DỊCH VỤ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử - Chữ ký điện tử là giải pháp tối ưu khi áp dụng công nghệ kỹ thuật vào giao dịch trong hợp đồng. Chữ ký điện tử đem lại ưu thế về tính tối ưu, phù hợp, nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả, bảo mật cho các bên khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, liệu chữ ký điện tử có giá trị pháp lý trên hợp đồng điện tử hay không. Hãy cùng công ty luật Vietlawyer trả lời câu hỏi này. 1. Chữ ký điện tử là gì ?  Chữ ký điện tử có thể được hiểu là một dang thông tin đi kèm theo dữ liệu được sử dụng với mục đích xác định chủ sở hữu dữ liệu đó. Luật giao dịch điện tử 2005 chỉ ra các đặc tính của chữ ký điện tử, bao gồm: - Được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử. - Gắn liền với kết hợp một cách logic với hợp đồng điện tử (ví dụ dưới dạng PDF hoặc word) - Có khả năng xác nhận người ký hợp đồng điện tử và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung hợp đồng được ký. 2. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử ? Chữ ký điện tử phải đảm bảo giá trị pháp lý thì mới đủ điều kiện để ký hợp đồng điện tử. Căn cứ theo điều 24, Luật Giao dịch điện tử 2005 có quy định về giấ trị pháp lý của chữ ký điện tử như sau: * Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây: + Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho pháp xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung văn bản/ hợp đồng. + Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi * Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đó có giá trị pháp lý khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 điều 22 của Luật Giao dịch điện tử 2005 và chữ ký điện tử đó có chứng thực. Như vậy, chữ ký điện tử được đảm bảo về giá trị pháp lý khi sử dụng trong các giao dịch điện tử, từ đó đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng chữ ký điện tử ngày càng rộng rãi, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập mô hình chuyển đổi số quốc tế. 3. Chữ ký số là gì ? Chữ ký số thường dễ bị nhầm lẫn và gọi thành chữ ký điện tử. Tuy nhiên, về bản chất, chữ ký số chỉ là một tập con của chữ ký điện tử. Chữ ký số được tạo ra bằng sự biển đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xã định được chính xác  * Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa * Sự toàn vện nội dụng của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên. 4. Tính pháp lý của chữ ký số trên hợp đồng. * Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định. * Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bở chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định. * Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp. Có thể thấy, nếu chữ ký số không dáp ứng được các điều kiện tối thiểu trên thì không được công nhận giá trị pháp lý. Dẫn đến việc khiến người dùng có nguy cơ gặp rủi ro về mặt pháp lý bởi không tuân thủ theo quy định của pháp luật. 5. Chức năng của chữ ký số đối với doanh nghiệp Chữ ký số là giải pháp giúp doanh nghiệp: - Ký số các giao dịch công trực tuyến như Kê khai, nộp thuế, Hải quan, Ký số trên hóa đơn điện tử, Bảo hiểm xã hội. khai C/O, đăng ký kinh doanh, tạm ngừng, thay đổi thông tin... tại Cổng thông tin quốc gia và các cơ quan hành chính bằng hình thức trực tuyến mà không cần phải giao dịch bằng hồ sơ giấy trực tiếp tại văn phòng cơ quan nhà nước. - Thực hiện chữ ký số trong các giao dịch khác Giao dịch qua ngân hàng, chứng khoán, đấu thầu, ký kết hợp đồng với các đối tác... trong môi trường trực tuyến mà không cân phải hẹn gặp trực tiếp, không mất nhiều thời gian chờ đợi, tiết kiệm công sức và chi phí in ấn hồ sơ  Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666