Giấy phép kinh doanh trường mầm non - Nghị định 46/2017/NĐ-CP, Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáu dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ Trường mầm non và các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định các vấn đề liên quan đến cấp phép kinh doanh mầm non. Theo đó, khi UBND cấp xã thành lập nhà trường, nhà trẻ thì được cấp Quyết định thành lập, còn đối với cá nhân, tổ chức thì được cấp Quyết định cho phép thành lập. Vậy điều kiện, thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh trường mầm non như thế nào, Vietlawyer sẽ cung cấp cho bạn và quý khách hàng:
1. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh trường mầm non
Để xin được giấy phép kinh doanh trường mầm non, vậy thì bạn cần đáp ứng những yêu cầu, điều kiện sau:
1.1. Về độ dài đường đi tới trường của trẻ em
– Khu vực thị xã/ thành phố/ khu công nghiệp/ thị trấn/ nông thôn/ khu vực ngoại thành/ khu tái định cư không được phép quá 1km. Vùng mà có điều kiện xã hội-kinh tế đặc biệt khó khăn thì sẽ không được phép quá 2km.
– Nhà trẻ/ trường mần non phải được đặt ở các khu dân cư. Phải phù hợp đối với quy hoạch chung nhằm tạo thuận lợi cho việc đi tới nhà trẻ/ trường học của trẻ em. Cần bảo đảm đầy đủ những quy định vệ sinh và an toàn về môi trường.
– Khuôn viên nhà trẻ/ trường học phải có tường bao quanh. Cổng chính, hàng rào của nhà trẻ/ trường học phải được làm bằng gỗ, gạch, kim loại, tre hay cây xanh được cắt tỉa. Biển tên của nhà trẻ/ trường học phải được treo đúng quy định.
1.2. Diện tích bình quân về đất tối thiểu cho 01 trẻ sử dụng
+ 8m vuông với khu vực thị xã, thành phố và núi cao.
+ 12m vuông với khu vực trung du, đồng bằng.
– Với khu vực đất đai khó khăn thì diện tích đất sử dụng có thể được thay thế bằng với diện tích xây dựng sàn. Phải đảm bảo được đầy đủ diện tích đúng với quy định. UBND cấp huyện sẽ có trách nhiệm trong việc lập báo cáo về việc dùng diện tích để thay thế. Cần phải được sự phê duyệt của UBND cấp tỉnh.
– Phải bảo đảm bảo đầy đủ điều kiện trong việc sử dụng đối với trẻ em khuyết tật.
– Cần phải bảo đảm được tính độc lập giữa nhóm phục vụ với nhóm lớp mẫu giáo, trẻ em khi bố trí công trình.
– Bảo đảm được các yêu cầu và an toàn về giáo dục đối với mỗi độ tuổi.
– Bảo đảm có hệ thống PCCC và lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
– Những công trình xây dựng thiết kế phải bảo đảm đúng theo tiêu chuẩn và những quy định đối với vệ sinh trường học
1.3. Nhóm phòng dùng để phục vụ học tập cần có
+ Giáo dục về nghệ thuật
+ Giáo dục về thể chất.
+ Phòng đa chức năng.
Nhóm phòng của những lớp mẫu giáo/ trẻ em phải được xây dựng sao cho tương ứng với số lớp, nhóm dựa vào độ tuổi của trẻ. Phải bải đảm mỗi lớp/ nhóm phải có phòng riêng để giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
1.4. Nhóm phòng giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải có
+ Phòng ngủ.
+ Phòng sinh hoạt chung.
+ Hiên chơi.
+ Phòng vệ sinh.
1.5. Nhóm phòng quản trị – hành chính gồm có:
+ Phòng hiệu trưởng.
+ Phòng quản trị – hành chính.
+ Văn phòng trường.
+ Phòng phó hiệu trưởng.
+ Phòng Y tế.
+ Khu vực để xe của nhân viên, cán bộ, giáo viên.
+ Khu vực vệ sinh của nhân viên, cán bộ, giáo viên.
+ Phòng bảo vệ.
+ Phòng cho nhân viên sử dụng.
1.6. Phải có nhóm phòng để tổ chức ăn uống là khu vực kho, nhà bếp.
1.7. Nhóm sân vườn bao gồm:
+ Khu vực cây xanh.
+ Sân chơi chung.
+ Sân chơi của lớp/ nhóm.
2. Điều kiện để được phép kinh doanh trường mầm non
– Phải có đầy đủ thiết bị, cơ sở vật chất, đất đai theo đúng quy định. Cần đảm bảo đáp ứng được đầy đủ yêu cầu trong việc phát triển và duy trì hoạt động giáo dục.
– Phải có quyết định chấp thuận việc thành lập hay quyết định tiến hành thành lập nhà trẻ/ trường học.
– Lớp mẫu giáo/ trẻ em phải có từ 03 nhóm trở lên. Có số lượng tối thiểu là 50 trẻ, không được phép vượt quá 20 nhóm lớp mẫu giáo/ trẻ em.
– Địa điểm dùng để xây dựng nhà trẻ/ trường học cần đảm bảo sự an toàn trong môi trường giáo dục của người lao động, người dạy và người học.
– Phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đầy đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, đạt tiêu chuẩn. Phải đảm bảo việc tổ chức những hoạt động về giáo dục mầm non và tiến hành các Chương trình giáo dục đúng quy định.
– Có những chương trình, tài liệu giáo dục, chăm sóc trẻ em phải đúng quy định từ Bộ GD – ĐT.
– Phải có các quy chế trong việc hoạt động và tổ chức của nhà trẻ/ trường học.
– Có nguồn lực về tài chính dồi dào nhằm bảo đảm việc phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh giáo dục mầm non.
3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh trường mầm nonđược thực hiện như sau:
– Nộp bộ hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh trường mầm non cho Phòng GD&ĐT. Sau đó Phòng GD&ĐT sẽ tổ chức thực hiện thẩm định về bộ hồ sơ và cấp phép kinh doanh.
– Trường hợp bộ hồ sơ mà chưa có được đầy đủ theo quy định, phòng GD&ĐT sẽ ra thông báo để bổ sung, chỉnh sửa. Còn nếu như bộ hồ sơ đã được đầy đủ thì phòng GD&ĐT sẽ ra thông báo về việc thực hiện kế kiểm tra thực tế ở nhà trẻ/ trường học.
– Thời gian quy định trong vòng 20 ngày làm việc, từ ngày ra thông báo kế hoạch kiểm tra thực tế. Phòng GD&ĐT sẽ đứng ra phối hợp với những phòng ban liên quan để tổ chức kiểm tra.
– Khi nhà trẻ/ trường học đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên, thì Phòng GD&ĐT sẽ cấp Giấy phép kinh doanh trường mầm non. Trường hợp mà chưa có đáp ứng được đầy đủ điều kiện thì sẽ ra thông báo bằng hình thức văn bản cho nhà trẻ/ trường học và ghi rõ lý do vì sao.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh trường mầm non
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh trường mầm non gồm những thành phần sau:
– Đơn xin được cấp giấy phép kinh doanh mầm non.
– Bản sao được công chứng của Quyết định thành lập.
– Danh sách về các cán bộ, giáo viên. Bản hợp đồng lao động đã được ký kết giữa mỗi giáo viên với nhà trường.
– Bản báo cáo tình hình chi tiết về việc triển khai thực hiện thành lập nhà trẻ/ trường học.
– Thông tin về chương trình hoạt động giáo dục mầm non. Những tài liệu để phục vụ về việc tiến hành chương trình.
– Bản danh sách của những cán bộ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo gồm có:
+ Phó Hiệu trưởng.
+ Hiệu trưởng.
+ Tổ chuyên môn.
+ Trưởng của những phòng/ ban.
– Bản hợp đồng lao động đã được ký kết giữa mỗi cán bộ quản lý với nhà trường.
– Giấy tờ pháp lý chứng minh quyền được sử dụng đất hay bản hợp đồng về việc thuê trụ sở phải có thời hạn ít nhất là 05 năm.
– Thông tin danh mục về số lượng của các phòng làm việc, phòng học thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng được những điều kiện theo quy định.
– Thông tin quy chế của việc hoạt động và tổ chức, Quy chế đối với chi tiêu trong nội bộ.
– Những giấy tờ pháp lý chứng minh về số tiền mà nhà trường hiện đang quản lý. Phải đảm bảo được hợp pháp, có thực hiện cam kết chỉ dùng để xây dựng và đầu tư chi phí của những hoạt động trong nhà trường khi đã được cấp giấy phép.
Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về giấy phép kinh doanh trường mầm non. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép con, vui lòng liên hệ qua website https://vietlawyer.vn/ chúng tôi có thể:
- Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con
- Tư vấn, đại diện ủy quyền thành lập các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,...
- Ưu đãi kèm theo khi đăng ký tại https://vietlawyer.vn/ như chữ ký số, hóa đơn điện tử...