LUẬT SƯ TRẢ LỜI

     Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong luật tố tụng hình sự. Vậy, đối tượng nào bị tam giam? Tài sản của người bị tạm giam sẽ do ai bảo quản?- VietLawyer sẽ phân tích và làm sáng tỏ nội dung trên cho bạn đọc: 1. Tạm giam là gì?      Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại …     Tạm giam là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do thân thể của công dân căn cứ theo Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo trong những trường hợp sau: 1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. 2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp: a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. 3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã. 4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp: a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; b) Tiếp tục phạm tội; c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. 5. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn. 6. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết. 2. Tài sản của người bị tạm giam sẽ do ai bảo quản?      Căn cứ vào Điều 120 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam như sau: 1. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có người thân thích là người tàn tật, già yếu, có nhược điểm về tâm thần mà không có người chăm sóc thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao người đó cho người thân thích khác chăm nom; trường hợp không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao những người đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú chăm nom. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. 2. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà ở hoặc tài sản khác mà không có người bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quản. 3. Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết việc chăm nom, chăm sóc người thân thích và bảo quản tài sản của họ. Việc thông báo được lập văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án.      Theo như quy định trên, trường hợp người bị tạm giam có nhà ở hoặc tài sản khác mà không có người bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quản.      Cơ quan ra quyết định tạm giam thông báo cho người bị tạm giam biết viêc bảo quản tài sản của họ. Việc thông báo được lập văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề đối tượng nào bị tam giam, tài sản của người bị tạm giam sẽ do ai bảo quản. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về tạm giam, tạm giữ, bắt người hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại … Vậy thời gian tạm giam có được tính vào thời gian thi hành án không? - Vietlawyer sẽ giải đáp cho bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Thời gian tạm giam có được tính vào thời gian thi hành án không? Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: 1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. 2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng. Theo như quy định trên, thời gian tạm giam được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. 2. Thời hạn tạm giam để điều tra vụ án hình sự là bao lâu? Căn cứ theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau: 1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam. Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau: a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng; b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng; c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng; d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng. 3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát: a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 4. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương. ....      Theo như quy định trên, thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.      Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề thời gian tạm giam có được tính vào thời gian thi hành án không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Anh Nam có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền xử phạt người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan không?" Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau:   Việc công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền xử phạt người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan không được quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP như sau: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của hải quan Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 của Luật Quản lý thuế. Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của hải quan được quy định như sau: 1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức. ... Như vậy, công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan khác với mức phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức. Do người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan có thể bị xử phat vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất 10.000.000 đồng nên công chức Hải quan đang thi hành công vụ không có quyền xử phạt người này. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải quyết.
Chị Lan có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan là bao lâu?" Công ty VietLawyer xin trả lời như sau:   Theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế: a) Đối với vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm; b) Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng hoặc số tiền thuế trốn, số tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế. 2. Thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo khoản 5, khoản 6 Điều này. ... Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau: Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; ... Theo quy định trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan là 01 năm. Trên đây là câu trả lời của VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp kịp thời
Anh Hiếu - Hải Dương có câu hỏi gửi đến VietLawyer: "Người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?" Chúng tôi xin trả lời của anh Hiếu như sau: Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan được quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 23 Nghị định 128/2020/NĐ-CP như sau: Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế ... 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: a) Đưa vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không được gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật; b) Tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan; c) Tiêu hủy hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật. ... 4. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; ... 5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; ... Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau: Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả ... 3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức: a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này; b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức; d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân. ... Theo quy định trên, người tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan có thể bị xử phat vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời người vi phạm còn bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính và buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định. Trên đây là tư vấn của VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Quy trình thực hiện đầu tư ra nước ngoài - Đầu tư ra nước ngoài hiện nay trở thành một xu hướng lớn của các nhà đầu tư Việt Nan. Để có thể tiến hành đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN), các nhà đầu tư (NĐT) không chỉ cần tìm hiểu về thị trường nơi mình mong muốn đầu tư mà còn phải đáp ứng được tất cả các điều kiện, thủ tục về đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về đầu tư ra nước ngoài, qua bài viết này. LawPlus sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin để bạn đọc có thể chuẩn bị tốt nhất cho quá trình đầu tư của mình  1. Lựa chọn hình thức đầu tư ra nước ngoài Tùy vào kế hoạch của NĐT, nhu cầu thị trường và quy định pháp luật của quốc gia sẽ tiến hành hoạt động đầu tư, NĐT có thể lựa chọn nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, nếu hình thức đầu tư của NĐT thuộc một trong các trường hợp được Công ty luật Vietlawyer đề cập dưới đây thì NĐT phải tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài: - Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiến nhận đầu tư; - Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài; - Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó; - Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài; - Các hình thức đầu tư khác theo quy định pháp luật nước tiếp nhận đầu tư  2. Thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài Để tiến hành ĐTRNN, NĐT phải thực hiện việc xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài với các ngành nghề không bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Việt Nam và quốc gia đầu tư. Ngoài ra, tùy theo mức vốn đầu tư, ngành nghề đầu tư mà thủ tục cấp phép cho từng dự án sẽ khác nhau.  3. Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài Sau khi được cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN và Giấy phép kinh doanh tại nước ngoài, NĐT phải tiến hành đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư 06.VBHN-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động ĐTRNN. Theo Thông tư này, NĐT phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hơp với nhu cầu chuyển vốn ĐTRNN tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động ĐTRNN với Ngân hàng Nhà nước Trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam, NĐT được mở và sử dụng đồng thời 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại 01 (một) số tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động ĐTRNN với Ngân hàng Nhà nước Đối với NĐT có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án. Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều NĐT, mỗi NĐT phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. 4. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài Sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối, mọi giao dịch thu, chi đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư. Tuy nhiên, trong trương hợp việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài được thực hiện trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thi việc chuyển vốn chỉ được dùng để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư, bao gồm:  a) Nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư; b) Khảo sát thực địa; c) Nghiên cứu tài liệu; d) Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án đầu tư đ) Tổng hợp, đánh giá, thẩm định, kể cả việc lựa chọn và thuê chuyên gia tư vấn để đánh giá, thẩm định dự án đầu tư; e) Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học; g) Thành lập và hoạt động của văn phòng liên lạc ở nước ngoài liên quan đến việc hình thành dự án đầu tư; h) Tham gia đấu thầu quốc tế; đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên mời thầu, quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư liên quan đến điều kiện tham gia đấu thầu, điều kiện thực hiện dự án đầu tư; i) Tham gia mua bán, sáp nhập công ty, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của các bên bán công ty hoặc theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư; k) Đàm phán hợp đồng; i) Mua hoặc thuê tài sản hỗ trợ cho việc hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài. Hạn mức chuyển ngoại tệ này không được vượt quá 5% tổng vốn ĐTRNN và không quá 300.000 đô la Mỹ, được tính vào tổng vốn ĐTRNN, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác. Ngoài ra, tài khoản ngoại tệ được sử dụng để chuyển ngoại tệ trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, phải được sử dụng là tài khoản vốn đầu tư và phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước sau khi dự án được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật. 5/ Thực hiện các chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài Đối với NĐT, định kỳ hàng quý (chậm nhất vào ngày 5 của tháng, đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo). NĐT phải báo cáo tình hình thực hiện chuyển vốn DTRNN của từng dự án gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi NĐT không phải là tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc nơi NĐT là cá nhân, đăng ký thường trú hoặc nơi NĐT khác đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, trong trường hơp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu NĐT tiến hành báo cáo đột xuất. Do đó, NĐT phải luôn chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan để có thể ứng phó kịp thời trong trường hợp báo cáo đột xuất. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc tra cứu danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu để phục vụ cho công việc; Công ty Luật VietLawyer cập nhật danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu 2023 như sau: STT Mô tả hàng hóa Bộ, Cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý 1 Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự. Bộ Quốc phòng 2 Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước. Bộ Quốc phòng 3 a) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. b) Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 4 a) Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính 2010. Bộ Thông tin và Truyền thông 5 Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc; mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB theo quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 84/2021/NĐ-CP) xuất khẩu vì mục đích thương mại. b) Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana). c) Các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm I. d) Các loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu. Xem chi tiết tại Phụ lục IX Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản 2017. đ) Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Luật Chăn nuôi 2018 và Luật Trồng trọt 2018. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 7 a) Hóa chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 77/2016/NĐ-CP, Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định 17/2020/NĐ-CP). b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP, Nghị định 82/2022/NĐ-CP). Bộ Công thương Trên đây là 7 danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu năm 2023. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với Công ty Luật VietLawyer để được hỗ trợ.
Nhằm giúp quý khách hàng thuận tiện trong việc tra cứu danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu để phục vụ cho công việc; Công ty Luật VietLawyer cập nhật danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu 2023 như sau: STT Mô tả hàng hóa Bộ, Cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý 1 Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự. Bộ Quốc Phòng 2 Pháo các loại (trừ pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải), đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông. Bộ Công an 3 a) Hóa chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 77/2016/NĐ-CP, Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định 17/2020/NĐ-CP). b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP, Nghị định 82/2022/NĐ-CP). Bộ Công thương 4 Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: a) Hàng dệt may, giày dép, quần áo. b) Hàng điện tử. c) Hàng điện lạnh. d) Hàng điện gia dụng. đ) Thiết bị y tế. e) Hàng trang trí nội thất. g) Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác. h) Xe đạp. i) Mô tô, xe gắn máy. Bộ Công thương 5 Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng. Bộ Thông tin và Truyền thông 7 a) Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính 2010. c) Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện 2009. Bộ Thông tin và Truyền thông 8 a) Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên. b) Các loại ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ và bộ linh kiện lắp ráp bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. c) Các loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung. d) Các loại mô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. Bộ Giao thông vận tải 9 Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm: a) Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe bốn bánh có gắn động cơ. b) Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng, khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới), c) Các loại ô tô đã thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu. d) Các loại ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc (trừ các loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc chuyên dùng), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ đã qua sử dụng loại quá 5 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu. đ) Ô tô cứu thương. Bộ Giao thông vận tải 10 Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 11 Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên nhập khẩu vì mục đích thương mại. b) Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13 Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C. Bộ Tài nguyên và Môi trường 14 Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole. Bộ Xây dựng Trên đây là danh mục 14 hàng hóa cấm nhập khẩu năm 2023, Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ về pháp luật doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer, để được hỗ trợ giải đáp.
Bạn Tuấn ở Hải Dương có câu hỏi gửi về VietLawyer như sau: "Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng thuộc về ai?" - Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: 1. Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Theo quy định tại Điều 29 Luật An ninh mạng 2018 thì chế độ bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được quy định cụ thể như sau: - Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng. - Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật An ninh mạng 2018 và pháp luật về trẻ em. - Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em. - Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em. 2. Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được quy định cụ thể tại Điều 54 Luật Trẻ em 2016 như sau: - Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
Anh J.K. có câu hỏi: Tôi là người Hàn Quốc đến Việt Nam, sau đó tôi làm mất hộ chiếu phổ thông mà không thông báo thì tôi bị phạt bao nhiêu? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Theo khoản 2 và khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mất hộ chiếu phổ thông nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như sau: "Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC; b) Khai không đúng sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục giá trị sử dụng hoặc trình báo mất hộ chiếu, giấy thông hành; khai không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC; ..." Chiếu theo quy định này, trường hợp người nước ngoài không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất hộ chiếu phổ thông thì bị xử lý hành chính mới mức phạt tương tự như người Việt Nam, cụ thể là từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Chị H. đến từ Thái Bình có câu hỏi: "Tôi là người Việt Nam hiện đang du học bên Nhật Bản, do không may tôi làm mất hộ chiếu tôi muốn xin cấp lại thì phải xin ở đâu?" Cảm ơn câu hỏi của chị H. đã gửi về cho Công ty Luật VietLawyer, chúng tôi xin trả lời như sau: Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, có quy định về cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài như sau: "Cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài 1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung, giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này và xuất trình hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam, giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ làm căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch. 2. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người đó cư trú. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi. 3. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả. 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu và 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần thứ hai trở đi, nếu đủ căn cứ để cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tại nơi tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu trả kết quả cho người đề nghị và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Trường hợp chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu hoặc cần kéo dài thời gian để xác định căn cứ cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị, nêu lý do. …" Như vậy, theo quy định trên thì công dân Việt Nam khi đi du học làm mất hộ chiếu ở nước ngoài muốn được cấp lại hộ chiếu thì đến cơ quan đại Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó cư trú để đề nghị cấp lại hộ chiếu. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ giải quyết kịp thời.
Người lao động chưa đủ 15 tuổi không được làm việc quá bao nhiêu tiếng trong 1 ngày theo quy định? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019, quy định như sau: Thời giờ làm việc của người chưa thành niên 1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. 2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Như vây, căn cứ theo quy định nêu trên thì người lao động chưa đủ 15 tuổi không được làm việc quá 04 tiếng trong 01 ngày. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, giải quyết kịp thời.
 
hotline 0927625666