DỊCH VỤ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP

Hủy niêm yết và những vấn đề pháp lý nhà đầu tư cần lưu ý - Thời gian qua đã có một số doanh nghiệp bị cơ quan chức năng hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Việc huỷ niêm yết chứng khoán có ý nghĩa rất quan trọng như: tạo một môi trường đầu tư minh bạch, đồng thời thanh lọc, loại bỏ những cổ phiếu kém chất lượng, gây lũng đoạn thị trường; giúp doanh nghiệp hoạt động minh bạch hơn, có trách nhiệm với các nhà đầu tư hơn. Tuy nhiên, các nhà đàu tư đang nắm giữ các cổ phiếu hủy niêm yết đang chịu rủi ro như thế nào. Sau đây là những vấn đề pháp lý cơ bản về cổ phiếu bị hủy niêm yết mà nhà đầu tư cần biết. I/ Cổ phiếu bị hủy niêm yết là gì ? Cổ phiếu bị hủy niêm yết là việc các mã cổ phiếu đã đăng ký niêm yết, được chấp thuận trên sàn giao dịch chứng khoán như HNX, HOSE. Thế nhưng, sau một thời gian hoạt động cổ phiếu không còn được phép giao dịch trên sàn giao dịch trước đó. Nếu cổ phiếu bị huỷ niêm yết thì đồng nghĩa với câu chuyện là quyền giao dịch chứng khoán sẽ không được thông qua các công ty chứng khoán và sàn giao dịch chứng khoán.  II/ Quy định pháp luật liên quan đến hủy niêm yết  Quy định hủy niêm yết cổ phiếu hiện nay được điều chỉnh trực tiếp bởi Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (Nghị định 155) và Quy chế niêm yết chứng khoán tương ứng của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Theo đó, hủy niêm yết là việc chấm dứt giao dịch chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị hủy niêm yết, được phân thành hai nhóm chủ yếu là (i) hủy niêm yết tự nguyện; và (ii) hủy niêm yết bắt buộc. Các trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc được quy định tại Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP và các trường hợp hủy niêm yết tự nguyên được quy định tại Điều 121 Nghị định 155/2020/NĐ-CP  Khó khăn nhất của các cổ đông nhỏ là rất khó chuyển số cổ phiếu đang nắm giữ thành tiền mặt. Do vậy, đã có không ít nhà đầu tư không biết làm gì khi cổ phiếu hủy niêm yết và khó kiểm soát tâm lý đầu tư ở giai đoạn này. III/ Quy định về  Để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư khi cổ phiếu hủy niêm yết, bản thân công ty phải mua lại số cổ phiếu này bằng tiền của mình hoặc bằng cách bán tài sản (máy móc, nhà xưởng, bất động sản, v.v.). Nếu không, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ yêu cầu công ty chuyển cổ phiếu lên UPCOM (sàn giao dịch không chính thức hoặc thứ cấp) để giao dịch. Khi ấy, nhà đầu tư có thể tiếp tục bán cổ phiếu tại đây và hình thức này gọi là hủy niêm yết chuyển sàn. Đối với cổ phiếu hủy niêm yết chuyển sàn: Nếu cổ phiếu được niêm yết tại sàn lớn hơn, giá cổ phiếu có thể sẽ tăng khi niêm yết mới. Đồng thời, số lượng cổ phiếu chúng ta đang nắm giữ cũng không ảnh hưởng. Sàn sẽ tiến hành thủ tục thực hiện chuyển đổi nhanh chóng cho mọi nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu. Trong trường hợp cổ phiếu bị hủy niêm yết do kinh doanh không tốt hay vi phạm quy định niêm yết thì kết quả sẽ khác. Theo quy định, sau khi hủy niêm yết, các doanh nghiệp sẽ tự động được đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM để duy trì thanh khoản. Tuy nhiên, thanh khoản sẽ rất khó khăn khi cổ phiếu phải chuyển lên UPCOM, không giống như hai sàn còn lại. Đối với các nhà đầu tư, bạn nên chú ý và liên tục cập nhật tất cả các thông tin về cổ phiếu và doanh nghiệp. Khi ấy, bạn sẽ dễ dàng nhận ra các dấu hiệu có vấn đề với công ty thông qua tin tức hoặc báo cáo tài chính được cung cấp hàng quý. Điều quan trọng nhất là thận trọng khi phân tích các vấn đề có thể xảy ra với doanh nghiệp từ những bước đầu. Khi nhận thấy cổ phiếu có khả năng bị hủy niêm yết do lỗi từ phía công ty thì bạn nên bán ngay tại thời điểm tình hình kinh doanh không tốt. Với những doanh nghiệp có thể đối diện với những nguy cơ phá sản, tính thanh khoản cổ phiếu đó thường sẽ thấp. Còn với những cổ phiếu có triển vọng phục hồi, bạn mới có thể bán đi nhanh chóng. Đối với cổ phiếu hủy niêm yết không chuyển sàn: Các cổ phiếu sẽ không được niêm yết trên sàn chứng khoán nữa, cho dù là Upcom. Nếu rơi phải trường hợp này, nhà đầu tư hãy liên hệ với phòng cổ đông của công ty để được cấp lại sổ, xem lại các chính sách thu mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp hoặc bán dưới dạng thương lượng thỏa thuận với người khác. Thế nhưng, nhà đầu tư cũng không cần quá lo lắng nếu cổ phiếu đang nắm giữ bị hủy niêm yết bắt buộc. Bạn vẫn sẽ được đảm bảo về nguồn sở hữu đối với cổ phiếu, bởi cổ phiếu bị huỷ niêm yết nhưng không phải huỷ giá trị. Về phía doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, họ có trách nhiệm đảm bảo cho nhà đầu tư sở hữu hợp pháp cổ phiếu. Có thể nó sẽ khó để bán hơn nhưng vẫn có một số nhà đầu tư lớn thu mua với mục đích tái cấu trúc hoặc thâu tóm doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn nắm giữ đối với những cổ phiếu bị hủy niêm yết có khả năng phục hồi. Tuy nhiên, việc phân tích và đánh giá về khả năng phục hồi của 1 cổ phiếu bị hủy niêm yết là cực kỳ khó. Điều này đòi hỏi bạn phải có nhiều kiến thức cũng như nắm rõ các thông tin nội bộ. Nhìn chung, cổ phiếu này phải buộc phải “rời khỏi sàn” là vì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ triền miên hay không minh bạch về công bố thông tin. Vì vậy, là một nhà đầu tư 4.0, bạn cần cập nhật thông tin liên tục để tránh khỏi những rủi ro không đáng có. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666