chủ xe ô tô khi tham gia giao thông thuộc lãnh thổ Việt Nam đều phải tham gia gói bảo hiểm này. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được thi hành nhằm chi trả thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản của bên thứ 3 và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại. Còn lại những bảo hiểm khác là bảo hiểm tự nguyện. 1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự Theo điều 2 Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, các đổi tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm nói trên bào gồm Chủ xe cơ giới tham gia giao thông và hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cần lưu ý, đối với mỗi xe cơ giới trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất. Nghĩa là, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chỉ áp dụng 01 hợp đồng/01 xe. Mức bồi thường được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định của pháp luật. 1.2. Phạm vi bồi thường của bảo hiểm dân sự bắt buộc 1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại. 2. Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe Cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. 3. Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe) hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe. 4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại. 5. Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật. 6. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn. 7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt. 8. Chiến tranh, khủng bố, động đất. 1.3. Phạm vi bồi thường của bảo hiểm dân sự bắt buộc Căn cứ theo Thông tư 04/2021/TT-BTC, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là một trăm năm mươi (150) triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản: a) Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là năm mươi (50) triệu đồng trong một vụ tai nạn. b) Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là một trăm (100) triệu đồng trong một vụ tai nạn. 2. Bảo hiểm tự nguyện là gì ? Ngoài việc bắt buộc phải tham gia gói bảo hiểm trách nhiệm dân sự, các chủ xe cũng có thể cân nhắc lựa chọn tham gia các loại bảo hiểm tự nguyện. Bảo hiểm tự nguyện là hình thức bảo hiểm không bị pháp luật bắt buộc, các chủ xe có thể tham gia hoặc không tham gia tùy thuộc vào nhu cầu cũng như tài chính của bản thân. Các loại bảo hiểm tự nguyện phổ biến có thể kể đến như sau:  Bảo hiểm vật chất xe ô tô Loại hình bảo hiểm tự nguyện này có vai trò bảo vệ thân vỏ, máy móc và thiết bị của xe. Đơn vị bảo hiểm sẽ chi trả khắc phục thiệt hại cho các trường hợp trầy xước, cháy nổ, mất cắp, ngập nước,.. Tùy theo gói bảo hiểm đã mua, các khoản thỏa thuận trong hợp đồng mà bên phía bảo hiểm sẽ đưa ra mức bồi thường. Chính vì vậy, trước khi mua bảo hiểm vật chất chủ xe cần cân nhắc nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân Bảo hiểm cho người lái, phụ xe và hành khách  Gói bảo hiểm tự nguyện này dành cho tài xế và những người cùng ngồi trên xe khi xảy ra tai nạn có thiệt hại về thân thể, tính mạng. Cũng tùy theo chính sách của công ty và gói bảo hiểm chủ xe đã mua mà phía công ty bảo hiểm sẽ thực hiện đền bù tổn thất. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện hay còn gọi là bảo hiểm tự nguyện tăng thêm. Ngay sau khi tham gia bảo hiểm dân sự bắt buộc, chủ xe có thể tham gia phần bảo hiểm tự nguyện tăng thêm Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa trên xe Đây là gói bảo hiểm nhằm ngăn ngừa, giảm nhẹ tổn thất cho hàng hóa khi bị hư tổn khi có tai nạn. Phạm vi của gói bảo hiểm này là phần trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với việc mất mát, tổn thất hàng hóa trên xe, dựa theo hợp đồng vận chuyển giữa chủ xe và chủ hàng. Mức trách nhiệm tùy thuộc vào hợp đồng thỏa thuận với chủ xe, nhưng không vượt quá 40 triệu VNĐ/ tấn và trọng lượng của hàng hóa không được vượt quá trọng tải của xe. Thời hạn tham gia bảo hiểm thường là 1 năm và với mức phí 0,545% tổng mức trách nhiệm. Bảo hiểm ô tô 2 chiều Thực chất bảo hiểm ô tô 2 chiều là gói bảo hiểm kép gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm vật chất ô tô. Nếu xảy ra tai nạn, bảo hiểm sẽ bồi thường cho cả người mua bảo hiểm lẫn nạn nhân trong vụ tai nạn. Mức phí tham gia và phí bồi thường thiệt hại sẽ gồm các mức phí như tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự vào bảo hiểm vật chất ô tô. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các loại bảo hiểm ô tô. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Ngày 8-5, Công an huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) cho biết vừa bắt giữ 6 đối tượng liên quan vụ ném bom xăng, đập phá xe tải của một người dân trên địa bàn.      Cụ thể, Công an huyện Trảng Bom đang tạm giữ hình sự các đối tượng gồm: Phan Thế Anh (SN 2005, ngụ tỉnh Nghệ An), Lê Trương Đức Anh (SN 2008, ngụ TP Biên Hòa), Nguyễn Thiên Phú (SN 2009), Trần Phạm Duy Sang (SN 2006), Hán Văn Vinh (SN 2006) và Phan Đinh Việt (SN 2009, cùng ngụ tại xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom) để điều tra về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản.       Hành vi của nhóm đối tượng trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):  1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.     Theo điều tra bước đầu, Thế Anh có mâu thuẫn với Lê Nguyễn Hoàng Long (SN 2008, ngụ xã Hố Nai 3). Để dằn mặt Long, rạng sáng 7-5, Thế Anh đã rủ các đối tượng trên mang theo 4 chai bom xăng và 1 dao phay cùng đi đến nhà của Long để giải quyết mâu thuẫn.     Khi đến nơi, nhóm trên đã dùng bom xăng ném vào chiếc ôtô tải và đập phá trước nhà Long thuộc xã Hố Nai 3, giáp ranh xã Bắc Sơn. Tuy nhiên, ôtô trên là của gia đình anh Trần Quốc Khánh (SN 1977), không phải của gia đình Long.     Nghe tiếng động, anh Khánh mở cửa nhà ra xem thì các đối tượng bỏ chạy khỏi hiện trường. Vào cuộc điều tra, Công an huyện Trảng Bom đã bắt giữ các đối tượng gây án sau 32 giờ.     Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý các đối tượng theo quy định. Hồi chuông cảnh báo cho xã hội về tình trạng 10X đua đòi “lấy số”     Tiếp xúc với những đối tượng tội phạm mà tuổi còn đang vị thành niên, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận rất rõ là sự bồng bột, thiếu hiểu biết pháp luật của chúng. Một số đối tượng khác thì có nhận thức về cuộc sống rất sai lầm, hiểu sai về đạo lý, khi chúng cho rằng, một khi đã nhận nhau là "anh em xã hội" thì sống chết có nhau, một đứa mâu thuẫn với kẻ nào đó thì kẻ thù của một đứa sẽ là kẻ thù chung của cả nhóm.     Một đối tượng vừa tròn 17 tuổi mà chúng tôi gặp mới đây bị bắt về hành vi cố ý gây thương tích, đã tâm sự: "Lúc gặp nạn nhân, cháu muốn dừng lại lắm, muốn khuyên các em không xông lên nữa, vì không chắc đó có phải là kẻ đã có mâu thuẫn với em cháu không, nhưng cháu lại không thể vì nếu thế thì những đứa em nó lại coi thường mình. Bởi thế, cháu buộc phải hành động, dù nạn nhân không mâu thuẫn gì với cá nhân cháu, dù biết có thể sai người nhưng chém nhầm còn hơn bỏ sót".     Vậy là, với cái "lý" rất nguy hiểm, suy nghĩ sai lầm về quan điểm sống, đặc biệt hiểu sai về "đạo lý giang hồ", một bộ phận giới trẻ đang bị cuốn vào vòng xoáy tội lỗi mà chúng cứ nghĩ phải như thế mới là "anh em", phải vác dao đi chém đối thủ mới là bảo vệ "anh em".     Những suy nghĩ sai lầm này rất nguy hiểm đang len lỏi khắp các diễn dàn kín và mở, được khuyến khích bởi đội ngũ "giang hồ mạng" ngày ngày sản xuất clip tung hô cuộc sống giang hồ và các nhân vật giang hồ tù tội, vô hình trung đã trở thành "lí tưởng" và dẫn dắt một bộ phận giới trẻ đang muốn khẳng định mình bằng các cuộc chiến dao kiếm, "lấy số" bằng máu.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer liên quan đến vụ việc Bắt nhóm ném bom xăng, đập phá xe tải ở Đồng Nai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn, đại diện các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ để được giải đáp các thắc mắc. (Nguồn: Nguyễn Tuấn/ Hiền Trâm)
"Để du khách nước ngoài biết đến nhiều hơn về chùa, tôi muốn đặt tên tiếng Anh cho chùa có được hay không?" - Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau:  Theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016: Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo. Nhà chùa là cơ sở tôn giáo được quy định trong Luật này.  Tên của tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật tại khoản 1, khoản 2 Điều 25 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 cụ thể như sau:  1. Tổ chức tôn giáo phải có tên bằng tiếng Việt. 2. Tên của tổ chức tôn giáo không trùng với tên tổ chức tôn giáo khác hoặc tổ chức khác đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc. Như vậy, nhà chùa không được đặt tên bằng tiếng Anh, phải đặt tên bằng tiếng Việt và không được trùng theo như quy định của pháp luật hiện hành.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thẩm quyền cấp sổ đỏ từ ngày 20/5/2023 - Là một trong những nội dung mới nhất được sửa đổi tại Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 03/4/2023 có hiệu lực ngày 20/5/2023. Cụ thể, tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 37 Nghị định 43/2014 về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) tại khoản 4 Điều 95 và khoản 3 Điều 105 Luật Đất đai 2013 như sau:   "1. Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc cấp Giấy chứng nhận, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp thực hiện như sau: a) Văn phòng đăng ký đất đai: thực hiện đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; b) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai: thực hiện đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; c) Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được sử dụng con dấu của mình để thực hiện cấp Giấy chứng nhận, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp. 2. Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này: a) Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 3. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật Đất đai thì được sử dụng dấu của Sở Tài nguyên và Môi trường. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về các trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp." Trong khi đó, theo văn bản hiện hành tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014 (sửa đổi tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP)  quy định đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau: - Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sở dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng. Như vậy, so với quy định cũ thì quy định mới tại Nghị định 10/2023 đã sửa đổi thẩm quyền cấp sổ đỏ, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận theo hướng tạo điều kiện thuận tiện cho người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính này (được thực hiện tại Văn phòng Đăng ký đất đai mà không cần lên Sở Tài nguyên và Môi trường). Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về một số thay đổi đối với thẩm quyền cấp sổ đỏ có hiệu lực từ ngày 20/5/2023. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết kịp thời. Trân trọng./.
Các loại giấy tờ phải mang theo khi tham gia giao thông gồm những gì?. Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp quý đọc giả giải đáp thắc mắc. Khi tham gia giao thông, có những loại giấy tờ người điều khiển phương tiện bắt buộc phải luôn mang theo. Nếu thiếu hoặc không có bị CSGT kiểm tra, lái xe đều sẽ bị phạt. Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, có 3 loại giấy tờ mà bất cứ người điều khiển phương tiện giao thông nào cũng phải mang theo: – Giấy đăng ký xe: Đây là loại giấy tờ để chứng minh một chiếc xe chính chủ của người sở hữu. Trong giấy đăng ký xe có ghi rõ những thông tin nhất định của chiếc xe và chủ chiếc xe đó đồng thời được trưởng công an tỉnh ký xác nhận và chứng thực. – Giấy phép lái xe (Bằng lái xe): Đây là loại chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới (xe mô tô, xe ô tô, xe tải,…). Giấy phép lái xe phải phù hợp với loại xe đang điều khiển theo quy định của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. – Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (Giấy chứng nhận bảo hiểm): Đây là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm. Theo đó, nếu người điều khiển xe gây tai nạn làm thiệt hại về người hoặc tài sản, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm phải gánh chịu một phần thiệt hại cùng lái xe. Ngoài ra, đối với những loại xe cơ giới được quy định, người điều khiển phương tiện còn phải mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Giấy chứng nhận kiểm định). Đây là chứng chỉ xác nhận xe cơ giới đã được kiểm định và thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về chất lượng An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường. Theo Thông tư 70/2015/TT-BGTVT thì việc đăng kiểm xe không áp dụng đối với: các loại xe mô tô, xe gắn máy, máy kéo và các loại xe tương tự; Xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. Theo đó, người điều khiển các loại xe mô tô, xe máy thông thường không cần có Giấy chứng nhận kiểm định; người điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng buộc phải mang theo Giấy chứng nhận kiểm định. Khi tham gia giao thông, lái xe phải mang theo bản gốc của các loại giấy tờ trên, không tính bản sao. Các loại giấy tờ trên phải được cấp đúng theo quy định của pháp luật, còn thời hạn, không có dấu hiệu bị tẩy xóa. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Hiện nay, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất ở ngày càng tăng. Vậy điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất ở như thế nào? Sau đây, Công ty VietLawyer sẽ giúp bạn tìm hiểu. 1. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất ở Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất như sau: 1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất; e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở; g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Như vậy, để chuyển đất rừng sản xuất lên đất thổ cư phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh) nơi có đất. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh ra quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất dựa trên các căn cứ sau: - Kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép và phê duyệt; - Nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất. 2. Hồ sơ chuyển đất rừng sản xuất sang đất ở Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm: - Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 3. Thủ tục chuyển đất rừng sản xuất sang đất ở Bước 1: Nộp hồ sơ Theo điểm b khoản 1 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ Bước 3: Giải quyết Trong giai đoạn này việc quan trọng nhất của hộ gia đình, cá nhân nếu được phép chuyển mục đích sử dụng đất là thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; khi nhận được thông báo nộp tiền của cơ quan thuế thì nộp đúng số tiền và đúng thời hạn theo thông báo. Bước 4: Trả kết quả Kết quả mà hộ gia đình, cá nhân nhận được là quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất do UBND cấp huyện ban hành; chỉ khi có quyết định này thì hộ gia đình, cá nhân mới được phép xây dựng nhà ở. Thời hạn giải quyết: Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; thời gian trên không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Nội dung ghi nhãn hàng hóa trên thị trường Việt Nam có bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt không? - Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát. Vậy, nội dung ghi nhãn hàng hóa trên thị trường Việt Nam có bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt không? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trị khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc. 1. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được quy định thế nào? Căn cứ Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP), trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được quy định như sau: - Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa. - Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình. - Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP. - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP. 2. Nội dung trên nhãn hàng hóa trên thị trường Việt Nam có bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt không? Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) về nội dung bắt buộc phải ghi trên hàng hóa như sau: 1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: a) Tên hàng hóa; b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; c) Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. 2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan: a) Tên hàng hóa; b) Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;... Theo đó, những nội dung sau đây bắt buộc phải được thể hiện trên nhãn hàng hóa: - Tên hàng hóa; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; - Xuất xứ hàng hóa. - Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP và quy định pháp luật liên quan. Tuy nhiên, đối với những nội dung bắt buộc phải được thể hiện trên nhãn hàng hóa nêu trên thì phải được ghi bằng tiếng Việt. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng cần tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.
Hiện nay, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình ngày càng tăng cao, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất. Vậy trường hợp nào chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép? Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc.  1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT (sửa đổi tại Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) thì các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm: – Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; – Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm; – Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm; – Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; – Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp. Đối với các trường hợp trên, khi chuyển mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan Nhà nước nhưng phải thực hiện việc đăng ký biến động. 2. Thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền Thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT như sau: - Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP): + Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận là Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đảm bảo thời gian theo quy định của pháp luật, công khai các thủ tục hành chính và việc lựa chọn địa điểm nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai, một trong các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp tỉnh hoặc địa điểm theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Đối với trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục được thực hiện theo thỏa thuận giữa người có nhu cầu và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nhưng không quá thời gian thực hiện thủ tục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. - Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ thì các cơ quan quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP) thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thông qua bộ phận một cửa theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trừ trường hợp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất, cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận tại địa điểm ngoài trụ sở Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. + Ban Quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế; Cảng vụ hàng không là đầu mối nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai tại khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng. + Việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện như sau: ++ Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP); ++ Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính thì việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện sau khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định;  Trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm thì trả kết quả sau khi người sử dụng đất đã ký hợp đồng thuê đất; trường hợp được miễn nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính thì trả kết quả sau khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định được miễn nghĩa vụ tài chính; ++ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do không đủ điều kiện giải quyết. - Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);  Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tối 17/4, Công an quận Long Biên đang phối hợp cùng Phòng CSHS Công an TP Hà Nội điều tra vụ người phụ nữ chết trong ô tô tại hầm chung cư. Trước đó, tối ngày 12/4, Công an phường Bồ Đề, quận Long Biên tiếp nhận tin báo của gia đình chị Q. (SN 1984, trú tại phường Bồ Đề, Long Biên) về việc chị đi khỏi nhà từ 8h ngày 12/4 nhưng chưa thấy về. Sau đó, gia đình và cơ quan không liên lạc được với chị Q. Tiếp nhận thông tin, Công an quận Long Biên chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ rà soát phương tiện, tìm kiếm chị Q. Đến 8h ngày 15/4, Công an quận Long Biên phát hiện chị Q. đã tử vong trong xe ô tô để trong hầm gửi xe của một tòa chung cư ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên (Hà Nội). Đến 21h ngày 16/4, Công an quận Long Biên và Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP đã bắt giữ nghi phạm là Trương Việt Hùng (SN 1988, trú tại Thanh Châu A, TP Phủ Lý, Hà Nam) khi hắn đang lẩn trốn tại địa bàn TP Phủ Lý. Tại cơ quan công an, Hùng khai nhận hắn và chị Q. có quan hệ quen biết. Sau nhiều lần Hùng và chị Q. xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau, Hùng nảy sinh ý định sẽ sát hại chị Q. rồi tự tử. Khoảng 7h ngày 12/4, Hùng đến toà nhà chung cư nơi chị Q. sinh sống. Khi thấy chị Q. đến vị trí đỗ xe ô tô, hắn ra tay sát hại. Sau đó Hùng đưa thi thể chị Q sang bên kia cầu Đông Trù đến địa phận xã Đông Hội, huyện Đông Anh. Tại đây, Hùng tìm và chiếm đoạt 16 triệu đồng của chị Q. và nạp vào tài khoản chơi game. Hùng tiếp tục lái xe ô tô đến chung cư Mipec (quận Long Biên) cất giấu xe và xác chị Q. tại hầm để xe của chung cư rồi bỏ đi. Sáng 13/4, Hùng bắt xe về Hà Nam để chơi điện tử và nghỉ tại đây. Đến ngày 16/4, nghi phạm đang đi lang thang ở Quốc lộ 1A thì bị lực lượng công an phát hiện, bắt giữ. Đối tượng Trương Việt Hùng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): Điều 123. Tội giết người 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. và Tội cướp tài sản theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):  Điều 168. Tội cướp tài sản 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; c) Làm chết người; d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý đối tượng theo quy định. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer liên quan đến vụ việc giết phụ nữ, giấu xác trong hầm chung cư tại Hà Nội. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn, đại diện các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ để được giải đáp các thắc mắc. (Nguồn: VTC News)
Các trường hợp đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng? - Hiện nay, kết quả thực hiện thủ tục sẽ là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Do đó, không phải nhãn hiệu nào đăng ký cũng được cấp văn bằng bảo hộ, trên thực tế, rất nhiều nhãn hiệu bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về các trường hợp đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng như sau: 1. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau: - Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; - Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. 2. Các trường hợp đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng: - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; - Nhãn hiệu là dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. - Nhãn hiệu là hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu; - Nhãn hiệu là dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến; - Nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; - Nhãn hiệu là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh; - Nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này; - Nhãn hiệu là dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm. - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó; - Nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. Trên đây là các trường hợp đăng ký nhãn hiệu bị từ chối. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được hỗ trợ.
Vì sao gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát bị bắt vì tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản - Theo VTV.vn, từ ngày 08/04/2023 đến ngày 10/04/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh (Ông chủ Tân Hiệp Phát), Trần Uyên Phương (con gái của ông Trần Quí Thanh), Trần Ngọc Bích (con gái của ông Trần Quí Thanh) thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát, thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương. Theo báo Người Lao động, vào tháng 3/2021, ông Lê Văn Lâm  - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai cùng một số người khác tố cáo bà Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích (cùng giữ chức phó tổng giám đốc của Tân Hiệp Phát). Thông báo của Bộ Công an cho biết, các hành vi bị tố cáo bao gồm: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", "Trốn thuế", "Cưỡng đoạt tài sản" là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2020. Trong các chứng cứ người tố cáo cung cấp, có chứng cứ tố cáo tập đoàn Tân Hải Phát cho vay lãi, bắt ký hợp đồng giả cách "chuyển nhượng tài sản", sau đó chiếm đoạt luôn tài sản "cầm cố". Người tố cáo cũng cho biết thêm, việc trả lãi định kỳ thể hiện bằng giấy tờ đặt cọc mua cổ phần và thực chất không có giao dịch mua bán, các bên chỉ làm hợp đồng giả cách mua 100% cổ phần với giá 350 tỷ đồng. Trong khi đó giá thực chất cao hơn nhiều lần. Cụ thể, theo báo Vietnamnet cho biết, năm 2017, công ty Kim Oanh Đồng Nai thỏa thuận mua 100% vốn điều lệ của Công ty Minh Thành Đồng Nai với giá mua 530 tỷ đồng.  Đến tháng 12/2019, Kim Oanh Đồng Nai đã thanh toán 265 tỷ đồng và nhận 50% cổ phần của Minh Thành Đồng Nai, đồng thời đang thỏa thuận chuyển nhượng 50% còn lại. Để thanh toán, Kim Oanh Đồng Nai đã tìm đến vay 350 tỷ đồng từ gia đình ông Thanh, lãi suất 3%/tháng Điều kiện khoản vay trên là 2 Hợp đồng mua bán: các cổ đông cũ của Minh Thành Đồng Nai bán 50% cổ phần cho bà Bích. bà Phương và công ty TCS với giá 115 tỷ đồng và Kim Oanh Đồng Nai cũng bán 50% cổ phần đã mua với giá 235 tỷ đồng. Các bên còn thỏa thuận khi khoản vay 350 tỷ đồng được trả đúng hạn, bà Bích, bà Phương và Công ty TCS sẽ bán lại 100% cổ phần cho các bên bán. Việc trả lãi định kỳ thể hiện bằng giấy tờ đặt cọc mua cổ phần và thực chất không có giao dịch mua bán, các bên chỉ làm hợp đồng giả cách mua 100% cổ phần với giá 350 tỷ đồng. Trong khi đó giá thực chất cao hơn nhiều lần, minh chứng năm 2017 Công ty Kim Oanh Đồng Nai đã thỏa thuận giá mua lên đến 530 tỷ đồng.  Giữa tháng 8/2020, Kim Oanh Đồng Nai đã chuyển 350 tỷ đồng cho công ty Tân Hiệp Phát nhưng bà Phương đã chuyển trả lại số tiền và không trả lại dự án. Không những thế, trước khi vay 350 tỷ đồng, Tân Hiệp Phát đã yêu cầu Kim Oanh Đồng Nai thanh lý hợp đồng mua 100% vốn công ty Minh Thành Đồng Nai Các hành vi ký kết hợp đồng giả cách mua bán dưới dạng đặt cọc nhằm che giấu hành vi cho vay nặng lãi, chiếm đoạt tài sản đặt cọc. Trong quá trình điều tra đến nay, Công an điều tra có đủ căn cứ xác định hành vi của ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và đã khởi tố các bị can nêu trên. Lý do cho việc các bị can bị khởi tố, bởi vì, bà Phương và bà Bích đã nhận được 100% cổ phần của các bị hại là Kim Oanh Đồng Nai và Minh Thành Đồng Nai bằng hợp đồng mua bán. Sau đó, các đối tượng đến thời hạn bán lại nhưng không thực hiện và chiếm đoạt 100% công ty Minh Thành Đồng Nai với giá thấp hơn rất nhiều giá thị trường.  Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017, hành vi trên được coi là làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cụ thể: “Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer liên quan đến vụ việc gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát bị khởi tố. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn, đại diện các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tự xưng luật sư để lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ của nhiều người, Tạ Yến Oanh bị TAND tỉnh Bạc Liêu tuyên phạt 17 năm tù. Ngày 6.4, sau 2 ngày xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Bạc Liêu tuyên phạt bị cáo Tạ Yến Oanh (45 tuổi, ngụ P.2, TP.Bạc Liêu, Bạc Liêu) 17 năm tù về 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo cáo trạng, ngày 26.3.2018, Văn phòng luật sư T.V.L. (khóm 2, P.7, TP.Bạc Liêu) ký hợp đồng cộng tác với bị cáo Oanh. Theo hợp đồng, công việc của Oanh là tham gia tư vấn pháp luật cho khách hàng; quản lý chi nhánh văn phòng; giải quyết các công việc của văn phòng theo ủy quyền của trưởng văn phòng. Mặc dù chỉ hoàn thành lớp đào tạo luật sư, chưa được cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng khi tiếp xúc với khách hàng, Oanh đều xưng danh là luật sư và in danh thiếp "luật sư Tạ Yến Oanh" để đưa cho khách hàng. Oanh lấy danh nghĩa Văn phòng luật sư T.V.L. để ký hợp đồng pháp lý nhưng không báo cáo cho trưởng văn phòng biết trước và sau khi ký hợp đồng pháp lý, cùng các tài liệu khác khi giao dịch với khách hàng. Để tạo lòng tin với khách hàng, Oanh tự đặt con dấu hình chữ nhật có nội dung "Văn phòng Luật sư T.V.L - chi nhánh Bạc Liêu" kèm địa chỉ cụ thể để đóng dấu khi ký kết hợp đồng pháp lý với khách hàng. Đối với các vụ án, vụ việc ở lĩnh vực dân sự, hành chính, sau khi ký hợp đồng pháp lý với khách hàng, Oanh yêu cầu làm hợp đồng ủy quyền cho Oanh là người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng. Thực tế, Oanh chỉ làm một số thủ tục nhằm tạo lòng tin cho khách hàng, chứ không tham gia tố tụng như thỏa thuận. Đối với các vụ án hình sự, Oanh ký hợp đồng pháp lý nhận đủ tiền của khách hàng nhưng không cử luật sư bào chữa theo thỏa thuận hợp đồng đã ký. Đa số các văn bản khi ký với khách hàng, Oanh đều cam kết thực hiện công việc đạt theo mong muốn của khách hàng, nhưng thực tế không có vụ án, vụ việc nào có được kết quả như đã cam kết. Ngoài ra, Oanh còn lấy danh tính một số người có chức danh, chức vụ của ngành TAND các cấp để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Hành động của Oanh chính là lời cảnh báo đến những khách hàng nhẹ dạ, cả tin giao phó tiền và công việc quan trọng của mình cho người như Oanh. Để không bị lừa khách hàng hãy tỉnh táo tìm đến những Công ty luật uy tín có địa điểm, trụ sở, kinh nghiệm làm việc và xem xét các giấy tờ tùy thân của các luật sư khi cần thiết. Và hay liên hệ và giao việc của mình cho Công ty Luật Vietlawyer để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một các tối ưu nhất.
 
hotline 0927625666