PHÁP LUẬT HÔM NAY

Thông tin ông "trùm buôn siêu xe" Phan Công Khanh (biệt danh Khanh Super) bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM tạm giữ để điều tra hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đang xuất hiện kín các mặt báo gây nên không ít thắc mắc trong dư luận nếu thực sự Khanh vi phạm pháp luật thì sẽ phải đối diện với hình phạt nào? Dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, Công ty VietLawyer xin cung cấp một số thông tin như sau:  1. Xử phạt hành chính đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Trước hết, nếu hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu hạn; cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Cụ thể:  Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; Ngoài ra, theo Khoản 2, Điều 4 của Nghị định này mức xử phạt đối với trường hợp tổ chức phạm tội là gấp đôi mức xử phạt đối với cá nhân phạm tội. 2. Hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản trong quy định của luật hình sự Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định các khung hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là từ phạt cải tạo không giam giữ 03 năm cho đến nặng nhất là 20 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.  Cụ thể: Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Theo thông tin đơn tố giác đến cơ quan điều tra thì Khanh Supper đã có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với giá trị 10.000.000.000 đồng, đối chiếu vào quy định của pháp luật có thể thấy anh ta sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/   
Vừa qua ngày 08/7/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 819/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hạ tầng phòng cháy, chữa cháy thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Công ty VietLawyer xin cung cấp một số thông tin để bạn đọc có thể nắm được nội dung của quyết định như sau:  1. Đảm bảo mỗi đơn vị hành chính cấp huyện có tối thiểu 01 đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Theo dự thảo, mục tiêu đến năm 2030, phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy đồng bộ, hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam và hướng tới đạt trình độ của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Kết nối đồng bộ hạ tầng phòng cháy và chữa cháy với mạng lưới hạ tầng kỹ thuật của quốc gia; hạn chế sự gia tăng nguy cơ cháy, nổ, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ con người và tài sản, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, với một số mục tiêu cụ thể như sau: Xây dựng hệ thống trụ sở, trang thiết bị và công trình phục vụ phòng cháy và chữa cháy, trong đó ưu tiên xây dựng trụ sở của đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại những khu vực trung tâm và các khu vực trọng điểm về phòng cháy và chữa cháy, bảo đảm mỗi đơn vị hành chính cấp huyện có tối thiểu 01 đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và công trình phục vụ ứng phó khẩn cấp, chữa cháy, quản lý vận hành, kiểm định kỹ thuật và nghiên cứu khoa học - công nghệ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. .. đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính quy, tinh nhuệ và hiện đại. Bảo đảm đủ điều kiện thành lập và hoạt động của các đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành, đội dân phòng phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương theo quy định của pháp luật. 2. Phát triển đồng bộ hệ thống cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ phòng cháy, chữa cháy Phát triển đồng bộ mạng lưới cấp nước phòng cháy và chữa cháy, đảm bảo yêu cầu về lưu lượng và áp lực dòng chảy theo tiêu chuẩn quy định, quy chuẩn kỹ thuật phòng cháy và chữa cháy; khai thác tối đa và sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy. Phát triển đồng bộ các loại hình giao thông đảm bảo yêu cầu phòng cháy và chữa cháy; từng bước cải tạo, nâng cấp các tuyến đường, ngõ, hẻm trong các khu dân cư đảm bảo xe chữa cháy sẵn sàng hoạt động khi xảy ra cháy, nổ tai nạn, sự cố. Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ hoạt động phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, hệ thống trung tâm thông tin chỉ huy; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy chữa cháy và xử lý tin báo sự cố; đảm bảo kết nối, đồng bộ với hệ thống thông tin chỉ huy ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành của từng bộ, ngành và địa phương; hoàn thiện chuyển đổi số và triển khai dịch vụ công mức độ cao nhất đối với lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. 3. Phân vùng hạ tầng phòng cháy và chữa cháy Quyết định nêu rõ Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy đến năm 2030 bao gồm: Phân vùng hạ tầng phòng cháy và chữa cháy; phương hướng phát triển mạng lưới trụ sở, doanh trại và công trình phục vụ phòng cháy và chữa cháy; phương hướng phát triển hệ thống cung cấp nước phục vụ phòng cháy và chữa cháy; phương hướng phát triển hệ thống giao thông phục vụ phòng cháy và chữa cháy; phương hướng phát triển hệ thống thông tin liên lạc phục vụ phòng cháy và chữa cháy. Trong đó, về phân vùng hạ tầng phòng cháy và chữa cháy, căn cứ Quy hoạch tổng thể quốc gia và đặc thù của lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy, quy hoạch hạ tầng về phòng cháy và chữa cháy được chia thành 06 vùng. Mỗi vùng có các địa phương trung tâm và địa phương trọng điểm để được ưu tiên đầu tư nhằm phục vụ các địa phương trong vùng và giáp ranh khi có nhu cầu. 4.  Phương hướng phát triển mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ phòng cháy và chữa cháy Về phương hướng phát triển mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ phòng cháy và chữa cháy, theo Quyết định, xây dựng trụ sở, doanh trại, công trình của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau Ở Trung ương gồm:  1- Cơ quan Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;  2- Trung tâm thông tin chỉ huy điều hành quốc gia về phòng cháy, chữa cháy gắn với triển khai "Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố";  3- Trung tâm Huấn luyện và ứng phó về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (khu vực miền Bắc, miền Nam và miền Trung);  4- Viện Nghiên cứu khoa học công nghệ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;  5- Kho phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;  6- Trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (khu vực miền Bắc, miền Nam và miền Trung);  7- Bảo tàng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Việt Nam;  8- Nâng cấp, cải tạo, xây mới trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ công tác giảng dạy, đào tạo, huấn luyện của Trường Đại học phòng cháy và chữa cháy.  Ở địa phương gồm:  1- Xây dựng mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó ưu tiên bố trí trụ sở các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các khu vực đô thị, các khu vực trọng điểm về phòng cháy và chữa cháy, đảm bảo mỗi đơn vị hành chính cấp huyện có tối thiểu 01 đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. 2- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, công trình phục vụ ứng phó khẩn cấp, huấn luyện, chỉ huy điều hành, kiểm định phương tiện và nghiên cứu khoa học - công nghệ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ,... đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô tính chất hoạt động của từng đơn vị, địa phương. 3- Các Trung tâm giáo dục cộng đồng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (bố trí tại các địa phương trung tâm của Vùng). 5. Thí điểm thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tình nguyện Bên cạnh đó, Quyết định nêu cụ thể việc bố trí trụ sở, công trình của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, cơ sở, dân phòng và tình nguyện. Cụ thể, xây dựng, bố trí trụ sở làm việc đối với các đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; đảm bảo điều kiện hoạt động cho các đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Bố trí, sắp xếp trụ sở làm việc và đảm bảo các điều kiện hoạt động cho lực lượng dân phòng phù hợp với tình hình, đặc điểm hoạt động ở địa phương. Nghiên cứu thí điểm xây dựng phương án bố trí địa điểm hoạt động cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tình nguyện tại các khu đô thị, khu dân cư, làng nghề và hộ gia đình hoạt động kinh doanh dịch vụ... 6. Đầu tư khoảng 89.332 tỷ đồng xây dựng hạ tầng phòng cháy, chữa cháy Quyết định nêu rõ, nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng phòng cháy và chữa cháy (mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình; hệ thống thông tin liên lạc) cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2030 dự kiến khoảng 89.332 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA, nguồn vốn địa phương hỗ trợ; nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, đóng góp tự nguyện, tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, trong đó chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước. Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng phòng cháy và chữa cháy tại các bộ, ngành, lĩnh vực và địa phương được xác định trong quá trình lập, phê duyệt các dự án cụ thể của các bộ, ngành, lĩnh vực và địa phương, được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/   
Việc toà án sẽ căn cứ vào tổng số tiền thu được hay số tiền mỗi bị cáo dùng đánh bạc để xem xét quyết định hình phạt cho các bị cáo đưa ra hiện nay vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Hôm nay, căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành Công ty Luật VietLawyer xin phép cung cấp một số thông tin để giải đáp thắc mắc này như sau:  Công văn 89/TANDTC-PC năm 2020 (đính chính bởi Công văn 136/TANDTC-PC năm 2020) quy định tại Mục 13, Phần I thì đối với tội đánh bạc sẽ tùy vào tùy vào vụ việc cụ thể mà xác định trách nhiệm hình sự và mức hình phạt của các bị cáo. Cụ thể như sau: 1. Trường hợp các bị cáo cùng đánh bạc với nhau Tòa án sẽ căn cứ vào tổng số tiền thu được trên chiếu bạc (tổng số tiền dùng vào việc đánh bạc) để xem xét trách nhiệm hình sự Số tiền mỗi bị cáo dùng để đánh bạc là một trong những căn cứ để Tòa án xem xét, đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm khi quyết định hình phạt đối với mỗi bị cáo. 2. Trường hợp con bạc đánh với chủ bạc Tòa án sẽ căn cứ vào số tiền từng bị cáo dùng vào việc đánh bạc để xác điịnh khung hình phạt và mức hình phạt  Số tiền các bị cáo dùng vào việc đánh bạc này sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chứng minh. 3. Quy định về khung hình phạt của tội đánh bạc trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Tội đánh bạc sẽ phải chịu 2 khung hình phạt tùy vào tính chất, mức độ vi phạm: - Áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm  - Áp dụng phạt từ từ 03 năm đến 07 năm - Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng Cụ thể như sau:  Điều 321. Tội đánh bạc 1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer để giải đáp thắc mắc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/   
Bảo hiểm trách nhiêm dân sự của chủ xe cơ giới là loại bảo hiểm bắt buộc phải mua tuy nhiên nhiều người lại không biết rằng khi có tai nạn xảy ra thì nhận tiền bảo hiểm ở đâu?   Công ty Luật VietLawyer xin cung cấp thông tin hướng dẫn thủ tục lấy bồi thường bảo hiểm xe máy khi bị tai nạn giao thông đường bộ căn cứ tại Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quy định như sau:  1. Thông báo cho công ty bảo hiểm Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi xảy ra tai nạn, người mua bảo hiểm hãy kiểm tra xem bảo hiểm mình mua của công ty bảo hiểm nào và thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử về tai nạn của mình đến với công ty đó. 2. Phối hợp giám định tổn thất Người mua bảo hiểm cùng với bên công ty bảo hiểm phối hợp thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Kết quả giám định phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan và chi phí giám định sẽ do công ty bảo hiểm chi trả. 3. Nhận tạm ứng bồi thường bảo hiểm Đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng thì trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của người được bảo hiểm về vụ tai nạn, công ty bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể: - Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: + 70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong. + 50% mức bồi thường Bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu. - Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: + 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong. + 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu. 4. Nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường  - Tài liệu liên quan đến xe, người lái xe (Bản sao công chứng hoặc Bản sao có xác nhận của công ty bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do người mua Bảo hiểm cung cấp: + Giấy đăng ký xe (hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có giấy đăng ký xe). + Giấy phép lái xe. + Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe. + Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của công ty bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do người mua bảo hiểm cung cấp: + Giấy chứng nhận thương tích. + Hồ sơ bệnh án. + Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn. - Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp: + Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra (trường hợp công ty bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, công ty bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này). + Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của công ty bảo hiểm. - Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an do công ty bảo hiểm thu thập trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với bên thứ ba và hành khách, bao gồm: + Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông; + Hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông. - Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất do công ty bảo hiểm lập được thống nhất giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm. Tiền bồi thường sẽ được chi trả trong vong 15 ngày kể từ khi công ty bảo hiểm nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường với mức trách nhiệm bảo hiểm với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe máy gây ra  tối đa là 150.000.000 đồng/ vụ tai nạn. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/         
Người sản xuất, kinh doanh, sử dụng "bóng cười" sẽ bị xử phạt như thế nào? -  Hiện nay, chúng ta rất dễ bắt gặp hiện tượng sử dụng bóng cười của người dân nói chung và nhất là thế hệ trẻ nói riêng tại Việt Nam trong các quán bar, club, quán cafe, karaoke hay thậm chí tại những khu vực vỉa hè, đường phố một cách tràn lan gây nên nhiều bức xúc. Không ít người có thắc mắc tại sao một chất gây nghiện núp bóng trò chơi như vậy lại có thể ngang nhiên hiện diện khắp mọi nơi? Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, công ty VietLawyer xin cung cấp một số thông tin để giải đáp những vấn đề xoay quanh vấn nạn "Bóng cười" 1. "Bóng cười" và tác hại kinh hoàng đối với sức khỏe Bóng cười có hình dạng với đúng tên gọi của nó là một quả bóng có màu hoặc không có màu, phổ biến nhất là bóng trong suốt hoặc bóng trắng. Nó thực chất chỉ là một quả bóng bay được bơm một loại khí có công thức hóa học là N2O (Dinito monoxit hay nitrous oxide). Loại khí hóa học này khi hít phải có khả năng tác động mạnh đến một điểm của hệ thần kinh gây cười, tạo cảm giác lâng lâng, sảng khóa cho người sử dụng. Do vậy nó có tên gọi phổ thông là “Bóng cười” Theo đánh giá của các chuyên gia y tế thì khí N2O hoàn toàn an toàn với người lớn và trẻ nhỏ nếu sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Loại khí này thường được sử dụng trong phẫu thuật và nha khoa với tác dụng giảm đau hoặc được sử dụng với các khí khác để làm thuốc gây mê, thuốc an thần, tạo độ lạnh trong dụng cụ phẫu thuật. Bên cạnh đó khí N2O còn được ứng dụng trong việc sản xuất chất dẫn bán, giám sát chất thải, dùng trong thí nghiệm phân tích, tăng năng suất động cơ xe và thậm chí là ứng dụng để làm kem tươi. Mặt khác khí N2O đã được chứng minh hiệu quả khi áp dụng trong một số biện pháp cai nghiên rượu. Phương pháp điều trị trạng thái cai rượu nhẹ đến trung bình dùng khí N2O đã được áp dụng thành công trong 10 năm trên 07 nghìn trường hợp thử nghiệm.  Tuy nhiên, khí N2O chỉ có những tác dụng tốt nêu trên nếu như được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, theo đúng yêu cầu, định lượng quy định. Việc sử dụng một cách vô tổ chức, tràn lan và lâu dài loại chất khí này sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn, để lại những hậu quả hết sức nguy hiểm. Giới trẻ hiện nay đa phần sử dụng khí này vào để làm giảm stress, giải trí, tìm đến khoái cảm thông qua một quả bóng được bơm khí N2O quá liều. Việc sử dụng bóng cười sẽ tao cho người dùng cảm giác hưng phấn, vui vẻ nhưng nếu sử dụng một cách thường xuyên thì người dùng sẽ có biểu hiện bị châm chích ở đầu các chi, đi đứng loạng choạng, các rối loạn về khí sắc, rối loạn về trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, sinh hoạt, đặc biệt là rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp là trường hợp hết sức nguy hiểm. Bên cạnh đó cũng gây thiếu máu, thiếu B12… và việc sử dụng quá nhiều, với liều lượng vượt quá mức cho phép trong một thời gian dài thì sẽ gây nên các bệnh lý về mắt như gây kích ứng mắt, mũi, họng, gây khó thở, thở khò khè, gây tức ngực, nghẹt thở, sẽ xuất hiện những cơn co giật, nhịp tim nhanh, môi và chân tay tái xanh, đột quỵ và thậm chí dẫn đến tử vong nếu như sử dụng cùng lúc với ma túy, chất hướng thần.  Như vậy có thể thấy tác dụng hai mặt của loại khí này sẽ phụ thuộc vào liều dùng của người sử dụng. Nếu biết tiết chế, sử dụng một cách an toàn, có khoa học thì đó là một chất có ích trong công nghệ khoa học, ứng dụng thực tiễn. Nhưng một khi sử dụng một cách tràn lan, vô tổ chức thì nó gây hại trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của người sử dụng, tính mạng và đặc biệt là hiện tượng ảo giác, rối loạn tâm thần dễ thấy nhất ở người sử dụng bóng cười, đây là nguyên nhân của bao nhiêu trường hợp tai nạn giao thông, con cái giết cha mẹ,… ảnh hưởng không nhỏ đến những người vô tội. 2. "Bóng cười" không bị cấm sử dụng  Với những tác hại khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người như đã phân tích ở trên. Nhưng hành vi sử dụng bóng cười này lại không bị pháp luật cấm, cũng như không bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự cho dù sử dụng quá liều hay không sử dụng quá liều bởi "Bóng cười" không nằm trong danh mục chất ma túy và tiền chất theo quy định tại Nghị định 73/2018/NĐ-CP. Như vậy tóm lại thì việc sử dụng bóng cười không bị pháp luật Việt Nam cấm sử dụng bóng cười nhưng lại nghiêm cấm các hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép khí N2O trong công nghiệp. Việc sử dụng bóng cười thường xuyên để lại rất nhiều hệ lụy cho chính bản thân người sử dụng và xã hội. Vì vậy mặc dù không bị xử phạt, không bị cấm dùng bóng cười nhưng người dân cũng nên hạn chế sử dụng loại kích thích ảo giác này. Nếu như việc sử dụng bóng cười mà khiến người sử dụng bị ảo giác, kích động mạnh, gây ra những tội ác như giết người, đánh người, gây tai nạn giao thông… thì vẫn sẽ bị xử phạt và truy cứu trách nhiệm hình sự với từng loại tội tương ứng.  3. Người sản xuất, kinh doanh "Bóng cười" sẽ bị xử phạt như thế nào?   Hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh bóng cười sẽ bị xử lý vi phạm quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp tại Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP). Cụ thể: – Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. – Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: + Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; + Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. – Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quy định về cấp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp khi có thay đổi về thông tin của cá nhân, tổ chức. – Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh không đúng địa điểm, quy mô, chủng loại hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ghi trong Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. – Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà không có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hoặc tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng: – Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP và từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP. – Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc nộp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP; + Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 5 và khoản 6 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP. Hiện nay, những vi phạm quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chỉ bị xử lý vi phạm hành chính chứ chưa có quy định xử lý hình sự.  Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Hành vi mua bán giấy khám sức khỏe giả sẽ bị xử lý như thế nào? Những tờ giấy khám sức khỏe được rao bán công khai, thậm chí được “ship” tận nơi như mua bán rau, giá chỉ rẻ bằng nửa so với việc người dân phải trực tiếp vào bệnh viện để khám đang là những lời quảng cáo gây sốt trên mạng xã hội. Việc cấp khống và bán Giấy khám sức khỏe giả không chỉ gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, mà còn khiến uy tín của các cơ sở khám, chữa bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và còn nhiều những hệ lụy khác. Việc mua bán Giấy khám sức khỏe diễn ra công khai như vậy nguyên nhân do đâu? Quy định xử lý của pháp luật như thế nào?   1. Quy trình cấp giấy khám sức khỏe theo đúng quy định: Theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT về hướng dẫn khám sức khỏe (áp dụng cho khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe khi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các đối tượng khác…) thủ tục khám sức khỏe được quy định như sau: Bước 1: Người khám chữa bệnh chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe theo quy định của pháp luật Điều 4 Thông tư 14/2013/TT- BYT quy định về  hồ sơ khám sức khỏe như sau: -Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK. -  Hồ sơ KSK của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư , có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK. – Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị KSK nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Giấy KSK theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó. – Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm:  Sổ KSK định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;  Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng. Người nộp hồ sơ khám chữa bệnh tiến hành cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình trong phần tiền sử của đối tượng khám sức khỏe… Bước 2: Người khám bệnh tiến hành nộp hồ sơ khám chữa bệnh nộp hồ sơ về đơn vị khám chữa bệnh theo điều 5 Thông tư số 14/2013/TT-BYT cụ thể như sau: Điều 5. Thông tư 14/2013/TT- BYT quy định  Thủ tục khám sức khỏe như sau 1. Hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở KSK. 2. Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc: a) Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK; b) Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu theo quy định tại Điểm a Khoản này đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư này; c) Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được KSK đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này; d) Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người giám hộ của người được KSK (nếu có); đ) Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình. Giấy KSK được cấp 01 (một) bản cho người được KSK. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy KSK thì cơ sở KSK thực hiện như sau: a) Tiến hành việc nhân bản (photocopy) Giấy KSK đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy KSK được nhân bản theo yêu cầu của người được KSK; b) Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy KSK bản photocopy và đóng dấu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này. 2. Thời hạn trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ: a) Đối với trường hợp KSK đơn lẻ: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc KSK, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện KSK; b) Đối với trường hợp KSK tập thể theo hợp đồng: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng. 3. Giá trị sử dụng của Giấy KSK, kết quả KSK định kỳ: a) Giấy KSK có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; Đối với KSK cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy KSK theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc; b) Kết quả KSK định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.  Sau khi nhận được các giấy tờ của người yêu cầu khám sức khỏe thì các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện các công việc theo đúng quy trình như đối chiếu các hồ sơ giấy tờ, và thực hiện việc khám chữa bệnh theo từng chuyên khoa. Sau đó trả kết quả cho người yêu cầu khám sức khỏe theo quy định. Nếu có các hành vi khám sức khỏe không đúng các trình tự, thủ tục theo quy định đều là các hành vi vi phạm pháp luật. – Cơ sở khám chữa bệnh đối chiếu ảnh trong giấy khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe; Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu ảnh và hướng dẫn quy trình khám sức khỏe cho đối tượng khám sức khỏe sau đó khám sức khỏe theo quy trình; – Kết luận và trả giấy khám sức khoẻ. Đối với các trường hợp khám sức khỏe không đúng các trình tự, thủ tục nêu trên hoặc không đến khám sức khỏe thực tế mà mua giấy khám sức khỏe (dù giấy khám sức khỏe đúng là do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp với con dấu và chữ ký chính xác) đều coi là giấy khám sức khỏe giả. 2. Thế nào là Giấy khám sức khỏe giả? Theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT về hướng dẫn khám sức khỏe (áp dụng cho khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe khi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các đối tượng khác…) thủ tục khám sức khỏe được quy định như sau: – Đối tượng khám sức khỏe đến cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khoẻ theo quy định, nộp Giấy khám sức khỏe theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT; Cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình trong phần tiền sử của đối tượng khám sức khỏe… – Cơ sở khám chữa bệnh đối chiếu ảnh trong giấy khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe; Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu ảnh và hướng dẫn quy trình khám sức khỏe cho đối tượng khám sức khỏe sau đó khám sức khỏe theo quy trình; – Kết luận và trả giấy khám sức khoẻ. Như vậy, đối với các trường hợp khám sức khỏe không đúng các trình tự, thủ tục nêu trên hoặc không đến khám sức khỏe thực tế mà mua giấy khám sức khỏe (dù giấy khám sức khỏe đúng là do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp với con dấu và chữ ký chính xác) đều coi là giấy khám sức khỏe giả. 3. Mức phạt hành chính với hành vi mua bán, sử dụng giấy khám sức khỏe giả: Mua giấy khám sức khỏe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 46 Nghị định 117/2020/NĐ-CP nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, cụ thể, phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu. 4. Xử phạt hành vi mua bán và sử dụng giấy tờ giả: Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015  sửa đổi năm 2017 quy định Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Thứ nhất, khách thể của tội phạm: Đối tượng tác động là con dấu giả, giấy tờ giả, tài liệu giả; đối tượng bị xâm phạm là hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, cụ thể là là về con dấu, giấy tờ, tài liệu khác. + Chủ thể của tội phạm: Chủ thể thường là người đủ tuổi (đủ 16 tuổi trở lên), đủ năng lực trách nhiệm hình sự + Khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan, được thể hiện qua các hành vi cụ thể sau: Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức; Sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. – Hậu quả: Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm của tội này. Hậu quả làm ảnh hưởng về tài sản của công dân, và của cả nhà nước; Gây rối loạn việc quản lý hành chính Nhà nước về quản lý giấy tờ tài, tài liệu; Gây hoang mang cho người dân khi tham gia vào các giao dịch của mình… + Mặt chủ quan của tội phạm Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý – biết rõ con dấu, giấy tờ, tài liệu này là giả nhưng vẫn sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa dối người khác để trục lợi. Như vậy, đối với người sử dụng tài liệu giả (giấy khám sức khỏe giả) để thực hiện hành vi trái pháp luật có thể bị phạt tiền từ 30 triệu – 60 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Hiện nay, khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 7 năm tù giam đối với hành vi: Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng. 5. Xử phạt cán bộ, công chức viên chức khi sử dụng giấy khám sức khỏe giả: -Trường hợp người sử dụng giấy tờ giả là cán bộ, công chức, viên chức Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thì sẽ bị xử lý như sau: Điều 13. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm; 2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này; 3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị; 4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền; Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về hành vi mua bán giấy khám sức khỏe giả sẽ bị xử lý như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Với cách chơi đơn giản, dễ trúng thưởng, tài xỉu online hiện đang là trò chơi thịnh hành ở Việt Nam, thu hút đông đảo người chơi, nhất là giới trẻ. Vậy, chơi tài xỉu online có bị coi là đánh bạc qua mạng không? Có bị bắt không?  1. Tài xỉu là gì? Chơi tài xỉu trên mạng có phải là đánh bạc?  Ở Việt Nam, tài xỉu online được biết đến với nhiều dạng cá cược khác nhau như trong game, trong bóng đá,… Theo đó, tài xỉu là một kiểu cá cược mà ở đó nhà cái đưa ra một con số dự đoán cho một trận đấu, sau đó người chơi sẽ đặt cược con số thực tế trong trận đấu sẽ cao hơn hay thấp hơn con số đó. Trường hợp đặt trúng cửa, người đặt cược sẽ chiến thắng, còn ngược lại thì bị coi là thua cuộc. Ngoài ra, tài xỉu còn được chơi theo hình thức sử dụng 03 viên xúc xắc có 06 mặt với các điểm theo thứ tự từ 01 đến 06. Người chơi sẽ tham gia với hình thức cược tổng số điểm hiển thị của 03 mặt xúc xắc. Trong đó: - Tổng điểm các xúc xắc là 4 - 10: Cửa Xỉu thắng. - Tổng điểm của 03 mặt xúc xắc là 11 - 17: Cửa Tài thắng… Nhìn chung, tài xỉu ở Việt Nam có nhiều biến thể khác nhau, tuy nhiên dù là chơi dưới hình thức nào thì tài xỉu vẫn mang bản chất là một trò chơi thắng - thua từ việc đặt cược. Trong khi đó, đánh bạc là hành vi tham gia vào trò chơi thắng, thua kèm theo sự được, mất các lợi ích vật chất như: Tiền, hiện vật,... một cách bất hợp pháp. Tại Công văn 196/TANDTC-PC năm 2018 có hướng dẫn như sau "Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự được hiểu là việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến (như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc). Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác như là phương tiện để liên lạc với nhau (ví dụ: nhắn tin qua điện thoại, qua email, zalo, viber.... để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa...) mà không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự."  Hiện nay, pháp luật không cấm tổ chức và chơi các game bài, cá cược nhưng nghiêm cấm hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Do đó, trường hợp chơi tài xỉu mà được, mất bằng tiền thật hoặc hiện vật có giá trị online thì có thể bị coi là sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội đánh bạc trái phép. 2. Chơi tài xỉu online bị phạt như thế nào? Liệu có đến mức phải đi tù không?  Tùy vào số tiền và giá trị hiện vật dùng để chơi tài xỉu, người chơi có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tại Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành chính hành vi đánh bạc trái phép như sau: "Hành vi đánh bạc trái phép 1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác; b) Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng; c) Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép; d) Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép; đ) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây: a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc; c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép. 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây: a) Làm chủ lô, đề; b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền. 6. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này; b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này; c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này. 7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này." Theo quy định như trên, người có hành vi chơi tài xỉu online nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi ích bất hợp pháp có được. Tại Điều 321 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 có quy định về tội đánh bạc như sau: "Tội đánh bạc 1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng." Như vậy, theo quy định như trên, người có hành vi chơi tài xỉu online trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi liên quan hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc nhưng tái phạm thì có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về hành vi chơi tài xỉu online sẽ bị xử lý như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Các đối tượng khủng bố ở Đắk Lắk sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Vụ nổ súng tại Đắk Lắk xảy ra vào sáng ngày 11/6/2023 trên địa bản tỉnh Đắk Lắk một nhóm đối tượng có trang bị súng tấn công vào 2 trụ sở đồn công an xã Ea Tiêu và Ea Ktur. Vụ khủng bố đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi làm 09 người chết, 02 người bị thương, bắt giữ 03 con tin. Cùng ngày, Bộ Công an đã huy động nhiều lực lượng cảnh sát và cơ động phối hợp cùng quân sự địa phương triển khai truy bắt các nhóm đối tượng chống phá này.  Các đối tượng bị bắt giữ. Ảnh: Cổng thông tin Bộ Công an/TTXVN phát Ngày 23/6 vừa qua, trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an đã thông tin rằng, đối với vụ khủng bố ở Đắk Lắk Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra Quyết định số 05/QĐ-ANĐT khởi tố vụ án “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; che giấu tội phạm; không tố giác tội phạm và tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép”. Đồng thời cơ quan chức năng đã ra các Quyết định khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với: 75 bị can về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” (theo Điều 113 Bộ Luật hình sự năm 2015), khởi tố 07 bị can về tội “không tố giác tội phạm” (Điều 390 Bộ Luật hình sự năm 2015), 01 bị can về tội “che giấu tội phạm” (Điều 389 Bộ Luật hình sự năm 2015), 01 bị can về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép” (Điều 348 Bộ Luật hình sự năm 2015). Bộ Công an đánh giá, đây là vụ khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hành vi của các đối tượng rất man rợ, mất nhân tính, thể hiện quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng.  Theo Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương – Giám đốc công ty Luật VietLawyer cho rằng: “Các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện hoặc đứng sau sẽ bị xử lý tương xứng với mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật”. Cụ thể như sau: - Đối với tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân: *Hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gồm 5 nhóm hành vi: Thứ nhất là nhóm hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, quyền tự do thân thể của con người; thứ hai là nhóm hành vi xâm phạm tài sản; thứ ba là nhóm hành vi xâm hại hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; thứ tư là nhóm hành vi thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố và thứ năm là các hành vi trợ giúp tổ chức khủng bố. *Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích phạm tội được quy định là: + Mục đích chống chính quyền nhân dân hoặc; + Mục đích gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trong trường hợp nạn nhân của hành vi phạm tội là người nước ngoài, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế). *Khung hình phạt Pháp luật quy định 03 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội. Khung hình phạt có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình được quy định cho trường hợp xâm phạm tính mạng nạn nhân, phá hủy tài sản. Khung hình phạt có mức phạt tù từ 10 năm đến 15 năm được quy định cho một trong các trường hợp sau: – Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tài trợ khủng bố; – Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; – Xâm phạm sức khoẻ hoặc tự do thân thể của nạn nhân; – Chiếm giữ, làm hư hại tài sản hoặc – Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử. Khung hình phạt có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp nạn nhân bị đe dọa thực hiện một trong các hành vi được quy định tại khoản 1 hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần. Khung hình phạt có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được quy định cho chuẩn bị phạm tội./. - Đối với tội không tố giác tội phạm Một người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không tố giác tội phạm nếu như họ có hành vi không “tố giác”, tức là không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về việc phạm tội của người khác khi họ là người phát hiện và biết rõ hành vi phạm tội này, dù hành vi phạm tội đó đang ở giai đoạn chuẩn bị thực hiện, đã được thực hiện hay đang trong quá trình thực hiện. Căn cứ theo quy định Điều 390 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015 về Tội không tố giác tội phạm thì khi một người đáp ứng đầy đủ cấu thành của Tội không tố giác tội phạm, họ sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Đối với tội che giấu tội phạm Tội che giấu tội phạm thể hiện ở hành vi không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, cũng như các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, tức là đã bằng hành động tích cực nhằm che giấu một trong những tội phạm được liệt kê tại Điều 389 Bộ luật hình sự. Hành vi che giấu tội phạm mà có hứa hẹn trước được coi là đồng phạm về một tội phạm cụ thể. Hành vi che giấu tội phạm gây khó khăn cho việc điều tra, phát hiện tội phạm, cản trở việc tìm ra và xử lý người phạm tội, cản trở việc khắc phục hậu quả của tội phạm và có khi còn khuyến khích người phạm tội. Điều 389 Bộ luật hình sự quy định chế tài đối với tội phạm này bao gồm 2 khung hình phạt - Khung hình phạt thứ nhất được áp dụng khi vi phạm vào Khoản 1 Điều 389, người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến năm. - Khung hình phạt thứ hai được áp dụng khi phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội thì bị phạt tù từ 02 năm đến  năm. - Đối với tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép Hành vi khách quan của tội phạm gồm hành vi tổ chức, hành vi môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép và hành vi tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép. Tổ chức là chủ mưu, cầm đầu, vạch kế hoạch cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép. Môi giới là hành vi giới thiệu, làm chung gian giữa người xuất, nhập cảnh trái phép; người ở lại Việt Nam trái phép với người tổ chức việc xuất nhập cảnh, ở lại Việt Nam trái phép. Hậu quả của tội phạm không phải dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm hành vi khách quan xảy ra. Như vậy, qua quá trình điều tra, lấy lời khai của các đối tượng, tùy vào từng hành vi cụ thể, hậu quả của các hành vi đó gây ra, các cá nhân sẽ phải chịu mức hình phạt với các tội danh cụ thể tương ứng với các tình tiết, tính chất của vụ án.
Thay đổi về mức đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ 1/7/2023 như thế nào? - Căn cứ theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14-5-2023 mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có sự thay đổi từ ngày 1/7/2023. Vậy nên, mức đóng, mức hưởng BHXH, BHYT cũng có sự thay đổi. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức lương cơ sở là căn cứ đóng, nộp, thụ hưởng một số chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nên từ thời điểm 1/7/2023, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng có sự thay đổi. Trên quy định pháp luật hiện hành Công ty Luật VietLawyer gửi tới quý vị và bạn đọc những thay đổi về mức đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ ngày 1/7/2023. 1. Đối với bảo hiểm xã hội Căn cứ vào khoản 1 điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau: "Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất." Và căn cứ khoản 1 điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: "Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở." Từ ngày 01/7/2023 thì mức lương cơ sở chính thức tăng lên 1.8 triệu đồng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Do đó. tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2023 là 36.000.000 đồng. 2. Đối với bảo hiểm thất nghiệp Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm 2013 thì tiền lương làm căn cứ đóng BHTN đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiển chế độ tiền lương do Nhà nước quy định như sau: "Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp." Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 36.000.000 đồng. 3. Đối với bảo hiểm y tế Theo quy định tại Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì: "Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế 1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm nên nghề (nếu có). 2. Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động. 3. Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng. 4. Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở. 5. Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở." Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm y tế tối đa là 36.000.000 đồng. Bên cạnh đó, mức đóng BHXH bắt buộc tăng lên nên chế độ thụ hưởng các chính sách dự kiến cũng tăng, chi tiết theo bảng dưới đây: Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Bãi bỏ chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 11/2023/TT-BGDĐT bãi bỏ Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học. Chương trình chất lượng cao là chương trình đào tạo có các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra cao hơn chương trình đào tạo đại trà tương ứng, đồng thời đáp ứng các tiêu chí và điều kiện tại quy định này.  Từ ngày 16/06/2023, các quy định liên quan đến chương trình chất lượng cao sẽ được bãi bỏ.  Các khóa tuyển sinh Chương trình đào tạo chất lượng cao theo Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT sẽ trước thời điểm ngày 16/06/2023 sẽ tiếp tục thực hiện cho đến hết khóa học  Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu các quy định về giáo dục, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
Bán thuốc hết hạn sử dụng bị xử phạt thế nào? - Anh P.Phú (Hà Nam) Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời anh như sau: Theo khoản 6 Điều 58 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính với hành vi mua, bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đã hết hạn dùng; chưa có giấy phép nhập khẩu hoặc chưa có giấy đăng ký lưu hành, trừ trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc không phải đăng ký trước khi lưu hành theo một trong các mức sau đây: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị dưới 5.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, còn bị áp dụng xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo điểm b, c khoản 8 và khoản 9 Điều 58 Nghị định 117/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 124/2021/NĐ-CP) như sau: - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng; + Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng; - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc hết hạn dùng. * Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Sáng 2/6/2023, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Theo nghị quyết, Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên tại kỳ họp thứ bảy (tháng 5-2024). Trước đó, tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Tiến cũng đã trình bày tờ trình tóm tắt đề nghị xây dựng dự án luật này. Mục đích của việc xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên là nhằm xây dựng một đạo luật chuyên biệt về tư pháp người chưa thành niên; nâng cao hiệu quả phòng, chống vi phạm pháp luật; bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên tham gia tố tụng và thúc đẩy việc tái hòa nhập của người chưa thành niên. Báo cáo cũng nhận định thời hạn tối đa của hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên so với các chuẩn mực quốc tế là quá dài (18 năm đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên và 12 năm đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi)… Theo TAND Tối cao, quy định hiện nay tại Bộ luật hình sự khiến Viện kiểm sát chỉ có quyền truy tố theo khung hình phạt luật định, trong khi thẩm quyền của tòa án được quyền tuyên mức án nhẹ hơn mức áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Điều này chưa bảo đảm nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Ngoài ra, BLHS chỉ quy định mức hình phạt cao nhất đối với người chưa thành niên không quá 3/4 mức phạt tù hoặc 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định nhưng chưa quy định cho phép giới hạn mức thấp nhất của khung hình phạt. Điều này dẫn đến thực tế nhiều trường hợp người chưa thành niên không đủ điều kiện quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự ở mức hình phạt thấp nhất của khung hình phạt đã truy tố là chưa phù hợp. Tăng thẩm quyền truy tố cho viện kiểm sát TAND tối cao đề xuất đổi mới, xây dựng quy trình thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi. Ví dụ, phòng lấy lời khai, phòng xử án sẽ có màu xanh, cùng mặt phẳng, bố trí bàn ghế kiểu văn phòng; người tiến hành tố tụng không mặc trang phục ngành mà mặc trang phục làm việc hành chính. Hay như không được lấy lời khai sau 19 giờ, trừ trường hợp phạm tội có tổ chức, phức tạp và cần ngăn chặn người khác phạm tội; cha mẹ, người chăm sóc hoặc người lớn hỗ trợ khác được thông báo và có mặt trong toàn bộ quá trình tố tụng; thời hạn điều tra, truy tố, xét xử không quá 3/4 thời hạn pháp luật quy định đối với các trường hợp tương ứng… Đặc biệt, TAND tối cao đề xuất cho phép viện kiểm sát được quyền truy tố người chưa thành niên theo mức hình phạt chỉ bằng 1/2 mức hình phạt trong khung hình phạt tương ứng khi đáp ứng đủ 3 điều kiện. Thứ nhất, người chưa thành niên (từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi) phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, người chưa thành niên (từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi) phạm tội rất nghiêm trọng, thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu hoặc tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và không đủ điều kiện được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. Thứ hai, có sự đồng ý, thỏa thuận với bị hại. Thứ ba, bị can thú nhận hành vi phạm tội trước khi ra bản cáo trạng.  
 
hotline 0927625666