DỊCH VỤ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp | Giấy phép con - Kinh doanh hoạt động bán hàng đa cấp là ngành, nghề kinh doanh đặc thù do liên quan đến nhiều cấp, nhiều nhánh, ảnh hưởng đến nhiều người. Không những vậy, ngành, nghề này tồn tại rất nhiều các công ty đa cấp lừa đảo. Cho nên, ngành, nghề hoạt động bán hàng đa cấp là ngành, nghề có điều kiện. Các doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cần đề nghị cấp Giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp Căn cứ theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi đáp ứng các điều kiện sau: - Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; - Có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên; - Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của người đại diện theo pháp luật; - Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam số tiền 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng; - Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của Nghị định này; - Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp; - Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị); - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - 1 Bản sao; - Bản danh sách kèm theo bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ - 1 Bản chính; - Bộ tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp: Mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; Kế hoạch trả thưởng; Chương trình đào tạo cơ bản; Quy tắc hoạt động - 2 Bản chính; - Danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp: Tên, chủng loại, xuất xứ, quy cách đóng gói, chế độ bảo hành, giá bán và số điểm thưởng quy đổi tương ứng với giá bán, thời điểm áp dụng - 1 Bản chính; - Tài liệu giải trình kỹ thuật về hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp - 1 Bản chính; - Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có trang thông tin điện tử - 1 Bản chính; - Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người bán hàng đa cấp - 1 Bản chính. 3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ bản chính và bản điện tử đến Bộ Công Thương; Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban cạnh tranh Quốc gia tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong vòng 30 ngày. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành thẩm định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo cho doanh nghiệp nộp phí thẩm định. Bộ Công Thương trả lại hồ sơ nếu doanh nghiệp không nộp phí thẩm định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành thông báo: Bộ Công Thương thẩm định hồ sơ trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phí thẩm định. Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đề nghị doanh nghiệp bổ sung trong thời hạn 30 ngày. Trường hợp doanh nghiệp không sửa đổi, bổ sung đúng thời hạn, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ; Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương, thông báo cho ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ và cung cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp kèm theo bản sao các tài liệu quy định. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính; 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 20 ngày làm việc. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Trân trọng ./.    
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô | Giấy phép con - Kinh doanh nhập khẩu ô tô là ngành, nghề có vốn điều lệ và doanh thu cao. Tuy nhiên, ngành, nghề nhập khẩu ô tô là ngành, nghề có điều kiện. Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu ô tô cần đề nghị cấp Giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục cấp Giấy chứng nhận phép kinh doanh nhập khẩu ô tô 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô  Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau: - Có sơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp. - Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô  Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị); - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - 1 Bản sao; - Tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng điều kiện nhập khẩu - 1 Bản sao; - Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô; - 1 Bản sao; - Văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam - 1 Bản sao. 3. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô  3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tới Bộ Công thương. Bước 2: - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp. - Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương thông báo thời gian tiến hành kiểm tra tính xác thực của các điều kiện. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp. Trường hơp không cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp, Bộ Công thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là 10 ngày làm việc. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Trân trọng./.
Thủ tục thông báo hoạt động khuyến mãi | Giấy phép con - Nhiều doanh nghiệp nhằm tăng khách hàng và quảng bá hình ảnh, thường sử dụng cách thức khuyến mãi cho khách hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng của các doanh nghiệp có cùng mặt hàng, cần thông báo hoạt động khuyến mãi tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục thông báo hoạt động khuyến mãi. 1. Hồ sơ thông báo hoạt động khuyến mãi Hồ sơ thông báo hoạt động khuyến mãi bao gồm: - Thông báo thực hiện khuyến mãi  - 1 Bản chính  (Mẫu đơn thông báo) 2. Thủ tục thông báo hoạt động khuyến mãi 2.1. Trình tự thực hiện  Thương nhân gửi hồ sơ thông báo hoạt động chương trình khuyến mại tối thiểu trước 03 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mãi. Sở Công thương tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động khuyến mãi của thương nhân 2.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc trực tuyến 2.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục thông báo hoạt động khuyến mãi là 03 ngày làm việc Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
Thủ tục cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường làm nơi để xe | Giấy phép con - Nhiều tổ chức, cá nhân có địa chỉ kinh doanh có mặt tiền và nhiều khách. Tuy nhiên, số lượng xe khách vượt ngoài phạm vi nên cần sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường làm nơi để xe. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường làm nơi để xe cần thực hiện thủ tục cấp phép tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường làm nơi để xe. 1. Điều kiện cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường làm nơi để xe Căn cứ theo tiểu mục 8 Mục IV Thông tư 04/2008/TT-BXD được quy định như sau: 1. Sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe phải bảo đảm các yêu cầu sau: - Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cơ giới và 01 làn xe thô sơ cho một chiều đi. - Không gây cản trở cho các phương tiện giao thông; không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động bình thường của tổ chức, hộ gia đình hai bên đường phố. - Khi sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe công cộng có thu phí thì ưu tiên đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp nhà, công trình xây dựng dọc tuyến đường đó trong việc thuê chỗ để xe ở vị trí liền kề với nhà, công trình cho nhu cầu của bản thân mình. 2. Sử dụng vỉa hè vào việc để xe phải bảo đảm các yêu cầu sau: - Phải bảo đảm bề rộng tối thiểu còn lại dành cho người đi bộ là 1,5m tính từ mép ngoài bó vỉa. - Không được cản trở giao thông của người đi bộ; phải ngăn nắp, gọn gàng bảo đảm mỹ quan đô thị. - Không để xe trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở; trên các tuyến phố tại trung tâm chính trị, văn hoá, du lịch. - Các điểm trông giữ xe công cộng trên vỉa hè có thu phí phải bảo đảm thuận lợi cho người đi bộ, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ dân, chủ công trình trên tuyến phố. - Việc để xe 2 bánh tự quản trước nhà phục vụ cho xe của gia đình và xe của khách hàng nhỏ lẻ thì không yêu cầu phải có giấy phép; Đối với hộ gia đình, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ có quy mô lớn như phòng khám tư, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng ăn uống, cửa hàng internet … thì phải xin phép theo quy định. 3. Phần lòng đường của các tuyến đường được phép sử dụng phải kẻ vạch hoặc có biển báo hiệu để phân biệt với phần lòng đường dành cho các loại phương tiện tham gia giao thông. Phần vỉa hè được phép sử dụng phải kẻ vạch để phân biệt phần vỉa hè dành cho người đi bộ trên cơ sở đo đạc khảo sát chi tiết đối với từng tuyến đường. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường làm nơi để xe Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập  bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép  - 1 Bản chính  (Mẫu đơn đề nghị); - Bản vẽ vị trí mặt bằng đề nghị cấp phép  - 1 Bản chính (Mẫu đơn bản vẽ); 3. Thủ tục cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường làm nơi để xe 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 1 bộ hồ sơ đến Bộ phận Một cửa cấp huyện; Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ; + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Giấy hẹn trao cho người nộp; + Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức hướng dẫn và bổ sung. Bước 3:  Công chức trả hồ sơ và yêu cầu người đến nhận hồ sơ ký nhận hồ sơ, trao hồ sơ cho người nhận. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến. 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường làm nơi để xe là 05 ngày làm việc. Nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường làm nơi để xe, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải quyết thủ tục cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường làm nơi để xe hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Một cá nhân có được thành lập hai hộ kinh doanh hay không? - Chị Thanh Thuỷ đến từ Quảng Ninh có câu hỏi gửi về Vietlawyer như sau: "Năm 2012 tôi đã thành lập hộ kinh doanh lĩnh vực sơ vụn dừa đến năm nay tôi muốn thành lập thêm hộ kinh doanh về lĩnh vực spa có được không?" Trên cơ sở pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer trả lời quý khách hàng như sau:  Chị không thành lập thêm được hộ kinh doanh về lĩnh vực spa. Theo quy định tại Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:  - Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.  Như vậy, chị không được đăng ký hai hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc nhưng được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.  Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động in | Giấy phép con - Kinh doanh in ấn là ngành, nghề phổ biến do nhu cầu về in ấn tài liệu, sách trong nước vô cùng cao nhưng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các cơ sở kinh doanh hoạt động in cần đề nghị Cấp Giấy phép hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục cấp Giấy phép hoạt động in. 1. Điều kiện cơ sở thực hiện cấp Giấy chứng phép hoạt động in  Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in và Điều 3 Nghị định 26/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in như sau: 1, Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu câu, khả năng hoạt động của cơ sở in đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in 2. Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in 3. Có chủ sở hữu là tổ chức (cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có chủ sở hữu là công dân Viêt Nam) hoặc cá nhân là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép hoạt động in  Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép hoạt động in bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động  - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định  - 1 Bản chính - Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập - 1 Bản sao 3. Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động in  3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Cơ sở in gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in về Sở Thông tin và Truyền thông. Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, co quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp giấy phép trong đó ghi rõ nội dung hoạt động phù hợp với thiết bị của cơ sở in và cập nhận thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy phép hoạt động in là 15 ngày làm việc Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy phép hoạt động in hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
Trường hợp nào hộ kinh doanh không cần đăng ký kinh doanh??? Cá nhân, tổ chức khi muốn thành lập hộ kinh doanh phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hộ kinh doanh không cần phải đăng ký kinh doanh. Trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ như sau: 1. Trường hợp hộ kinh doanh không cần đăng ký kinh doanh Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, các trường hợp hộ kinh doanh không cần phải đăng ký kinh doanh bao gồm: - Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; - Người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến; - Người kinh doanh lưu động; - Người kinh doanh thời vụ; - Người làm dịch vụ có thu nhập thấp. Lưu ý: - Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện vẫn phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Mức thu nhập thấp áp dụng lên từng địa phương sẽ do thành phố trực thuộc Trung ương quy định. 2. Mức xử phạt đối với hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh trong trường hợp phải đăng ký Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định. Ngoài ra, áp dụng cùng mức xử phạt nêu trên đối với một trong những hành vi sau đây: - Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh; - Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh; - Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. Lưu ý: Mức xử phạt đối với các trường hợp không đăng ký hộ kinh doanh theo quy định áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP). Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm | Giấy phép con - Kinh doanh sản xuất mỹ phẩm là ngành, nghề phổ biến do nhu cầu về mỹ phẩm trong nước vô cùng cao nhưng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất mỹ phẩm cần đề nghị Cấp Giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm 1. Điều kiện cơ sở thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm  Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 93/2016/NĐ-CP về điều kiện sản xuất mỹ phẩm như sau: - Điều kiện về nhân sự  Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc - Điều kiện về cơ sở vật chất a) Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; b) Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại. - Điều kiện về có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau: a) Nguyên liệu, phụ liệu dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất b) Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống c) Các loại bán thành phẩm đưa vào sản xuất phải có tiêu chuẩn chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất d) Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm đ) Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm  e) Có hệ thống lưu giữ hồ sơ tài liệu 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm  Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị); - Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất - 1 Bản chính; - Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất - 1 Bản chính. 3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm  3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Cơ sở sản xuất mỹ phẩm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm tới Sở Y tế. Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Y tế thẩm định hồ sơ, cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì thông báo bằng văn bản và nêu những nội dung chưa đầy đủ, hợp lệ tới cơ sở sản xuất mỹ phẩm. Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra cơ sở sản xuất, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hoặc yêu cầu cơ sở thay đổi, khắc phục, phải thông báo bằng văn bản. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm là 30 ngày làm việc Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.  
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô | Giấy phép con - Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là ngành, nghề phổ biến nhưng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cần đề nghị Cấp Giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. 1. Điều kiện cơ sở thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Căn cứ theo Điều 13, Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định về Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau: - Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách + Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã; + Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống; + Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất); + Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi; + Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống. Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất). - Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau: + Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; + Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét. - Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa  - Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã. - Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau: + Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; + Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản sao văn bằng chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải - 1 Bản sao - Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông  - 1 Bản sao 3. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Đơn vi kinh doanh nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến Sở kinh doanh vận tải Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì Sở giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải thông báo những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là 05 ngày làm việc Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc | Giấy phép con - Kinh doanh dược là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các cơ sở sau được nêu sau đây cần đề nghị Cấp Giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc. 1. Điều kiện cơ sở thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc Các cơ sở sau đây cần cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc:  1. Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc 2. Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền Căn cứ theo Điều 33 Luật dược quy định về Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược như sau: - Đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự được quy định như sau: Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Cơ sở bán lẻ thuốc phải có địa Điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền  - Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và vị trí công việc quy định tại Điều 11 của Luật này phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với cơ sở kinh doanh dược - Đối với cơ sở bán buôn thuốc cổ truyền Cơ sở bán buôn thuốc cổ truyền phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc đối với thuốc cổ truyền. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc cổ truyền - Đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền Có người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền Có địa điểm cố định, riêng biệt; được xây dựng chắc chắn; diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm, bảo đảm phòng chống cháy nổ; Phải có khu vực bảo quản và trang thiết bị bảo quản phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn. Thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải được bảo quản riêng biệt với dược liệu, vị thuốc cổ truyền. Dược liệu độc phải được bày bán (nếu có) và bảo quản tại khu vực riêng; trường hợp được bày bán và bảo quản trong cùng một khu vực với các dược liệu khác thì phải để riêng và ghi rõ “dược liệu độc” để tránh nhầm lẫn. Thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền kê đơn phải được bày bán (nếu có) và bảo quản tại khu vực riêng; trường hợp được bày bán và bảo quản trong cùng một khu vực với các thuốc không kê đơn thì phải để riêng và ghi rõ “Thuốc kê đơn” để tránh nhầm lẫn. Cơ sở chuyên bán lẻ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc chuyên bán lẻ dược liệu thì chỉ cần có khu vực bảo quản tương ứng để bảo quản thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc để bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền; Dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu phải bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu; Có sổ sách ghi chép hoặc biện pháp phù hợp để lưu giữ thông tin về hoạt động xuất nhập, truy xuất nguồn gốc; Người bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng quy định  Đối với dược liệu độc, thuốc dược liệu kê đơn, thuốc cổ truyền kê đơn thì người trực tiếp bán lẻ và tư vấn cho người mua phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ; Trường hợp cơ sở bán lẻ có kinh doanh thêm các mặt hàng khác theo quy định của pháp luật thì các mặt hàng này phải được bày bán, bảo quản ở khu vực riêng và không gây ảnh hưởng đến dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản sao chứng thức Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - 1 Bản sao - Bản sao chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược - 1 Bản sao - Tài liệu kỹ thuật - 1 Bản chính Tài liệu kỹ thuật bao gồm: + Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược/ Giấy chứng nhận Thực hành tốt tại địa điểm kinh doanh + Tài liệu kỹ thuật khác tùy thuộc vào loại hình cơ sở  1. Đối với cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Tài liệu về địa điểm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc. trang thiết bị bảo quẩn, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượn, tài liệu chuyên môn kỹ thuât và nhân sự theo nguyên tắc. Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc 2. Đối với cơ sở bán lẻ thuốc: Tài liệu về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc. 3. Đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: Tài liệu chứng minh việc đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 31 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP  3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Cơ sở đề nghị gửi hồ sơ về Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi cơ sở đó đặt trụ sở  Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận kiểm tra thông tin, thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ + Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì Sở Y tế cấp cho doanh nghiệp trả cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu cơ sở cần được tổ chức đánh giá thực tế thì kéo dài thời hạn thêm 20 ngày + Nếu hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung đối với trường hợp quy định thứ nhất thuộc mục a, Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp trong thời hạn 7 ngày làm việc + Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu. Sở Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định Bước 3: Sau khi đánh giá, Sở Y tế có trách nhiệm: - Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá - Ban hành văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sử chữa trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành viên đánh giá thực tế Bước 4: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và trả lời lý do chưa nhận Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Sở Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc là 30 ngày làm việc Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga| Giấy phép con - Kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chuyển sang kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga cần đề nghị Cấp Giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga dưới đây. 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga Căn cứ theo Điều 4,5,7 Thông tư 11/2016/TT-BVHTTDL quy định về trang thiết bị tập luyện và thi đấu môn Yoga tại Việt Nam như sau: - Đối với cơ sở vật chất  a) Sàn tập bằng phẳng, không trơn trượt. b) Khoảng cách từ sàn tập đến trần nhà không thấp hơn 2,7m. c) Không gian tập luyện thoáng mát, ánh sáng từ 150 lux trở lên. d) Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập, có tủ thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu. đ) Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, trang phục khi tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác. e) Việc tổ chức tập luyện và thi đấu môn Yoga ở ngoài trời phải tuân thủ quy định tại các điểm a, c, d, đ mục này. - Đối với trang thiết bị  a) Trang thiết bị tập luyện: - Đảm bảo mỗi người tập có 01 thảm tập cá nhân hoặc thảm lớn trên sàn; - Đối với động tác Yoga bay (Yoga fly): Võng lụa (dây) chịu được ít nhất 300 kg trọng lực, được lắp đặt trên một hệ thống treo có khả năng đảm bảo an toàn cho người tập luyện. Chiều dài của dây có thể điều chỉnh để vừa với tư thế người tập; - Các dụng cụ hỗ trợ tập luyện môn Yoga phải đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho người tập. b) Trang thiết bị thi đấu: - Đảm bảo mỗi người có 01 thảm cá nhân hoặc thảm lớn trên sàn; - Có thiết bị liên lạc cho các thành viên tổ chức và điều hành giải; - Đồng hồ bấm giờ, bảng báo giờ, bảng điểm, loa, vạch giới hạn sân thi đấu. - Đối với mật độ hướng dẫn luyện tập  a) Mật độ tập luyện trên sàn bảo đảm tối thiểu 2,5m2/01 người. b) Mỗi người hướng dẫn tập luyện không quá 30 người trong một giờ học. - Đối với nhân viên chuyên môn Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao - 1 Bản chính (Mẫu đơn tóm tắt) - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - 1 Bản sao - Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận của các nhân viên chuyên môn - 1 Bản sao  - Bản sao hợp lệ chứng minh trình độ học vấn của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự - 1 Bản chính  3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đăng ký địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao hoặc nơi doanh nghiệp có trụ sở chính  Bước 2: Cơ quan chuyên môn tiếp nhận kiểm tra thông tin, thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ + Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì Cơ quan chuyên môn cấp cho doanh nghiệp giấy tiếp nhận hồ sơ  + Nếu hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Cơ quan chuyên môn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc. Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ, cá nhân đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga  3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga là 07 ngày Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng...
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự | Giấy phép con - Một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh cần đảm bảo điều kiện về an ninh, trật tự. Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chuyển sang các ngành, nghề cần đảm bảo điều kiện về an ninh, trật tự cần đề nghị Cấp Giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự dưới đây. 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự - Các ngành, nghề kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP phải đảm bảo về an ninh, trật tự bao gồm: a) Kinh doanh công cụ hỗ trợ; b) Kinh doanh các loại pháo; c) Kinh doanh súng bắn sơn; d) Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; đ) Kinh doanh casino; e) Kinh doanh dịch vụ đặt cược; g) Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; h) Kinh doanh tiền chất thuốc nổ; i) Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; k) Kinh doanh dịch vụ nổ mìn; l) Kinh doanh dịch vụ vũ trường; m) Kinh doanh dịch vụ lưu trú (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp); n) Kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự  Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu bao gồm: - Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh - 1 Bản chính ( Mẫu văn bản) - Bản sao Giấy phép thành lập doanh nghiệp tùy theo loại hình doanh nghiệp - 1 Bản sao  - Bản sao giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy - 1 Bản sao - Bản khai lý lịch/Phiếu lý lịch tư pháp - 1 Bản chính (Mẫu văn bản) - Bản sao hợp lệ chứng minh trình độ học vấn của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự - 1 Bản chính  3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an cấp huyện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra thông tin, thành phần, tính hợp lệ của hồ  sơ + Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì cán bộ gửi Giấy biên nhận hồ sơ cho cơ sở kinh doanh hoặc người nộp hồ sơ + Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thì cán bộ gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ cho cơ sở kinh doanh hoặc người nộp hồ sơ.  + Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì cán bộ nêu rõ lý do từ chối và gửi Thông báo về việc hồ sơ không đủ điều kiện. Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ, cá nhân đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự sau khi đã hoàn thành nộp phí thẩm định. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an cấp huyện hoặc nộp trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự là 05 ngày. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng...  
 
hotline 0927625666