Tất cả sản phẩm

Sáng 27-11, với 431/468 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 Điều, có hiệu lực từ ngày 1-7-2024. Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước (Ảnh: Báo Dân trí) Báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo Luật Căn cước trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, qua thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 và phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, hầu hết ý kiến đại biểu Quốc hội đều đồng ý với tên gọi của dự thảo Luật và tên thẻ căn cước. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số. Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ. Việc này cũng tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi. Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết nội dung này đã xin ý kiến Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị đồng thuận, thống nhất cao về việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước, thẻ căn cước. Để tạo điều kiện cho người dân thực hiện một số giao dịch liên quan đến chứng minh nhân dân trong giai đoạn chuyển tiếp, luật quy định chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp. Ngoài ra, luật cũng quy định "Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024". Nguồn: Báo Dân trí
Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Bộ Công an) xác định Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ nhưng nắm giữ 91,5% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Từ 1/1/2018 đến 7/10/2022 người này chỉ đạo sử dụng 916 bộ hồ sơ khống rút ruột SCB, đến nay còn nợ trên 545 nghìn tỷ đồng. Số tiền này được nhà chức trách xác định bị chiếm đoạt... Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã dùng ngân hàng SCB để huy động vốn, phục vụ cho nhóm doanh nghịệp thuộc hệ sinh thái sân sau. Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Bộ Công an) vừa có "Kết luận điều tra vụ án tham ô tài sản, vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan". TRƯƠNG MỸ LAN SỞ HỮU HƠN 91,5% CỔ PHẦN NGÂN HÀNG SCB THÔNG QUA HÀNG CHỤC CÔNG TY BÌNH PHONG Theo kết luận điều tra, Trương Mỹ Lan là chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), bao gồm một tập hợp các công ty con, công ty liên kết như Công ty Cổ phần Tập đoàn VTP, CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông, CTCP Tập đoàn Sàn Gòn Peninsula, CTCP Tập đoàn Quản lý bất động sản Windsor, CTCP Đầu tư Times Square… Với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của tập đoàn và các công ty kể trên, Trương Mỹ Lan là chủ sở hữu 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ); Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa; Ngân hàng TMCP Đệ Nhất. Từ đây, bà Lan đã thao túng hoạt động của các ngân hàng này, phục vụ cho các mục đích cá nhân. Từ tháng 12/2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, Trương Mỹ Lan nắm giữ 81,43% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ) dưới tên của 32 cổ đông; 98,74% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa dưới tên của 36 cổ đông và 80,46% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất dưới tên của 24 cổ đông. Sau khi 3 ngân hàng này được hợp nhất vào ngày 10/1/2012, với tên gọi là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng SCB), Trương Mỹ Lan tiếp tục nhờ 73 cổ đông đứng tên sở hữu 85,606% cổ phần của SCB. Đồng thời, tiếp tục mua và sử dụng cá nhân đứng tên cổ phần tại Ngân hàng SCB để tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng này lên 91,545% vào ngày 1/1/2018. Tính đến tháng 10/2022, Ngân hàng SCB có vốn điều lệ 15.231,688 tỷ đồng với tổng số 4.129 cổ đông được Ngân hàng Nhà nước công nhận. Trong đó, Trương Mỹ Lan đã sở hữu, chi phối gần 91,536% vốn điều lệ, do 27 pháp nhân, cá nhân đứng tên giúp. Trương Mỹ Lan trực tiếp đứng tên sở hữu 4,982% vốn điều lệ. Với việc sở hữu/nắm quyền chi phối số cổ phần ngân hàng SCB nêu trên, Trương Mỹ Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân Lan tin trưởng, thân tín vào các vị trí thuộc Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Giám đốc Chi nhánh lớn, Trưởng ban kiểm soát. Họ đều là những người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nghe theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan. Họ được trả mức lương cao từ 200 đến 500 triệu đồng/tháng.  Theo Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Trương Mỹ Lan mặc dù không nắm giữ chức vụ nào tại Ngân hàng SCB nhưng lại là người có quyền hạn rất lớn tại SCB.  Từ khi sáp nhập (2012) đến nay, Trương Mỹ Lan luôn nắm giữ cổ phần chi phối tại Ngân hàng SCB (từ 85% đến 91,5% tổng số cổ phần của SCB do chính Trương Mỹ Lan, các cá nhân thân tín và pháp nhân của Lan sở hữu đứng tên sở hữu). Số cổ phần còn lại (dưới 10%) do khoảng hơn 4.000 cổ đông nhỏ lẻ nắm giữ. Bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua các đối tượng chủ chốt tại Ngân hàng SCB, Trương Mỹ Lan đã sử dụng ngân hàng SCB với chức năng của một ngân hàng thương mại cổ phần như một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức, huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay, ngân hàng SCB lại chủ yếu phục vụ cho mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan. DÙNG NHIỀU CÁ NHÂN, PHÁP NHÂN “MA” LẬP HỒ SƠ VAY VỐN KHỐNG Kết quả điều tra xác định, Trương Mỹ Lan đã trực tiếp chỉ đạo hoặc thông qua thân tín chỉ đạo các đối tượng tại Ngân hàng SCB, Vạn Thịnh Phát, đơn vị thẩm định giá tài sản đảm bảo thực hiện các thủ đoạn: (1) Tạo lập khách hàng vay vốn khống, thuê/nhờ người đứng tên tài sản; (2) Tạo lập hồ sơ vay vốn khống; (3) Đưa tài sản đảm bảo được định giá trị, để tạo ra một bộ hồ sơ đúng như quy trình nhằm che giấu, đối phó với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, thực chất là để “rút ruột” ngân hàng SCB. Hầu hết các khoản vay của Trương Mỹ Lan và Tập đoàn VTP được giải ngân trước và thực hiện hợp thức sau. Mặc dù trên hồ sơ thể hiện thời điểm giải ngân cùng thời điểm ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp nhưng thực tế, việc rút tiền tại Ngân hàng SCB đã được thực hiện trước khi hợp đồng tín dụng, thủ tục thế chấp tài sản được hoàn thiện. Nếu theo quy trình thông thường thì ngân hàng chỉ giải ngân khi đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý về thế chấp tài sản bảo đảm nhưng thực tế đối với 1.284 khoản vay của Trương Mỹ Lan và Tập đoàn VTP còn dư nợ, có 684 khoản vay/tổng số dư nợ 382.879 tỷ đồng (gồm 261.588 tỷ đồng nợ gốc, 121.287 tỷ đồng nợ lãi) chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân, số còn lại tài sản bảo đảm chủ yếu là cổ phần, quyền tài sản. Hơn 1.284 khoản vay nêu trên được đứng tên bởi 875 khách hàng, bao gồm 440 cá nhân, 435 pháp nhân. Hầu hết các pháp nhân vay vốn đều là pháp nhân không có hoạt động thực tế (pháp nhân "ma") do Trương Mỹ Lan chỉ đạo các đối tượng thân cận thuê người đứng tên thành lập công ty dưới các vai trò là người đại diện theo pháp luật, cổ đông thành viên công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, tìm địa chỉ đặt trụ sở công ty, chọn ngành nghề kinh doanh… cho phù hợp với yêu cầu rút vốn. Các công ty này thành lập nhưng thực chất không có hoạt động kinh doanh gì. Để tránh sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền, thuộc cấp của Trương Mỹ Lan đã giao cho một số nhân viên kế toán quản lý, báo cáo thuế, nghe điện thoại theo số đã đăng ký, quản lý con dấu như một công ty đang hoạt động. Danh sách các pháp nhân, cá nhân được giao cho một số nhân viên tại Văn phòng HĐQT Tập đoàn VTP theo dõi, khi cần sử dụng pháp nhân, cá nhân cho các mục đích đứng tên khoản vay/đứng tên tài sản/đứng tên phương án vay vốn/rút tiền của ngân hàng SCB. Với phương thức, thủ đoạn nêu trên, nhóm Vạn Thịnh Phát đã thành lập hàng nghìn pháp nhân, thuê/sử dụng hàng nghìn cá nhân làm đại diện pháp luật, đứng tên cổ đông, đứng tên ký hồ sơ vay vốn, đứng tên tài sản bảo đảm để hợp thức rút tiền của ngân hàng SCB.  Thủ đoạn lão luyện ở chỗ, khi “kho” pháp nhân, cá nhân này càng ngày càng phình to vì phải thành lập nhiều pháp nhân, dựng nhiều cá nhân mới để đứng tên khoản vay thì khi kiểm tra thông tin tín dụng trên CIC sẽ không có dư nợ tín dụng lớn. Còn nếu sử dụng cá nhân, pháp nhân cũ, khi thực hiện tra soát trên CIC sẽ thấy đứng tên các khoản vay rất lớn, không đủ điều kiện để lập được hồ sơ vay vốn.  Từ đầu năm 2020, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo thành lập các đơn vị cho vay thuộc SCB chỉ để phục vụ cho các mục đích giải ngân tiền cho nhóm Trương Mỹ Lan. Những đơn vị này được lãnh đạo Ngân hàng SCB giao giải quyết các khoản vay như các chi nhành, tuy nhiên các đơn vụ đều có đặc điểm khác biệt so với các chi nhánh ngân hàng SCB là: (1) Trực thuộc quản lý điều hành của Hội sở Ngân hàng SCB; (2) Không có con sấu riêng là sử dụng con dấu của các đơn vị khác khi hoạt động; (3) Không có bộ phận kho quỹ riêng. Theo kết quả điều tra, từ 1/1/2018 đến 7/10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền chiếm đoạt của Ngân hàng SCB. Đến nay, các khoản vay này còn nợ hơn 545 ngàn tỷ đồng. Trong đó, hơn 415.666 tỷ đồng là dư nợ gốc và 129.372 tỷ đồng dư nợ lãi. Toàn bộ số tiền chiếm đoạt này đều phục vụ cho mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan. Kết quả điều tra xác định bản chất việc đưa tài sản bảo đảm vào SCB chỉ là phương thức, thủ đoạn phạm tội. Có nhiều tài sản bảo đảm không có giá trị gháp lý, không đủ điều kiện để làm tài sản thế chấp nhưng vẫn được định giá, nâng khống giá trị, đưa vào thế chấp tại ngân hàng SCB làm phương án vay. Có 684/1.284 khoản vay chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân. Nhiều khoản vay được giải ngân trước, sau đó mới hợp thức hồ sơ vay và tài sả đảm bảo. Có 201/1.284 khoản vay chưa có phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền. Các bị can tại ngân hàng SCB đều đã khai nhận chỉ ký thủ tục hợp thức, không thực hiện thẩm định, đánh giá lại khoản vay theo quy định pháp luật và quy trình của ngân hàng SCB về việc cho vay. Do vậy, Cơ quan Điều tra cho biết có đủ căn cứ xác định toàn bộ số tiền gốc 415.666 tỷ đồng mà Trương Mỹ Lan và đồng phạm lập hồ sơ vay vốn hợp thức để rút ra khỏi ngân hàng SCB đến nay còn dư nợ không trả được là số tiền mà Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt của ngân hàng SCB. Nguồn: VnEconomy
Ngày 14/11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (sinh năm 1963) trú tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội để điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các Quyết định, Lệnh nêu trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình phê chuẩn. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình công bố các Quyết định và Lệnh đối với Lưu Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: Công an tỉnh Thái Bình Quá trình bắt, khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án. Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án theo quy định. Việc bắt ông Lưu Bình Nhưỡng là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường (37 tuổi, thường gọi là Cường "Quắt"), đối tượng hình sự có 3 tiền án, trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Cường "Quắt" cùng đàn em được xem là băng nhóm xã hội phức tạp ở Thái Bình. Băng nhóm này đã tham gia, thực hiện nhiều hoạt động trái pháp luật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội. Ngày 28/4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố vụ án Cố ý gây thương tích và Gây rối trật tự công cộng; khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam 5 đối tượng, trong đó có Cường "Quắt" cùng đồng bọn. Ngày 17/5/2023, Cường "Quắt" bị khởi tố thêm tội danh Cưỡng đoạt tài sản. Công an tỉnh Thái Bình cho biết, khi biết một số doanh nghiệp được UBND tỉnh Thái Bình cấp phép khai thác cát tại mỏ cát ven biển xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, Cường "Quắt" và đồng bọn đã tự ý xác lập quyền sử dụng trái phép các bãi triều để gây sức ép, buộc các doanh nghiệp phải trả tiền theo khối lượng cát khai thác được hoặc bán lại một phần cho Cường với giá rẻ hơn giá thị trường, chiếm đoạt của các doanh nghiệp hàng tỷ đồng. Nguồn: Báo Dân trí
Trong nhiều trường hợp khi người phạm tội đã bị kết án và hưởng án treo thì trong thời gian thử thách họ vẫn tiếp tục phạm tội. Có thể là tội mới hoặc tội mà họ đang bị kết án. Vậy trong trường hợp phạm tội trong thời gian thử thách sẽ bị xử lý ra sao? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Án treo là gì? Điều 1 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP đưa ra định nghĩa về án treo như sau: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. 2. Thế nào là thời gian thử thách? Thời gian thử thách là khoảng thời gian mà Tòa án ấn định cho người phạm tội khi được tuyên cho hưởng án treo. Thời gian này người phạm tội phải tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương cư trú. Không được phạm tội mới, nếu cải tạo tốt trong khoảng thời gian thử thách thì còn có thể xem xét rút ngắn thời gian thử thách. Tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng điều 65 Bộ luật hình sự quy định khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm. Thời gian thử thách là thời gian người bị án treo được giao cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để theo dõi giáo dục. Đó là ràng buộc pháp lý đối với người bị án và để cơ quan có trách nhiệm kiểm tra kết quả sự tự cải tạo của người này. Đây là thời gian để khẳng định điều kiện “không phạm tội mới có thỏa mãn hay không để cho phép được miễn chấp hành hình phạt tù hay buộc phải chấp hành hình phạt đã tuyên đó". Cụ thể: người được hưởng án treo chỉ được miễn chấp hành hình phạt tù nếu trong thời gian thử thách không phạm tội mới. Trái lại, họ phải chấp hành hình phạt tù nếu phạm tội mới trong thời gian này. 3. Thế nào là tái phạm?  Theo Điều 53 Bộ Luật Hình sự 2015 thì "Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý." Tái phạm là tình tiết phản ánh nhân thân xấu của người phạm tội. Do vậy, luật hình sự Việt Nam luôn luôn coi tái phạm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.  Như vậy, việc xác định tái phạm đối với trường hợp đã bị kết án mà phạm tội lại đòi hỏi: 1) Chủ thể chưa được xoá án tích về tội đã bị xét xử; 2) Tội mới phạm phải là tội cố ý hoặc là tội vô ý nhưng thuộc loại tội rất nghiêm trọng hay tội đặc biệt nghiêm trọng. 4. Phạm tội trong thời gian thử thách sẽ bị xử lý như thế nào?  Khoản 5 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định rõ trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự năm 2015.  Tại Điều 7 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP có hướng dẫn về việc quyết định hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách như sau:  - Trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm mới và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật Hình sự. Nếu họ đã bị tạm giam; tạm giữ thì thời gian bị tam giam, tạm giữ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.  - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định giải quyết đề nghị buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người bị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, cơ quan đề nghị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.  - Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển thành 01 ngày tù để tổng hợp hình phạt chung như trên  - Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân - Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình - Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác, mà khi đó các khoản phạt tiền được cộng lại thành hình phạt chung  - Trục xuất cũng không được tổng hợp với các loại hình phạt khác.  Bên cạnh đó, nếu có hình phạt bổ sung thì được tính như sau:  - Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật hình sự quy định đối với loại hình phạt đó. Riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung  - Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên  Như vậy, người hưởng án treo nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách sẽ không được hưởng án treo nữa, thời gian thử thách chấm dứt và thay vào đó là bị xử tội mới và tổng hợp các hình phạt. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Khi lợi nhuận làm mờ mắt con người, nhiều người đã bán rẻ lương tâm, buôn bán thực phẩm bẩn, gây ra những vụ giết người thầm lặng và kéo cái chết đến gần hơn với chính mình. Trong bài viết sau đây, VietLawyer sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về bán đồ ăn gây ngộ đỗ sẽ bị xử lý như thế nào?  1. Bán đồ ăn gây ngộ độc thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Tại Khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm như sau: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 5.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 20.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau: Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa. 2. Bán đồ ăn gây ngộ độc làm chết người bị đi tù bao nhiêu năm? Tại Khoản 2 Điều 317 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 119 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Có tổ chức Làm chết người Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm. Theo đó, người nào có hành vi bán đồ ăn gây ngộ độc cho người làm chết người thì có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Mức phạt cụ thể sẽ do quyết định của Tòa án. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị Hoa (Bắc Kạn) có đặt câu hỏi về cho Vietlawyer: "Xin chào Luật sư. Tôi và chồng tôi đã kết hôn với nhau được 8 năm và có 2 đứa con. Do bất đồng quan điểm sống và chồng tôi thường xuyên say xỉn rồi về đánh tôi nên tôi không thế tiếp tục cuộc sống này được nữa. Tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý và xé giấy kết hôn. Vậy, luật sư cho tôi hỏi: Mất giấy kết hôn có ly hôn được không? Tôi cảm ơn." Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Công ty Vietlawyer. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: 1. Quy định về giấy đăng ký kết hôn như thế nào? Theo Khoản 7, Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về Giấy chứng nhận kết hôn nhau sau: “Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này” Theo đó Giấy đăng ký kết hôn hay Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là một giấy tờ thể hiện việc kết hôn giữa nam và nữ khi đủ các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật và được nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân này. Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ sẽ phát sinh cùng với đó là các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của vợ chồng. 2. Mất giấy kết hôn có ly hôn được không? Theo quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, để được Tòa án giải quyết ly hôn, người có yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sau: – Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); – Chứng minh nhân dân của vợ và chồng; Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực); – Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực); – Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với tài sản chung (nếu có tài sản chung vợ chồng, bản sao có chứng thực); – Đơn ly hôn (Tùy từng trường hợp, vợ chồng có thể nộp đơn khởi kiện ly hôn đơn phương hoặc đơn yêu cầu ly hôn thuận tình). Theo như quy định để thì để ly hôn cần chuẩn bị hồ sơ có Giấy chứng nhân đăng ký kết hôn nhưng nếu bạn bị mất Giấy đăng ký kết hôn bản chính, bạn có thể thực hiện thủ tục xin cấp trích lục bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân nơi trước đây đã thực hiện việc đăng ký kết hôn. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Anh Tuấn Anh - Bắc Giang có câu hỏi gửi về cho Vietlawyer: "Trường hợp nào được miễn, giảm án phí dân sự theo pháp luật hiện hành? Tôi xin cảm ơn". Cảm ơn câu hỏi của bạn - Vietlawyer xin giải đáp câu hỏi như sau. 1. Án phí dân sự là gì? Án phí dân sự là là một khoản chi phí tiến hành tố tụng mà đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước khi Tòa án giải quyết vụ việc dân sự và được thi hành khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 2. Trường hợp nào được miễn án phí dân sự theo quy định pháp luật? Căn cứ theo Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về việc miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án như sau: Điều 12. Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án 1. Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí: a) Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; b) Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; c) Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; d) Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín; đ) Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ. 2. Những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết này. 3. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp. 3. Trường hợp nào được giảm án phí dân sự theo quy định pháp luật? Căn cứ tại Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về việc giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án như sau: Điều 13. Giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án 1. Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được Tòa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp. 2. Những người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này vẫn phải chịu toàn bộ án phí, lệ phí Tòa án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có căn cứ chứng minh người được giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án không phải là người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có tài sản để nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án; b) Theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì họ có tài sản để nộp toàn bộ tiền án phí, lệ phí Tòa án mà họ phải chịu. 3. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền ánphí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được giảm tiền án phí thì Tòa án chỉ giảm 50% đối với phần án phí mà người thuộc trường hợp được giảm tiền án phí phải chịu theo quy định của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được giảm. Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
      Bắt cóc được xem là hình thức bí mật bắt giữ người trái pháp luật nhằm thực hiện một mục đích hoặc âm mưu nào đó về vấn đề kinh tế, chính trị. Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt con người làm con tin hay bắt và giữ lại nhằm buộc người muốn chuộc phải giao tài sản hoặc một số tiền thì mới trả lại con tin. Vậy người có hành vi bắt cóc chiếm đoạt tài sản bị xử phạt như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có thể ở tù bao nhiêu năm?      Căn cứ theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau: 1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; d) Đối với người dưới 16 tuổi; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Làm chết người; c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.       Như vậy, người nào có hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt như trên. 2. Người chuẩn bị phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì có chịu trách nhiệm hình sự không?      Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về chuẩn bị phạm tội như sau: 1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này. 2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. 3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.      Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người chuẩn bị phạm tội bắt cóc nhắm chiếm đoạt tài sản vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. 3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn che giấu người bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?      Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định  về hành vi như che giấu tội phạm như sau: ... 2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.      Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn che giấu người bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm tù.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề người có hành vi bắt cóc chiếm đoạt tài sản bị xử phạt như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị Thảo - Bắc Ninh có câu hỏi gửi về Vietlawyer như sau: "Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích bị xử phạt như thế nào? Tôi cảm ơn". Cảm ơn câu hỏi của bạn - Vieltawyer xin được giải đáp qua bài viết dưới đây. 1. Đất nông nghiệp là gì? Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định về đất nông nghiệp bao gồm: Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; b) Đất trồng cây lâu năm; c) Đất rừng sản xuất; d) Đất rừng phòng hộ; đ) Đất rừng đặc dụng; e) Đất nuôi trồng thủy sản; g) Đất làm muối; h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; 2. Nguyên tắc sử dụng đất được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau: Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất   1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. 2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. 3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy căn cứu theo Điều luật trên, việc sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích là hành vi vi phạm pháp luật 3. Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích bị xử phạt như thế nào? Mức xử phạt với hành vi sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích được quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP. Cụ thể: - Đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (căn cứ Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP): Diện tích đất chuyển mục đích trái phép Mức phạt (triệu đồng) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng Dưới 0,5 héc ta 02 - 05 Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta 05 - 10 Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta 10 – 20 Từ 03 héc ta trở lên 20 - 50 Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối Dưới 0,1 héc ta 03 - 05 Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta 05 - 10 Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta 10 - 20 Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta 20 - 30 Từ 03 héc ta trở lên 30 - 70 Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp Dưới 0,01 héc ta 03 - 05 Từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta 05 - 10 Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta 10 - 15 Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta 15 - 30 Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta 30 - 50 Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta 50 - 80 Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta 80 – 120 Từ 03 héc ta trở lên 120 – 25 - Đối với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP): Diện tích đất chuyển mục đích trái phép Mức phạt (triệu đồng) Chuyển đất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp Dưới 0,5 héc ta 03 - 05 Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta 05 - 10 Từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta 10 – 20 Từ 05 héc ta trở lên 20 - 50 Chuyển đất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp Dưới 0,02 héc ta 03 - 05 Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta 05 - 10 Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta 10 - 15 Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta 15 - 30 Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta 30 - 50 Từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta 50 - 100 Từ 05 héc ta trở lên 100 - 250   - Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP): Diện tích đất chuyển mục đích trái phép Mức phạt (triệu đồng) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm Dưới 0,5 héc ta 02 - 05 Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta 05 - 10 Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta 10 – 20 Từ 03 héc ta trở lên 20 - 50 Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp Dưới 0,02 héc ta 03 - 05 Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta 05 - 08 Từ 0,05 héc ta đến dưới 01 héc ta 08 - 15 Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta 15 - 30 Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta 30 - 50 Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta 50 - 100 Từ 03 héc ta trở lên 100 - 200 * Lưu ý: - Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, mức phạt đối với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân có cùng hành vi. - Mức phạt trên áp dụng đối với khu vực nông thôn, tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt. Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/.
Chị Mai (Nghệ An) có đặt câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Xin chào Luật sư. Tôi và người yêu tôi ở chung với nhau được 2 năm và có 1 đứa con. Hiện nay 2 chúng tôi có xảy ra mâu thuẫn cá nhân và quyết định không ở chung với nhau nữa. Vậy, luật sư cho tôi hỏi: Ai được quyền nuôi con trong trường hợp này? Tôi cảm ơn." Tranh chấp nuôi con sau khi ly hôn luôn là tình huống pháp lý phức tạp và có thể gây ra nhiều tranh cãi giữa các bên liên quan. Vậy trong trường hợp khi hai bên nam nữ không đăng ký kết hôn mà có con chung thì việc nuôi con khi hai bên chia tay sẽ thuộc về bên nào? Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập. 1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. 2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn. Theo đó, Điều 71 Luật này nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận. 1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, có 02 trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ: – Xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên; – Mẹ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi. Dù vậy, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa có thể xem xét giao con cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện. Như vậy, quan hệ giữa cha, mẹ, con vẫn tồn tại mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì một trong hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Trên thực tế hiện nay, không ít trường hợp phụ nữ đang mang thai vi phạm pháp luật hình sự thậm chí vi phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng. Vậy trường hợp phụ nữ mang thai có phải là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Khi nào phụ nữ mang thai được tạm hoãn thi hành án phạt tù? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Trường hợp người phụ nữ đang mang thai phạm tội thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không?      Căn cứ theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; m) Phạm tội do lạc hậu; n) Người phạm tội là phụ nữ có thai; o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; r) Người phạm tội tự thú; s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án; u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội; v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ. 2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. 3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.      Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì phụ nữ có thai là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 2. Phụ nữ mang thai phạm tội có được hoãn thi hành án phạt tù không?       Căn cứ theo Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau: 1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây: a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục; b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm. 2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.      Như vậy, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. 3. Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù bao gồm những gì?       Căn cứ theo Khoản 1 Điều 39 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc làm việc sẽ lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu xét miễn chấp hành án phạt tù. Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù bao gồm: - Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; - Văn bản đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền; - Đơn xin miễn chấp hành án phạt tù của người bị kết án; - Đối với người bị kết án đã lập công hoặc lập công lớn thì phải có bản tường trình có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; - Đối với người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo thì phải có kết luận của bệnh viện, hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên; - Đối với người bị kết án chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú.       Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề phụ nữ mang thai được tạm hoãn thi hành án phạt tù không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Anh Mạnh - Ba Vì có câu hỏi gửi về cho Vietlawyer: "Tường nhà tôi bị người lạ vẽ bậy lên tường, cho tôi hỏi pháp luật xử phạt hành vi này như thế nào?"  Cảm ơn câu hỏi của bạn - Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau 1. Xử phạt vi phạm hành chính  Việc viết, vẽ bậy hình lên tường nhà người khác mà chưa được sự đồng ý, cho phép là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm, phá hoại tài sản. Theo điểm l khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau: Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng ... 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng; b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ; đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép; e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác; g) Đốt và thả “đèn trời”; h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, nếu vẽ bậy lên tường nhà người khác mà không được sự đồng ý, cho phép có thể bị phạt tiền từ 1 triệu – 2 triệu đồng. 2. Truy cứu trách nhiệm hình sự  Hành vi vẽ bậy lên tường nhà người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tùy thuộc vào giá trị tài sản bị xâm phạm. Tội này được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau: Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Tái phạm nguy hiểm, 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trên đây là tư vấn của công ty Luật Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666