DỊCH VỤ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP

Trong công ty cổ phần, nhóm cổ đông thiểu số là một thành phần thường chịu nhiều thiệt thòi và cần được chú trọng, quan tâm bảo vệ nhằm đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của họ khi tham gia vào mô hình kinh doanh của công ty. Vậy Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ cổ đông thiểu số hiện nay như thế nào? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1) Cách hiểu về cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã từng giải thích “Cổ đông thiểu số là người nắm giữ dưới 1% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.”, tuy nhiên kể từ sau khi nghị định này hết hiệu lực thi hành vào ngày 16/12/2003 thì không còn bất kỳ quy định nào nhắc đến cổ đông thiểu số. Thế nhưng theo Khoản 18 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 thì cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành, như vậy, về mặt pháp lý chúng ta có thể hiểu “Cổ đông bé hoặc cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu dưới 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành”. 2) Tại sao phải bảo vệ cổ đông thiểu số?   Việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số là vấn đề quan trọng đang đặt ra trong hoạt động quản trị doanh nghiệp hiện nay. Nhưng trên thực tế, những quy định của pháp luật chưa thật sự tạo thuận lợi cho cổ đông  thực hiện quyền của mình, thậm chí các cổ đông nhỏ còn có thể bị cổ đông lớn và công ty lạm dụng, gây tổn hại đến lợi ích của cổ đông khác. Bên cạnh đó pháp luật doanh nghiệp cũng quy định một số yêu cầu, điều kiện gây khó khăn cho cổ đông, nhóm cổ đông thiểu số tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty như: đề cử người vào hội đồng quản trị; tiếp cận thông tin về hoạt động của DN; gặp nhiều trở ngại trong tiếp cận thông tin cần thiết để khởi kiện người quản lý công ty trong trường hợp họ lạm dụng địa vị, quyền hạn, gây thiệt hại cho công ty, cổ đông… Vì vậy, việc đặt ra các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cổ đông, nhất là nhóm cổ đông thiểu số là cần thiết nhằm tăng mức độ an toàn cho cổ đông, tạo khả năng huy động vốn trong dân cư. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng tổ chức quản trị doanh nghiệp, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh Việt Nam.  3) Quy định pháp luật hiện nay về bảo vệ cổ đông thiểu số Luật doanh nghiệp 2020 tại Điều 15 khoản 2 đã điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông để được thực hiện quyền của cổ đông nhỏ từ mức 10% xuống 5%. Hướng điều chỉnh này nhằm tăng cường bảo vệ quyền của cổ đông và nhóm cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp, là nội dung quan trọng liên quan đến quy định về khung quản trị doanh nghiệp. Góp phần tăng cường điểm tựa cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, khuyến khích dịch chuyển nguồn vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thay vì chỉ đổ vào các kênh đầu cơ như bất động sản, vàng… Đồng thời, mức tỷ lệ 5% theo quy định mới cũng đã được cân nhắc để phù hợp và thống nhất với khái niệm cổ đông lớn quy định trong Luật Chứng khoán (Khoản 18 Điều 4 Luật Chứng khoán quy định cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành.) Bên cạnh đó tại khoản 2 và khoản 3 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng ghi nhận một số quyền của cổ đông nhỏ như yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, yêu cầu thực hiện một số quyền kiểm soát đối với hoạt động của Doanh nghiệp như xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản, nghị quyết, quyết định … và yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra các vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty, cụ thể quy định: “Điều 115 …………… Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây: a) Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty; b) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; c) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra; d) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây: a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; b) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Trên đây là phân tích của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Đấu giá cổ phần ngày càng trở nên phổ biến, mỗi đợt đấu giá đều thu hút rất nhiều nhà đầu tư đăng ký tham gia. Tính đến nay, đấu giá cổ phần được coi là một kênh huy động vốn hiệu quả của các doanh nghiệp. Tổ chức đấu giá cổ phần phải tuân thủ theo các quy định hiện hành. Vậy Pháp luật quy định như thế nào về đấu giá cổ phần? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1) Thế nào là bán đấu giá cổ phần?  Căn cứ theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quy định thì bán đấu giá cổ phần là "hình thức bán công khai cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi cho các nhà đầu tư có cạnh tranh về giá".  2) Hội đồng bán đấu giá cổ phần Khoản 17 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018 ghi nhận về Hội đồng bán đấu giá cổ phần như sau: Hội đồng bán đấu giá cổ phần là tổ chức thực hiện chỉ đạo việc bán đấu giá cổ phần bao gồm: đại diện Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp đấu giá, đại diện Ban tổ chức đấu giá, đại diện tổ chức tư vấn bán cổ phần và đại diện nhà đầu tư (nếu có). Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá cổ phần là Trưởng Ban chỉ đạo cổ phần hóa hoặc thành viên Ban chỉ đạo cổ phần hóa do Trưởng ban chỉ đạo cổ phần hóa ủy quyền bằng văn bản. Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá cổ phần thay mặt cho Hội đồng bán giá đấu cổ phần ký các văn bản thuộc thẩm quyền. 3) Đối tượng tham gia đấu giá Theo quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018, tham gia đấu giá cổ phần gồm những đối tượng sau: Đối tượng tham gia đấu giá cổ phần bao gồm tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và đáp ứng các điều kiện sau: - Đối với nhà đầu tư trong nước + Đối với nhà đầu tư cá nhân: Là công dân Việt Nam, có địa chỉ liên hệ, Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu, giấy tờ tùy thân hợp lệ và có đủ năng lực hành vi dân sự; + Đối với nhà đầu tư tổ chức: Là tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam; có tư cách pháp nhân (đối với các tổ chức kinh tế); có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép hoạt động; có địa chỉ liên hệ. - Đối với nhà đầu tư nước ngoài: ngoài các quy định như đối với tổ chức và cá nhân trong nước, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định sau: + Mở một (01) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động liên quan đến mua cổ phần phải thông qua tài khoản này; + Có Giấy chứng nhận mã số giao dịch chứng khoán do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cấp (bản sao có xác nhận của ngân hàng lưu ký hoặc công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản lưu ký); + Tuân thủ quy định hiện hành về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp. - Các tổ chức tài chính trung gian nhận ủy thác đầu tư: Trường hợp các tổ chức tài chính trung gian nhận ủy thác đầu tư của cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tổ chức nhận ủy thác đầu tư có trách nhiệm tách biệt rõ số lượng nhà đầu tư, số cổ phần cửa từng nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký mua. 4) Thủ tục đăng ký tham gia bán đấu giá cổ phần Căn cứ Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018, thủ tục đăng ký tham gia bán đấu giá tài sản gồm các bước sau: Bước 1: Nhận Đơn đăng ký tham gia mua cổ phần Nhà đầu tư nhận hoặc in mẫu đơn đăng ký tham gia mua cổ phần tại các địa điểm và địa chỉ website nêu tại khoản 2 Điều 9 Quy chế này. Bước 2: Nộp tiền đặt cọc - Nhà đầu tư phải nộp tiền đặt cọc bằng 10% giá trị tổng số cổ phần đăng ký mua tính theo giá khởi điểm bằng đồng Việt Nam vào tài khoản của Đại lý đấu giá trước ...giờ...phút ngày...tháng...năm...(tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày thực hiện đấu giá); - Tiền đặt cọc không được hưởng lãi. Bước 3: Nộp Đơn đăng ký tham gia đấu giá  Nhà đầu tư điền đầy đủ thông tin vào Đơn đăng ký tham gia mua cổ phần và lập biên bản chính tại địa điểm làm thủ tục đăng ký kèm theo xuất trình các giấy tờ theo quy định.  Nếu nhà đầu tư hủy đăng ký tham gia đấu giá, nhà đầu tư phải làm đơn đề nghị hủy đăng ký tham gia bán đấu gia gửi Đại lý đấu giá nơi mà nhà đầu tư đăng ký mua (theo Phụ lục 03 của Quy chế).  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666