DỊCH VỤ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP

    Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì? Thủ tục, Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận năng lực hoạt động xây dựng? Bạn là người mới bước chân vào ngành xây dựng và bạn đang thắc mắc về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì? Chứng chỉ năng lực xây dựng thực tế là bản đánh giá năng lực sơ lược do Bộ Xây dựng, Sở xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động xây dựng của cá nhân cấp. Chứng chỉ này sẽ ghi ra điều kiện, quyền hạn của tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam 2. Thời hạn của chứng chỉ năng lực xây dựng  Hiệu lực của chứng chỉ là 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất/hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì thời hạn được ghi theo chứng chỉ được cấp trước đó. 3. Những trường hợp nào cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng: Căn cứ từ Điều 59 đến Điều 67 Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Thông tư 17/2016/TT-BXD quy định: Cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực để đủ điều kiện hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; Căn cứ Điều 57, Nghị định 42/2017/NĐ-CP quy định: Không có chứng chỉ năng lực xây dựng không được tham gia nghiệm thu, thanh quyết toán công trình, đấu thầu. Căn cứ Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau phải có chứng chỉ năng lực xây dựng: - Khảo sát xây dựng, bao gồm: + Khảo sát địa hình; + Khảo sát địa chất công trình; - Lập quy hoạch xây dựng. - Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: + Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; + Thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; + Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; + Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật; - Quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Thi công xây dựng công trình. - Giám sát thi công xây dựng công trình. - Kiểm định xây dựng. - Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 4. Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng của tổ chức Để được cấp chứng chỉ, tổ chức cần đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. - Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án. 5. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (01 bộ hồ sơ) - Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP; - Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập; - Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình); - Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định này hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc; - Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực; - Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II); - Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II); - Các tài liệu theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý. 6. Phương thức nộp hồ sơ: Nộp qua mạng trực tuyến, đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thầm quyền. 7. Thời gian giải quyết: 20 ngày. 8.  Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng - Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực Hạng I; - Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ năng lực Hạng II, Hạng III.    Khách hàng có nhu cầu cấp Chứng chỉ năng lực hoạt xây dựng, sử dụng dịch vụ pháp lý vui lòng liên hệ với Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa | Giấy phép con - Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các Phòng khám chuyên khoa mới thành lập cần đề nghị cấp giấy phép hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho Phòng khám chuyên khoa dưới đây. 1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa 1.1 Điều kiện cơ sở vật chất - Có địa điểm cố định  - Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy  - Có khu vực tiệt trùng dụng cụ y tế sử dụng lại hoặc hợp đồng tiệt trùng tại cơ sở khác - Trường hợp thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn - Trường hợp phòng khám chuyên khoa thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có hai phòng riêng biệt  - Trường hợp khám điều trị bệnh nghề nghiệp phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa. 1.2 Điều kiện trang thiết bị y tế - Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở - Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa - Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa. 1.3 Điều kiện về nhân lực a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đáp ứng đủ các điều kiện như sau: - Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở. - Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở đăng ký hoạt động. - Đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật còn phải đáp ứng các điều kiện như sau: + Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng; + Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sĩ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền; + Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sĩ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS; + Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền: Là bác sĩ hoặc y sĩ chuyên khoa y học cổ truyền; + Phòng chẩn trị y học cổ truyền: Là lương y hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền; + Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sĩ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sĩ y học dự phòng và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân chuyên ngành dinh dưỡng hoặc bác sĩ y học cổ truyền và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân y khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc y sĩ và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng; + Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ; + Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sĩ chuyên khoa nam học hoặc bác sĩ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học; + Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp: Là bác sĩ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp có chứng chỉ hành nghề hoặc bác sĩ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp; + Phòng xét nghiệm: Là bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chuyên ngành xét nghiệm, trình độ đại học trở lên có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm hoặc cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học đối với người đã được tuyển dụng làm chuyên ngành xét nghiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực và được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm với chức danh là kỹ thuật viên; + Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang: Là bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc cử nhân X-Quang trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ hành nghề; - Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản; - Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở. b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản; c) Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm; d) Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sĩ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh; đ) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó. 1.4 Phạm vi hoạt động chuyên môn Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo danh mục được Giám đốc Sở Y tế phê duyệt. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa, tin học bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở - 1 Bản sao - Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự - 1 Bản chính (Mẫu bản kê khai) - Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh - 1 Bản chính (Mẫu danh sách đăng ký) - Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp - 1 Bản chính - Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất - 1 Bản chính - Bản sao hợp lệ quyết định thành lập - 1 Bản sao 3. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ về Sở y tế Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Bước 3:  + Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động + Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở. + Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động. + Trong trường hợp không cấp Giấy phép hoạt động, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính  3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa là 45 ngày Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. ==============================================================================
Người Góp Vốn Bằng Quyền Sử Dụng Đất Chết Thì Việc Góp Vốn Có Chấm Dứt Không? Đây là một trong những câu hỏi được nhiều khách hàng liên hệ qua số hotline Công ty Luật Vietlawyer để tìm câu trả lời. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp luật đất đai và doanh nghiệp, trên cơ sở Luật Đất đai 2013 và Luật Doanh Nghiệp 2022 chúng tôi xin trả lời như sau:  Người góp vốn bằng quyền sử dụng đất chết thì việc góp vốn có chấm dứt. Cụ thể: Theo khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2022, góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác (Khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013)  Căn cứ khoản 3 Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau: - Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất; - Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn; - Bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai; - Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể; - Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện; - Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện. Như vậy, khi người góp vốn bằng quyền sử dụng đất chết thì việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt theo quy định của pháp luật.  Trên đây là chia sẻ của VIETLAWYER. Với nhiều năm kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực pháp luật, Công ty chúng tôi luôn đồng hành và mang lại những giải pháp pháp lý hiệu quả nhất đến với khách hàng. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ kịp thời. Trân trọng./. =============================================================================================  
Chuyển Đổi Doanh Nghiệp là việc làm không hiếm gặp. Hãy cùng Công ty Luật TNHH VIETLAWYER tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 1. Khái niệm chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là việc làm thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp từ loại hình này sang một loại hình khác, sao cho phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp đó. 2. Các loại hình doanh nghiệp có thể chuyển đổi Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ loại hình công ty này sang loại hình công ty khác theo các trường hợp dưới đây: Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần; Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; 3. Lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Việc thay đổi loại hình doanh nghiệp là việc làm vô cùng quan trọng, đòi hỏi cao về tính pháp lý tuy nhiên còn khá nhiều chủ đầu tư chủ quan khi tiến hành chuyển loại hình doanh nghiệp. Dưới đây là một số lưu ý cực kì quan trọng mà chủ đầu tư nên biết: Không có quy định về công ty cổ phần và công ty TNHH chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân, do đó việc chuyển đổi này không thể thực hiện được; Công ty muốn chuyển sang loại hình khác phải chứng minh đáp ứng đủ điều kiện của loại hình đó do pháp luật quy định; Doanh nghiệp cần thực hiện quyết toán thuế từ thời điểm tiến hành tới khi có quyết định chuyển đổi loại hình. Thời hạn để doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế là trong vòng 45 ngày tính từ ngày sự kiện xảy ra; Trong trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi kế thừa cả nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp được chuyển thì không cần phải khai quyết toán thuế. Trên đây là chia sẻ của VIETLAWYER về những lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH VIETLAWYER để được hỗ trợ kịp thời. Trân trọng./
 
hotline 0927625666