DỊCH VỤ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP

Kinh doanh bánh trung thu "nhà làm" là hoạt động phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt trong dịp Tết Trung Thu. Với tính chất tự làm theo khẩu vị của mình và đảm bảo an toàn hơn so với bánh truyền thống nên bánh trung thu tự làm rất được ưa chuộng. Vậy việc kinh doanh bánh trung thu tự làm có điều kiện gì không? Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Bánh trung thu "nhà làm" là gì? Bánh trung thu nhà làm là loại bánh được sản xuất thủ công tại nhà, thường bởi các cá nhân hoặc hộ gia đình với quy mô nhỏ. Những loại bánh này được làm từ các nguyên liệu tự nhiê, hạn chế sử dụng chất bảo quản và các phụ gia công nghiệp, nhằm mang đến hương vị tươi ngon, truyền thống hoặc sáng tạo theo phong cách cá nhân. Do không sản xuất hàng loạt như các nhà máy công nghiệp, bánh trung thu nhà làm thường có số lượng giới hạn và mỗi chiếc bánh đều mang đậm dấu ấn của người làm. Mỗi chiếc bánh người làm có thể tùy chỉnh công thức, hương vị, mẫu mã tạo nên sự độc đáo và phù hợp với đa dạng người tiêu dùng. Tuy nhiên, dù sản xuất tại nhà, khi kinh doanh bánh trung thu này, người làm vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật liên quan đến đăng ký kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm và ghi nhãn hàng hóa để đẩm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 2. Điều kiện kinh doanh bánh trung thu tự làm? Để tiến hành hoạt động kinh doanh bánh trung thu tự làm một cách hợp pháp và hiệu quả tại Việt Nam, cần phải đảm bảo rằng mọi hoạt động đều tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành. Điều này không chỉ giúp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và xây dựng uy tín cho sản phẩm của người bán. Các điều kiện pháp lý cần thiết bao gồm: 2.1 Đăng ký giấy phép kinh doanh  Trước hết để kinh doanh bánh ra thị trường cần làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. Tùy vào nhu cầu và quy mô sản xuất chủ kinh doanh có thể đăng ký nhiều hình thức kinh doanh khác nhau dưới dạng: Công ty Cổ phần, công ty TNHH hoặc hộ kinh doanh cá thể. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư và Phòng Tài chính-Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tùy từng loại hình kinh doanh mà chủ kinh doanh có thể chuẩn bị các loại hồ sơ, giấy tờ liên quan có thể chia hai loại hình là Doanh nghiệp và Hộ kinh doanh cá thể Đối với hồ sơ, thủ tục đăng ký doanh nghiệp: Về hồ sơ đăng ký: căn cứ tại các điều 18, 20, 21, 22 Luật Doanh nghiệp 2020 Hướng dẫn bởi Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm: - Giấy đề nghị đăng ký Doanh nghiệp - Điều lệ công ty (Trừ loại hình Doanh nghiệp tư nhân). Đây là biên bản thỏa thuận giữa những thành viên đối với công ty hợp danh, TNHH hoặc người sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông công ty với nhau, được soạn thảo trên những căn cứ chung của ngành luật liên quan. Danh cách các thành viên cổ đông của công ty. Danh sách này tùy vào từng loại hình khác nhau nhưng nếu loại hình Doanh nghiệp cổ phần có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài thì phải thêm danh sách các cổ đông là nha đầu tư nước ngoài. - Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên. Các giấy tờ pháp lý như chứng minh nhân dân/căn cước công dân/ hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật chủ sở hữu DN và các thành viên trong DN Trường hợp ủy quyền đăng ký doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký và người được ủy quyền cũng cần có căn cước công dân/chứng minh nhân dân/ hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác Về Thủ tục: Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên thì Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhân đăng ký Doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh/ Phòng kế hoạch - đầu tư (Gọi chung là cơ quan có thẩm quyền). Nếu hồ sơ hợp lệ thì sau 3 ngày cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải đến nhận kết quả, nếu không sẽ phải trả hồ sơ về bổ sung thêm.  Đối với hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh: Đây là một loại hình doanh nghiệp được sở hữu và điều hành bởi một người và không có sự phân biệt giữa chủ sở hữu và thực thể kinh doanh. Về hồ sơ nói chung: Cũng giống như Đăng ký loại hình Doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể cũng cần có giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể; Bản sao Chứng minh nhân dân/căn cước công dân của chủ hộ kinh doanh và của thành viên hộ gia đình; Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà.... Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ thì ngoài giấy tờ trên cần phải có: Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình; Bản sao văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;  Về thủ tục: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, hộ kinh doanh nộp hồ sơ trên tại quan đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ thì sẽ được cấp giấy đăng ký kinh doanh, trường hợp không hợp lệ thì cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản để hộ kinh doanh biết và sửa đổi bổ sung. 2.2 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm  Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Theo Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở sản xuất bánh trung thu phải được cấp giấy chứng nhận này từ Sở Y tế hoặc Cục An toàn thực phẩm. Hồ sơ yêu cầu bao gồm giấy tờ chứng minh cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ và nhân lực đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này; b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 2.3 Công bố sản phẩm Chủ hộ kinh doanh sẽ phải công bố bánh trung thu mình bày bán, quảng bá và lưu thông. Tự công bố là hình thức doanh nghiệp tự công bố, tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình. Căn cứ Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm quy định hồ sơ, thủ tục công bố sản phẩm như sau: Điều 6. Đăng ký bản công bố sản phẩm Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây: 1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt. 2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. 3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định. Điều 7. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm 1. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm: a) Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; b) Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự); c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực); d) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu; đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân). 2. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm: a) Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực); c) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu; d) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân); đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). 3. Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm. Điều 8. Trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây: a) Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định; b) Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; c) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn. 2. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp). 3. Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị. 4. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo. 5. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm. 6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Nếu bạn làm bánh trung thu tại nhà để tiêu dùng gia đình, quy trình rất đơn giản và chỉ cần đảm bảo bánh ngon và an toàn cho sức khỏe. Ngược lại, khi bạn muốn sản xuất và kinh doanh bánh trung thu, quy trình trở nên phức tạp hơn với nhiều bước cần thực hiện để tuân thủ các quy định pháp luật. Bạn phải hoàn thành các thủ tục công bố sản phẩm, đảm bảo giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, và thực hiện các yêu cầu liên quan khác. Nếu không tuân thủ đúng các quy định này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có thể bị xử lý theo các chế tài pháp luật hiện hành. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
   Hiện nay, nhu cầu thành lập các doanh nghiệp, công ty đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Một trong số đó không thể không kể đến việc góp vốn vào các công ty cổ cổ phần. Vậy Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định như thế nào về Điều kiện, thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. 1. Góp vốn là gì?    Theo quy định tại Điểm 14 Khoản 8 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. 2. Điều kiện góp vốn vào công ty cổ phần 2.1. Về tài sản góp vốn vào công ty cổ phần      Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020, tài sản góp vốn phải là các tài sản sau đây: “1, Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.”    Như vậy, vốn góp phải là tài sản được liệt kê theo quy định trên hoặc tài sản khác được định giá bằng Đồng Việt Nam. Do đó, việc góp vốn bằng “công sức” hay đóng góp bằng “trí tuệ” không được coi là một hình thức góp vốn vì đây là những đối tượng không được coi là tài sản.   2.2. Về chủ thể góp vốn vào công ty cổ phần     Căn cứ theo Khoản 2 Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về chủ thể góp vốn: “Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”    Về nguyên tắc thì mọi chủ thể sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng hợp pháp thì đều có quyền góp vốn trừ các trường hợp bị cấm. Theo Khoản 3 Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 có hai đối tượng bị cấm góp vốn vào công ty cổ phần là: “ a, Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b, Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.”    Theo quy định trên, thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình ở đây là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức từ hoạt động kinh doanh vào một trong các mục đích: Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người trong cơ quan, đơn vị; Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị. 3. Thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần    Từ các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, để làm thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty, bạn phải thực hiện các thủ tục như sau:    + Định giá tài sản.    + Đăng ký thay đổi vốn điều lệ của công ty với phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư.    + Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản.    + Cấp giấy chứng nhận.    Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Cụ thể: “1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây: a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ; b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.”    - Góp vốn từ nhận chuyển nhượng cổ phần:    Để trở thành cổ đông của công ty, bạn cũng có thể nhận chuyển nhượng lại cổ phần từ 1 thành viên là cổ đông của công ty. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần sẽ không ghi trong giấy phép kinh doanh mà thủ tục này sẽ do các bên thỏa thuận theo các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020. Tuy nhiên, việc thay đổi về tỷ lệ cổ phần và thay đổi về cổ đông nếu có phải được thông báo lên cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo điều 51 nghị định 01/2021/NĐ-CP hồ sơ bao gồm:    + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;    + Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;    + Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.    Theo Điều 31 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. Riêng nếu có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông của công ty thì công ty cổ phần phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày.    - Góp vốn từ mua cổ phần được chào bán:    Theo Điều 123 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty cổ phần có thể chào bán cổ phần rộng rãi ra công chúng và cổ đông hiện hữu để huy động thêm vốn. Ngoài ra, các cổ đông hiện hữu của công ty có thể chuyển nhượng cổ phần của mình. Vì vậy, để trở thành cổ đông của công ty, cũng có thể mua lại cổ phần được chào bán.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu | Giấy phép con - Bán lẻ rượu là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chuyển sang bán lẻ rượu cần đề nghị Cấp giấy phép kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp giấy phép bán lẻ rượu dưới đây. 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện bán lẻ rượu - Là doanh nghiệp/hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã/hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật  - Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng - Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phố rượu hoặc thương nhân bán, buôn ruọu 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã/hộ kinh doanh - 1 Bản sao - Bản sao Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hơp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ - 1 Bản sao - Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu - 1 Bản sao 3. Thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Thương nhân bán lẻ rượu gửi 01 (một) Bộ hồ sơ về Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện Bước 2: + Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng xem xét, thẩm định và cấp giấy phép bán lẻ rượu cho thương nhân. Trường hơp từ chối phải trả lời bầng văn bản và nêu rõ lý do. + Trong trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính  3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy phép bán lẻ rượu là 10 ngày Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy phép bán lẻ rượu hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng | Giấy phép con - Kinh doanh mua, bán vàng miếng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chuyển sang kinh doanh mua, bán vàng miếng cần đề nghị Cấp giấy phép kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng dưới đây. 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng - Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật - Có vốn điều lệ từ 100 tỷ trở lên - Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên. - Có xác nhận của cơ quan thuế rằng đã nộp thuế từ hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/ năm trở lên trong hai năm liên tiếp gần nhất - Có chi nhánh, địa điểm bán hàng tại 3 (ba) tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương trở lên 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Danh sách trụ sở chính, chi nhánh , địa điểm kinh doanh - 1 Bản chính - Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng hai năm liên tiếp gần nhất - 1 Bản chính - Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng 3. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Doanh nghiệp gửi đầy đủ hồ sơ đến Ngân hàng nhà nước Việt Nam Bước 2: Ngân hàng chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra giấy tờ và trang thiết bị làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng vầ báo kết quả về Ngân hàng nhà nước Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam quyết định cấp hoặc từ chối Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng 3.2 Cách thức thực hiện  Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính  3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng là 30 ngày Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Các Loại Hình Kinh Doanh Không Cần Phải Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm? Đây là một trong những câu hỏi được nhiều quý khách hàng gửi đến số hotline của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xin cấp giấy phép con của chúng tôi, trên cở sở pháp luật hiện hành VietLawyer xin giải đáp như sau: Theo khoản 6, Điều 2 Luật An toàn thực phẩm: Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người. Đây là giấy phép bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống, nước uống…Tuy nhiên tại Điều 12, Nghị định số: 15/2018/NĐ-CP đã quy định một số loại hình kinh doanh không cần phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà chỉ cần phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng. Cụ thể: - Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; - Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; - Sơ chế nhỏ lẻ; - Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ - Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; - Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; - Nhà hàng trong khách sạn; - Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; - Kinh doanh thức ăn đường phố; - Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. Trên đây là câu trả lời của VietLawyer. Nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép con, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con - Tư vấn, đại diện ủy quyền thành lập các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng ký kinh doanh tại Vietlawyer.vn như chữ ký số, hóa đơn điện tử...
Cổ đông công ty cổ phần được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty mất khả năng thanh toán không?  Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Theo khoản 5 Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau: "Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. 4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. 5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định. 6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán." Theo quy định trên, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Đồng thời cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
        Giấy phép kinh doanh nhà thuốc là gì? Điều kiện được cấp phép kinh doanh nhà thuốc? Thủ tục, hồ sơ xin cấp phép kinh doanh nhà thuốc? Bạn đang có ý định kinh doanh nhà thuốc nhưng bạn băn khoăn lo ngại về thủ tục xin Giấy phép kinh doanh nhà thuốc - VietLawyer sẽ giúp bạn hiểu thêm về thủ tục này qua bài viết dưới đây. 1. Giấy phép kinh doanh nhà thuốc là gì? Giấy phép kinh doanh nhà thuốc là loại giấy tờ được cấp phép đối với các cơ sở kinh doanh quầy thuốc, nhà thuốc đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dược. Giấy phép kinh doanh nhà thuốc sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp dưới dạng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. 2. Điều kiện xin Giấy phép kinh doanh nhà thuốc - Điều kiện về địa điểm kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh nhà thuốc. Cần có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc. - Điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc: phải có Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược và có 2 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. 3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà thuốc Khi xin giấy phép kinh doanh nhà thuốc bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; - Tài liệu về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc - Bản sao có chứng thực Giấy đăng ký thành lập cơ sở dược. - Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược. 4. Thủ tục làm giấy phép kinh doanh nhà thuốc Bước 1: Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh nhà thuốc Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Sở Y tế nơi cơ sở kinh doanh của bạn đặt trụ sở kinh doanh. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 54/2017/NĐ-CP Bước 3: Thẩm định hồ sơ Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược: - Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự đã được kiểm tra, đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh, không phải tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. - Tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung: - Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung ,cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 54/2017/NĐ-CP. -Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại Khoản 4 Điều 33 Nghị định 54/2017/NĐ-CP. - Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định 54/2017/NĐ-CP. Bước 4: Thẩm định thực tế và cấp đăng ký giấy phép kinh doanh quầy thuốc Sau khi đánh giá thực tế cơ sở, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có trách nhiệm: - Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp không có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa; - Ban hành văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sửa chữa trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp có yêu cầu khắc phục, sửa chữa. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc trả lời lý do chưa cấp. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo, sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị. Bước 5: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị các thông tin sau: - Tên, địa chỉ cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; - Họ tên người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, số Chứng chỉ hành nghề dược; - Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.    Khách hàng có nhu cầu cấp Giấy phép kinh doanh nhà thuốc, sử dụng dịch vụ pháp lý vui lòng liên hệ với Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
    Giấy phép kinh doanh động vật cảnh là gì? Thủ tục, điều kiện đăng ký giấy phép động vật cảnh? Nếu bạn yêu động vật và vừa bước chân vào ngành kinh doanh động vật cảnh, bạn thắc mắc về thủ tục cũng như điều kiện đăng ký kinh doanh động vật cảnh - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây. 1. Giấy phép kinh doanh động vật cảnh là gì? Giấy phép kinh doanh là giấy phép cho tổ chức ,cá nhân hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng kí kinh doanh theo từng lĩnh vực, loại hình cụ thể; thông thường được cấp sau giấy chứng nhận doanh nghiệp. Ngoài ra, Giấy phép kinh doanh là giấy chứng nhận cho phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật. 2. Điều kiện kinh doanh động vật cảnh - Ngành nghề kinh doanh chăn nuôi tập chung theo Luật số 03/2016/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2016 sửa đổi bổ sung điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. - Tại Điều 71 Luật thú y yêu cầu vệ sinh thú y đối với chợ kinh doanh động vật. Theo đó điều kiện kinh doanh như sau: + Chợ chuyên kinh doanh động vật: Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương; Có khu vực riêng biệt đối với từng loài động vật; Trang thiết bị, dụng cụ, nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải, bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Thực hiện vệ sinh, tiêu trùng, khử độc theo quy định. + Chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ: Địa điểm tách biệt với các ngành hàng khác; Thuận lợi cho việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, thu gom, xử lý nước thải, chất thải. 3. Hồ sơ xin giấy phép buôn bán động vật cảnh 3.1. Đối với hình thức Hộ kinh doanh. - Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2015/TT-BKHDT); - Bản sao hợp lệ thẻ CCCD / CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập Hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập; - Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên trong gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh hoặc Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập; - Trường hợp thuê mượn địa điểm kinh doanh thì xuất trình thêm giấy thỏa thuận thuê mượn hoặc hợp đồng thuê mượn mặt bằng kinh doanh đã được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp giấy thỏa thuận thuê, mượn hoặc hợp đồng thuê mượn mặt bằng không công chứng hoặc chứng thực thì xuất trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất của bên cho thuê, mượn mặt bằng. 3.2. Đối với hình thức kinh doanh là doanh nghiệp - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp); - Điều lệ công ty (doanh nghiệp tư nhân không cần điều lệ); - Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; - Bản sao hợp lệ thẻ CCCD / CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân (của người đại diện theo pháp luật đối với công ty TNHH và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức. 4. Trình tự xin cấp Giấy phép buôn bán động vật cảnh - Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ; - Tiến hành nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền: + Đối với đăng ký giấy phép kinh doanh dưới hình thức Hộ kinh doanh: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng kí kinh doanh cấp quận, huyện (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện); + Đối với đăng ký giấy phép kinh doanh dưới hình thức Doanh nghiệp: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố (Phòng kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố); Thời gian, giải quyết hồ sơ là 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo để chủ kinh doanh sửa đổi, bổ sung hồ sơ. - Nhận giấy phép buôn bán động vật sống khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.   Khách hàng có nhu cầu cấp Giấy phép kinh doanh động vật cảnh, sử dụng dịch vụ pháp lý vui lòng liên hệ với Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
Giấy phép kinh doanh trường mầm non - Nghị định 46/2017/NĐ-CP, Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáu dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ Trường mầm non và các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định các vấn đề liên quan đến cấp phép kinh doanh mầm non. Theo đó, khi UBND cấp xã thành lập nhà trường, nhà trẻ thì được cấp Quyết định thành lập, còn đối với cá nhân, tổ chức thì được cấp Quyết định cho phép thành lập. Vậy điều kiện, thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh trường mầm non như thế nào, Vietlawyer sẽ cung cấp cho bạn và quý khách hàng: 1. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh trường mầm non Để xin được giấy phép kinh doanh trường mầm non, vậy thì bạn cần đáp ứng những yêu cầu, điều kiện sau: 1.1.  Về độ dài đường đi tới trường của trẻ em – Khu vực thị xã/ thành phố/ khu công nghiệp/ thị trấn/ nông thôn/ khu vực ngoại thành/ khu tái định cư không được phép quá 1km. Vùng mà có điều kiện xã hội-kinh tế đặc biệt khó khăn thì sẽ không được phép quá 2km. – Nhà trẻ/ trường mần non phải được đặt ở các khu dân cư. Phải phù hợp đối với quy hoạch chung nhằm tạo thuận lợi cho việc đi tới nhà trẻ/ trường học của trẻ em. Cần bảo đảm đầy đủ những quy định vệ sinh và an toàn về môi trường. – Khuôn viên nhà trẻ/ trường học phải có tường bao quanh. Cổng chính, hàng rào của nhà trẻ/ trường học phải được làm bằng gỗ, gạch, kim loại, tre hay cây xanh được cắt tỉa. Biển tên của nhà trẻ/ trường học phải được treo đúng quy định. 1.2.  Diện tích bình quân về đất tối thiểu cho 01 trẻ sử dụng  + 8m vuông với khu vực thị xã, thành phố và núi cao. + 12m vuông với khu vực trung du, đồng bằng. – Với khu vực đất đai khó khăn thì diện tích đất sử dụng có thể được thay thế  bằng với diện tích xây dựng sàn. Phải đảm bảo được đầy đủ diện tích đúng với quy định. UBND cấp huyện sẽ có trách nhiệm trong việc lập báo cáo về việc dùng diện tích để thay thế. Cần phải được sự phê duyệt của UBND cấp tỉnh. – Phải bảo đảm bảo đầy đủ điều kiện trong việc sử dụng đối với trẻ em khuyết tật. – Cần phải bảo đảm được tính độc lập giữa nhóm phục vụ với nhóm lớp mẫu giáo, trẻ em khi bố trí công trình. – Bảo đảm được các yêu cầu và an toàn về giáo dục đối với mỗi độ tuổi. – Bảo đảm có hệ thống PCCC và lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố. – Những công trình xây dựng thiết kế phải bảo đảm đúng theo tiêu chuẩn và những quy định đối với vệ sinh trường học 1.3. Nhóm phòng dùng để phục vụ học tập cần có + Giáo dục về nghệ thuật + Giáo dục về thể chất. + Phòng đa chức năng. Nhóm phòng của những lớp mẫu giáo/ trẻ em phải được xây dựng sao cho tương ứng với số lớp, nhóm dựa vào độ tuổi của trẻ. Phải bải đảm mỗi lớp/ nhóm phải có phòng riêng để giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. 1.4.  Nhóm phòng giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải có + Phòng ngủ. + Phòng sinh hoạt chung. + Hiên chơi. + Phòng vệ sinh. 1.5.  Nhóm phòng quản trị – hành chính gồm có: + Phòng hiệu trưởng. + Phòng quản trị – hành chính. + Văn phòng trường. + Phòng phó hiệu trưởng. + Phòng Y tế. + Khu vực để xe của nhân viên, cán bộ, giáo viên. + Khu vực vệ sinh của nhân viên, cán bộ, giáo viên. + Phòng bảo vệ. + Phòng cho nhân viên sử dụng. 1.6. Phải có nhóm phòng để tổ chức ăn uống là khu vực kho, nhà bếp. 1.7. Nhóm sân vườn bao gồm: + Khu vực cây xanh. + Sân chơi chung. + Sân chơi của lớp/ nhóm. 2. Điều kiện để được phép kinh doanh trường mầm non  – Phải có đầy đủ thiết bị, cơ sở vật chất, đất đai theo đúng quy định. Cần đảm bảo đáp ứng được đầy đủ yêu cầu trong việc phát triển và duy trì hoạt động giáo dục. – Phải có quyết định chấp thuận việc thành lập hay quyết định tiến hành thành lập nhà trẻ/ trường học. – Lớp mẫu giáo/ trẻ em phải có từ 03 nhóm trở lên. Có số lượng tối thiểu là 50 trẻ, không được phép vượt quá 20 nhóm lớp mẫu giáo/ trẻ em. – Địa điểm dùng để xây dựng nhà trẻ/ trường học cần đảm bảo sự an toàn trong môi trường giáo dục của người lao động, người dạy và người học. – Phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đầy đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, đạt tiêu chuẩn. Phải đảm bảo việc tổ chức những hoạt động về giáo dục mầm non và tiến hành các Chương trình giáo dục đúng quy định. – Có những chương trình, tài liệu giáo dục, chăm sóc trẻ em phải đúng quy định từ Bộ GD – ĐT. – Phải có các quy chế trong việc hoạt động và tổ chức của nhà trẻ/ trường học. – Có nguồn lực về tài chính dồi dào nhằm bảo đảm việc phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh giáo dục mầm non. 3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh trường mầm nonđược thực hiện như sau: – Nộp bộ hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh trường mầm non cho Phòng GD&ĐT. Sau đó Phòng GD&ĐT sẽ tổ chức thực hiện thẩm định về bộ hồ sơ  và cấp phép kinh doanh. – Trường hợp bộ hồ sơ mà chưa có được đầy đủ theo quy định, phòng GD&ĐT sẽ ra thông báo để bổ sung, chỉnh sửa. Còn nếu như bộ hồ sơ đã được đầy đủ thì phòng GD&ĐT sẽ ra thông báo về việc thực hiện kế kiểm tra thực tế ở nhà trẻ/ trường học. – Thời gian quy định trong vòng 20 ngày làm việc, từ ngày ra thông báo kế hoạch kiểm tra thực tế. Phòng GD&ĐT sẽ đứng ra phối hợp với những phòng ban liên quan để tổ chức kiểm tra. – Khi nhà trẻ/ trường học đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên, thì Phòng GD&ĐT sẽ cấp Giấy phép kinh doanh trường mầm non. Trường hợp mà chưa có đáp ứng được đầy đủ điều kiện thì sẽ ra thông báo bằng hình thức văn bản cho nhà trẻ/ trường học và ghi rõ lý do vì sao. 4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh trường mầm non Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh trường mầm non gồm những thành phần sau: – Đơn xin được cấp giấy phép kinh doanh mầm non. – Bản sao được công chứng của Quyết định thành lập. – Danh sách về các cán bộ, giáo viên. Bản hợp đồng lao động đã được ký kết giữa mỗi giáo viên với nhà trường. – Bản báo cáo tình hình chi tiết về việc triển khai thực hiện thành lập nhà trẻ/ trường học. – Thông tin về chương trình hoạt động giáo dục mầm non. Những tài liệu để phục vụ về việc tiến hành chương trình. – Bản danh sách của những cán bộ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo gồm có: + Phó Hiệu trưởng. + Hiệu trưởng. + Tổ chuyên môn. + Trưởng của những phòng/ ban. – Bản hợp đồng lao động đã được ký kết giữa mỗi cán bộ quản lý với nhà trường. – Giấy tờ pháp lý chứng minh quyền được sử dụng đất hay bản hợp đồng về việc thuê trụ sở phải có thời hạn ít nhất là 05 năm. – Thông tin danh mục về số lượng của các phòng làm việc, phòng học thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng được những điều kiện theo quy định. – Thông tin quy chế của việc hoạt động và tổ chức, Quy chế đối với chi tiêu trong nội bộ. – Những giấy tờ pháp lý chứng minh về số tiền mà nhà trường hiện đang quản lý. Phải đảm bảo được hợp pháp, có thực hiện cam kết chỉ dùng để xây dựng và đầu tư chi phí của những hoạt động trong nhà trường khi đã được cấp giấy phép. Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về giấy phép kinh doanh trường mầm non. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép con, vui lòng liên hệ qua website https://vietlawyer.vn/ chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con - Tư vấn, đại diện ủy quyền thành lập các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng ký tại https://vietlawyer.vn/  như chữ ký số, hóa đơn điện tử...
Thủ Tục Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Hoạt Động Thẩm Mỹ Viện - Ngày nay nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng nhiều vì thế rất nhiều cơ sở thẩm mỹ viện được thành lập. Vậy để được cấp phép hoạt động cần có những thủ tục nào??? Trên cơ sở pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer chia sẻ với bạn đọc như sau: 1. Khái niệm Theo khoản 2 Điều 37 Nghị định 109/2016/NĐ-CP về cấp chứng chỉ hành nghề y, quy định cơ sở thẩm mỹ cần phải xin giấy phép kinh doanh:   "Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt." Như vậy những cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ thuộc những loại hình phòng khám chuyên khoa. 2. Điều kiện để được cấp phép Theo quy định tại Điều 26, Điều 37 Nghị định 109/2016/NĐ-CP về cấp chứng chỉ hành nghề y, để được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, thẩm mỹ viện, nhà kinh doanh phải cung cấp đủ: Điều kiện về cơ sở vật chất: Thiết kế: Vị trí cố định, là không gian tách biệt với gia đình, có đủ ánh sáng, trần chống bụi và các vật liệu dễ dàng vệ sinh, tẩy rửa. Mô hình phòng khám chuyên khoa phải có: Phòng khám và phòng điều trị. Có buồn lưu người bệnh. Đảm bảo về an toàn bức xạ, xử lý rác thải ý tế đúng theo quy định, tuân thủ phòng cháy chữa cháy. Luôn đảm bảo về điện, nước và các thiết bị để phục vụ khách hàng. Điều kiện thiết bị y tế Máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế chuẩn và phù hợp với mô hình, lĩnh vực hoạt động đã được đăng ký. Có hộp thuốc chống sốc và các loại thuốc cấp cứu chuyên khoa. Điều kiện mở thẩm mỹ viện về nhân sự Người trực tiếp khám, điều trị phải là bác sĩ chuyên khoa về thẩm mỹ, phẫu thuật tạo hình hay chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ. Tay nghề bác sĩ đã có kinh nghiệm ít nhất 54 tháng về chuyên khoa điều trị. Tất cả các nhân viên, kỹ thuật viên thực hiện trực tiếp (dù hỗ trợ hay thực hiện) dịch vụ đều phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công theo đúng chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề. 3. Thủ Tục Cấp Giấy Phép Hoạt Động Thẩm Mỹ Viện Bước 1: Thành lập cơ sở hoạt động kinh doanh; xin cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Bước 2: Thực hiện làm hồ sơ cấp phép hoạt động và cấp chứng chỉ hành nghề. Bước 3: Xin cấp giấy chứng nhận an ninh trật tự. Trên đây là chia sẻ của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép con, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con - Tư vấn, đại diện ủy quyền thành lập các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng ký tại Vietlawyer.vn như chữ ký số, hóa đơn điện tử...
Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất như thế nào? Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu. 1. Doanh nghiệp chế xuất Theo khoản 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế. Đồng thời, hoạt động chế xuất cũng được quy định tại khoản 20 Điều 2 Nghị định này, cụ thể: " Hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu." Từ những quy định trên, có thể thấy doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế. 2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất gồm có: 2.1. Trường hợp 1: Thành lập Doanh nghiệp chế xuất đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) - Hồ sơ cần chuẩn bị: + Bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; + Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Thời hạn giải quyết: + Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư; + Sở Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại GCNĐKĐT khi cấp GCNĐKĐT. 2.2. Trường hợp 2: Thành lập Doanh nghiệp chế xuất không đồng thời với thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT - Hồ sơ cần chuẩn bị: + Các tài liệu về dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; + Bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Thời hạn giải quyết: + Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư; + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp GCNĐKĐT. 2.3. Trường hợp 3: Dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư - Hồ sơ cần chuẩn bị: + Bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan; + Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư. - Thời hạn giải quyết: + Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư; + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp GCNĐKĐT hoặc ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại GCNĐKĐT khi cấp. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thủ tục thành lập doanh nghiệp 2023 mới nhất, chính xác nhất, nhanh gọn nhất với sự hướng dẫn từ VIETLAWYER. 1. Cần chuẩn bị những gì trước khi thành lập doanh nghiệp?  Để cho việc thành lập doanh nghiệp được diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi, trước khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần phải chuẩn bị: - Một là, địa chỉ đặt làm trụ sở chính của công ty: Địa điểm để làm trụ sở Công ty có thể là địa điểm thuộc quyền sở hữu/sử dụng của bạn hoặc địa điểm do bạn đi thuê/đi mượn của người khác. Địa điểm mà bạn chọn làm trụ sở chính nên là nơi có vị trí dễ dàng cho việc tìm kiếm cũng như đi lại để thuận tiện cho hoạt động của công ty; - Hai là, các thông tin về doanh nghiệp mà bạn sẽ thành lập như: Loại hình doanh nghiệp, thành viên, tên doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, số vốn góp, ....          *Lưu ý: Tên doanh nghiệp mà bạn lựa chọn không được trùng với tên của doanh nghiệp đã được thành lập trước đó bởi cá nhân/tổ chức khác. - Ba là, các giấy tờ liên quan như Căn cước công dân bản sao có chứng thực của thành viên, chủ doanh nghiệp, cổ đông của công ty, người đại diện theo pháp luật.... tùy vào loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn thì pháp luật sẽ có những quy định khác nhau. 2. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp? Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp được tiến hành chỉ thông qua 3 bước sau: * Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ; Bạn sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ mà pháp luật quy định ứng với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Trong đó:  -  Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký bao gồm: + Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; + Bản sao giấy tờ pháp lý đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. -  Đối với Công ty hợp danh, hồ sơ đăng ký bao gồm: + Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp + Điều lệ công ty; + Danh sách thành viên; + Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên; + Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư. - Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: + Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; + Điều lệ công ty; + Danh sách thành viên; + Bản sao các giấy tờ: (i) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; (ii) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức; Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; (iii) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của luật đầu tư. - Đối với Công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký bao gồm: + Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; + Điều lệ công ty; + Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; + Bản sao các giấy tờ sau đây:  (i) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, người đại diện theo pháp luật; (ii) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền, giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; (iii) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư. * Bước 2: Nộp hồ sơ; Khi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp, bạn có thể tiến hành theo một trong các phương thức sau: - Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh: Là việc bạn mang hồ sơ đến nộp trực tiếp tại bộ phận một của của Sở kế hoạch và đầu tư nơi có trụ sở chính. Với phương thức này, bạn sẽ mất thời gian và có thể không nộp được ngay mà phải chờ qua các hôm sau do lượng hồ sơ được quá nhiều nên chuyên viên không xử lý kịp. - Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính: Là việc bạn gửi hồ sơ qua bưu điện và nhân viên giao hàng sẽ tiến hành giao đến bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Với phương thức này, bạn sẽ không phải đến trực tiếp cơ quan đăng ký để nộp. Tuy nhiên, thực hiện qua phương thức này thời gian sẽ lâu hơn và có thể xảy ra rủi ro thất lạc hồ sơ của bạn. Do vậy, có rất ít cá nhân/tổ chức lựa chọn phương thức này để nộp hồ sơ. - Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử: là việc bạn tiến hành thủ tục đăng ký trên trang: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/596/215/cong-thong-tin-quoc-gia-ve-dang-ky-doanh-nghiep.aspx mà không phải đến trực tiếp bộ phận một cửa để nộp. Ưu điểm của phương pháp này là bạn có thể nộp hồ sơ ở bất kỳ thời điểm nào mà không phải ngồi đợi hay xếp hàng, hồ sơ của bạn chắc chắn sẽ được gửi mà không sợ bị thất lạc. Đây cũng là thao tác phổ biến hiện nay được lựa chọn để đăng ký doanh nghiệp. Bạn chỉ cần có tài khoản đăng ký doanh nghiệp là có thể thực hiện thao tác này. Trong trường hợp bạn không có tài khoản, VIETLAWYER sẽ hỗ trợ bạn trong việc nộp và nhận kết quả. * Bước 3: Nhận kết quả - Trong trường hợp hồ sơ của bạn còn thiếu sót hoặc cần sửa đổi thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung; -Trong trường hợp hồ sơ của bạn hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hồ sơ hợp lệ và hẹn ngày nhận kết quả cho bạn. 3. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER? 3.1.  Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER là gì? Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER là việc Công ty Luạt TNHH VIETLAWYER sẽ thay bạn tiến hành các thủ tục và đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền. 3.2. Sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER bạn cần chuẩn bị những gì? Khi sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại VIETLAWYER, bạn chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ pháp lý của cá nhân/pháp nhân theo yêu cầu của từng loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn (chi tiết sẽ được VIETLAWYER hướng dẫn cụ thể) là có thể nhận được đăng ký kinh doanh một cách nhanh chóng nhất. VIETLAWYER sẽ hỗ trợ bạn các công việc còn lại từ việc soạn thảo các văn bản cần thiết, chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, sửa đổi hoặc bổ sung khi có yêu cầu, nhận kết quả từ cơ quan có thẩm quyền và trao tận tay cho bạn. Trên đây là nội dung tư vấn của VIETLAWYER về thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023 . Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hoặc cần hỗ trợ các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi sớm nhất có thế. Trân trọng cảm ơn! ======================================================================================
 
hotline 0927625666