PHÁP LUẬT HÔM NAY

Pháp luật có cấm hành vi ngược đãi người lao động không? Hình thức xử phạt nào sẽ được áp dụng khi người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi?  Dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, Công ty VietLawyer xin cung cấp một số thông tin để giải đáp thắc mắc trên như sau:  1. Ngược đãi người lao động là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm Căn cứ theo quy định tại Bộ Luật lao động năm 2019 thì ngược đãi người lao động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.  Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động 1. Phân biệt đối xử trong lao động. 2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động. ... 2. Xử phạt người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi người lao động  Căn cứ quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt hành chính: - Đối với cá nhân vi phạm thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. - Đối với tổ chức vi phạm thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng. Cụ thể như sau:  Điều 11. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động ... 4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Cưỡng bức lao động hoặc ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; ... Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần 1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. ... Nếu mức độ của hành vi ngược đãi người lao động đủ để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự thì người sử dụng lao động sẽ phải đối diện với hình phạt của Bộ Luật hình sự năm 2019 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:  Điều 297. Tội cưỡng bức lao động 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Đối với 02 người trở lên; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên. 4. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/   
Bán thuốc hết hạn sử dụng bị xử phạt thế nào? - Anh P.Phú (Hà Nam) Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời anh như sau: Theo khoản 6 Điều 58 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính với hành vi mua, bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đã hết hạn dùng; chưa có giấy phép nhập khẩu hoặc chưa có giấy đăng ký lưu hành, trừ trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc không phải đăng ký trước khi lưu hành theo một trong các mức sau đây: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị dưới 5.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; - Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, còn bị áp dụng xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo điểm b, c khoản 8 và khoản 9 Điều 58 Nghị định 117/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 124/2021/NĐ-CP) như sau: - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng; + Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng; - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc hết hạn dùng. * Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam mới nhất từ ngày 15/03/2023 - Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 314/QĐ-NHNN ngày 14/03/2023 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016. Theo đó, quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau: - Tổ chức tín dụng, chi nhánh nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,0%/năm (quy định cũ là: 5,5%/năm) - Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,0%/năm. (quy định cũ là 6,5%/năm). Như vậy, so với quy định tại Quyết định số 1813/QĐ-NHNN ngày 24/10/2022, mức lãi suất cho vay ngắn hạn đã tiếp tục giảm thêm 0,5%/năm. Lưu ý: Lãi suất áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay được ký trước ngày 15/03/2023 được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay. Quyết định 314/QĐ-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/03/2023 và thay thế Quyết định 1813/QĐ-NHNN. Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam từ ngày 15/03/2023. Trân trọng.
 
hotline 0927625666