Tất cả sản phẩm

Chị Mai (Nghệ An) có đặt câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Xin chào Luật sư. Tôi và người yêu tôi ở chung với nhau được 2 năm và có 1 đứa con. Hiện nay 2 chúng tôi có xảy ra mâu thuẫn cá nhân và quyết định không ở chung với nhau nữa. Vậy, luật sư cho tôi hỏi: Ai được quyền nuôi con trong trường hợp này? Tôi cảm ơn." Tranh chấp nuôi con sau khi ly hôn luôn là tình huống pháp lý phức tạp và có thể gây ra nhiều tranh cãi giữa các bên liên quan. Vậy trong trường hợp khi hai bên nam nữ không đăng ký kết hôn mà có con chung thì việc nuôi con khi hai bên chia tay sẽ thuộc về bên nào? Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập. 1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. 2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn. Theo đó, Điều 71 Luật này nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận. 1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, có 02 trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ: – Xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên; – Mẹ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi. Dù vậy, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa có thể xem xét giao con cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện. Như vậy, quan hệ giữa cha, mẹ, con vẫn tồn tại mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì một trong hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
    Trên thực tế, không ít trường hợp vợ chồng ly hôn chia tài sản và tranh chấp quyền nuôi con. Tuy nhiên do mâu thuẫn không thể thỏa thuận được mà một số người không tuân theo quyết định của toà án, bản án cố tình giành quyền nuôi con về bản thân. Trường hợp này theo quy định của pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào - Công ty Luật VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Không giao con theo quyết định của tòa án, bản án có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?      Căn cứ theo quy định tại Điều 120 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định như sau: 1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án. 2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.      Như vậy, đối với trường hợp trên sau khi đã được chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương thuyết phục mà vẫn không tự nguyện giao con, thì người có hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). 2. Không giao con theo quyết định của tòa án, bản án thì bị xử phạt như thế nào?      Căn cứ theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội không chấp hành án như sau: 1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ; b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; c) Tẩu tán tài sản. 3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.      Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp không giao con cho chồng/vợ cũ mặc dù có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu như đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này và có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.      Trong trường hợp chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ,... thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội trên có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 3. Các tình tiết giảm nhẹ khi không giao con theo quyết định của tòa án, bản án      Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; m) Phạm tội do lạc hậu; n) Người phạm tội là phụ nữ có thai; o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; r) Người phạm tội tự thú; s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án; u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội; v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.      Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp không giao con cho chồng/vợ cũ khi phạm tội không chấp hành án nếu có các tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì sẽ được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề người có hành vi không giao con theo quyết định của tòa án, bản án có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bố dượng nhận con của vợ làm con nuôi có cần sự đồng ý của bố đẻ? -  Anh M.Quốc (Hà Nội)  Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi trên như sau: Quy định về sự đồng ý cho làm con nuôi tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:  "1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. 2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi. 3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. 4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày. Như vậy, theo quy định trên khi cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi thì phải có sự đồng ý của cha đẻ. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Có giới hạn số lượng con nuôi hay không? - Chị H.Hường (Hà Tĩnh) Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời  như sau: Căn cứ Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về các hành vi bị cấm như sau: "1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em. 2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi. 3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. 4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số. 5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước. 6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi. 7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc." Như vây, theo quy định của pháp luật hiện hành không giới hạn số con nuôi. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Cách chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn - Tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn là một trong những tranh chấp thường gặp khi hai vợ chồng ly hôn. Vậy làm thế nào để chứng minh được bản thân có điều kiện tốt hơn đối phương để có thể giành được quyền nuôi con khi ly hôn? Qua nội dung bài viết dưới đây, Công ty Luật Vietlawyer sẽ giải đáp cho bạn đọc những vấn đề liên quan đến Cách chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn. 1. Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn. Tòa án sẽ xem xét giải quyết quyền nuôi con trong 02 trường hợp sau: Thứ nhất, Tòa án sẽ phải xem xét sự thỏa thuận về quyền nuôi con trong yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự về vấn đề nuôi con và tài sản. Thứ hai, Tòa án xem xét giải quyết và xét xử tranh chấp về quyền nuôi con trong vụ án ly hôn. Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” 2. Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn. Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cha hoặc mẹ sau khi ly hôn muốn giành quyền nuôi con phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Trường hợp hai vợ chồng thỏa thuận được quyền nuôi con khi ly hôn. Hai vợ chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp hai vợ chồng tự thỏa thuận Toà án vẫn sẽ xem xét điều kiện nuôi con của người trực tiếp nuôi con. Tuy vợ/chồng được thỏa thuận quyền nuôi con nhưng sự thỏa thuận này phải đảm bảo quyền và lợi ích của con. Nếu có thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi cho con thì Tòa án sẽ không công nhận sự thỏa thuận đó. Ví dụ: Hai vợ chồng ly hôn thuận tình, thỏa thuận chồng sẽ nuôi con gái 06 tuổi, vợ sẽ nuôi con con trai 05 tuổi. Tuy nhiên, người chồng không có công ăn việc làm, lại đang cai nghiện tự nguyện, không có người nhà hỗ trợ chăm sóc con. Trường hợp này, Tòa án có thể không công nhận thỏa thuận nuôi con của hai vợ chồng. Trường hợp không thỏa thuận được. Trường hợp vợ/chồng không thỏa thuận được, mỗi bên đều muốn giành quyền nuôi con hoặc không nuôi con thì phải chứng minh điều kiện nuôi con hay không nuôi con tương ứng với yêu cầu của mình. Những điều kiện vợ/chồng cần chứng minh để giành quyền nuôi con gồm: Điều kiện về vật chất. Điều kiện về mặt vật chất như: Ăn; ở; sinh hoạt; điều kiện học tập;… Các bên có thể chứng minh bằng cách trình bảng lương, giấy tờ chứng minh thu nhập của mình, các nguồn tài chính khác và cách chăm sóc con sau khi ly hôn. Theo quy định tại khoản 3 điều 81 bộ luật hôn nhân gia đình quy định cụ thể như sau: "Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Như vậy, trường hợp một bên không có khả năng kinh tế để nuôi dưỡng con, thậm trí là trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi mà người mẹ không có điều kiện về kinh tế thì cũng có thể không được quyền nuôi con. Do vậy, điều kiện về mặt vật chất kinh tế là rất quan trọng để giành quyền nuôi con. Pháp luật không yêu cầu người trực tiếp nuôi con phải có những điều kiện về mặt vật chất quá lớn, phải thật giàu có, nhưng ít nhất cũng phải đáp ứng được điều kiện tối thiểu, có công việc và thu nhập ổn định, hoặc có tài sản riêng đủ để đáp ứng điều kiện cơ bản của con. Điều kiện về tinh thần, sức khỏe. Điều kiện về mặt tinh thần được thể hiện như: Thời gian chăm sóc; dạy dỗ; giáo dục con; tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí; nhân cách đạo đức; trình độ học vấn;… của cha mẹ. Vấn đề sức khỏe cũng là một trong những điều kiện để giành quyền nuôi con sau khi ly hôn rất quan trọng. Nếu như sức khỏe yếu thì khả năng giành quyền nuôi con của người đó cũng sẽ bất lợi hơn so với người có sức khỏe tốt.  Lưu ý: Trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi mẹ được ưu tiên trực tiếp nuôi, con từ đủ 07 tuổi trở lên có quyền đưa ra nguyện vọng, chọn người trực tiếp nuôi dưỡng mình. Điều kiện về mặt đạo đức xã hội. Người nào muốn giành quyền nuôi con cần phải có đạo đức xã hội tốt, có phẩm chất làm cha, làm mẹ tốt thì sẽ có lợi thế, được Tòa án xem xét trao quyền nuôi con sau ly hôn. Nhìn nhận một cách rõ ràng, một người có đạo đức xã hội tốt sẽ nuôi dưỡng được một đứa trẻ có nhân cách tốt. Trẻ em là những đối tượng có tư duy còn non nớt, dễ bị hưởng và định hướng nhân cách từ môi trường xung quanh.  Về mặt đạo đức xã hội, nếu như một bên có hạn chế về mặt đọa đức như: thường xuyên vi phạm pháp luật; có lối sống đồi trụy; xúi giục hoặc ép buộc người con làm việc trái đạo đức và pháp luật thường xuyên đánh đập, lăng mạ, chửi bới con…thì sẽ bị hạn chế quyền nuôi con. Bằng chứng giành quyền nuôi con khi ly hôn gồm những gì? Tuy pháp luật không quy định cụ thể các điều kiện cũng như căn cứ để ấn định giao con cho cha hay mẹ. Nhưng trên thực tế, các bên thường sẽ chứng minh những vấn đề sau đây: Có thu nhập đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con. Yếu tố vật chất là một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án dùng làm căn cứ khi đưa ra phán quyết trao quyền nuôi con cho vợ/chồng. Người không có thu nhập ổn định khó có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho con. Do đó, người trực tiếp nuôi dưỡng con phải là người có điều kiện vật chất đảm bảo nuôi con. Những nhu cầu tối thiểu dành cho một đứa trẻ như: Nhu cầu được ăn uống đủ và đảm bảo dinh dưỡng; Được mặc đủ, mặc ấm; Được đi học; Có nơi ở ổn định;… Vợ/chồng cần chứng minh tình trạng tài chính ổn định bằng việc chứng minh mình có thu nhập đảm bảo nuôi con như: bảng lương; sổ đóng bảo hiểm xã hội; doanh thu bán hàng;… Chứng minh về điều kiện vật chất tốt hơn không phải là yếu tố quyết định về quyền nuôi con. Nhưng nếu bạn không có thu nhập hoặc thu nhập quá thấp thì rất có thể sẽ không giành được quyền nuôi con. Có thời gian, giành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con. Ngoài vật chất, yếu tố tinh thần của con cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Theo đó, khi bản thân có thời gian chăm sóc con, bên cạnh con. yêu thương con thì vợ/chồng sẽ có phần “thắng” trong việc giành quyền nuôi con. Những bằng chứng trong trường hợp này có thể lịch làm việc của người muốn giành quyền nuôi con, hoặc bằng chứng chứng minh đối phương không đủ điều kiện nuôi con như thường xuyên đi công tác, thường xuyên đi xa nhà và không có thời gian chăm sóc cho con. Chứng minh có nhiều điều kiện khác tốt cho con hơn đối phương. Ngoài yếu tố về vật chất và tinh thần, nhiều khi đương sự cũng cần phải chứng minh các điều kiện khác như có thể tạo môi trường, không gian tốt nhất cho con phát triển, quan điểm, nguyện vọng của con. Chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp. Đây được xem là một trong những yếu tố để Tòa án xem xét giao quyền nuôi con. Nếu xét về mọi phương diện nêu trên, vợ/chồng có điều kiện tương tự nhau thì đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án xem xét quyết định giao con cho cho ai nuôi dưỡng. Nội dung này có thể xét đến ở các khía cạnh như: Trong thời gian đang chung sống, vợ/chồng có những hành động như: không quan tâm đến con; hay đánh đập, có hành vi bạo lực con về mặt tinh thần; không cho con được phát triển năng khiếu theo mong muốn của con;… những hành động này đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển toàn diện của con. Nguyên nhân dẫn đến ly hôn là do lỗi của đối phương, ví dụ như vợ/chồng đã có những hành vi: ngoại tình; bạo lực gia đình;… cho thấy vợ/chồng là một tấm gương không tốt với con. Nếu để con sống chung với đối phương sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con. Tuy nhiên, vợ/chồng muốn giành quyền nuôi con phải có bằng chứng chứng minh rõ ràng những nội dung trên để Tòa án có căn cứ xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi con. Trên đây là bài viết của Công ty Luật Vietlawyer về vấn đề Cách chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn. Nếu bạn có bất cứ vướng mắc gì liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình thì có thể liên hệ tới Luật sư ly hôn theo các địa chỉ sau để được tư vấn và hỗ trợ.
07 án lệ mới ban hành bởi Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao - Ngày 24/03/2023, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 39/QĐ-CA về việc công bố án lệ. Theo đó, có 7 án lệ mới được ban hành từ án lệ số 57 đến án lệ số 63. Công ty luật Vietlawyer sẽ giới thiệu các nội dung 7 án lệ nêu trên. 1. Nội dung án lệ số 57  - Tình huống án lệ: Bị cáo dùng thủ đoạn gian dối để người quản lý tài sản chuyển giao tài sản cho bị cáo, sau đó lợi dụng sơ hở để nhanh chóng tẩu thoát - Giải pháp pháp lý: Bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Cướp giật tài sản" - Nội dung án lệ: Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B có thủ đoạn gian dối là để các bị hại thấy bị cáo có tiền, nhằm tạo niềm tin để tiếp cận tài sản. Thời điểm bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, các bên đang thực hiện hành vi giao hàng - nhận tiền, việc chuyển giao tài sản giữa các bị hại và bị cáo chưa hoàn thành, bị cáo chưa ký nhận vào chứng từ giao hàng, tài sản vẫn trong tầm quản lý của các bị hại thì bị cáo đã tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Do đó, hành vi của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B đã phạm vào tội “Cướp giật tài sản”. Bản án sơ thẩm số 111/2020/HSST ngày 27/8/2020 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng khoản 2 Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, xử phạt bị cáo Nguyễn Thành Quốc B là có căn cứ, đúng pháp luật. 2. Nội dung án lệ số 58  - Tình huống án lệ:  Bị cáo có hành vi vận chuyển 05 cá thể hổ và 01 bộ phận không thể tách rời sự sống của cá thể của cá thể hổ thứ 6 - Giải pháp pháp lý:  Bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). - Nội dung án lệ: Bị cáo đã vận chuyển 05 cá thể hổ đông lạnh có tên khoa học Panthera tigris; 01 bộ phận sinh dục đực của loài hổ có tên khoa học Panthera tiger, theo kết luận giám định là bộ phận không thể tách rời sự sống của một con hổ; 41 kg thịt của loài hổ có tên khoa học Panthera tigris, theo kết luận giám định nếu tổng số lượng thịt trên là của 1 cá thể hổ thì sẽ dẫn đến cá thể hổ không thể tồn tại;... Kết luận giám định chưa xác định 01 bộ phận sinh dục hổ đực có phải của một trong năm con hổ đông lạnh hay không. Do toàn bộ số tang vật trên đã bị tiêu hủy không thể cho giám định bổ sung. Tuy nhiên, theo Biên bản xác định tình trạng sản phẩm, sức khỏe động vật (bút lục 89) thì 05 cá thể hổ đông lạnh đã chết là hổ con có trọng lượng từ 0,99kg đến 2,99kg; 01 bộ phận sinh dục của hổ đực có trọng lượng 0,98kg. Như vậy, dựa vào trọng lượng kg có căn cứ khẳng định 01 bộ phận sinh dục của hổ đực đó không phải là bộ phận sinh dục của một trong 05 con hổ con đông lạnh vì không có loài hổ nào có thể có bộ phận sinh dục đực chiếm đến từ 1/2 đến 1/4 trọng lượng cơ thể. Theo kết luận giám định thì bộ phận sinh dục đó là bộ phận không thể tách rời sự sống của con hổ nên có nghĩa phải có con hổ thứ 6 bị giết để có được bộ phận sinh dục đó cho bị cáo vận chuyển. Tức bị cáo Q có hành vi vận chuyển 05 con hổ và 01 bộ phận không thể tách rời sự sống của 01 con hổ thứ 6. Từ quy định của điều luật thấy rằng chỉ cần vận chuyển bộ phận không thể tách rời sự sống của 06 cá thể hổ trở lên là đã phạm vào điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự. Nội dung của điều luật này nhằm đến việc xử lý các hành vi phạm tội nghiêm trọng xâm phạm đến sự sống của từ 06 cá thể hổ trở lên. Bị cáo vận chuyển 05 cá thể hổ và 01 bộ phận không thể tách rời sự sống của cá thể hổ thứ 6 là đã xâm phạm đến sự sống của 06 cá thể hổ nên phải chịu hình phạt quy định tại điểm c khoản 3 Điều 244 Bộ luật Hình sự.” 3. Nội dung án lệ số 59 - Tình huống án lệ: Bị cáo dùng hung khí nguy hiểm tấn công bị hại. Bị hại điều khiển xe mô tô bỏ chạy, bị cáo tiếp tục truy đuổi làm bị hại lo sợ phải tăng tốc bỏ chạy. Khi bị hại bị tai nạn thì bị cáo mới dừng việc truy đuổi. Bị hại tử vong trên đường đi cấp cứu. - Giải pháp pháp lý:  Bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” với lỗi cố ý gián tiếp. - Nội dung án lệ: Lời khai tại phiên tòa phúc thẩm của bị cáo Đặng Văn T, bị cáo Triệu Văn M phù hợp với nhau, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án như lời khai của Nguyễn Thị L, các kết luận giám định, biên bản khám nghiệm hiện trường, vật chứng thu giữ trong vụ án, từ đó đã đủ cơ sở xác định: Vào khoảng 20 giờ ngày 20/12/2018, Đặng Văn T và Triệu Văn M dùng tay, chân đấm đá, rồi sử dụng gậy kim loại đánh nhiều nhát vào đầu, mặt, tay, sườn, lưng của Nguyễn Ngọc V. Khi V điều khiển xe mô tô bỏ chạy thì T và M dùng xe mô tô tiếp tục truy đuổi theo V để đánh với vận tốc trên 50km/giờ. T cầm theo gậy sắt, còn M hô to “Đ** mẹ chúng mày đứng lại”. V thấy vậy tăng ga bỏ chạy, khi đến ngã ba thuộc địa phận thôn 4, xã T, huyện Y do đi nhanh không làm chủ tay lái, V lao xe qua đường lên bãi đất trống thì bị ngã xe và tử vong trên đường đi cấp cứu. Hành vi của các bị cáo T và M sử dụng gậy kim loại, là hung khí nguy hiểm đánh nhiều nhát vào vùng đầu, mặt, thân thể V, sau đó dùng xe mô tô truy đuổi V là rất nguy hiểm. Anh V trong tình trạng vừa bị đánh đau, lại vẫn bị các bị cáo truy đuổi, uy hiếp, đe dọa, buộc anh V lo sợ tiếp tục bị đánh nên đã điều khiển xe mô tô bỏ chạy với vận tốc nhanh, trên đường bê tông liên thôn có nhiều khúc cua liên tiếp, nhiều đoạn có độ dốc lớn trong điều kiện trời tối, có khả năng gây tai nạn nguy hiểm dẫn đến chết người. Các bị cáo buộc phải nhận thức được điều đó, nhưng vẫn tiếp tục đuổi theo anh V 1300 mét, cho đến khi thấy anh V bị ngã xe mới dừng lại. Với hành vi nguy hiểm nêu trên, có đủ cơ sở để xác định hành vi phạm tội của các bị cáo là rất quyết liệt, chứng tỏ về mặt chủ quan các bị cáo không mong muốn hậu quả chết người xảy ra, nhưng có ý thức chấp nhận để hậu quả chết người xảy ra và thực tế là anh V đã chết. Như vậy, đã đủ căn cứ kết luận các bị cáo T và M đã phạm vào tội “Giết người” với lỗi cố ý gián tiếp 4. Nội dung án lệ số 60  - Tình huống án lệ: Thể lệ tham gia dự thưởng của công ty xổ số kiến thiết xác định thời hạn trả thưởng đối với vé số trúng thưởng được tính theo ngày. - Giải pháp pháp lý: Tòa án phải xác định ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 147 Bộ luật Dân sự năm 2015; ngày cuối cùng của thời hạn trả thưởng được xác định theo quy định tại Điều 148 Bộ luật Dân sự năm 2015. - Nội dung án lệ: Tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4 tháng 6 năm 2013 quy định “Thời hạn lĩnh thưởng của vé xổ số trúng thưởng là 30 ngày, kể từ ngày xác định kết quả trúng thưởng hoặc kể từ ngày hết hạn lưu hành của vé xổ số... ”, Tờ vé số do Công ty xổ số kiến thiết A phát hành loại vé số kiến thiết truyền thống 06 số có ký hiệu AG-10K5 mang số F123007 ngày 29 tháng 10 năm 2020, ngày quay mở thưởng là ngày 29 tháng 10 năm 2020; phía mặt sau của tờ vé số có ghi nhận “Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày xác định kết quả trúng thưởng, những vé trúng thưởng không người lãnh sẽ sung công quỹ”. Căn cứ vào những quy định trên có cơ sở xác định: Công ty xổ số kiến thiết A với người mua vé số chấp nhận quy định chung về thời hạn để tính trúng thưởng là “ngày”; Tại khoản 2 Điều 147 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định”. Theo tờ vé số kiến thiết truyền thống 06 số do ông Thái Hữu T trúng thưởng có ký hiệu AG-10K5 mang số F123007 ngày 29 tháng 10 năm 2020 của Công ty xổ số kiến thiết A phát hành có kết quả xổ số là ngày 29 tháng 10 năm 2020. Trong trường hợp này phải xác định ngày bắt đầu tính thời hạn 30 ngày của Tờ vé số mở thưởng của ngày 29 tháng 10 năm 2020 là “ngày 30 tháng 10 năm 2020 ”, thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn là 24 giờ (một ngày là hai mươi tư giờ)... Theo khoản 1, khoản 5 và khoản 6 Điều 148 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn; 5. Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó; 6. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó”. Căn cứ vào những nội dung đã phân tích trên, Tòa án cấp phúc thẩm xác định Tờ vé số của ông T đã trúng thưởng và thời hạn ông T liên hệ để lãnh thưởng là còn trong thời hạn 30 ngày theo quy định thời hạn trả tiền thưởng của Công ty xổ số kiến thiết A và chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T; buộc Công ty xổ số kiến thiết A có trách nhiệm trả thưởng cho ông Thải Hữu T đối với Tờ vé số trúng thưởng có ký hiệu AG-10K5 mang số F123007 trúng giải đặc biệt 2.000.000.000 đồng là có căn cứ pháp luật.” 5. Nội dung án lệ số 61  - Tình huống án lệ: Cha đẻ, mẹ đẻ và cha nuôi, mẹ nuôi thống nhất giao lại con nuôi chưa thành niên cho cha đẻ, mẹ đẻ tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng; con nuôi có nguyện vọng được về sống với cha đẻ, mẹ đẻ và cha nuôi, mẹ nuôi có yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. - Giải pháp pháp lý: Tòa án phải chấp nhận yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. - Nội dung án lệ: Năm 2015, ông Trần Công T và bà Nguyễn Thị Q nhận nuôi cháu Nguyễn Minh Khánh HI là con đẻ của anh Nguyễn Thanh H và chị Trần Thị Thảo TI làm con nuôi, các bên có làm hồ sơ nhận nuôi con nuôi và được ủy ban nhân dân xã A cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi số 01 ngày 15/9/2015 nên quan hệ nuôi con nuôi là hợp pháp và các bên đều thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Nay cháu HI có nguyện vọng về ở với bố mẹ đẻ để có điều kiện chăm sóc và hỗ trợ các em ăn học, được bố mẹ nuôi là ông T, bà Q và bố mẹ đẻ là anh H, chị TI đồng ý, nên ông T, bà Q làm đơn đề nghị Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi là tự nguyện và phù hợp với quy định tại Điều 78 của Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 25 của Luật Nuôi con nuôi. Do đó cần chấp nhận yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi của ông Trần Công T, bà Nguyễn Thị Q với cháu Nguyễn Minh Khánh Hl. 6. Nội dung án lệ số 62  - Tình huống án lệ: Sau khi người con được sinh ra, người mẹ khởi kiện yêu cầu xác định bị đơn là cha đẻ của người con và yêu cầu bị đon thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên. Tòa án xác định bị đơn là cha đẻ của người con và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. - Giải pháp pháp lý: Tòa án phải xác định thời gian cấp dưỡng cho con chưa thành niên được tính kể từ khi người con được sinh ra. - Nội dung án lệ: Xét theo quy định tại Điều 82, 83; khoản 24 Điều 3, Điều 107, 110, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều 281 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con chưa thành niên được phát sinh từ khỉ người con được sinh ra. Việc cấp dưỡng nuôi con là quyên và là nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con. Cháu Lê Gia p là con chung của chị Lê Thị D và anh Trịnh Vinh c, nhưng từ khỉ cháu p sình ra là ngày 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 (ngày chị D làm đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng) một mình chị D chăm sóc, nuôi dưỡng và chỉ trả các khoản chi phí nuôi con. Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu buộc anh c hoàn trả lại số tiền chi phí mà 5 chị D bỏ ra để nuôi cháu p từ ngày sình ra 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 (ngày chị D làm đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng) là không phù hợp làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chị D. Do đó cần chấp nhận một phần kháng cáo của chị D, buộc anh c phải hoàn trả lại cho chị D Vi của so tiền 02 triệu đồng/tháng mà chị D đã bỏ ra nuôi con tính từ ngày 12/01/2014 cho đến ngày 12/10/2017 như sau: 45 tháng X 1.000.000 đồng/tháng = 45.000.000 đồng. 7. Nội dung án lệ số 63  - Tình huống án lệ: Người khởi kiện khiếu kiện quyết định hành chính và hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính nhưng chỉ có hành vi hành chính còn thời hiệu khởi kiện. - Giải pháp pháp lý: Tòa án phải giải quyết yêu cầu khởi kiện đối với hành vi hành chính và có quyền xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính có liên quan đến hành vi hành chính bị khiếu kiện. - Nội dung án lệ: Do hành vi cưỡng chế xuất phát từ quyết định cưỡng chế và có mối liên hệ với nhau nên trong quá trình giải quyết yêu cầu khởi kiện đối với hành vi cưỡng chế, Hội đồng xét xử có quyền xem xét tính hợp pháp của quyết định cưỡng chế nêu trên và các quyết định hành chính khác có liên quan đến hành vi hành chính bị khiếu kiện mà không phụ thuộc các quyết định này còn hay hết thời hiệu khởi kiện nhằm đảm bảo vụ án được giải quyết toàn diện, triệt để, đúng pháp luật.
Luật sư Dân sự Lạng Sơn là đội ngũ luật sư tại Công ty luật Vietlawyer phụ trách thực hiện các dịch vụ pháp luật dân sự tại quận, huyện trực thuộc tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn nằm ở phía Bắc đất nước, giáp ranh với Trung Quốc. Tỉnh Lạng Sơn có diện tích 8.303,84 km². Kinh tế tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là nông nghiệp và du lịch. Các sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh là lúa, hồ tiêu, chè, mía, cây ăn quả, rau củ, gia súc, gia cầm... Tỉnh Lạng Sơn cũng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Núi Mẫu Sơn, đền Ngọc Sơn, rừng quốc gia Bắc Sơn... Do nền kinh tế phát triển như vậy, nên cũng kéo theo những quan hệ pháp luật dân sự phát triển mạnh mẽ, và tranh chấp cũng theo đó mà gia tăng. Tại đây, Luật sư dân sự Lạng Sơn là những luật sư tại Công ty luật Vietlawyer có chuyên môn trong lĩnh vực dân sự, với nhiều năm kinh nghiệm và thực hiện các vụ việc lớn tại nhiều tỉnh thành. trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Các luật sư dân sự Lạng Sơn có thể tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các vụ việc pháp lý liên quan đến vụ việc dân sự, bao gồm: các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu/sử dụng tài sản, giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, quyết định hành chính và các vấn đề dân sự khác, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vai trò của luật sư dân sự Lạng Sơn là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Bằng cách sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, luật sư dân sự Lạng Sơn có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định, giải pháp phù hợp nhất trong các vụ việc dân sự. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp dân sự một cách công bằng và hiệu quả, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.  1. Nội dung/Lĩnh vực tư vấn của Luật sư Dân sự Lạng Sơn: 1.1 Các tranh chấp liên quan đến dân sự phổ biến - Tranh chấp quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với tài sản, quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về nhân thân, tài sản, quyền nuôi con sau khi ly hôn - Tranh chấp về giao dịch dân sự; - Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động; - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; - Các tranh chấp theo quy định của pháp luật. 1.2 Các yêu cầu liên quan đến dân sự - Yêu cầu về tính pháp lý của tài sản, đất đai, giao dịch dân sự; - Yêu cầu về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu về pháp chế doanh nghiệp; - Yêu cầu về đăng ký sở hữu trí tuệ; - Yêu cầu về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; - Các yêu cầu khác về tài sản theo quy định của pháp luật. 1.3 Những quyền lợi của cá nhân, pháp nhân được Luật sư dân sự Lạng Sơn tư vấn, đại diện, bảo vệ - Tư vấn các phương án để giải quyết các vụ việc dân sự; - Đại diện theo ủy quyền thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan trong vụ việc dân sự; - Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan trong vụ việc dân sự; - Trợ giúp pháp lý đối với khách hàng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng - Những quyền lợi khác theo quy định pháp luật. 1.4 Các hình thức Luật sư Dân sự Lạng Sơn tư vấn tại Vietlawyer - Tư vấn qua khung chat trên web: áp dụng cho những khách hàng có băn khoăn, lo lắng về những vụ việc nhỏ, không phức tạp hoặc khi khách hàng chưa sắp xếp được lịch hoặc chưa có nhu cầu đến văn phòng. - Tư vấn qua điện thoại: áp dụng cho những vụ việc gấp, cần giải quyết ngay, những vụ việc mang tính phức tạp cần gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn ngay ngày hôm sau. - Dịch vụ luật sư tư vấn dân sự trực tiếp tại văn phòng: khách hàng được quyền yêu cầu luật sư tư vấn dân sự giỏi tư vấn tại văn phòng áp dụng với những trường hợp phức tạp, những vụ án tranh chấp dân sự cần giải quyết nhanh hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Tại Lạng Sơn chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn luật dân sự rộng khắp trên địa bản tỉnh: Luật sư dân sự Bằng Mạc, Luật sư dân sự Bắc Sơn, Luật sư dân sự Bình Gia, Luật sư dân sự Cao Lộc, Luật sư dân sự Điềm He, Luật sư dân sự Lộc Bình, Luật Sư Dân sư Ôn Châu, Luật sư dân sự Thoát Lãng, Luật sư dân sự Văn Uyên, Luật sư dân sự Tràng ĐỊnh,... Với đầy đủ các nghiệp vụ trong nội dung tư vấn luật dân sự. Ngoài ra, Công ty luật Vietlawyer còn cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, đất đai, hành chính, hình sự,... Khách hàng tại Lạng Sơn, có nhu cầu tư vấn, đại diện, bảo về quyền và lợi ích hợp hợp pháp trong lĩnh vực vụ án nói trên có thể liên hệ ngay với Vietlawyer qua số hotline để được tư vấn và giải đáp.
Khi Ly Hôn, Con Từ 03 Tuổi Đến Dưới 07 Tuổi Thì Ai Được Quyền Nuôi Con? - Hiện nay, việc tranh giành con từ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi không còn là vấn đề xa lạ, khi hai vợ chồng không thể tiến hành thỏa thuận về việc chăm sóc nuôi dưỡng con. Trên cơ sở của Luật Hôn Nhân và Gia đình 2014, Vietlawyer, xin được tư vấn như sau: 1. Căn cứ pháp lý: "Điều 81: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giao dục con sau khi ly hôn 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con." 2. Hướng dẫn của Luật sư: Như vậy, trước hết pháp luật tôn trọng là sự thỏa thuận của hai người, xem ai là người trực tiếp có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con. Trong trường hợp mâu thuẫn bất đồng quan điểm không thể thỏa thuận thì Tòa án sẽ xem xét các yếu tố có lợi cho con để đưa ra quyết định về việc lựa chọn người nuôi dưỡng con. 3. Các căn cứ để giành quyền nuôi con  Con từ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi thì Tòa án sẽ không tiến hành hỏi ý kiến con cũng không ưu tiên cho mẹ nuôi, theo đó mà sẽ căn cứ vào các điều kiện trên thực tế của từng người đối với sự phát triển của con để quyết định quyền nuôi con cho ai. Việc chứng minh cần có các yếu tố sau: - Về kinh tế: Tòa án sẽ xem xét bố hay mẹ có đủ kinh tế để chăm lo cho, đủ đáp ứng giúp con phát triển về thể chất cũng như đảm bảo được cuộc sống hàng ngày của con. - Về thời gian chăm sóc con: Tòa án sẽ căn cứ ai là người có thời gian chăm sóc, nuôi dạy, quan tâm đến cuộc sống, sức khỏe của con,... - Về đạo đức, lối sống: Tòa án sẽ xem xét ai là người có lối sống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích, không tham gia vào các tệ nạn xã hội,... làm ảnh hưởng đến lối sống của con sau này. Tòa án sẽ dựa vào các căn cứ trên để đưa ra quyết định ai là người trực tiếp nuôi và chăm sóc con. Người còn lại mặc dù không trực tiếp nuôi dưỡng con nhưng vẫn được đi lại chăm con. Trong các trường hợp người đang nuôi dưỡng không đủ điều kiện, có các hành vi gây ảnh hưởng đến con thì có thể đòi lại quyền nuôi con. Tuy nhiên, khi yêu cầu cũng cần phải đưa ra được các căn cứ chứng minh rằng đối phương không đáp ứng được kinh tế, thời gian chăm sóc cho con.  4. Cam kết dịch vụ: 4.1. Giá rẻ trên thị trường 4.2. Bảo mật thông tin tuyệt đối của khách hàng ==============================================================================  
 
hotline 0927625666